Hôm nay,  

Yêu Người Mà Không Hay

16/11/201300:00:00(Xem: 31994)
Tác giả: Nguyễn Thị Huế Xưa
Bài số 4061-14-29461vb7111613


Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện tình nhẹ nhàng, kèm theo lời đề tặng đặc biệt:

* * *

Tặng t&tngoyd

Mười hai giờ mười lăm phút, buổi họp đã kéo dài hơn giờ đã ấn định mà ông giám đốc vẫn còn nói thao thao bất tuyệt về những dự tính bành trướng dịch vụ của công ty ra nước ngoài. Tuyền bồn chồn nhìn đồng hồ, không phải nàng đói bụng nhưng giờ ăn trưa của nàng là khoảnh khắc nàng cảm thấy được một chút hạnh phúc của ngày khi nàng nói chuyện với Trung qua điện thoại. Không hiểu từ lúc nào mà chút hạnh phúc nhỏ nhoi đó luôn luôn bắt đầu với những câu thăm hỏi rất ngớ ngẩn:

- Anh đang làm gì?

Câu trả lời với tiếng cười nho nhỏ:

- Đang…hồi hộp chờ…

- Chờ?

- Ừ, chờ điện thoại hiện lên số 713….

Đến lượt Tuyền cười:

- Vớ vẩn…

Cứ như thế mà câu chuyện kéo dài cho tới lúc Tuyền phải vào làm việc lại. Rõ ràng là cả hai đều vớ vẫn, cái vớ vẫn không người nào chịu chấp nhận và làm một quyết định để thay đổi tình hình. Tuyền và Trung ai cũng đã một lần dở dang. Sự đổ vở của mỗi người từ những nguyên nhân hoàn toàn khác nhau và cả hai đều dè dặt, ngại ngùng. Nhất là về phiá Tuyền, nàng rất thận trọng trong vấn đề tình cảm vì sau bao năm chịu đựng với sự khổ đau trong đời sống tâm thần, trong chuỗi đời dài với chán chường, tuyệt vọng, nàng đâm ra sợ hãi và đã nghĩ tình yêu nào cũng chỉ là ảo tưởng. Có lần Trung đã mạnh dạn hỏi nàng:

- Có bao giờ Tuyền nghĩ tới… hãy yêu lại từ đầu?

Tuyền đã đắn đo trả lời:

- Chắc là phải… can đảm lắm mới dám nghĩ tới bắt đầu lại từ đầu anh ạ!

Sở dĩ nàng trả lời như thế vì nàng nghĩ là Trung còn vương vấn với qúa khứ, mặc dù anh bảo với Tuyền “qúa khứ qúa xa vời, anh đã quên hẳn rồi”. Làm sao mà quên được khi mỗi lần nhắc đến dĩ vãng anh đã không ngập ngừng thố lộ “ngày xưa cô ấy đẹp lắm”. Có lẽ, hình ảnh đẹp đó phảng phất qua dáng dấp yêu kiều của cô con gái mà anh đã nuôi nấng từ thuở nhỏ. Nghe anh kể ngày “cô ấy” ra đi và anh làm gà trống nuôi con, những hôm cõng con qua bệnh viện Nhi Đồng khi con bé lên cơn sốt, những đêm thức khuya với chai sữa và đứa bé khóc trong tay, Tuyền thấy cảm động, xót xa cho anh. Anh là người rất rộng lượng vì qua những câu chuyện anh không một lời trách móc, giận hờn, mà chỉ là một bình thản, yên phận. Đứa bé ngày nào bây giờ đã là một cô thiếu nữ xinh đẹp, ngoan hiền, và bố nó thì trở thành con gà trống đơn côi. Hai bố con anh đến định cư ở xứ lạ, quê người này đã khá lâu rồi. Có lần anh tâm sự “lúc bé ở Thủ Đức, lớn lên ở Sài Gòn và khi già thì ở Denver, nhưng khi già hơn nữa thì cuộc đời không biết sẽ về đâu”.

Đời mình sẽ về đâu? Câu hỏi mà chính Tuyền đã có nhiều lần đặt nghi vấn cho chính mình, nhất là mỗi khi người nhà hay khéo léo nhắc nhở “khá lâu không thấy cô đi chơi đâu”. Đã mấy năm qua, tâm hồn Tuyền chưa yên tịnh, đầu óc Tuyền còn miên man và đời sống hiện tại của Tuyền còn bị ám ảnh với ngày tháng sống trong sự lưu đày, ngột ngạt bởi sự hững hờ, lạnh nhạt của một tình cảm mà càng cố hàn gắn nàng càng cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn. Hạnh phúc đã một lần đẹp tuyệt vời như một bình pha lê tuyệt khắc, qúi báu. Nhưng khi những mãnh pha lê bễ nát khứa đâm vào trái tim làm chết dần mòn mầm sống thì sự ngần ngại đã là một điều rất dễ hiểu đối với riêng Tuyền. Cũng như Trung, Tuyền đóng trọn vai trò của cả cha lẫn mẹ nuôi nấng đứa con trai thành người. Đôi khi nhìn nét tư lự thoáng trên nét mặt thơ ngây của con, Tuyền càng thấy nỗi buồn thêm chất chứa vì nàng biết tuổi thơ của con không trọn vẹn khi mái ấm gia đình vắng đi bóng dáng người cha.


Tiếng cười oà trong phòng họp làm Tuyền giật mình. Ông giám đốc xin lỗi vì nói qúa dài dòng, buổi họp chấm dứt, mọi người mừng rỡ chia tay. Tuyền đi vội xuống cafeteria, mua một dĩa xà lách và tìm một cái bàn trống trong góc ngoài patio và gọi cho Trung. Như mọi ngày,tiếng trả lời rất nhẹ nhàng, từ tốn từ đầu giây bên kia:

- Hôm nay Tuyền ăn trễ?

Tuyền nghe trong giọng nói của chính mình có một chút xôn xao:

- Ông boss …nhiều chuyện quá làm mọi người đói meo

- Tuyền đang ăn gì vậy nhỉ?

Tuyền nhìn đĩa salad xanh đỏ đủ màu và nghịch ngợm trả lời:

- Đang ăn…cỏ

- À, như thế là đang nói chuyện với con…thỏ

Có phải anh đang chê Tuyền nhát như thỏ đế vì bao nhiêu tháng qua nàng vẫn chưa một lần bộc lộ tình cảm của chính mình. Những câu nói vu vơ, những lời hỏi thăm ân cần mà nàng cố tình tránh né. Có lẽ, Tuyền là con rùa thì đúng hơn, con rùa đang chập chạp tìm một hướng đi mới trong khi tâm hồn thì vẫn còn bị ngấu nghiến bởi qúa khứ thương đau. Tuyền đã thầm cám ơn sự kiên nhẫn của Trung, sự kiên nhẫn hiếm hoi từ một người đàn ông đã chững chạc với đời. Nơi Trung nàng đang nhìn thấy một niềm tin, một chân thật, chân tình khiến lòng nàng bắt đầu thấy bâng khuâng.

- Tuyền đang nghĩ gì thế?

- Về một đoạn đời cũ

Giọng Trung ngập ngừng:

- Ẩn hiện bóng hình xưa?

Tuyền lắc đầu như đang đối diện với Trung:

- Không dám đâu anh, đang nghĩ cách làm sao trói khoảng không gian và thời gian đó lại, vất đi cùng một lúc, và để được đợi chờ.

- Sao lại phải đợi chờ nhỉ, Tuyền có biết bài… nếu có yêu tôi…

Câu hỏi rất dạn dĩ, bất chợt của Trung làm Tuyền lúng túng, suy nghĩ. Qủa thật thời gian không chờ đợi ai, cả hai chúng ta tóc đã không còn xanh và đường đời thì đã vướng lắm bụi trần. “nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ, đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời” *. Đời sống có những mất mát bất chợt và đôi khi có tiếc nuối thì cũng đã qúa muộn màng. Tuyền nhìn vào ngón tay áp út của mình, chiếc nhẫn đơn sơ nàng vẫn giữ và cố tình đeo bao năm qua như một lời từ chối khéo với những tình cảm lãng đãng vây quanh. Nàng đưa bàn tay kia xoay xoay chiếc nhẫn và tự hỏi đến bao giờ nàng mới thóat khỏi vòng xoay của cuộc đời rất cũ đó. Dường như đoán được sự băn khoăn của nàng, tiếng Trung dịu dàng nhắc nhở:

- Chắc đã đến giờ Tuyền trở lại làm việc rồi.

Một lần nữa, Tuyền cám ơn sự tế nhị của Trung, nàng hẹn sẽ gọi chàng tối nay. Khi Tuyền vừa bước vào thang máy trở về văn phòng thì nàng đã nhận ngay một text message của Trung “mong Tuyền có một niềm vui hôm nay”. Tuyền mỉm cười, nói thầm…lại vớ vẫn. Ai bảo những người …già không lẩm cẩm khi trái tim họ đang chứa chan tình yêu?

Buổi chiều đi làm về ông đưa thư vẫy tay chào và bảo Tuyền ký nhận một lá thư bảo đảm. Khi nàng mở thư ra thì ngạc nhiên với niềm vui gói ghém vỏn vẹn trong hai dòng chữ:

may mà có em
đời còn dễ thương**

Có một chút khói lan trong đôi mắt của Tuyền, nàng nhớ đến khuôn mặt dễ mến, giọng nói êm ái, dịu ngọt hàng ngày trên điện thoại. Bất chợt nàng đưa tay xoay chiếc nhẫn trên ngón tay áp út, vòng tròn của chiếc nhẫn dường như đang lỏng lẻo, nàng có cảm tưởng như trái tim mình đang… nhúc nhích và tự nhủ mình đã…yêu người mà không hay.

*Thơ Ngô Tịnh Yên,
Nhạc Trần Duy Đức

**Thơ Vũ Hữu Định,
Nhạc Pham Duy.

Nguyễn Thị Huế Xưa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến