Hôm nay,  

Sưng Tuyến Tiền Liệt, Gọi Cấp Cứu

14/07/201400:00:00(Xem: 10620)

Tác giả: Trương Tấn Thành

Tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Bài viết mới kể chuyện tác giả vừa bị sưng tuyến tuền liệt, phải gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Mừng ông đã qua khỏi cơn đau và đủ sức viết lại.

* * *

Tối hôm mười bảy tây tháng Tư rồi tự nhiên tôi bị đi tiểu liên tục. Cứ năm mười phút một lần. Thật là khổ sở và đêm đó tôi không thể nào ngủ yên được. Vợ tôi lo lắng hỏi tôi có sao không và có cần đi bác sĩ không. Từ trước tới nay tôi vẫn bị đi tiểu nhiều và không thông vì tuyến tiền liệt hoạt động không được bình thường. Cách đây nhiều năm tôi có bị nhiễm trùng đường tiêu và phaỉ đi vào bịnh viện để cấp cứu.

Tôi uống nước thật nhiều và hy vọng tới sáng thì sẽ bớt đi. Sáng sau, khi vợ tôi đã đi làm mà tôi thấy vẫn còn khó chịu nên gọi điện thoại để hỏi ý kiến của y tá. Bà vẫn hướng dẫn những cách thông thường như nên uống thật nhiều nước và làm hẹn đi khám bác sĩ. Một tiếng đồng hồ sau tôi thấy bọng đái mình bị căng cứng, đi tiểu không ra nữa và đau quá mức ở phần bụng dưới đến nỗi tôi phải kêu Trời. Không chịu nổi nữa tôi bốc phone gọi ông cụ Joe hàng xóm nhờ chở tôi vào cấp cứu.

Ngồi trên xe tôi trân mình chịu đau, rên rỉ cho đến bệnh viện. Sau khi làm giấy tờ và sau khi ông Joe ra về tôi được dẩy xe thẳng vào phòng chữa trị.

Hai y tá, một nam và một nữ chuẩn bị dụng cụ và đỡ tôi nằm lên giuờng. Y tá nam cho biết sẽ đặt ống vào đường tiểu của tôi tới bàng quang để cho nước tiểu thông ra. Tôi nghe tới thông ống vào đướng tiêu mà rùng mình, vì không biết là mình sẽ bị đau đến mức nào.

Sau khi chuẩn bị ống và tuí hứng nước tiểu xong, người nam y tá thoa thuốc sát trùng và bôi kem vào ống thông cho trơn rồi luồn thật nhanh gọn ống vào đường tiêu của tôi. Tôi la lên vì bị đau nhói nhưng sau đó thì ống đã vào. Người y tá thật lành nghề. Nước tiểu bắt đầu chảy ra túi, bụng tôi xẹp dần và bớt đau từ từ.

Một lúc sau ông bác sĩ vào cho biết tuyến tiền liệt của tôi nở lớn nên ép đường tiểu lại làm cho nước tiểu không chảy thông. Ông cho biết sẽ ra toa cho tôi uống thuốc và tôi phải mang túi và uống thuốc mỗi ngày xem như thế nào rồi làm hẹn tái khám. Cỡ hai tiếng sau thì tôi được cho về.

Khi vợ tôi về nhà thấy tôi bị mang túi nàng hoảng sợ và trách tôi là sao không gọi nàng về để chở tôi đi cấp cứu. Tôi không biết giải thích sao vì đã gặp cơn khẩn cấp mà còn chờ nàng về thì biết sẽ ra sao nhưng thấy nàng lo cho tôi quá nên tôi cũng thông cảm mà không dài dòng giải thích gì thêm.

Thế là tôi mang ống thông và mang túi ngày đêm. Mỗi lần nưóc tiểu ra đầy thì vặnvặn cái van ở cuối bịch (túi) ni lông để xả ra. Cái ống và cái bịch làm tôi đi đứng rất khó khăn. Ban đêm, mỗi lần trở mình là tôi bị đau đớn vì bị ống cọ. Đôi khi tôi thấy có ra chút máu và chỗ ống đi vaò bị xưng. Tôi phải uống trụ sinh ngăn ngừa trừơng hợp bị làm độc và thoa kem có chất kháng sinh vào chỗ bị sưng.

Vợ tôi rất lo lắng cho tôi vì nàng đã biết tôi bị đau dớn như thế nào trong lần trước. Thỉnh thoảng nàng gọi về từ chỗ làm xem ở nhà tôi ra sao. Tôi thì vì ban đêm không ngủ đươọc và mất ngủ nên ban ngày tôi ngủ rất nhiều. Khi nàng đì làm về thấy tôi nằm mê mệt nàng rất lo lắng. Mỗi lần tôi đi vệ sinh nàng dìu tôi đi vì mỗi khi đi mạnh là cái ống cọ vào rất đau. Có đêm cái ống bị hở tôi bị ra ướt giường. Sáng hôm sau nàng phải đem đi giặt và trải tấm nylông lót ở dưới giường chỗ tôi nằm.

Nàng nấu chaó để tôi dễ ăn và ban đêm mỗi khi tôi trở mình rên rỉ thì nàng ngồi bật dậy xem tôi ra thế nào dù sáng phải dậy đi làm sớm.

Nàng định xin phép nghỉ ở nhà để chăm sóc tôi nhưng tôi nói không cần, có gì tôi gọi vào báo vì chỗ nàng làm cũng may là gần nhà.

Vì ban đêm ngủ không được tôi xuống ký thấy rõ. Điếu này nàng càng thêm lo lắng. Nàng căn dặn tôi uống thêm sữa Ensure để đỡ mất sức và ra chợ Costco mua thêm cho tôi hai thùng. Lúc bị bịnh như vầy tôi thấy mình như một em bé không tự mình lo cho mình gì được. Có nàng ở bên, tôi thấy rất được an ủi và muốn làm tất cả để được hồi phục cho nàng đỡ lo. Vừa đi làm cực lại phải lo vì chồng bị bịnh tôi sợ nàng kiệt lực thì tình trạng càng tệ hại thêm. Tôi luôn cầu xin Ơn Trên giúp và thêm sức cho tôi để tôi được mau bình phục để nàng đở phải lo lắng ngày đêm.

Hơn hai tuần sau nàng chở tôi đi khám lại và bác sĩ nói tôi có thể được rút ống ra xem như thế nào. Nghe vậy, tôi thấy nàng vô cùng mừng rỡ. Sau khi rút ống ra, tôi về tiếp tục uống thuốc và sẽ trở lại tái khám. Bây giờ thì tôi tiểu được dù chưa thông mấy nhưng tối có thể ngủ đưọc nhiều hơn vì cái ống không còn nằm ở trong làm đau nữa.

Một tối nọ trước khi ngủ bà vợ cho tôi biết nàng nguyện sẽ xuống tóc và ăn chay một tháng để tôi được bình phục. Tôi nghe nàng nói mà lòng thật xúc động và cảm thấy mình quả là có phước lớn và may mắn có được một người vợ thương yêu mình như vậy.

Có ai đó đã nói rằng muốn biết một người bạn tốt, hãy coi là người đó sẵn lòng giúp mình khi mình bị túng thiếu và biết có được một người vợ thương lo cho mình hay không là khi mình ngã bịnh nằm xuống. Tôi hoàn toàn đồng ý về nhận xét tinh đời và chí lý đó. Ở tuổi trên sáu mươi này của tôi bịnh hoạn tới không biết lúc nào. Có được một người vợ thương và lo cho mình tận tâm, phải nói là một diễm phúc lớn nhứt trong đời của tôi.

Xin cảm ơn tình thương của em đã dành cho anh trong lúc bịnh hoạn với tất cả tấm lòng. Hôm nay ăn món kho chay của nàng làm với bún và nước tương tôi thấy còn ngon hơn là sơn hào hải vị trong cung điện của các vì vua chúa ngày xưa.

Xin cảm ơn em./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
14/07/201412:22:22
Khách
Tuổi 60 trở lên phải đi thử máu hàng năm, PSA phải từ 1 tới 4 thôi. Nếu trên 4 thì nói bác sĩ gia đình refer qua bác sĩ uronologist làm BIOPSY coi có Cancer phải mổ và xạ trị không.Uống nứoc cà chua xay sinh tố ăn brrocoli hàngngày, uông vitamin Kẽm, Copper,D 2 (gõ prostate enlarged trên google sẽ thấy) hay nói b/s chot oa uống TAMSULOSIN 0.4 mg sẽ giảm xuống ngay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến