Hôm nay,  

Sài Gòn Nhỏ Mặn Ngọt

25/06/201400:00:00(Xem: 10699)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4257-14-29657vb4062514

Tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014, và liên tục góp 6 bài viết, với bài viết “Lính Mỹ gốc Nail” có Ba là con nhà cách mạng từ Bắc vào, mẹ là một tiểu thư Sàigòn trước 1975, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O. “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Tác giả cho biết thêm, ông là một viên chức về kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Nhật.

* * *

Khi ta ở, đất chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn. Hình như nhà thơ Xuân Diệu đã nói như vậy. Và có lẽ người nào cũng có thể nói như thế. Có nhiều nơi đi qua một lần rồi thôi, nhưng có lẽ Sài Gòn Nhỏ là nơi du khách khó có thể không quay về để tìm lại kỉ niệm cũ hay háo hức trông chờ những điều mới mẻ.

Không văn hoa bóng bẩy như Xuân Diệu nhưng người Việt ở Mỹ lại có câu "Cali đi dễ khó về" rất nổi tiếng. Cali một khi đã đến chơi thì đúng là "đi dễ khó về" vì không thể tìm thấy những "đặc sản" chỉ có ở Cali mà thôi. ‘

Dù thời đại toàn cầu hóa ngày nay giúp thế giới phẳng hơn, một người ở nơi xa xôi hẻo lánh có thể mua bất cứ mặt hàng nào có mặt trên thị trường bằng cái nhấp chuột, chẳng khó khăn gì khi muốn tìm một thương hiệu toàn cầu hay những mặt hàng phổ biến ở các siêu thị ở khắp năm chục tiểu bang toàn nước Mỹ.

Về văn hóa ẩm thực, đa số ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ và thế giới đều có sự góp mặt của ẩm thực xuyên văn hóa, có thể tìm thấy một tô phở ngon khắp nước Mỹ, Canada hay Úc Đại Lợi. Nhưng có những thứ đã làm nên thương hiệu Sài Gòn Nhỏ ở Quận Cam, đã trở thành một nét văn hóa và chỉ một phần nhỏ trong vài món mặn ngọt thôi, cũng để lại nhiều luyến tiếc cho khách phương xa.

Đến Sài Gòn Nhỏ phải thử qua cá nướng da giòn ở nhà hàng Favori. Con cá lớn vài kí lô nướng lò vàng ươm, da giòn nhưng thịt không khô xơ mà mềm mại thấm từng xớ. Từng miếng cá vừa giòn vừa mềm quấn với bánh tráng với hỗn hợp rau sống rất tươi, thêm vài lát chuối chát và khế, rồi chấm với mắm nêm kiểu miền Trung hay nước mắm ngọt kiểu miền Nam.


Quán này quanh năm đắt khách, cuối tuần nhiều khi đợi cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn có hàng chục thực khách trung thành đứng ngồi chờ. Quán đã nổi tiếng mấy chục năm, chủ chắc đã trở thành triệu phú từ lâu nhưng chất lượng vẫn như ngày nào, vẫn ngon và giá cũng không vì thế mà đội lên để chỉ phục vụ thiểu số sành ăn.

Dù đến nơi nổi tiếng số một về cá nướng, nhưng tôi là mê món phở áp chảo, vì độc chiêu ở đây là miếng phở dù bị đè bởi ngập bởi nước sốt sền sệt và hải sản nhưng nó vẫn giòn và hơi cháy xém một chút. Cái tuyệt chiêu này hiếm thấy ở mấy nhà hàng khác vì sợi phở đã ướt mềm chỉ sau vài phút lên dĩa.

Sài Gòn nhỏ còn có món tôm đất crawfish, có gốc gác từ tiểu bang Lousiana, cựu thuộc địa của Pháp Quốc, nhìn giống tôm hùm con con nhưng thịt rất săn và ngọt. Chỉ giống tôm hùm ở cái vỏ cứng và hơi công phu khi lột vỏ và lấy thịt. Nhưng đó cũng là cái thú hút hít vừa thịt vừa gia vị cay xè và đậm hương rất đặc trưng. Nước sốt thì “trên cả tuyệt vời”, nói theo kiểu trong nước. Đó là tinh hoa của văn hóa Pháp ở vùng cựu thuộc địa mà nước Pháp thời hoàng kim đã bán lại cho Hoa Kỳ. Tất cả văn hóa Pháp và thuộc địa Châu Phi hoà quyện vào nước sốt này, nổi danh với tên gọi Lousiana Sauce. Đôi khi ăn tôm lại bị nước sốt này đánh lừa, vì quá thấm thía và cay xè. Nhiều khi tôm không ngon nhưng nhờ nước sốt bảo kê nên được thực khách khen lấy khen để.

Món mặn rồi đến món ngọt. Quận Cam đã nổi tiếng với Chè Hiển Khánh, mà đa dạng về xôi chè và chất lượng thì khó có tiệm chè nào, dù là ở Sài Gòn Lớn có thể nói là ngon hơn. Tiệm chè này là chỗ mà các chị em ở tiểu bang khác về hiếm khi nào bỏ qua.

Trẻ hơn một chút thì có niềm vui ở mấy quán trà sữa boba đầy đủ thức uống và mấy món ăn chơi. Lên ngôi ở lĩnh vực này là tiệm trà sữa ăn chơi Tebo Tebo với các thiết kế không gian trẻ trung, hiện đại, một thực đơn đa dạng và đặc biệt tươi ngon vào loại hạng nhất, có khi quán chính gốc Đài Loan với thương hiệu Tea Station cũng phải lo sốt vó vì độ lan tỏa và hút khách trẻ của quán trà Việt mới mở này.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
14/07/201422:15:01
Khách
Thành thật mà nói, tôi rất đồng ý với nick Tuyet Mai khi kêu gọi mọi người hãy bỏ đi đừng dùng chữ nghĩa của vc không có nghĩa là "Nỗi ám ảnh cộng sản đã thành bệnh ung thư không thuốc chữa" như lời nói của Quoc Viet. Chẳng qua là chữ nghĩa thời trước 75 nó được dùng đúng với ý nghĩa của chữ viết ra. Còn bây giờ chữ nghĩa của bọn vc đang dùng, là đi ăn cắp từ chữ của bọn tàu cộng một cách ngu si, bởi vì họ dùng mà chẳng hiểu được ý nghĩa của chữ tàu đó. Ví dụ chữ khẩn trương, tiếng tàu có nghĩa là hồi hộp hoặc là nôn nóng, nhưng bây giờ vc lại dùng cho nhanh lên... Chữ thống nhất, là cái gì đã chia rẻ giờ hợp lại thành 1 thì gọi là thống nhất, vc lại dùng cho nghĩa là đồng ý... Còn liên lạc với nhau thì vc lại nói là liên hệ... Mình có huyết thống gì với nhau đâu mà nói là liên hệ...
Đành rằng chữa nghĩa có thay đổi theo thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là bạ đâu thay đó, để rồi từ văn chương đẹp đẻ, trở thành văn chương tối mò đọc vô ai cũng thấy ngu si....

WW
29/06/201423:13:04
Khách
Sorry Orange County (quận Cam)
29/06/201423:11:59
Khách
Bài viết tả món ăn ngon ở Little Saigon nghe phát thèm nhưng cái câu "Cali đi dễ khó về..." cũng tùy người thôi vì qua đây hơn 5 năm, mới past kỳ thi quốc tịch US, định cư ở Virginia từ đó tới nay, đã qua Cali chơi được hai lần: từ San Francisco đến San Jose, Orang County, San Diego.. đều có đi qua và thăm thú vài thắng cảnh đẹp cùng ăn uống với bạn bè, họ hàng nhưng bản thân vẫn thấy không hợp với Little Saigon nói riêng hay Cali nói chung, ở chơi năm bữa, nửa tháng thì được chứ lâu dài không thích lắm dù bên bờ Đông lạnh lẽo hơn về mùa Đông có lẽ cái tình của dân cư vùng Hoa Thịnh Đốn...khó nói hết chắc ở đâu quen đó hay tại tính mình không thích đổi thay?! Còn về chữ nghĩa viết bài thiển nghĩ có thể do người viết ở dưới chế độ Cộng Sản lâu rồi nên ít nhiều văn phong cũng phải theo thời, riết rồi quen chứ bản thân họ cũng chẳng thể control nổi do chữ viết, giọng nói do lâu dần thành thói quen khó thay đổi một sớm, một chiều với lại lớn tuổi rồi, cũng không phải dân chuyên phân tích về chữ nghĩa hay văn học cho nên người đọc thi thoảng cũng du di.
26/06/201414:30:25
Khách
Một bài viết về văn hóa ẩm thực mà cũng có độc giả đem chuyện chính trị vào. Hóa ra ở xứ tự do 39 năm rồi vẫn có người sợ cộng sản đến như vậy, sợ cái văn hóa cộng sản làm ám ảnh mình hay xa hơn là thay đổi cả cộng đồng tị nạn. Nỗi ám ảnh cộng sản đã thành bệnh ung thư không thuốc chữa, đến nỗi nhìn vài chữ xuất hiện sau năm 1975 đã sợ và chụp mũ cộng sản rồi. Người ta học ở Việt Nam sau năm 1975 thì phải quen với từ ngữ sau 1975, chứ chẳng lẽ bắt người ta học tiếng Việt từ cộng đồng tị nạn ở Mỹ ?
25/06/201411:26:24
Khách
Toi dang song o Phi Chau ma nghe ke chuyen thuc an o Saigon Nho lam toi chay nuoc mieng. Nhung neu noi CA di de kho ve thi cung khong dung. Toi den CA tham vai nguoi ban khong day mot tuan thi toi lai muon quay tro ve VA (luc toi con dinh cu o VA).
Trong cac bao tui thich nhat la Viet Bao, co le vi tui rat nguong mo co Nha Ca chang? Nhung lam khi tui cung that vong vi con qua nhieu tac gia dung tieng cua tui vc, chang han nhu trong bai nay tac gia dung "chat luong" thay vi pham chat. Muon chong cong chung ta can chong van hoa moi ro cua chung. Xin loi tac gia nha, moi lan doc van hoa vc la toi cam thay nhuc dau, nhat la nhung chu: su co, can ho, xuat khau, ho khau, ho chieu, chat luong v.v. . Tuan truoc cung trong muc nay cung co mot doc gia phe binh ve viec dung van hoa vc. De nghi chung ta cang xai it tu ngu cua chung cang tot.

Cam on tac gia da lam toi chay nuoc mieng vi them thuc an o CA.
tuyet mai
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,960,207
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.