Hôm nay,  

Câu Cá Hanh Tại Kinh Đào CA Aquaduct.

15/01/201300:00:00(Xem: 244658)
viet-ve-nuoc-my_190x135Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài mới của ông.

California Aquaduct là hệ thống kinh đào nổi, dài đến mấy trăm dặm chạy từ bắc xuống nam của tiểu bang California. Kinh đào này được xây dưng để dẫn nước phục vụ cho việc trồng trọt và sinh hoạt của người dân ở nam Cali, đặc biệt là thành phố mà tôi đang sinh sống - Los Angeles.

Nói đến California Aquaduct thì dân câu chúng tôi không ai không biết, vì đây là nơi những chú cá hanh có nguồn gốc từ miền bắc đi theo con kinh này để vào nam, rồi sinh sôi nảy nở và trở thành cư dân tại các ao hồ của Nam Cali.

Đã từ lâu tôi nghe nói câu cá hanh tại California Aquaduct rất gian nan khổ cực, nào là muốn câu được cá thì phải đi vào ban đêm ban hôm, nào là phải đi bộ rất xa mới đến được chỗ câu, nào là mỗi lần đi thì phải đi nhiều địa điểm khác nhau thì mới hy vọng tìm được nơi có cá v.v. Rồi họ còn nói thêm câu cá ở đây khó lắm, vì có nhiều người đi câu ròng rã cả mấy năm trời mà vẫn chưa bắt được con nào. Vì những lý do này mà chúng tôi thường kháo nhau: “Đã là dân câu cá Hanh mà chưa câu qua cá Hanh tại Aquaduct thì chưa phải là dân câu thứ thiệt“.

Chính vì vậy nên tôi cũng muốn đi câu tại đây một lần cho biết. Thế là tối thứ sáu tuần rồi theo sự chỉ dẫn của người bạn, tôi một mình một ngựa rời nhà đi câu cá hanh tại Duct (tên gọi tắt của California Aquaduct).

Từ nhà lái xe đi Duct cũng tiện, tôi chỉ cần cho xe đi theo Freeway 405 N, sau đó chuyển sang I-5 N đi về hướng Sacramento là tới nơi. Sau hơn hai giờ lái xe, tôi đến cái exit mà bạn tôi chỉ. Và từ exit này đi thêm vài con đường nữa thì sẽ đến điểm câu.

Có lẽ vì trời tối cũng như sự chỉ dẫn của người bạn tôi không được rõ ràng cho lắm, vì chính anh đã lâu cũng không đi lại nơi này nên tôi bị lac đường. Đi lòng vòng mãi cả tiếng đồng hồ mà vẫn chưa tìm được chỗ câu, tôi đâm nản, đã mấy lần định quay về nhưng nghĩ mình đã cất công lái xe mấy tiếng đồng hồ lên đến đây, rồi lại quay về thì uổng quá nên tôi cố sức tìm. Cuối cùng thì trời cũng không phụ lòng người, đã cho tôi tìm được điểm câu mới, mà theo tôi nó còn lý tưởng cả về câu cá lẫn đường đi, hơn nơi mà bạn tôi chỉ rất nhiều.

Số là đi loanh quanh mãi không tìm được lối rẽ vào Aquaduct, tôi cho xe quay ra đường lớn rồi tiếp tục chạy dọc theo con đường này, vì tôi đoán nó chạy song song với con kinh đào. Sự đoán mò của tôi quả là không sai, vì chỉ sau một hồi lái xe qua các đồn điền trồng cây ăn trái, tôi đã gặp được bảng chỉ đường vào trạm bơm X.

Đường vào trạm bơm chỉ là một con đường nhỏ , nằm len lỏi trong những khu vườn trồng cây lê của các điền chủ ở vùng này. Đây là con đường nhựa đã lâu không được bảo trì, nhưng so ra nó còn tốt chán so với mấy con đường đất mà bạn tôi chỉ để đi vào điểm câu hồi nãy.

Cổng vào trạm bơm

Tôi cho xe rẽ vào con đường này, rồi theo bảng chỉ đường lái xe vào trạm bơm. Trước cửa vào trạm là một bãi đất trống và có một bóng đèn đường, mà ánh sáng của nó vàng vọt, tù mù vì trời đang có sương mù và mưa phùn lất phất. (Cali suốt một tuần nay có bão nên bầu trời lúc nào cũng xám xịt và mưa cứ rỉ rả suốt ngày).

Nhìn cái trạm bơm nằm lù lù đằng xa sau cái cổng được làm bằng kẽm gai và lưới B40 tôi không khỏi ái ngại. Không biết giờ này còn ai ở đây không, mình mà vào đây đi quờ quạng lớ quớ, nó bắt nhốt thì chết, vì xung quanh hàng rào của trạm bơm có treo bảng cảnh cáo: ”Không phận sự miễn vào và sẽ bi xử phạt nặng nếu vi phạm v.v“.

Tôi cho xe đậu vào bãi đất trống trước cửa trạm bơm, rồi bước ra ngoài đi dọc theo cổng rào tìm lối vào con kinh đào mà tôi thấy nằm mờ mờ ở đằng xa. Cũng may là họ chỉ rào và để bảng cấm khu vực xung quanh trạm bơm nên nếu muốn, tôi có thể đi băng qua khu vườn cây bên cạnh để đi vòng ra phía sau. Nghĩ là làm, tôi quay lại xe lấy những thứ cần thiết rồi đi theo lối mòn vào trong vườn cây. Đây là khu trồng lê có nhiều cây to cành lá sù sì, nhưng đang là mùa đông nên lá đã rụng hết chỉ còn trơ cành khẳng khiu, đang oằn mình run rẩy đu đưa trong gió và tạo nên những hình thù kỳ dị nhìn phát sợ. Có đôi lúc, tôi trông chúng giống như những bộ xương người đang chơi vơi giữa dòng nước và đang cố vươn những cánh tay gầy gò đầy xương xẩu, bám víu lấy cái gì đó trong khoảng không xám xịt của bầu trời. Đi một mình vô đây ớn quá.

Tôi sửa lại cái thắt lưng bên hông có đeo cái túi nhỏ mà bên trong có chứa máy câu, cái bao rác dùng đựng cá và mấy con lure rồi kéo cái phẹc mơ tuya của cái áo gió có mũ trùm đầu lên đến tận cổ để chống lại cái lạnh. Một tay tôi cầm cái đèn pin để rọi lối đi, tay kia cần câu và cái vợt cá rồi lầm lũi bước theo lối mòn đi vào trong khu vườn.Tôi đi như vậy trong cái tĩnh mịch của đêm đông gió rét, xung quanh chỉ có tiếng gió rít qua những ngọn cây và tiếng lá khô bị tôi dẫm lên dưới chân nghe sào sạc. Tôi đi như vậy khoảng hai mươi phút thì đến con kinh đào.

Đoạn kinh khúc này không như những nơi khác vì nó có dòng chảy rất mạnh (có lẽ trạm bơm hôm nay xả nước) ngoài ra tôi đoán nó sâu và rộng hơn hơn các nơi khác rất nhiều, vì tôi xài cây cần dài 86”, dùng máy ngang và dây 12 bls, con lure của tôi nặng khoảng 2-3 oz gì đó mà tôi quăng thẳng cánh con lure ra ngoài xuôi theo chiều gió mà nó chỉ mới rơi xuống được ½ chiều ngang của con kinh thì bạn cũng đoán nó rộng đến cỡ nào rồi.

California Aquaduct

Tôi móc con mồi giả loại nổi trên mặt nước (top water lure) rồi lấy đà quăng ra ngoài. Vì trời quá tối nên tôi không nhìn thấy con mồi rơi xuống chỗ nào, mà chỉ nghe tiếng nó rơi trên mặt nước một cái chủm. Tôi đợi cho nước đạp căng dây rồi sau đó mới bắt đầu quay máy, nhịp đầu cần. Tôi kéo con lure đi theo đường zich zắc trên mặt nước tạo ra những liếng lạch sach, lạch sach bắn nước mà dân câu gọi theo từ chuyên môn là “walk the dog”. Tôi kéo con lure vào rồi quăng ra lần nữa, đang quay quay, kéo kéo thì tôi nghe tiếng cá quẫy một cái rầm, cái đầu cần câu cong vút. Tôi nắm chắc cây cần giật một cái mạnh: “Mày hả Bưởi”, tiếng cước trong ổ máy tuôn ra rẹt rẹt ….haha, chết mầy chưa, dính em rồi nhé!

Tôi dìu con cá vào tới bờ thì mới thấy không biết làm sao để kéo nó lên, vì khoảng cách từ bờ đê nơi tôi đang đứng xuống tới mặt nước dưới kia có trên ba mét chứ không ít. Cây vợt trong tay tôi cầm có chiều dài cao lắm chỉ đến mét rưỡi là cùng, thì làm sao mà vớt nó lên được đây? Tôi mà lớ quớ lom khom vớt cá nếu lỡ xãy chân rơi xuống dưới kia thì coi như tiêu đời, vì hai bênh bờ kinh được xây bằng xi măng lại bị rong rêu đóng lâu ngày trơn trợt và không có chỗ nào mà bám víu để leo lên. Cộng thêm giờ này cống đang xả nước, nước đang chảy rất mạnh, rơi xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy xiết, lạnh như cắt da cắt thịt dưới kia thì chắc chắn tôi sẽ không có ngày về.

Nhìn dáo dác quanh tôi chợt nghĩ ra, có cách rồi. Thế là tôi dìu con cá đi về hướng cái hàng rào phân cách bên trong và bên ngoài trạm bơm. Nó được người ta rào thẳng xuống lòng kinh, tôi có thể men theo cái hàng rào này rồi leo xuống dưới. Một tay tôi níu hàng rào, tay kia cầm cái vơt, từng bước từng bước tôi leo xuống dòng kinh để vớt con cá lên.


Con cá sau một hồi bị tôi quần bây giờ mệt nằm phơi cái bụng trắng phau trên mặt nước, nên tôi dễ dàng đưa em.. vào vợt… Hahaha, một em cá hanh nặng khoảng 7 hoặc 8 bls đã bị tôi lôi lên bờ.

Vậy là tôi đã bắt đươc cá Hanh ở Aquaduct rồi nhá.

Tôi tiếp tục đứng quăng top water lure thêm một hồi nữa, nhưng thấy không còn linh nghiệm nên kéo nó vào và thay bằng con lure chìm. Lại quăng quăng kéo kéo thì đột ngột tôi nghe phực phực, rồi đầu cần cong vút…chết mày chưa, tôi giật cần set hook, cái cần trên tay tôi cong vòng, nhưng chỉ được khoảng vài giây thì nó lại bật lại nhẹ tưng. Tôi tiếc ngẩn ngơ, chắc tại con cá táp hụt vào phần mền của con mồi giả, lưỡi câu chưa kịp dính mép nên nó tuột mất rồi. Tôi kéo con lure vào rồi quăng nó ra chỗ cũ một lần nữa. Mồi vừa chìm căng dây tôi chưa kịp kéo thì phực phực, đầu dây phía bên kia lại nặng trĩu, tôi lại giât cần set hook. Kỳ này thì em nó hết đường thoát, chắc là con cá lúc nãy táp hụt mồi cũng tiếc như tôi, nên nó quay lai nộp mạng … hihi. Thế là bản cũ soạn lại, tôi lại dìu nó đến cái hàng rào ban nãy rồi leo xuống vợt nó kéo lên bờ. Vậy là tôi đã kéo đủ tiêu chuẩn 2 em cá Hanh tại Aquaduct.

Cá Hanh Aquaduct

Theo đúng lý thì tôi phải ra về vì đã câu đủ số lượng cho phép, nhưng vì cá đang ăn nên tôi nổi lòng tham muốn ở lại tiếp tuc câu. Tôi câu mà dính được cá nữa thì quăng nó lại xuống kinh có gì đâu mà lo, chứ bây giờ tôi bỏ về ngang xương thì uổng quá. Thế là tôi lại quăng con lure xuống nước đứng câu tiếp. Đang quay quay kéo kéo thì đầu cần tôi bị ghịch nặng, lần này chắc dính cá lớn đây vì tôi cố quay máy kéo vào thì đầu bên kia lại kéo ra và ghì lại rất mạnh, đôi bên giằng co một hồi rồi tôi cũng kéo được nó vào gần bờ. Từ xa trong cái ánh sáng tờ mờ, một vật gì đó đang lù lù hiện ra trong làn nước…. Một xác người ? Tôi định thần nhìn kỹ lại thì ra chỉ là một cái áo sơ mi tay dài có sọc caro đã cũ…

Hú hồn, tự mỉm cười cho mình là nhát gan rồi kéo cái áo lên định gỡ, tôi vừa kéo nó lên đến mặt nước thì đột nhiên nó tuột ra chìm lại rồi trôi theo dòng nước.

Tôi bỏ chỗ cũ đi lại phía đầu dòng chảy, lại quăng quăng kéo kéo … tôi lại bị cá kéo, cũng nặng và cũng kéo rất khỏe, chắc lại là cá to, tôi cũng giằng co với nó một hồi rồi mới kéo nó đươc vào bờ. Thì ra lại cái áo sơ mi sọc khi nãy. Nhưng lần này tôi thấy làm lạ vì chỗ tôi đứng cách xa chỗ dưới kia cả hai ba chục mét chứ không ít, và nơi này lại là đầu dòng chảy thì làm sao cái áo sơ mi này lại trôi ngược dòng để rồi vướng vào con lure của tôi một lần nữa …? Tư dưng tôi cảm thấy rùng mình, một dòng ớn lạnh chạy dài dọc ở sống lưng. Tôi có cảm giác như có ai đó đang nấp phía sau vườn cây đang nhìn và rình rập mình.

Nãy giờ lo mãi mê câu cá đâu để ý mọi thứ xung quanh. Bây giờ nhìn lại thì mọi thứ quanh tôi tự dưng trở nên ma quái đáng sợ. Từ tiếng lao xao như có ai đó đang đi lại trong khu vườn, tiếng gió thổi xuyên qua những cành cây làm chúng va vào nhau tạo nên những âm thanh rì rào, như có ai đó đang nói chuyện thì thầm với nhau. Rồi tiếng chó hoang ở đâu đây cất tiếng tru ma quái lúc xa lúc gần như tiếng ai oán… Đêm đã khuya lắm rồi mà giờ này tôi lại lang thang một mình ở nơi đồng không mông quạnh như thế này, nếu lỡ có chuyện gì xảy ra đến với tôi thì có trời mà biết.

Tự dưng có tiếng vật gì đó rơi lịch bịch ở gần nơi tôi đang đứng làm cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi. Giựt mình, tôi cầm cây đèn pin soi về phía có tiếng động, không thấy gì khác lạ. Tôi liền cúi xuống lượm hai con cá câu được hồi nãy, bỏ vào cái bịch đựng rác rồi thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về. Tôi lại ghe tiếng lịch bịch một lần nữa, và lần này tôi ghe rất gần như sát cạnh sau lưng tôi. Ngẩng đầu lên quay lại, tôi giựt bắn cả người, trong làn sương mờ mờ cách tôi không xa, một cái bóng đen bay là là lên từ mặt kênh, lên đến bờ đê, rồi nó bay về hướng vườn cây để rồi mất hút trong đó. Tự nhủ mắt mình quáng gà, chắc chỉ là một loài chim bự nào đó sống trong khu vườn đi ăn đêm về muộn, tuy nghĩ vậy nhưng tôi không khỏi hoang mang lo sợ.

Hình tự xướng

Tôi đi mà như chạy, dù muốn dù không tôi cũng phải đi xuyên qua khu vườn lê này để ra lại nơi tôi đang đậu xe. Lối mòn trong khu vườn khi nãy tôi đi chỉ mất khoảng 20 phút bây giờ sao tôi cảm thay nó dài lê thê như cả thế kỷ. Dường như có tiếng chân ai đó đang đi theo tôi, tôi đi chậm thì nó bước theo chậm, tôi đi lẹ thì tiếng chân đó nó bước mau hơn…Nghĩ tai mình có vấn đề nên mới nghe tiếng chân đang bước theo mình. Nhưng tôi không thể tự dối mình, vì rõ ràng có tiếng bước chân của ai đó đang đi theo tôi. Tôi đã thử mấy lần, đang đi thì tôi đột ngột dừng lại, thì tiếng chân đang bước theo tôi dừng lại, tôi đi tiếp thì nó lại đi tiếp, nhưng tiếng chân đó bao giờ cũng trễ và chậm hơn tôi một nhịp.

Cái đèn pin trên tay tôi lại bắt đầu dở chứng, tôi đang đi thì đột nhiên nó vụt tắt. Dùng tay đập mạnh vào nó mấy cái thì nó lại nhá lên vài lần nữa rồi tắt ngấm để lại quanh tôi một bóng đêm đầy đáng sợ… bực mình tôi chưởi đổng, lúc nào hết pin lại không hết mà lại hết pin vào trong lúc này! Thế là tôi phải lò dò mò mẫm trong lối mòn như một kẻ mù, đã mấy lần tôi bị vấp ngã, tay chân va vao cây cối và sỏi đá mà tôi vẫn không thấy đau, vì trong đầu tôi bây giờ chỉ nung nấu có một điều là làm sao mình phải ra khỏi khu vườn ma quái này càng sớm càng tốt.

Cuối cùng tôi cũng ra được nơi đậu xe, thở phào nhẹ nhõm, nhìn lại tay chân tôi cũng bị xây xát ít nhiều, có mấy chỗ đang rướm máu do mấy lần tôi bị vấp ngã trong vườn lê. Kiểm soát lại đồ đạc thì tôi mới phát hiện là mình đã để quên cái vợt cá trên bờ kênh… thôi kệ mình ra được nơi đây an toàn là OK rồi.

Tôi mở cửa xe rồi cho đồ vào trong, đang lom khom bỏ đồ thì tôi lại nghe hai tiếng lịch bịch như ai đó chọi vật gì về chỗ tôi đang đứng. Rồi hai hòn đất lăn lại sát chân tôi, ngẩng đầu lên nhìn thì “Trời ơi!”. Cách chỗ tôi đứng không xa (khoảng trên dưới chục mét). Đằng sau bóng khuất của cái cột đèn, môt người đàn ông đang đứng im lặng quay mặt về phía tôi.

Hắn mặc một cái quần jean cũ đã bạc màu, trên mình hắn khoác một cái wetshirt màu sậm có cái mũ trùm đầu. Đầu hắn hơi cúi xuống làm tôi không thấy rõ được măt hắn vì nó đã bị che khuất sau cái mũ. Hai cánh tay hắn gày gò khẳng khiu đầy xương xẩu ló ra dưới lớp áo kia, với làn da tái xanh dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn đường. Tay hắn đang cầm cái vợt cá của tôi…. Và điều làm tôi nổi cả gai ốc là cái áo sơ mi hắn đang mặc trên người dưới cái wetshirt được khoác hờ, nó chính là cái áo sơ mi có sọc ca rô mà tôi đã hai lần kéo lên từ dưới con kinh… Hắn đứng đó run rẩy, mình mẩy lấm lem bùn đất, phất phơ trong gió lạnh giữa đêm khuya như một thây ma.

Tôi đứng đó như trời trồng, miệng ú ớ không nói ra lời… Sau một hồi trấn tĩnh, tôi không nói không rằng bước vào xe, mở máy rồi quay đầu xe pha thẳng đèn về phía hắn… Người đàn ông khi nãy không còn nữa. Tôi cho xe lao ra con đường nhựa, bỏ lại sau lưng cái vợt cá cùng người đàn ông mặc cái áo sơ mi có sọc caro đầy bí ẩn.

Vậy là tôi đã câu được cá hanh ở kên đào California Aquaduct và đã trải qua một trải nghiệm khó quên …

Và điều quan trọng nhất là: “Tôi Đã Ra Trường Aquaduct!”.

Mr. Bond

Ý kiến bạn đọc
23/01/201319:54:42
Khách
sao thấy bài này viết ý giống bài viết tui đọc ở đâu đó !!!!!

Và điều quan trọng nhất là: “Tôi Đã Ra Trường Aquaduct!”

câu này mắc cười quá....
28/01/201307:40:11
Khách
Đi câu cá mà cộng thêm Ghostbuster đọc thiệt nổi da gà luôn!

Có hai con cá mà phải chinh phục trầy vi sứt vảy thiệt là Mr.Bond!Câu là để thoả mãn tính hiếu kỳ thôi phải không?

Nhưng hỏi thiệt nha; có con cá nào đem về hông đó ông hay thần hồn nát thần tính chỉ lo bỏ của chạy lấy người....Mrs.Bond ơi,ổng có đem đủ đồ nghề về không vậy?

Chọc quê ông cho vui chứ tôi cũng vẫn phục tài câu kéo của ông và cả duyên kể chuyện nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến