Hôm nay,  

Sống Hạnh Phúc Ngay Bây Giờ, Ở Đây

12/03/200800:00:00(Xem: 29092)

Người viết: Tuyết Mai
Bài số 2246 -1623-23-vb4120308

Tác giả Tuyết Mai, cư dân Virginia, là một nhà báo theo sát các sinh hoạt cộng đồng, đã cung cấp cho báo chí nhiều bản tin, bài tường thuật các sinh hoạt  đặc biệt của người Việt vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Viết Về Nước Mỹ, năm trước, cô góp bài “Giấc Mơ Đi Mỹ”. Sau đây là bài thứ hai của cô cho năm nay.
 
Có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng,  cứ để mặc tình trạng "khắc khẩu", tình trạng "xung khắc" bất hòa giữa hai vợ chồng kéo dài năm này tháng nọ. Họ không buồn bỏ một chút thì giờ để tìm hiểu lý do của sự khắc khẩu, sự nghịch ý và tìm cách khắc phục để gia đình có một đời sống an lành hạnh phúc. Họ không ý thức được rằng hạnh phúc có sẵn trên đường chúng ta đang đi, chứ không phải ở điểm cuối cùng chúng ta sẽ đến.
Chỉ một việc chúng ta được sống độc lập, nghĩa là có thể thấy, nghe, đi, đứng, ăn uống, không bệnh hoạn, có cơm ăn, có áo mặc, có nhà ở và được bình yên đã là một hạnh phúc vô cùng trong đời, mà ít người ý thức, vì người ta cứ mải mê theo đuổi những mộng tưởng xa xôi, thả hình bắt bóng.
Nếu tuần nào không bận rộn với những sinh hoạt cộng đồng, hai vợ chồng tôi đi ăn nhậu tiệc tùng ở nhà bạn bè, sẽ có dịp nghe các bà, sau khi ăn no kéo nhau ra phòng khách, đem ông chồng yêu quý của mình ra tố khổ.
Câu chuyện của chị Hồng làm tôi suy nghĩ nhiều nhất, từ  đó tôi nghĩ tới một triết lý... sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
Chị Hồng kể, chị vượt biên trước với hai con, qua đây mấy mẹ con vất vả lúc đầu nhưng dần dần cũng tạo được cuộc sống bình yên, chị mua được một cái nhà hàng và các con đã ăn học nên người. Hơn mười năm sau ông chồng ra tù cải tạo mới được bảo lãnh sang Mỹ. Trong thời gian xa cách hơn một chục năm đó hai người đã hoàn toàn thay đổi. Chị Hồng đã quen đời sống Tây phương, tháo vát, lanh lợi, còn ông chồng sau một thời gian lâu dài bị tù đày, sức khỏe yếu kém, tinh thần khủng hoảng, ông rất chậm chạp, có thể nói là cù lần so với bà vợ.
Tinh thần chị Hồng luôn bị căng thẳng, lo âu vì việc làm ăn buôn bán, cạnh tranh, lại thêm thân xác quá mệt mỏi vì làm việc nhiều giờ nên lúc nào chị cũng cau có, gắt gỏng như bệnh thần kinh hay xì nẹt vô lý, càng làm cho ông chồng thêm buồn tủi thân phận sống bám vào vợ.
Một hôm ông chồng bệnh, bảo chị Hồng rót cho một ly sửa. Chị càu nhàu:
- Thì ông đi lấy đi, còn đi được, chưa bệnh nặng mà.
Ông chồng đổ quạu: " tôi bệnh nhiều bà biết không"
Chị Hồng với tay lấy ly nước trà chị đang uống, đổ sửa vô rồi đem lại cho ông chồng. Chị dằn mạnh cái ly lên bàn nói "uống đi", rồi quay lưng.
Ông chồng nổi giận bắt đầu to tiếng:
- Bà đã đi quá mức của một người vợ, không kính nễ chồng chút nào.
Chị Hồng trả lời lại:
"Bên Mỹ này bình quyền, không có chuyện chồng chúa vợ tôi. Ai cũng phải làm việc cực thấy cha để kiếm sống, không ai hầu ai.”
Chị cằn nhằn không dứt lời.
Ông chồng thấy cái gì màu đen giống con ruồi trong ly sửa, ông la lên:
-Bà cho tôi uống sửa với ruồi, bà biết không"
Bà vợ bình thảng đáp:
- Thì vớt nó ra. Ở bên Việt Nam, đang ăn phở con ruồi bay rớt vô tô phở mình vớt bỏ đi, rồi ăn tiếp có sao đâu.
