Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Kết quả Sơ Khởi Giải Thưởng Việt Báo Năm Thứ XI: 17 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2011

07/06/201100:00:00(Xem: 164177)

Kết quả Sơ Khởi Giải Thưởng Việt Báo Năm Thứ XI: 17 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2011
- Chủ Nhật 31 tháng 7 năm 2011, 5PM, họp mặt phát giải và ra mắt sách, được tổ chức tại Garden Grove Community Center, 11300 Stanford Ave., Garden Grove, CA 92842.

*


Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười Một 2011 sẽ chính thức khai diễn chiều Chủ Nhật 31 tháng Bẩy 2011 tại vùng Little Saigon. Thiệp mời đang được chuyển tới các tác giả và quan khách. 
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ ngày 30 Tháng Tư năm 2000, hiện đang tiếp tục nhận và phổ biến các bài tham dự cho năm thứ mười hai, 2012. Trong hơn 11 năm qua, có gần 20,000 bài viết tham dư. Sách Viết Về Nước Mỹ đã ấn hành được 10 tuyển tập và sách bìa cứng đặc biệt 8 năm, “Cay Đắng Ngọt Bùi”, thêm 1 tuyển tập Anh ngữ, tổng cộng là 12 cuốn, mỗi cuốn 640 trang.
Kết quả sơ khởi Viết Về Nước Mỹ 2011 - được tuyển chọn trong số bài đã phổ biến từ đầu tháng Năm 2010 tới ngày 24 tháng Năm năm 2011- cho thấy năm nay có 10 tác giả vào chung kết, 6 tác giả nhận giải đặc biệt.
Sau đây là danh sách tác giả và bài viết , kèm theo đường link dẫn đến bài đang phổ biến trong phần Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo Online. Tại đây, hiện có lưu đầy đủ số bài viết của 11 năm giải thưởng. có thể đọc đầy đủ các bài khác của cùng một tác giả.

*10 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ 11:


1. Minh Triệu, bài “Bao La Tình Mẹ.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-171825_12-4882/

Tác giả Đỗ Minh Triệu, sinh năm 1968. Bị mắc chứng bệnh quái ác "Muscular Dystrophy" làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi. Ba năm sau, 1991, cùng cha mẹ và 3 em gái qua Mỹ theo diện cựu tù chính trị, hiện cư ngụ tại thành phố Poway, San Diego, California. Bài viết của Minh Triệu là một tự truyện chân thật và xúc động. Để có bài viết này, tác giả đã vất vả nhiều năm tháng, vì không thể ngồi lâu, và vì chỉ còn sử dụng được một ngón tay duy nhất để gõ phím và bấm mouse. Ông cũng là nhạc sĩ nghiệp dư vinh danh tình mẹ bằng ca khúc "Ánh Sao Tình Mẹ" Bài hát được đưa lên Youtube gần ba năm qua, hiện đã có hơn 32,000 lượt người coi.


2. Khánh Doãn , bài “Chuyện Vui Sầu / Thầm Lặng”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-173346_12-4938/
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-92_4-174228_5-50_6-1_17-136_14-2_15-2/

Tác giả là cư dân Huntington Beach, đang dạy học cho một tổ chức phi lợi nhuận của người Việt nên thường được nghe tâm sự của nhiều đồng hương. Nhân vật trong cả hai bài viết của tác giả đều là người Mẹ. Trong “Chuyện Vui Sầu,” bà mẹ là một học viên đồng hương từng khiến tác giả xúc động và cảm phục. Trong “Thầm Lặng” bà Mẹ là con gái một nhà thơ, người vợ của một nhà văn, một đời thầm lặng bên chồng con trong bao cơn hoạn nạn.


3. Chu Lynh, Bài “Mảnh Da Vàng”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-174913_12-4988/

Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Nhập ngũ năm 1965 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức; Qua Mỹ theo chương trình HO năm 1995. Một số truyện ngắn, bài viết của ông đã được phổ biến rộng trên các trang web việt ngữ. Đồng thời ông cũng là editor cho một số phim tài liệu như: Sự Thật về Hồ Chí Minh -Ho Chi Minh The Man and The Myth- Đại Họa Mất Nước. Bài viết sau đây theo tác giả, là câu chuyện Việt Nam thời ly loạn, khởi đầu tại một làng quê Quảng Bình từ giữa thế kỷ trước, trải dài tới khung cảnh Thư viện George Mason ở Virginia thời nay. Trong cuộc thi viết tại trường NOVA College, bản anh ngữ của bài viết này đã được tặng giải thưởng hạng nhất. 


4. Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn, bài “Chuyện 30-4: Một Mảnh Đời Tỵ Nạn”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-173531_12-4730/

Tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bút hiệu trên gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Bài viết sau đây của ông là chuyện đời và chuyện tình tị nạn, bắt đầu từ ngày 30 Tháng Tư 1975.


5. Nguyễn Đức Thắng, “Người Vợ Bắc Ky”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-168100_12-4732/

Tác giả là một nhà giáo và huynh trưởng hướng đạo, hiện là hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Đây là ngôi trường bất vụ lợi do một gia đình Việt tị nạn chung sức thành lập để hiến tặng nước Mỹ sau biến cố 911. Khi tham dự giải thưởng Viết về nước Mỹ, tác giả chọn thể loại chuyện vui gia đình Việt tại Mỹ. Với tựa đề "Người Vợ Bắc Ky," ông đã góp 7 bài viết trong một năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ.


6. Đoàn Thị, bài “Tái Giá.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-167977_12-4472/

Đoàn Thị, cư dân Paris, là tác giả góp cho giải thưởng năm thứ 11 đúng... 11 bài viết, cho thấy cách viết mạnh mẽ và linh hoạt đặc biệt. Các bài viết mới nhất của bà là “Chuyện Dài Tháng Tư,” “Mẹ Tôi.” Mặc dù sống tại Paris, đề tài mọi bài viết của Đoàn Thị đều là chuyện người Việt và nước Mỹ vui vẻ.


7. Nguyễn Trần Phương Dung , bài “Thế Hệ Gạch Nối,” “Niềm Vui Ngày Xuân”. 
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-167953_12-3121/
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-168837_12-3121/

Tác giả sinh năm 1972. Rời Việt Nam năm 10 tuổi, tốt nghiệp Management Infor-mation System. Hiện là cư dân Florida nhưng đảm trách điều hành chương trình "Quản Trị Thành Tích" cho Cisco System Inc., công ty có bản doanh tại San Jose. Với bài “Cám ơn Em, Cám ơn Peace Corps”, Nguyễn Trần Phương Dung đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị.


8. Hạ Vũ, bài “Cẩm Nang Kontum” và nhiều bài khác.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-168765_12-4528/

Đây là một chuyện tình thời chiến, lồng trong cảnh gia đình tan nát thời kẻ đi người ở sau 1975. Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước ở Việt Nam, là cô giáo dạy Việt văn tại một vài trường trung học Miền Nam. nhưng chưa từng viết văn. Khi qua Mỹ, tôi "xuống cấp" làm cô giáo Nhà Trẻ - Mẫu Giáo. Viết Về Nước Mỹ năm thứ 11, Hạ Vũ góp nhiều bài viết giá trị, đặc biệt là loạt bài nhiều kỳ “Tôi Làm Cô Giáo Nhà Trẻ Mỹ,” một ký sự gồm nhiều kinh nghiệm hữu ích của tác giả.


9. Lương Nguyên Thảo, bài “Cây Đàn Mandoline.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-172569_12-4911/

Tác giả từng hành nghề bác sỹ răng-hàm-mặt tại Việt Nam, hiện là cư dân vùng Rancho Cucamonga, Nam California. Với bài viết "American Dream", Lương Nguyên Thảo từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009. Hai năm sau, cô gửi thêm bài này. Đây là tự truyện của một người “được sinh ra vào thời điểm cuộc nội chiến kết thúc, vậy mà suốt 36 năm qua, những hệ lụy, hậu quả của cuộc chiến vẫn không ngừng nhức nhối.” Phần đầu bài viết là chuyện thời quê nhà. Phần tiêp theo là chuyện vào đời, định cư tại Mỹ, cầm lại cây đàn cũ và “tự băng bó, chữa lành vết thương tâm hồn mình.”


10. Tịnh Tâm , bài “Thương Yêu Còn Mãi”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-167940_12-3997/

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết và nhận giải đặc biệt Viết về nước My 2009. Tịnh Tâm tiếp tục góp thêm nhiều bài mới và cho thấy bút pháp ngày càng sống động hơn. Bài sau đây là chuyện xẩy ra tại một cửa hàng ở Bolsa chuyên chuyển tiền về Việt Nam.

Trong danh sách 10 tác giả vào chung kết trên đây, sẽ có 1 giải chung kết tác giả tác phẩm, 1 giải tác giả và 1 giải tác phẩm. Số còn lại sẽ nhận giải danh dự. Tổng số ngân sách giải thưởng là 35,000 mỹ kim. Riêng giải chung kết tác giả, tác phẩm sẽ nhận 10,000 mỹ kim. Ngoài ra, sẽ có thêm một giải Việt Bút, danh sách hiện chưa được loan báo.

* Sáu Giải Thưởng Đặc Biệt


1. Lê Hoàng Ân, “Bài Nói Chuyện Của Một H.O.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_5-50_6-2_4-173131_17-134_14-2_15-2/

Ngày 30 Tháng Tư 1975, tác giả là người đã “nhìn từ phía trong” khi xe tăng cộng sản tông xập cổng Dinh Độc Lập. Lê Hoàng Ân, cựu Đại Uý QLVNCH, khoá 25 SVSQ Thủ Đức, từ 1968, là giảng viên Anh Văn Trường Sinh Ngữ Quân Đội.; Từ 1971 tới 75, là Sĩ Quan Liên Lạc Văn Phòng Phủ Tổng Thống. Đi tù VC gần 6 năm rưỡi (2296 ngày). Qua Mỹ theo chương trinh HO 12 ngày 06 tháng 07 năm 1992, hiện là cư dân Austin, TX và làm việc cho Motorola. Ngày 28 tháng Năm , 2008 tác giả có dịp nói chuyện bằng tiếng Anh tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp khai mạc cuộc triển lãm và lưu trữ hồ sơ của Hội Gia Đình những cựu Tù Nhân Chính Trị do bà Khúc Minh Thơ làm Chủ Tịch. Bài viết sau đây là bản dịch từ nguyên tác Anh ngữ do tác giả thực hiện.

2. Sương Nguyễn, bài “Daddy Tắm Khô”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-168036_15-2_5-50_6-2_17-321_14-2/

Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

3. Lệ Hoa Wilson, bài “Lấy Mỹ,” và “Có Tội Hay Không Có Tội”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-170788_5-50_6-3_17-321_14-2_15-2_12-4783/
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-169302_5-50_6-3_17-321_14-2_15-2_12-4783/

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Có Tội Hay Không Có Tội”, tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø “Hai đứa gặp nhau khi ông xã làm việc tại bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ, núi Non Nước Đà Nẵng. Cưới nhau: 1972, hiện có 5 con. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach.”

4. Liên Ngọc, bài “Một Cuộc Đời Tử Tế”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-170742_12-4849/

Đây là bài viết về nước Mỹ duy nhất trong năm của tác giả. Thư kèm bài có đoạn nguyên văn như sau: “Tôi là một người làm thương mại ở Bolsa. Tôi qua Mỹ đã 6 năm, và khá thành công với công việc của mình. Sự thành công trong việc kinh doanh của tôi có một phần không nhỏ là do tôi hay đọc mục Viết về nước Mỹ của quý báo.”
Bài viết của Liên Ngọc là chuyện về cuộc đời một bà mẹ từng một mình lần lượt đưa 7 người con ra biển đi tìm tự do mà không nhỏ một giọt nước mắt, một bà nội tận lực để giữ cho con cháu nếp sống tử tế trong một xã hội nhiễu nhương.’

5. Nguyễn Cát Thịnh , bài “Hai Bà Đầm.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-169573_5-50_6-3_17-321_14-2_15-2_12-4788/

Tác giả là một cư dân tại Canada. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui sống động trên một chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Bài viết được chuyển đến bằng email. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

6. Kông Li, Bài “Cõng Vợ Đi Trả Nợ.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-132_4-168038_5-50_6-2_17-321_14-2_15-2/

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire.


* Ban Tuyển Chọn 2011 gồm 10 Thành Viên

Tiếp tục nguyên tắc bảo đảm sự công minh trong việc quyết định các giải thưởng, Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010 gồm 9 thành viên: 
- 1 đồng nghiệp uy tín: Nhà báo Bồ Đại Kỳ, chủ nhiệm báo KBC.
- 4 tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Viết Tân.
- 4 đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn.
Kết quả chi tiết giải thưởng sẽ được công bố trong ngày họp mặt, Chủ Nhật 31 Tháng Bẩy, 2011.

Ghi chú: Những tác giả muốn tham dự Lễ Phát Giải nhưng chưa nhận được Thiệp Mời, xin vui lòng liên lạc Việt Báo: (714) 894-2500, hoặc E-mail: lenguyen@vietbao.com

Ý kiến bạn đọc
20/03/201218:32:00
Khách
Thiên Đàng Còn Xa - Thái Minh Thông-VVNM.2012

Reng...reng...reng...Alô,
- Alô, dạ có phải Cô A Nguyễn không ạ?
- Đúng rồi, cậu là ai, kiếm con tui có việc gì vậy?
- Dạ, chào cô, tôi tên Thông , nhân viên Công Ty Điện thoại viễn liên S.
ở Vancouver, xin phép hỏi Cô và gia đình có còn gọi về Vietnam hay nước nào khác không ạ?
- À, gọi về Vietnam thì tui gọi hoài, mà mỗi lần muốn gọi con gái tui nó lấy cái Thẻ phôn bấm số rồi đưa qua tui nói, hổm rày ông xã tui bị bịnh nằm nhà thương nên phải gọi về thăm chừng ổng hoài,
- Cô ơi, gọi Thẻ phôn bất tiện lắm, phải bấm nhiều số, nào gọi số Tổng đài, số Pin của Thẻ,...nếu Cô ghi danh Công ty S., mỗi lần gọi Cô chỉ cần nhấc máy bấm 011-84 rồi số phôn bên Vietnam là xong, xin hỏi Cô, thường Cô gọi về Saigon hay Tỉnh nào vậy Cô?
- Tui hả, nhà tui ở Cần Thơ, tui có bà con ở Saigon nhưng ít khi liên lạc lắm, ờ, mà tui hổng rành đâu cậu ơi, để tối tối con gái tui về cậu gọi lại nói chuyện với nó nhe, ờ, mà cậu chắc cậu chắc
là dân Saigon hả?
- Dạ, Cô đoán giọng hay thiệt, xin hỏi Chị A Nguyễn mấy giờ mới về nhà vậy Cô?
- Con A hả, nó làm nails nên vợ chồng nó khoảng hơn 9 giờ tối mới về tới nhà, có khi còn bị bạn bè rủ đi ăn tiệm tới khuya lắc khuya lơ... Tui muốn hỏi thăm cậu chuyện này một chút được không cậu?
- Dạ được, chuyện gì vậy Cô?
- Cậu làm ơn đọc cho tui số phôn của Tòa Đại sứ Vietnam ở Mỹ được hông cậu?
- Chi vây cô?, à, xin phép hỏi Cô thứ mấy để tiện việc xưng hô,
- Tui thứ Năm, bà con hay gọi tui là Cô 5 Trái cây vì tui có gian hàng bán trái cây ở trong Chợ Cần Thơ, gần Bến Ninh kiều đó cậu, tui muốn hỏi số phôn để nhờ mấy ông làm ở Tòa Đại sứ mua dùm tui vé máy bay về Vietnam, tốn hết bao nhiêu con gái út của tui sẽ trả lại Nhà nước sau, được hông cậu ha ?
- Chà, thú thiệt với Cô 5 tôi đang gọi cho Cô từ Vancouver, Canada, mặc dù hảng S. là của Mỹ nhưng họ đặt văn phòng làm việc ở nhiều nước, nhiều Thành phố khác nhau bên Bắc Mỹ, trong đó có Vancouver này, Cô đang ở Mỹ sao Cô không hỏi Chị A hay hỏi bà con quen biết ở Mỹ?

Đột nhiên, giọng nói Cô bỗng đục hẳn lại, hình như Cô đang khóc, với giọng nghẹn ngào, thỉnh thỏang lại đứt quảng, Cô 5 từ từ kể lại:
Cô 5 có ba con gái với chữ lót là Ngọc: Ngọc A, Ngọc B và Ngọc C, mỗi cô cách nhau ba tuổi, trước '75 chồng Cô 5 đi lính Địa Phương Quân và bị thương, giãi ngủ vài tháng trước ngày miền Nam đổi chủ.
Sau ngày 30.4.1975, mặc dù chú 5 đã chánh thức giãi ngủ nhưng vì thuộc diện Thương binh của chế độ cũ nên gia đình Cô cũng bị phân biệt đối xữ, trong các buổi họp khu phố, gia đình Cô 5 luôn được đề nghị đi Kinh tế mới, nhưng Cô quyết tâm trụ lại Thành phố Tây Đô, từng nỗi tiếng với hai câu thơ:
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Đầu năm 1980, một người bà con xa đứng ra tổ chức vượt biên và khuyên Cô nên cho mấy cô con gái đi theo vì với lý lịch của chồng Cô, tương lai của mấy cô ABC rất bấp bênh, đầy bất trắc. Dạo ấy, chú 5 chạy xe ôm còn Cô với sạp bán trái cây trong chợ Cần thơ, cuộc sống cũng chỉ tạm đủ ăn, cuối cùng Cô bấm bụng gởi Trưởng nữ Ngọc A, lúc ấy mới 9 tuổi, theo người bà con đi tìm Tự do, hy vọng sau này A sẽ bảo lảnh cả gia đình còn lại.
Nhờ người bà con trước '75 có làm việc cho một cơ quan viên trợ Mỹ ở vùng 4 nên Ngọc A cũng được kẹp chung hồ sơ định cư sang Mỹ, được học hành thành tài và sau đó để có thể hổ trợ tích cực cho gia đình , A bỏ công việc văn phòng ở một hảng Điện tử để bước vào ngành Nails, hiện làm chủ 2 tiệm nails trong vùng. A cũng định sẽ bảo lãnh cả gia đình sang Mỹ, nhưng Cô 5, phần vì không muốn xa rời Mẹ già và ngôi nhà từ đường đầy kỹ niệm, phần vì công việc buôn bán trái cây ngày càng khấm khá, thạnh vượng, Ngọc B và Ngọc C đều đã lập gia đình(trước cả Ngọc A bên Mỹ), con cháu cả bầy nên không ai còn muốn ra đi.
Rồi một ngày cách nay gần 3 năm, Ngọc A lúc ấy đã có 1 bé trai lên 5 tuổi và đang mang bầu khoảng 6 tháng, bảo lãnh C
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,408,316
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa