Hôm nay,  

Buồn Vui Tuổi Hạc

12/09/200900:00:00(Xem: 335464)

Buồn Vui Tuổi Hạc

Tác giả: Khôi An
Bài số 2725-16208796- vb791209

Tác giả đến Hoa Kỳ năm 1984, hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Viết về nước Mỹ năm thứ chín, cô đã nhận giải danh dự với bài viết “Tình Nghĩa, Nghĩa Tình” tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm và vào lúc tả tơi cùng quẫn chạy hết  nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Sau đây là bài viết mới nhất.

***
Lời mở đầu: Quan niệm rằng người lớn tuổi ở Hoa Kỳ sẽ rất buồn là một quan niệm khá phổ biến. Hội nhập vào một xã hội mới là chuyện không dễ dàng và cần thời gian, nhất là đối với những bậc cao niên. Tuy nhiên, như hầu hết mọi chuyện khác, đời sống của quý cụ, quý ông bà ở Hoa Kỳ có buồn, có vui, có thất vọng và có thành tựu. Trong bài này, người viết chỉ xin ghi lại vài nét từ những cuộc đời thật của vài vị cao niên đang sống tại Hoa Kỳ. Vì chuyện buồn cuả ngươì lớn tuổi trên đất Mỹ đã đuợc nói đến rất nhiều, người viết bài này xin nghiêng một chút đến những chuyện đáng vui. Kính tặng quí vị cao niên đang sống và sắp sống ở Hoa Kỳ. Mong rằng bài này sẽ đem lại chút tin yêu và hy vọng, hoặc ít nhất cũng đem đến quý vị chút giải trí nhẹ nhàng...

***

Bà Lan chờ cho chiếc xe cuả con gái lùi ra và cánh cưả garage xập hẳn xuống rồi mới quay vào. Sáng nào bà cũng dậy sớm nên đến khi con gái và con rể chào ông bà đi làm thì bà đã ăn điểm tâm xong. Xếp lại mấy cái gối trên ghế salon cho ngay ngắn rồi bà bước đến ngồi ở chiếc bàn ăn trong bếp, nơi ông Vinh đang vưà nhấm nháp cà phê vưà xem báo...
Tiếng chân chạy xuống cầu thang làm bà mỉm cười. Con bé Hạnh và thằng bé Khoa thật đúng giờ, ngày nào cũng khoảng 8 giờ sáng là chúng tỉnh giấc chạy xuống. Chỉ vài phút sau hai đứa đã ngồi tại bàn với hai tô cốm và hai ly sữa. Ngồi chưa yên, con bé đã hỏi:
- Ông ơi, sao ngày nào ông cũng đọc báo vậy"
Ông Vinh trả lời
- Ông đọc báo cho biết tin tức, con ạ.
- Tại sao ông thích biết tin tức hả ông"
Thế là hai ông cháu lại bắt đầu "đàm luận" như thường ngày. Đúng là con gái thường khôn sớm, con bé mới bốn tuổi mà lanh lẹ và nói chuyện đâu ra đó cho nên nhiều khi các dì gọi nó là "bà cụ non". Chẳng biết vì hai đứa may mắn được thông minh hay vì ông Vinh hay chuyện trò với chúng từ lúc mới vài tháng tuổi mà cả hai đều biết đối đáp như người lớn, làm nhiều lúc cả nhà phải phì cười.
Ngày ông bà tới Mỹ bé Hạnh còn trong bụng mẹ. Hồi đó, nghe tin được sang đoàn tụ với con, ông bà rất vui. Tuy nhiên, cũng có lúc ông bà lo lắng khi nghe ngươì ta nói rằng người già sang đó bất đồng ngôn ngữ, không hợp khí hậu, con cái đi làm cả ngày nên rất buồn và cô đơn. Cũng may ông bà ở tại California khí hậu ấm áp, trong lành, sống với con rể và con gái cũng hoà thuận, êm đềm. Tuy vậy buổi đầu hội nhập vào đời sống mới cũng không phải dễ dàng, nhất là đối với bà Lan. Đời sống bên đây sao mà nhiều máy móc, nội chỉ trong phòng bếp nhỏ đã có tới năm, sáu loại máy khác nhau; nào là lò nướng bánh mì, microwave, nồi cơm điện, máy mở đồ hộp, máy pha cà phê... Dù các con đã ghi cách xử dụng các loại máy xuống giấy cho bà, nhưng bà vẫn thấy chúng xa lạ, nhất là cái máy pha cà phê. Ở bên nhà, sáng nào cũng pha cho ông, bà ghiền cái mùi cà phê thơm phức bốc lên trong lúc từng giọt đen sóng sánh nhỏ chầm chậm từ phin xuống ly. Cà phê Mỹ loại khuấy uống liền màu lợt lạt mà vị còn nhạt nhẽo, chua chua, còn loại pha bằng máy cũng chỉ khá hơn chút xíu. Cơm nấu bằng nồi điện thì trắng tinh, thơm dẻo nhưng ... hoàn chỉnh đến độ ... kém duyên, làm bà nhớ tới cơm nấu bằng nồi gang nóng đượm ở quê nhà, có một lớp cháy mỏng thơm thơm dưới đáy. Đó là chưa kể cơm nấu trong niêu đất, lớp cháy dòn tan ăn với nước cá kho thì bên này thật là không kiếm được. Con cá, lá rau ở bên Mỹ xanh tươi, sởn sơ nhưng có lẽ vì to quá nên hương vị loãng đi, nhất là trái chuối bên này lớn nhưng nhiều bột làm bà bâng khuâng nhớ trái chuối tiêu trứng quốc ngọt thơm duyên dáng ở quê nhà. Cũng may, con cái sợ ông bà buồn nên đã đem về nhiều sách chuyện, đĩa nhạc, chương trình ca nhạc tiếng Việt, và xin giống một cây ớt hiểm và mấy loại rau thơm để ông bà lúi húi trồng trong mảnh vườn nhỏ cho khoẻ tay khỏe chân.  Ông bà cũng đi dạo quanh xóm, rồi khám phá ra rằng gần đó cũng có mấy vị cao niên người Việt. Thế là mọi người có dịp chào hỏi, hàn huyên với nhau nên thấy vui và đỡ quạnh hiu.
Khi đã quen, bà Lan nghiệm thấy rằng đời sống bên Mỹ cũng có nhiều điểm hay. Bà nói với ông:
- Ông à, hồi mới qua tôi thấy nhà bên Mỹ lúc nào cũng đóng cưả im lìm, lạnh lẽo quá. Nhưng giờ quen với mấy ông bà trong xóm, mỗi ngày hẹn nhau đi bộ, thỉnh thoảng có bát chè, cái bánh đem sang cho nhau, tôi thấy vưà vưà vậy mà vui. Ở bên Việt Nam, nhiều chỗ hàng xóm ở gần nhau quá, có khi chuyện "trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay". Bà con thân nhau quá rồi có khi tự cho mình quyền nhảy xổm vào phê phán, can thiệp đời tư cuả nhau, có khi sinh cãi nhau mất cả tình, ông nhỉ"
Có lần mấy ông bà trong xóm gặp nhau ở công viên cũng bàn tán về đề tài này. Ông Hai nhà ở đầu phố mở đầu:
- Hồi mới sang mình nhớ Việt Nam nên thấy cái gì khác bên đó mình cũng không ưa.
Nhưng nghĩ lại, đời sống ở đây không đến nỗi nào... Chỉ một chuyện là người già như mình được medicare, bệnh gì cũng được chữa miễn phí là tôi thấy sướng quá rồi! Mấy ông bà thấy bà cụ Ba không" Bả bị yếu chân, nhà nước trả tiền cho người lại nuôi rồi mỗi tuần còn có người lại tập cho đi nữa. Bên Việtnam không có tiền là chịu chết! Tôi nghe nói so với châu Âu thì săn sóc y tế bên Mỹ không bằng nhưng mà "trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng thấy ai bằng mình", thật là đúng quá!
Bà Tư Cần Thơ gục gặc tán thành:
- Ưà, ở đâu tui hỏng dám nói chớ ở Cali này, đám già tụi mình hỏng biết tiếng Anh cũng hỏng sao. Dịch vụ gì cũng có nhân viên nói tiếng Việt,  sô sồ qước kơ  (social worker) cuả mình cũng người Việt. Nói thiệt nha, tui chỉ cần biết có một câu "Việt nam mi bờ li" (Vietnamese, please) hà. Kêu lên chỗ sở xã hội nói vậy là người ta kiếm người Việt nói chuyện với mình. Bà chị tui ở dưới Nam Cali nghen, bả hỏng biết chút tiếng Anh tiếng U nào hết, mà đi đâu cũng tới, bị ở đó nhiều người Việt mà! Rảnh bả còn trồng rau thơm rồi kêu con dâu đem ra chợ bán ...
Bà Hồng hứ nghe cái "cóc":
- Cũng tại bà chị bà có phước có  dâu ngọt , chớ nhiều người có  dâu chua lè  nghen bà. Bà Mai ở ngã tư nè, dâu bả đi làm suốt ngày mà hà tiện, trong nhà hỏng dám bật sưởi, muà đông lạnh thấy tiá luôn à bà...
Bà Thư nhẹ nhàng tiếp lời:
- Tui có nghe chị Mai than rứa đó, nhưng chuyện đó giải quyết xong rồi tề. Tui kêu con trai tui bày cho con chỉ làm đơn xin chính phủ cho tiền làm lớp  in xu lấy sần  (insulation) mới quanh nhà hết, rồi còn chỉ thêm mấy mẹo để nhà bớt lạnh. Con dâu chỉ thấy nhờ bà má mà nhà đỡ tốn tiền, giờ hết dám tắt máy sưởi rồi. Cũng may, chỉ có nói ra thì tui mới biết đuờng mà bày cho chỉ ...
Ông Thái trầm ngâm một chút rồi nói:
- Cha mẹ già gặp con cái lơ là, hắc ám thì ở đâu chẳng có. Ở Việt Nam mà gặp hoàn cảnh đó còn khổ hơn. Mình ở đây có  tiền già , lỡ gặp con bất hiếu nó còn ít dám nói mình ăn bám. Tại mình không quen xài chứ bên đây họ có nhiều dịch vụ giúp người già lắm đó, mà người ta coi vậy chứ không lạnh lùng đâu. Mình có chuyện lo lắng mình cứ nói ra, nói với bác sĩ của mình, với cha ở nhà thờ, kẹt quá thì đi bộ ra chợ, ra công viên ở gần nhà nói với người dưng, thế nào cũng có người sẵn lòng giúp mình. Tui cũng chỉ biết có mấy câu tiếng Anh dằn túi à, hai câu quan trọng nhất phải nhớ là "Ai nít heo pờ" (I need help) với "Ai em Việt nam mi" (I am Vietnamese). Còn cái số 911, khi có chuyện nguy hiểm kêu số đó là bảo đảm có cảnh sát lại cứu mình.
Bà Thanh vả lả:


- Ưà, đúng đó, người ta coi vậy mà sẵn lòng giúp mình lắm đó. Mình mà có sức đi học thì vui lắm, có khi thầy cô cũng là người Việt. Khu nào người Việt nhiều, vô trường kiếm người Việt có xe ở gần nhà mình, chia chút tiền xăng nhờ họ đón mình đi học. Hỏng có thì nguời Tàu, người Mễ cũng thiếu gì ngươì hiền. Tui cũng đi học cho vui, vô chữ nào thì vô, hỏng vô thì cũng gặp người ta, mỗi người chỉ cho một chuyện. Nói nào ngay, qua đây cũng có chuyện mình phải đổi lại chớ, tỉ dụ như bên Việt nam nhà cưả trống lổng, mình mặc sức chiên cá, kho mắm...Bên đây xứ lạnh, cưả đóng con muỗi chui hỏng lọt mà nấu kiểu đó chịu sao thấu. Mèn ơi, có lần tui đi bộ vià, mở cưả nhà nghe mùi cá tự ên tui kho mà tui còn chóng mặt! Ăn thua là con cái cha mẹ thông cảm với nhau, có chuyện biết lưạ lời, lựa lúc mà nói. Tui cũng có gặp mấy người bạn có con cái khó tánh, tui biểu họ ráng một thời gian cho quen cách sống, nếu mà hiểu nhau hỏng nổi thì nhờ người quen hay  quớc kờ  (worker) bên sở xã hôị giúp...Chớ ở đâu mà hỏng có người có phước, người vô phước... Hồi còn bên Việt nam, nghe nói Mỹ là điạ ngục của người già, tui cũng run chớ. Qua đây rồi, thấy nếu Mỹ có là điạ ngục thì cũng là từng thứ nhứt, chớ mấy nước nghèo như Việt nam, người già hỏng tiền rớt nước mắt kiếm hỏng ra hột cơm ăn mới là từng điạ ngục thứ chín à ...
 Dứt lời, bà Thanh cười như đắc ý với lời so sánh có duyên của mình. Bà Tám Oanh nguýt bạn bằng đôi mắt vẫn còn sắc ngọt rồi mắng yêu:
-  Mụ  Thanh này lanh quá xá lanh, hạp với bên đây nên tươi như hoa hà...  Nói qua nói lại chớ tui thấy dù có buồn chút xíu nhưng có nhà nuớc lo sức khoẻ với lại có giúp đuợc cho con cháu chút chút là tui khoái hà. Cha mẹ đi làm nguyên ngày, con cái vià tới nhà là ôm máy tính, hỏi sao tuị nó hỏng lầm lì" Có ông bà ở nhà đi ra đi vô, đưá nào ngoan thì nghe mình nhắc nó càng lo học, đưá nào cứng đầu hỏng nghe thì cũng hỏng dám làm quá... Mà con cháu mình nó cần mình dạy tiếng Việt nha. Mèn ơi, mấy ông bà thấy hoa hậu Việt nam bên đây càng ngày càng giỏi hôn" Lóng rày nhiều cô nói tiếng Việt rôm rốp, thấy thương hết sức. Mà mười cô thì hết chín cô biểu nhờ có ngoại, nội nên mới biết tiếng Việt à nhen...
Bà Lan kết thúc câu chuyện:
- Đúng đó, mình già thì già chớ không có vô dụng đâu. Ăn thua là mình phải giao thiệp, phải dám hỏi, đừng có giữ trong lòng. Hồi mới 75, ít người Việt, không có dịch vụ thì ngươì già hơi cực. Bây giờ sách vở tài liệu gì cũng có tiếng Việt, điện thoại cũng rẻ, ở tiểu bang xa cũng goị nguời quen hỏi thăm được. Hồi xưa tội lắm, bà bạn tui bị bỏ bê mà không dám nói với ai, tại nghe hăm là nói ra con bị mất việc làm, bị ở tù. Giờ biết chắc là trừ khi mình bị đánh đập, hành hạ thôi, chứ bình thường ai mà bỏ tù người ta vì chuyện xích mích nhỏ trong gia đình. Mỹ họ đâu bắt con cái nuôi cha mẹ, bởi vậy ai lớn tuổi mà cần xin trợ cấp là có hết.
Sau một thời gian ở Mỹ, bà Lan nhận thấy rằng dù ở phương Đông hay trời Tây, con người ở đâu cũng có những căn bản giống nhau. Có lần thấy trên báo có một bức tranh hí hoạ ở dưới có câu "Between a rock and a hard place", bà đoán ý rồi hỏi lại con. Khi thấy mình đoán đúng, bà hể hả:
- Thì ra Mỹ cũng có câu giống như tục ngữ cuả mình, tiếng Việt mình bảo là "Trên đe dưới buá" đó con.
Rồi bà còn tìm ra nhiều câu khác làm bà thích thú lắm, chẳng hạn như "Like father, like son" thì là "Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh"; "What goes around comes around" thì cũng tương tự như tiếng Việt mình nói là "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ"...
Khi bé Hạnh ra đời, con bé đã may mắn được có ông bà ở bên từ lúc sơ sinh. Vốn là nhà giáo nên ông Vinh có thói quen chuyện gì cũng giảng giải tới nơi tới chốn. Ông Vinh thích bế con bé đi vòng vòng, kể chuyện về mọi thứ trong nhà. Bài giảng thích nhất của hai ông cháu là về bức tranh vẽ một bầy chim tung cánh bay. Bà Lan đã bật cười, khi bà nghe ông nói chuyện với con bé mới sáu tháng như nói với người lớn:
- Đây là bức tranh vẽ bầy chim đang bay. Con thấy con chim bay trước nhất này không" Người ta gọi nó là con chim đầu đàn. Con chim đầu đàn là con chim khôn nhất, nó biết bay đúng đường cho cả đàn bay theo.  Thường thường con chim đầu đàn cũng là con chim khoẻ nhất. Con thấy không, cánh nó giang rộng nhất, cổ nó vươn về phiá trước...
Lúc đầu bà Lan nghĩ con bé không để ý và không hiểu gì những lời cuả ông Vinh, nhưng rồi bà cũng phải tin là con bé hiểu vì lần nào bà bế bé Hạnh đi ngang qua bức tranh, nó cũng chỉ tay, miệng bi bô cho tới khi bà phải đứng lại và lập lại những lời giống như ông thường nói.
 Rồi thằng bé Khoa ra đời. Hai đưá luôn quấn quýt bên ông bà và chúng lớn lên với những lời ru ca dao và thơ tiếng Việt. Hai chị em nó thích nhất bài Nhớ Làng cuả Yến Lan:
Mưa đưa thương nhớ về làng
Mưa làm xa những dặm đàng bến sông
Chiều nay mở cưả ra trông
Thấy làng đâu - chỉ thấy lòng mà thôi
Mưa đưa thuơng nhớ bời bời
Bời bời thương nhớ, mưa ơi khuất làng
Ở đây sông núi võ vàng
Dừa cao lểnh khểnh cành xoan ngoằn ngoèo
Con đường thì hút cheo leo
Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình...
Làng tôi gió nhỏ thênh thênh
Mưa rơi nhè nhẹ, trăng lên dịu dàng
Làng tôi khôn nói hết làng
Có người cứ mỗi chiều vàng... nhớ tôi...
Có lần đang ru hai đứa bà nghe thằng Khoa bập bẹ nói theo. Không tin là thằng bé nói chưa sõi mà nhớ được thơ, bà cố ý chờ ở chữ cuối của mỗi câu và thấy nó nói đúng. Thì ra con nít cũng biết lắng nghe và còn nhớ nữa!
Con gái và rể cuả ông bà Vinh rất mừng khi thấy hai đưá bé ngoan ngoãn và càng lớn càng nói giỏi tiếng Việt. Vợ chồng nó cứ bảo là hai đứa bé lanh lẹ là nhờ công ông bà dạy dỗ từ thưở mới ra đời. Ông bà chỉ cười nói có hai đứa hủ hỉ làm tuổi già cuả ông bà hết quạnh hiu chứ ông bà đâu có cố sức dạy gì đâu. Ông bà chỉ sống theo nếp Việt Nam, ru cháu bằng những lời ông bà đã từng ru các con ngày xưa. Ông thích thơ thì đọc thơ, bà thuộc ca dao thì ru bằng ca dao, tự nhiên nó thấm vào đầu hai đứa. Khi rảnh rỗi bà Lan kể chuyện cổ tích hay nghe nhạc, xem video Việt Nam và hai đứa cháu cũng xem theo. Hôm sinh nhật thằng Khoa, hai chị em nó vưà dậm chân đi diễn hành vưà hát "Mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng..." (1) làm ông bà cũng không ngờ là hai đứa nhớ lời nguyên cả bài hát dài. Chưa hết, bé Hạnh còn hứng chí hát luôn bài Sầu Đông cuả Khánh Băng, lúc nó lên giọng "Em đã sang ngang rồi ... Đành thôi nhớ mong...", cả tiệc đã được một trận cười.
Bây giờ ngoài tiếng Việt, bé Hạnh và bé Khoa cũng thích xem những chương trình thiếu nhi của Mỹ như Barney, Sesame Street... Nhờ thế, bà Lan cũng có dịp làm quen với những mục này. Âm thanh vui nhộn, màu sắc rực rỡ làm cho cả ba bà cháu đều thích thú. Hai đứa còn "dạy" bà hát bài của Barney:
I love you
You love me
We re a happy family
With a great big hug, and a kiss from me to you
Won t you say you love me too" (2)
Một tuần chúng còn đi học ở trường vài tiếng đồng hồ, tuy rất thương cô giáo và thích bạn bè, nhưng hai đứa vẫn quyến luyến ông bà lắm ... Chúng có vẻ "mê" các bài hát ru và những chuyện đời xưa bằng tiếng Việt cuả ông bà hơn. Lúc đầu bà Lan lo cho cháu bị rối trí vì phải học tiếng Anh, tiếng Việt nên bà tính để cho cháu ở lại thêm giờ ở trưòng nhưng con bà trấn an ngay "Mẹ đừng lo, bác sĩ bảo con nít học dễ lắm, không có vấn đề gì đâu. Con coi trên Internet có nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rõ ràng là con nít có thể học tới 3, 4 thứ tiếng cùng lúc mà! ". Ông Vinh mỉm cười đồng ý, gật đầu ngâm một câu thơ mà ông rất tâm đắc
" Chỉ sợ đàn con quên Việt Ngữ,
Đừng lo lũ trẻ kém Anh Văn..." (3)
 
... Dòng tư tuởng cuả bà Lan bị cắt đứt vì bé Hạnh nhõng nhẽo níu áo
- Bà ơi con muốn bà kể chuyện con thỏ con ruà.
Bà Lan mỉm cười:
-Con nghe chuyện này nhiều lần rồi, thôi bà kể chuyện khác nhé.
Con bé nũng nịu:
- Nhưng con thích con thỏ con ruà mà ...
Vưà nói nó vưà trèo lên lòng bà. Ông Vinh cười, mắng yêu:
- Con bé này nhõng nhẽo quá!
Bà Lan âu yếm bảo cháu:
- Con phải ngoan không thì người ta bảo "cháu hư tại bà" đấy!
Bé Hạnh tròn xoe đôi mắt nai, phản đối "Hông! Cháu ngoan tại bà!"
Rồi con bé tụt xuống, vưà chạy ra sân sau vưà reo vang "Cháu ngoan tại bà". Thằng bé Khoa cũng bắt chước chạy theo, vừa chạy vưà la "Chaú ngoan tại bà ... Cháu ngoan tại bà..."
Ông Vinh và bà Lan mỉm cười nhìn theo hai đưá bé. Năng đã lên chan hoà, trời thật đẹp...
***

Chú thích:
(1)Chiến Sĩ Vô Danh - Phạm Duy
(2)  Tạm dịch:
Con thương ông bà
Ông bà thương con
Gia đình ta thật là yên vui
Một vòng ôm thật chặt,
một nụ hôn đến với ông bà
Ông bà có nói thương con không nào"
(3) Thơ của cố nhà giáo lão thành/thi sĩ Bảo Vân
Các chữ và câu tiếng Anh trong bài:
Social worker: nhân viên sở Xã Hội.
Worker: gọi tắt của social worker.
Vietnamese, please: Làm ơn nói tiếng Việt.
I need help: Tôi cần giúp đỡ.
I am Vietnamese: Tôi là người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,186
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.