Ông chồng nổi cơn, nhắc lại đủ thứ chuyện buồn phiền chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Ông chưa dứt lời thì bà vợ phản pháo ngay bằng những lời lẽ thật đanh đá. Cả hai trao đổi nhau những câu nói chanh chua, độc ác cho hả giận. Trong cơn nóng giận, họ không có thì giờ suy nghĩ, cân nhắc từng lời nói, nên những lời lẽ tàn nhẫn, độc địa này được bắn thẳng vào tai, vào tim hai người và đã để lại nhiều vết thương không hàn gắn được.
 Không dằn được cơn giận, ông chồng nói :
"Không thể tiếp tục được nữa, phải ly dị".
Bà vợ trả lời ngay:
- Càng sớm càng tốt, bỏ ông ra tôi dư sức lấy một chục thằng hơn ông.
Ông chồng không chịu thua nói, phen này ông về Việt Nam ông lấy gái còn trinh chứ không lấy bà già ó đâm như bà.
Chị Hồng dứt khoát:
- Tôi đi tới văn phòng luật sư ký giấy ly dị ngay bây giờ đây.
Tại văn phòng luật sư, chị Hồng gọi điện thoại về cho hay luật sư đòi phải đặt trước hai ngàn đô và không trả lại nếu sau này chị đổi ý không muốn ly dị. Ông chồng đồng ý ngay, rồi buồn bã đứng dậy bước lại bồn rửa chén, đổ ly sữa. Bên cửa sổ có ánh sáng, anh chồng mới thấy miếng đen trong ly sữa là lá trà trong ly chị Hồng đã uống. Thì ra cả hai vợ chồng cãi nhau rùm beng, làm mất đi một buổi sáng đẹp trời chỉ vì xớn xác thấy lá trà mà tưởng là con ruồi. Anh chồng ân hận cho sự nóng nảy của mình. Không phải hai vợ chồng chỉ mất đi một buổi sáng đẹp trời mà mất luôn hai ngàn đô, đấy là may nếu không thấy lá trà thì họ đã ly dị, gia đình ly tan, con cái buồn khổ, chỉ vì nóng nảy, lầm lẫn. Lúc giận đầu óc người ta không sáng suốt.
Sau đó hai vợ chồng vẫn sống chung, ăn chung, ngủ chung nhưng không hạnh phúc, không ai nhường nhịn ai. Ai cũng có cái ngã quá to, tự cho mình đúng rồi rống họng cãi, mạt xát lẫn nhau. Họ để mặc cho tình trạng khắc khẩu kéo dài vì tin là tuổi của họ xung khắc, số con chuột, con mèo, con rắn, con heo gì đo... tứ hành xung, không thể hòa thuận hạnh phúc với nhau được.
Một hôm có một người khách đến ăn ở nhà hàng đưa cho chị Hồng xem hình họ vừa xây một căn nhà rất khang trang bốn từng lầu tuyệt đẹp ở Saigon mà tốn có bảy chục ngàn mỹ kim. Chị Hồng cầm cái hình ngắm tới ngắm lui thích quá, muốn về nhà xây một căn như vậy cho cha mẹ ở bây giờ và một ngày nào đó về hưu hai vợ chồng sẽ về VN có căn nhà tiện nghi. Ở đây chắc con cái sẽ bỏ cha mẹ vô viện dưỡng lão, thêm buồn tũi.
Thế là chị Hồng bay về VN hai tháng để tận mắt trông coi việc xây cất căn nhà theo ý chị muốn. Trước khi đi chị dặn dò mấy đứa con, coi chừng ba, đừng để ổng đi nhậu nhẹt, gặp gỡ bà này bà nọ lúc mẹ vắng nhà.
Hai đứa con nghe lời mẹ, để ý canh chừng ông già. Ông chẳng đi đâu cả, buổi tối sau khi đóng cửa nhà hàng về ông ngồi gỏ lóc cóc trên key board computer đến quá nửa đêm, "chat" với mấy cô gái ở VN muốn lấy chồng Việt Kiều. Chỉ trong vòng hai tháng là tình nồng say đắm nẩy nở giữa chồng chị và cô gái tuổi đáng con ở VN. Câu chuyện tình ão trên net đã thúc đẩy anh chồng quyết về VN một chuyến để gặp người tình trong mộng, trên net.
Khi chị Hồng trở về Mỹ, hí hửng với mấy cái hình căn nhà khang trang ở VN thì ông chồng chị quyết liệt đòi về VN để xem tận mắt căn nhà. Cố nhiên chị Hồng không cho ông ta về một mình, rất nguy hiểm, dễ bị các cô gái tơ ở VN quyến rũ. Nhưng nay với tình yêu thúc đẩy ông chồng chị Hồng quyết "quật khởi", không chịu đựng sự chỉ huy, theo ý kiến của vợ nữa. Chị Hồng giận lẫy, cảnh cáo là khi ông trở về thì ông cuốn quần áo ra khỏi nhà. Ly dị. Ông chồng nghĩ bụng "càng tốt".
Về tới VN, việc đầu tiên là ông chồng đi tìm gặp người tình trên net. Thực tế  qua nhiều câu chuyện, ông chồng thấy rõ là cô này "bắt địa", moi móc tiền Việt kiều hơn là có tình yêu chân thật. Cô này muốn đi Mỹ với bất cứ giá nào, chuyện sống hạnh phúc hay không thì hạ hồi phân giải. Ông chồng thất vọng, lo ngại, tiếc công xúc tép nuôi cò, không biết cò ở với ông được bao lâu mà trước mắt là phải hy sinh bà vợ già... Sau vài lần gặp gỡ ông chồng quyết ở lại với vợ "ta về ta tắm ao ta" cho chắc ăn.
Từ đấy ngày nào ông ta cũng ở nhà, o bế đưa ông bà già vợ đi ăn , đi chơi, như một thằng rể có hiếu. Chị Hồng ở nhà lục lội hết phòng này tới tủ nọ cố tìm một chứng tích để hiểu vì sao ông nhất quyết đòi về VN, phải có một động cơ nào đó thúc đẩy ông ta mới quyết liệt về VN như vậy.
Moi móc hết quần áo ở mọi góc kẹt, chị mới thấy một hộp bánh biscuit được gói kỹ, tim chị đập mạnh, hội hộp mở ra từ từ, trong đó có một cuốn sổ tay nhỏ và một xấp thơ cũ giấy đã bạc màu. Chị mở cuốn sổ nhỏ ra đọc mới biết đó là quyển nhật ký, ông chồng viết rất ngắn gọn những tâm tình thật buồn tủi về cuộc đổi đời, bây giờ không còn uy quyền của một cấp chỉ huy, một người chồng, người cha trong gia đình... Ông ghi lại sự chịu đựng, chấp nhận cuộc sống hiện tại, nhất là nỗi buồn tủi phải sống bám vào vợ, vì tuổi đã lớn không thể làm lại từ đầu...


Đọc tới đây chị Hồng thấy cảm động ứa nước mắt, bây giờ chị mới cảm thông, thương xót, tội nghiệp chồng.. Từ trước tới giờ mỗi lần nổi cơn là chị la cho hả giận, chứ không hề nghĩ tới tinh thần ông chồng đã bị khủng hoảng trước cuộc đổi đời, và chị cũng không biết giọng nói thường nhật vô tình của chị đã  để lại trong tâm thức ông nhiều đau thương, buồn tũi không tả được.
Chị Hồng bỏ cuốn nhật ký xuống, đọc tiếp xấp thư, thì ra đây là những cái thư chị đã gởi cho ông chồng từ lúc hai người mới yêu nhau. Chị thật xúc động khi thấy ông chồng vẫn còn giữ kỹ những kỷ vật này.
Chị đọc cái thư thứ nhất, có những lời lẽ thật ngọt ngào, nũng nịu dễ thương "anh dễ ghét ghê! Anh biết là xa anh em nhớ anh thấy mồ không" Lần sau hể em gọi điện thoại, dù anh bận đến đâu anh cũng phải gọi lại liền, nếu không em sẽ bắt đền..." Kèm theo thư là cái hình chị lúc 18 tuổi. Trời, lúc đó mặt mũi xinh ghê, đã xinh đẹp còn ngọt ngào nữa chẳng trách ông chồng mê tít thò lò đòi làm đám cưới sớm. Cái thư có ép hoa pensee nữa, tình thuở ấy thiệt là mơ mộng.
Chị Hồng với tay lấy cái gương trên bàn, soi lại mặt mình bây giờ...hỡi ơi, năm tháng đã để lại trên mặt chị nhiều nếp nhăn, đã già nua mà lúc xì nẹt chị còn cau có, chẳng trách sao bây giờ ổng muốn thương mà thương không vô.
Chị Hồng đọc tiếp cái thư thứ hai, cái nào cũng có kèm theo một cái hình rất xinh, hồi đó có bao nhiêu tiền mấy cô gái cũng đem đổ cho mấy tiệm chụp hình ăn. Trong thư chị viết: "Em nhớ buổi chiều mình dạo chơi trong công viên, trời bắt đầu mưa nhẹ hạt, anh ôm, che mưa cho em, trong vòng tay thương yêu của anh, em cảm thấy thật ấm êm, hạnh phúc. Em mong vòng tay thương yêu này che chở em mãi suốt cuộc đời..." . Tình dữ à!
Chị Hồng nhớ lại ...hôm bữa hai vợ chồng lái xe khi trời tuyết. Nhìn những bông tuyết rơi nhẹ càng thú vị hơn mưa rơi nhiều, nhưng bây giờ già hay quạu bậy, đường trơn trợt, ông chồng ghì chặt tay lái, trong lúc chị càu nhàu:
-Ông lái xe kiểu gì kỳ cục vậy, sang lane sao không ra signal, hồi nãy biểu đi đường trong không chịu, đi đường ngoài bây giờ không nhớ đường. Tôi nói với ông hoài, lên xe thì phải coi bản đồ, định hướng , bây giờ sắp trễ chuyến bay mà còn lần quần không biết đường đi.
Ông chồng cự lại:
-Bà giỏi bà lái đi!
- Tôi không lái xe được trên xa lộ, trời tuyết.
- Không lái được thì im đi để người ta lái. Đã lạc đường còn nghe cằn nhằn có bực không"
Cái thư thứ ba cũng có lời lẽ nồng nàn tha thiết lắm.
“Em mong khi mình về sống với nhau rồi, mỗi đêm em sẽ đưa anh vào "rose garden" (vườn hồng) thật thơ mộng.”
Thực tế bây giờ cứ mỗi lần ông chồng lại gần thì chị nhăn nhó:
-Mệt quá đi thôi! làm việc đầu tắt mặt tối mà tới giờ này ông còn bắt làm thêm job đêm!
Ông chồng chịu đấm ăn xôi, choàng tay qua ôm vợ. Chợt nhớ tới mấy cái bill chị Hồng hỏi :
-Cái bill nước anh trả chưa, nếu để trễ là họ cúp nước cho mà coi.
 Nghe cúp nước ông chồng hoảng quá, tuột xuống giường đi tìm cái bill coi đã trả chưa.
Vừa trở lại đặt lưng xuống giường nằm thì chị Hồng nói, đã nhắc anh bỏ vô băng IRA hai ngàn để được trừ thuế, anh bỏ chưa". Cái máng xối rớt tòn teng cả tháng nay, chừng nào anh mới sửa"
Ông chồng kêu trời.
-Trời ơi sao cứ giờ tôi leo lên giường bà hỏi đủ thứ chuyện, làm sao hứng nỗi, thôi bỏ mẹ nó qua hết mọi chuyện đi, tính sau...
Xếp lại chồng thư cũ, chị Hồng ưu tư nghĩ đến hai chữ vô thường, quả thật vạn vật luôn đổi thay. Từ một cô gái xinh đẹp nay trở thành bà già xấu xí, từ một tính tình dịu hiền trở thành gắt gỏng khó thương. Ngày này qua ngày khác chị đã quá bận rộn với cuộc sống đến nỗi không có thì giờ để suy nghĩ, tìm hiểu coi mình đã sống như thế nào" Mình đã sống một cách trọn vẹn với ý thức hiện hữu và hạnh phúc trong từng phút, từng giây"
Vì cuộc sống quá bận rộn, bon chen để cung ứng những nhu cầu, tiện nghi vật chất, rõ ràng là chị đã đánh mất quá nhiều hạnh phúc của mình trong vọng tưởng điên đảo, trong buồn, giận, thương, ghét, trong âu lo, toan tính, trong sân hận , thù oán, trong nuối tiếc ký ức, trong ước vọng tương lai và ngay cả giờ phút này chị cũng đang lao chao trong lo âu được, mất, hơn , thua... sự bất an có mặt thường trực trong đời sống tinh thần của chị.
Chỉ những giây phút thật lắng đọng tâm tư như thế này chị mới thấy thương chồng và ân hận về cách cư xử với chồng.
Ngày hôm sau chị quyết định làm mới lại cuộc tình bằng cách sẽ sửa đổi để được dễ thương như ngày xưa. Chị đi chợ mua cho chồng vài cái cà vạt, vài đôi vớ, quần áo mới, rồi gói lại cẫn thận như gói quà trong giấy kiến màu thật đẹp. Chị dự định khi chồng về chị sẽ bịt mắt ông chồng lại, đem quà ra bày một bàn rồi mở mắt anh ta ra cho xem, chắc chắn là anh ta sẽ rất vui mừng và hạnh phúc.
Trong lúc chị đang quyết tâm làm mới lại cuộc đời thì có ngưới bạn rủ chị đi dự lớp thiền với Thầy Tâm Thiện, chị nhận lời đi ngay. Ở thiền đường, các thiền sinh ngồi thành một vòng tròn. Bên cạnh thầy, tất cả cùng thư thả uống trà và bàn chuyện đạo (trà đàm), có lúc cùng nhau hát những bài thiền ca, ý thức sự sống nhiệm mầu trong giờ phút hiện tại, vui như trẻ thơ. Trong môi trường trong sáng này, chị cảm thấy như đã thoát vòng tục lụy. Chưa bao giờ chị có được cảm giác an lạc thanh thản, tâm hồn rộng mở, tha thứ, bao dung, vui tươi, hồn nhiên như vậy.
Thầy giảng về sự "cảm ơn" và "ái ngữ". Trong lúc lắng nghe chị nhìn xuống như để thấm thấu hết những lời giảng vàng ngọc của thầy. Suy nghĩ kỹ lại thì hình như chị chẳng bao giờ nói lời cảm ơn chồng và con cái, mà chính thực chị đã mang ơn họ rất nhiều. Chồng là người đầu gối, tay ấp đã chia sẻ với chị biết bao nhiêu khổ cực, buồn vui của cuộc sống. Chị cũng chẳng có để ý tới hai chữ "ái ngữ" là những lời nói êm đẹp, đem lại hạnh phúc cho nhau. Từ trước tới giờ hể nổi cơn lên là chị nói, chị nói bất cứ cái gì vụt hiện ra trong óc, không cân nhắc, đắn đo hậu quả gì cả.
Càng nghe thầy giảng chị càng ân hận cho những gì mình đã nói, đã làm một cách vô minh từ trước tới giờ.
Tối hôm đó, chị gọi điện thoại cho chồng với những lời lẽ rất ngọt ngào, êm dịu, chị dặn dò ông chồng cứ vui chơi bên nhà, khi về thì nhớ mua cho chị mấy thức ăn Việt Nam như khô cá thiều, khô lan phòng, mứt me... chị thực sự nôn nóng mong cho mau qua một tuần để đón chồng về. Cuộc đời của hai người từ nay sẽ đổi khác, sẽ không còn khắc khẩu, xung khắc như trước nữa.
Hai ngày sau, đứa cháu bên VN gọi điện thoại qua cho hay chồng chị bị "heart attack" trong lúc tắm biển với mấy cháu và tắt thở trên đường đưa tới nhà thương cấp cứu. Chị vội vã bay về Saigon, cố nhiên chị đem theo những món quà đã gói trong giấy kiến thật đẹp. Lúc tẩm liệm, chị đã liệm theo quan tài những món quà này với thật nhiều nước mắt...  muộn rồi.
Nếu chúng ta biết chúng ta chỉ còn một ngày để sống thì giờ này chúng ta nên làm gì, hẳn là chúng ta sẽ tha thứ cho tất cả những ai đã làm phiền lòng mình, và sẽ xin những người khác tha thứ cho mình...
Chúng ta đã bỏ biết bao nhiêu sinh lực, công sức để có được một tình yêu như ý, một danh vọng như ý, một tài sản như ý và rằng chúng ta thực sự đã sống với cái "như ý" đó một cách hạnh phúc không" Rõ ràng là chúng ta vẫn còn phiền muộn và cay đắng mà phần lớn là bởi vọng tưởng. Đó là chưa kể cái tâm thức đang thiêu đốt chúng ta trong cơn khao khát, ước mơ.
Để thoát ly mọi phiền não, để xa lìa mọi mộng tưởng, đảo điên, cuồng si, chúng ta hãy an trú vững chắc trong hiện tại, hãy tập sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
Tuyết Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến