Hôm nay,  

Một Giờ Phỏng Vấn Xin Housing

12/06/201400:00:00(Xem: 15713)

Tác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 4248-14-29648vb5061214

Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới nhất của bà cho thấy cách kể, cách viết nhiều tiến bộ rõ rệt.

* * *

Hôm nay Thi nghỉ làm để cùng gia đình đi đến Sở Xã Hội Quận Cam xin housing.

Bố mẹ chồng đã nộp đơn hơn mười năm rồi, nay mới được gọi lên phỏng vấn.

Danh sách ban đầu chỉ có: bố, mẹ, em trai, em gái của chồng Thi. Hai năm trước mẹ bổ túc hồ sơ thêm tên vợ chồng và con trai Thi. Cả gia đình bảy người: Hai ông bà già tám mươi sáu tuổi, chú em trai bốn mươi hai, cô em gái ba mươi tám và gia đình Thi ba người.

Lần lượt an vị theo lời mời của nhân viên thụ lý hồ sơ. Mỗi người mang theo một phong bì để trước mặt. Cô S bắt đầu cuộc thẩm vấn.

*

Năm 2010, chú em chồng, V, bị tai biến đột ngột. Sau khi hồi phục V bị mất sức lao động. Chồng Thi quyết định phải sống chung một nhà để lo cho gia đình. Mọi người đồng ý góp tiền với nhau mướn căn nhà năm phòng ở Santa Ana cho rẻ.

Năm 2011 cô em gái bị khối u trong não, phải qua một ca mổ "thập tử nhất sanh." Sau khi sống sót về nhà, tâm thần không còn bình thường nữa. Hàng ngày cô phải uống thuốc hỗ trợ thần kinh, nếu không uống thì cô sẽ nghe tiếng nói trong đầu và tiếng nói đó sẽ sai khiến cô làm những việc không bình thường.

Ví dụ: Nó nói cô là cái màn cửa sổ thì cô sẽ bắt ghế bên cửa sổ ngồi hoài ở đó. Đôi khi nó nói cô là cái ống cống thì cô lăn xuống đất nằm để làm ống cống. Hoặc nó bảo cô gọi phone cho người này người kia báo là chợ nào đó đang cho free một mặt hàng nào đó.

Có lần nọ, cô không chịu uống thuốc một tuần lễ. Hôm ấy cô phone cho Thi bảo:

"Hôm nay chợ Đà Lạt có cho Free một thùng nước mắm nếu mình mua đến một trăm đô tiền chợ."

"Sao em biết?" Thi thắc mắc.

"Em vừa mới điện đàm với bạn và bạn em cho biết tin vậy." Cô trả lời thật tỉnh.

Trên đường đi làm về Thi ghé chợ vội vàng mua gạo, thịt, cá đủ thứ cho được một trăm đô. Trả tiền xong, chất hết hàng lên xe đẩy, Thi chẳng thấy cho thùng nước mắm.

"Sao nghe nói hôm nay mua hơn một trăm cho thùng nước mắm mà cô." Thi nhắc cô thu ngân.

"Ai nói vậy? Đâu có vụ đó đâu." Cô thu ngân tròn mắt.

"Vậy à!" Thi tiu nghỉu.

Về nhà hỏi, cô em vẫn khăng khăng bảo "Bạn em điện cho em biết mà."

Thi kể cho chồng nghe, anh bảo từ nay đừng nghe theo lời cô ấy nữa.

Có lúc, cô đi tới đi lui trong nhà cười, nói lầm bầm, Thi thấy lạ hỏi:

"Em nói gì vậy?"

"Đang điện đàm với bạn." Cô trả lời nhưng không nhìn Thi ánh mắt đang chăm chú vào khoảng không trước mặt.

"Chị có thấy em cầm phone đâu mà điện đàm?" Thi thật sự ngạc nhiên.

"Thì điện đàm trong đầu, đâu cần phone." Đến lượt cô ngạc nhiên nhìn Thi.

Vài lần xảy ra tương tự như thế, gia đình mới biết là cô không uống thuốc, phải đưa đến bác sĩ và chích cho mỗi tháng một mũi thuốc. Khi nào cô chịu uống thì không chích. Phải dỗ dành mãi cô mới chịu đi, vì cô bảo cô không có bệnh nên không cần đi bác sĩ và uống thuốc.

Luật pháp Mỹ lạ lắm, có cái hay mà cũng có mặt trái của nó. Nếu bệnh nhân không chịu đi Bác sĩ, hoặc không chịu uống thuốc cũng không được ép, không được bắt buộc, nói theo từ bình dân là "bó tay" chịu trận. Chỉ khi nào bệnh nhân có lời lẽ hăm dọa hay hành động bạo động, nguy hiểm đến tánh mạng người khác thì cảnh sát mới đến bắt đưa vào bệnh viện.

Nước Mỹ có đầy đủ thuốc men và bác sĩ chuyên khoa để điều trị, chỉ cần bệnh nhân tuân phục chịu uống thuốc là bình thường. Đối với bệnh "tâm thần phân liệt" này nếu ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ bị đưa vào nhà thương điên, sống chung với người điên rồi điên theo luôn.

Bốn năm nay, về ở chung một nhà Thi nhận ra quyết định của chồng là đúng. Họ cần có người giúp đỡ.

Bố mẹ già cả, lẩm ca lẩm cẩm, nói trước quên sau, chân đau tay nhức, ngực tức bụng rêm. Trái cây Thi mua về cứ cho vào ngăn đá, hỏi thì người này đổ cho người kia. Nồi niêu, chén đĩa đem xếp vào tủ lạnh. Đồ dùng để chỗ này mang cất chỗ khác, hỏi mẹ, mẹ nhìn một lúc rồi khẳng định:

"Cái này một trăm phần trăm là ông Bố con rồi, mẹ làm gì mà lú thế chứ!"

Hỏi Bố, Bố lắc đầu:

"Sao lại hỏi Bố, chắc là Mẹ con chứ ai vào đây nữa! Bà ấy lục đục cả ngày trong bếp đấy."

Hôm con trai đi cắm trại tìm mãi ở gara không thấy cái sleeping- bag nó để đó, biến đi đâu. Hỏi bà, bà không biết, hỏi ông, ông chẳng thấy. Đành phone hỏi Mẹ, Thi bảo con trai chạy ra Warmart mua cái mới mang theo. Tối về, Thi ra nhà kho lục tìm thì thấy trong kho.

Vấn đề uống thuốc là mệt nhất. Khi nhớ khi quên. Chồng Thi phải đưa thuốc cho từng người, ngồi canh chờ họ uống.

Hai người già, hai người bệnh, chỉ việc chở đi bác sĩ, đi lấy thuốc, đã hết ngày này qua ngày kia nên chồng Thi phải nghỉ làm để có thời gian lo cho mọi người. Con trai đã vào năm thứ ba đại học, chỉ mỗi mình Thi đi làm nên cũng tạm sống qua ngày. Hàng tháng Bố Mẹ được lãnh hai thùng đồ hộp tiêu chuẩn của người già nên cũng đỡ được tiền chợ.

Mấy người bạn làm chung bảo Thi đi xin phiếu thực phẩm vì gia đình Thi thuộc diện thu nhập thấp. Năn nỉ mãi chồng Thi vẫn không cho xin.

"Mình còn đủ sức lo được thì lo. Anh không muốn thêm gánh nặng cho chính phủ. Tội nghiệp chính phủ quá, lo từng chút cho người dân, mình đừng lạm dụng em à. Chúa sẽ không để mình đói đâu." Anh trầm ngâm.

"Lâu nay mình làm đóng thuế cho chính phủ thì bây giờ khó khăn chính phủ nuôi lại mình có gì đâu mà anh không cho em xin trợ cấp thực phẩm chứ." Thi cãi lại.

"Đồng ý, nhưng chính phủ đã nuôi Bố, Mẹ và hai em mỗi người được tám trăm một tháng, đủ rồi em à."

Thi ngậm câm, không biết nói gì hơn.

Mà chính phủ tốt thật, nếu không có số tiền hàng tháng ấy thì gia đình làm sao sống đây?

"Có tiền thì ăn nhiều, ăn sang. Thiếu tiền thì ăn ít, ăn để mà sống chứ đâu phải sống để mà ăn em. Chúa cho sức khoẻ là cả một kho vàng rồi đó em. Ngẫm ra vẫn còn sướng hơn khi còn ở Việt Nam nhiều" Anh kiên nhẫn giải thích.

Thi nghĩ anh nói đúng. Năm ngoái có dịp về Việt Nam và được bạn dẫn đi thăm một vòng những vùng quê nghèo, những vùng người dân tộc sinh sống, thấy thật đáng thương. Cái nghèo vẫn đeo bám, cái cực vẫn không buông tha, cái khổ vẫn chưa từ giã họ. Những cảnh sang giàu trên phim, trên tivi, trên thông tin mạng chỉ là số ít. Phần đông người dân Việt Nam vẫn còn cơ cực, đói nghèo. Một quả trứng gà ăn hàng ngày trong bửa cơm đã là xa xí lắm.

Thi mắc nghẹn khi nhìn thấy mâm cơm của một gia đình người dân tộc Khờ me ở huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Một nồi cơm gạo cũ, ngã màu hơi vàng (gạo cũ và gần bị mốc, rẻ tiền); một nồi canh "tập tàng" (gổm đủ các thứ rau ngoài sau vườn nhà) và một quả trứng gà kho với nước mắm thật mặn với ớt hiểm nguyên trái.

Thế là Thi bỏ luôn ý định xin phiếu thực phẩm.

Đang thả trôi dòng suy nghĩ, tiếng cô S kéo Thi về thực tại.

Hồ sơ ông cụ và bà cụ đã xong, xin cho hồ sơ của anh C.T.V."

Đến phiên chú em chồng. Thi bước ra ngoài cửa kêu chú vào vì nãy giờ chú đi theo canh giữ cô em bên ngoài phòng. Vừa lúc thấy chú trở lại.

*

Linh đang loay hoay sắp xếp mấy hồ sơ vào tủ, ngưng tay, nghe ngóng.

"Em nè, trở vào phòng đi em, đi lung tung người ta đuổi về đó." Tiếng đàn ông thì thầm.

"Đuổi thì về, ở đây nóng quá chịu không nổi đâu." Giọng phụ nữ gắt lớn.

Linh bước ra xem chuyện gì.

Một ông tuổi độ tứ tuần đang dỗ dành cô em khoảng hơn ba mươi tuổi. Thoạt nhìn đã biết ngay cô này là người không bình thường.

Thấy Linh, anh nhỏ nhẹ:

"Xin lỗi đã làm phiền chị, gia đình tôi đến để được phỏng vấn xin cấp housing ở phòng số ba. Nhưng vì nóng quá nên em tôi đi ra vòng vòng ngoài này."

Linh khoát tay ra dấu không có chi, cô tiến về phòng số ba. Kẻ đứng người ngồi cả thảy sáu người. Linh trao đổi với cô S bằng tiếng Anh vì cô S là người Đại Hàn. Hai người đồng ý cho cô em gái ký tên về trước. Con trai Thi cũng được phỏng vấn trước để chở cô ấy về.

Linh giúp S duyệt qua hồ sơ một lượt.

Xem hồ sơ, lòng Linh chùng xuống. Làm việc ở đây nhiều năm, tiếp xúc với nhiều gia đình đến xin cấp housing, có những gia đình cũng đông, đến chín, mười người nhưng đa số là trẻ em.

Họ cho biết bấy lâu nay hùn tiền với nhau để mướn nhà ở. Hùn nhau tiền chợ, tiền xăng. Nếu xe anh hư thì họ hùn nhau tiền sửa xe vì anh là tài xế cho cha mẹ và hai em. Chở đi bác sĩ, đi chợ, đi đám tang đám cưới...v...v... Tiền xăng của anh mỗi tháng hai trăm đô la.

Còn chị, là đầu bếp cho cả nhà. Sáng dậy chị phải nấu ăn để sẵn đó rồi đi làm.

Con trai chị học giỏi được vào UCI và được chính phủ cho tiền học. Linh xem hồ sơ của em: Chính phủ cho hai mươi bốn ngàn tiền học năm vừa qua.

"Ở chung một gia đình gồm ba thế hệ như vậy, con có khó chịu không?" Linh hỏi cháu trai.

"Dạ không. Mọi người đều vui là con vui theo." Cháu nói tiếng Việt rất rành, có lẽ vì ở chung gia đình ai cũng nói tiếng Việt.

"Có khi nào phiền nhau không?" Linh tò mò nhìn cháu cười cười.

"Dạ cũng có. Khi nào bà Nội làm Mẹ bực không chịu nổi, Mẹ đòi đi mướn phòng ở riêng, nhưng thấy Bố buồn nên Mẹ lại thôi." Cháu thành thật.

"Bà Nội có làm cháu bực không?" Linh che miệng hỏi nhỏ.

Cháu nhún vai cười và gật nhẹ đầu nhưng không nói.

Linh vừa xem hồ sơ của cháu vừa thầm phục trong lòng. Linh nhớ khi bà Ngoại còn sống ở chung nhà với cô, thật vô cùng bực bội. Vào bàn ăn Linh muốn ăn vội cho xong và không muốn ngồi gần Bà vì bà cứ kể mãi chuyện ngày xưa và cứ bỏ thức ăn vào chén Linh mà không cần hỏi xem Linh có thích món đó hay không?

Ở Mỹ mà chịu sống chung nhà với nhau như vậy rất hiếm. Linh thấy đáng trân trọng những người này. Người bình thường sống chung còn khó chịu, bực bội vì mỗi người một ý khác nhau. Gia đình này có những người không bình thường mà họ chấp nhận được thì họ phải yêu thương nhau ghê lắm mới chịu đựng nhau nổi.

Người ở độ tuổi trên tám mươi thì suy nghĩ và mọi thứ đều không giống với người ở thế hệ thứ hai, nói chi đến thế hệ thứ ba các cháu được sinh ra và lớn lên ở Mỹ thì làm sao mà chấp nhận nhau dễ dàng được. Linh không thể không buột miệng:

"Cháu ngoan quá há. Bây giờ cháu có thể đưa cô của cháu về rồi đó. Lái xe cẩn thận nhe."

"Thank you. Bye bye." Cháu chào mọi người rồi đi cùng cô về trước.

Thi nhìn theo con lòng trào dâng yêu thương. Thương cho con chịu đựng và vâng phục mọi người cách ngoan ngoãn.

Hai ông bà cụ được lĩnh tiền già, hai người con lãnh tiền bệnh. Riêng chồng Thi không có khoản tiền nào cả, tiền thu nhập của vợ phải nuôi anh và nuôi con trai.

Linh xem hồ sơ của chồng Thi. Cô lật từng trang cẩn thận.

"Anh không có giấy nhà băng sao? Anh không đi làm à?" Linh tìm tới tìm lui giấy nhà băng nhưng không thấy.

"Dạ không, ba năm nay tôi phải lo chăm sóc Bố Mẹ già và hai em bệnh nên không thể đi làm được." Anh từ tốn.

"Anh chăm sóc hai người già, hai người bệnh mà anh không xin tiền chính phủ trả lương sao?" Cô ngạc nhiên.

"Dạ không?" Anh lắc đầu.

"Sao vậy? Anh được quyền lợi đó mà." Cô ngước nhìn chăm anh.

"Dạ, lương tâm tôi không cho phép chị à. Tại sao mình lo chăm sóc cha mẹ, anh em mình mà lại đòi chính phủ trả công? Tôi không muốn thêm gánh nặng cho chính phủ! Vả lại như vậy không công bằng." Anh nhẹ giọng..

Linh tròn mắt (lòng dậy lên niềm cảm phục):

"Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm việc ở đây tôi nghe một người có suy nghĩ như anh!"

Linh định giúp cô S xoát qua hồ sơ một loạt rồi về phòng làm việc của mình, nhưng thấy gia đình này có gì đó đặc biệt nên nán lại và tiếp tục cuộc phỏng vấn với người vợ tức là con dâu trong gia đình. Cô S thì lo kiểm lại từng hồ sơ đã phỏng vấn và ký tên xong.

Linh nhận hồ sơ từ tay Thi:

"Chị là Nguyễn thị Ái Thi! Tên đẹp qúa"

"Dạ cám ơn cô." Thi cười nhẹ, cảm thấy bớt căng thẳng vì được cô người Việt hỏi.

"Chị làm gì?" Linh vửa hỏi vừa lật nhanh xấp hồ sơ.

"Dạ làm nails." Thi chậm rãi.

"Lương tháng được bao nhiêu?" Linh tìm tờ giấy khai thuế.

"Dạ, khoảng từ ngàn hai đến ngàn tám tuỳ theo mùa." Thi nhỏ nhẹ.

"Có tiền tips không chị?"

"Dạ có." Thi cười tươi.

"Chị là Employment hay Self Emloyment sao không đánh dấu vào đây?"

"Dạ tôi chưa hiểu rõ ý nghĩa hai từ đó nên chưa đánh dấu, xin cô giải thích dùm."

"Emloyment là chị được trả lương tháng hoặc lương ngày hay lương giờ. Chị được nghỉ phép, được bảo hiểm từ nơi người chủ."

"Dạ, nếu vậy thì nghề nails của tôi là Self-Emloyment. Bởi vì chúng tôi làm ăn chia với chủ tiệm" Thi khẳng định.

Linh đánh dấu vào dùm Thi, sau đó trao cho Thi giấy nhà băng sáu tháng gần đây kèm theo hai tờ mẫu khai thu nhập hàng tuần khai cả tiền tips được bao nhiêu mỗi tuần? Và cả tiền mua dụng cụ làm việc cũng khai luôn nếu có.

Thi loay hoay xem lại những check deposit hàng tuần và ghi vào tờ khai.

Tiền lương, tiền tips, tiền mua nails supply. Ghi đầy đủ và thành thật.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ theo yêu cầu, cô S cho họ ký tên và kết thúc buổi phỏng vấn.

"Gia đình về chờ kết qủa trong vòng ba mươi đến sáu mươi ngày. Sẽ có thư gửi về tận nhà cho gia đình. Chúc tốt đẹp" Cô S nói tiếng anh.

Linh chào mọi người rồi rời phòng. Lòng cô thấy tự hào vì còn gặp được một người có lòng tự trọng như chồng Thi. Cô tự hào cho người dân Việt của mình vẫn còn giữ nét văn hoá riêng là "đại gia đình sống chung vói nhau". Cô tự hào vì mình được làm người Việt Nam.

*

Thi nhìn theo Linh, lòng đầy cảm mến cô nhân viên người Mỹ gốc Việt đã hăng hái giúp đỡ. Cùng dòng máu đỏ, cùng da màu vàng, củng ăn nước mắm, cùng lắm khổ đau khi còn ở Việt Nam.

Một giở trôi qua thật nhanh. Cả gia đình ra về lòng tràn trề hy vọng.

"Nếu được cấp housing thì xem như gia đình mình trúng số độc đắc rồi đó con. Có tiền dư ra chút đỉnh mình phải biết ơn chính sách nhân đạo của nước Mỹ này." Bố hồ hởi.

"Phải đó, nếu không có nước Mỹ và lòng nhân đạo của họ thì các con bây giờ không bìết là bán mắm hay bán cà? Cu li hay cu leo gì đây?" Mẹ góp chuyện.

Thi nhắm mắt tìm sự bình an cho tâm hồn giữa dòng xe lao vun vút trên xa lộ.

Thi nhớ đến một câu Kinh Thánh:

"Hạnh phúc thay quốc gia được Chùa làm Chúa Tể,

hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm cơ nghiệp."(*)

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Chú thích: (*) Thánh Vịnh 33:12 Quyển Kinh thánh Trọn bộ Cựu và Tân ước do Nhóm Phiên Dịch các giờ Kinh Phụng Vụ. Toà Tổng Giám Mục Thành Phố 1998.

Ý kiến bạn đọc
15/06/201404:33:27
Khách
Toi rat nguong mo ong chong cua Thi biet tu trong. Hy vong nhung "con ky sinh trung" thich an welfare doc bai viet nay nen slow down viec an hai nuoc My. Ong ba minh thuong noi: Kien tha lau cung day o. Du nuoc My co giau den dau nhung nhung nguoi nay cu an khong ngoi roi, di casinos moi ngay, roi duc khoet tien food stamps den lam dung Medicaid de goi thuoc hoac sua di VN giup gia dinh thi du co giau den dau nuoc My cung bi pha san.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,305,992
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa