Hôm nay,  

Ngã Rẽ Con Đường

16/05/200800:00:00(Xem: 294269)

Người viết: Vinh Quan Ky
Bài số 1224-1835-542vb6230307

Tác giả bài viết này thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ hai: sinh trên đất Mỹ, còn ở tuổi đôi mươi. Bài viết nguyên bản Anh ngữ đã được chính tác giả tự chuyển sang Việt ngữ để chia sẻ với ông bà ngoại, những người đã bỏ công giúp Vinh học tiếng Việt.

*

Tôi được sanh ra ở đất Mỹ này khi Mẹ tôi vừa hai mươi bốn tuổi.  Mẹ tôi vừa xong đại học và có việc làm vững chắc.  Bố tôi lúc đó là một người đàn ông mau mắn trong lảnh vực buôn bán xe hơi.  Bố là bạn chơi với tôi thuở bé, nhưng trước khi họ có thể cho tôi một em trai, Bố Mẹ tôi ly dị và chia tay.
Tôi lớn lên như một đứa trẻ bình thường khác và rất gần gủi với Mẹ.  Vì không có anh em bà con hoặc con nít hàng xóm nên tôi thường tự chơi một mình.  Tuy có nhiều bạn trong trường nhưng không có đứa nào thân thiết để tôi có thể hảnh diện giới thiệu:  "Đây là bạn thân của tôi."
Lớn lên là con trẻ duy nhất trong gia đình, tôi luôn luôn muốn có một người bạn để chơi, tâm sự và cùng trưởng thành với  nhau.  Và một ngày đẹp trời, tôi gặp được người bạn cùng tuổi tên Victor.  Victor giúp ảnh hưởng và uốn nắn tôi thành con người hôm nay.
Cả hai gặp nhau lần đầu tiên trong kỳ tuyển chọn tuyển thủ cho môn banh bầu dục (football) Pop Warners, đội " Warriors" (Chiến Sĩ). Chúng tôi mới bắt đầu lớp Bảy, đang trong thời kỳ chuyển tiếp vụng về, lúng túng trước ngưỡng cửa lứa tuổi mười mấy, tôi vẫn hy vọng tìm được người bạn thân cùng chơi chung qua mùa hè dài năm ấy.  Sau lần thực hành luyện tập đầu tiên, tôi thấy Mẹ tôi đang nói chuyện với Bố của một cầu thủ cùng đội và khám phá ra nhà hai bên chỉ cách nhau 5 căn.  Chúng tôi trao đổi thời khóa biểu luyện tập và chia nhau trách nhiệm đưa đón.  Hôm sau, với thân thể ê ẩm, tôi ngồi chờ và do dự với quyết định tham dự đội football của mình thì điện thoại reo lên, tiếng cậu nhỏ trang lứa nói rằng sẽ tới đón tôi đi trong vòng hai phút.  Tôi ngồi chờ kế bên cửa sổ, tự hỏi thằng bạn này có thích chơi banh như mình, đi học trường nào, có thích chơi games, bạn hiền hay hung dử"  Rồi cái xe truck trờ tới, một thằng con trai cở tôi chạy tới rung chuông nhà, tôi mở cửa, hai đứa chào và tự giới thiệu.  Trong chuyến đi tới sân luyện tập, chúng tôi trao đổi nhau ý kiến về video games, quân bài, con gái và xe hơi.  Bắt đầu từ hôm đó, tôi biết rằng tôi và Victor sẽ cùng nhau tham dự nhiều chuyến phiêu lưu tới.
Tôi đã gặp người bạn tôi có thể hãnh diện gọi rằng bạn thân nhất. Trong giờ luyện tập, hai đứa được đặt vô đội phòng thủ với 10 đứa trẻ khác và chỉ phân nửa được hân hạnh bổ xung vào đội banh.  Cả hai  Victor và tôi đều hết sức tranh đua trong lúc rèn luyện húc, vật nhau.  Nếu tôi thấy Victor chặn cản đối phương hay, tôi biết mình phải chặn, cản hay hơn.  Khi tới lúc phải húc nhau, cả hai đứa biết rằng đứa nào cũng đem hết sức ra chọi nhau cho tới khi tiếng còi tu huýt thổi ngừng của ông huấn luyện viên.  Với tinh thần tranh đua đó, hai đứa được chọn vô hàng phòng thủ của đội banh. Trong suốt quãng đời làm bạn, Victor và tôi luôn thúc đẩy nhau.  Trên sân cỏ, cả hai cùng là địch thủ và bạn thân nhất.  Ra khỏi sân banh, hai đứa chơi video games, chạy đua xe đạp BMX cho tới lúc bánh xe mòn, vật lộn cho tới gần nghẹt thở. Khi trường học khai giảng mùa thu năm ấy, sáng sớm Victor đạp xe tới nhà, rung chuông và vô nhà chơi cho tới giờ học, cả hai cùng nhau đạp xe tới trường.  Cho tới khi đổi qua trường trung học đệ nhị cấp, những chuyến phiêu lưu vui nhộn mới thật sự bắt đầu.
Victor và tôi bắt đầu trắc nghiệm cuộc đời như bao lứa tuổi mười mấy khác.  Thời gian này chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về chính mình, thử thách trật tự đặt ra bởi người lớn, và tìm cách thoát khỏi những vướng bận đó.  Tôi nhớ có một đêm hai đứa nẩy ý định quăng trứng vô xe.  Victor ngủ lại nhà tôi đêm đó, khoảng hai giờ sáng cả hai lén ra khỏi nhà, chờ những xe vô tư lái ngang và nhảy ra, quăng trứng vô cửa xe rồi bỏ chạy thục mạng  như lực sĩ điền kinh về nhà.  Vừa thở hổn hển, hai đứa nhìn nhau và cười nắc nẻ về thành tích của mình.  Chúng tôi trải qua thời niên thiếu như bao thằng con trai khác. Khởi đầu một ban nhạc, chôm chìa khóa xe của Bố Victor lái lòng vòng ban đêm, bất cứ việc gì, cả hai đều sát cánh mặn ngọt bên nhau.  Nhưng dòng đời trôi chảy, tôi học bài học khó nuốt của câu: lòng người thay đổi.
Victor và tôi lớn lên trong hai ngôi nhà với hai tiêu chuẩn giá trị đạo đức khác nhau.  Tôi nhớ suốt thời gian thao dượt để được chọn vô đội banh Pop Warners, Victor tới nhà chơi và hai đứa nằm cạnh nhau nói chuyện qua đêm.  Chúng tôi nói bất cứ chuyện gì trong đang trí óc thuở ấy.  Có lần nằm trên sàn gổ chịu đựng cái nóng của mùa hè trong phòng tôi, ngó lên trần nhà và nghe tiếng quạt sè sè quay của cái quạt máy đứng ở góc phòng, tôi nghe Victor nói một câu mà tới giờ này vẫn còn vướng trong trí nhớ.  Nó nói:


- Mày có biết là thỉnh thoảng tao muốn Bố tao quăng vài trái banh chơi với tao không"
Ngạc nhiên, tôi hỏi lại:
- Sao mày không hỏi ông ta"
Nó buồn bả trả lời:
- Tao có hỏi nhưng ổng không muốn chơi.  Ổng chỉ muốn ngồi coi TV thôi.
Từ đó, đôi lúc Victor bày tỏ ý nghĩ và cảm tưởng về mối quan hệ với Bố nó, nhưng tôi không hiểu cơn đau khổ tinh thần của nó lúc ấy. Victor sống trong căn phố nhỏ với Bố nó cuối con đường nhà tôi.  Bố nó làm thợ xây cất, đôi khi phải lái xe đi xa và có lúc phải ở lại qua đêm. Làm việc nặng nhọc nên khi về tới nhà, ông ta luôn mệt mỏi chẳng muốn quăng banh hay ra ngoài công viên chơi với con mình.  Còn tôi" Tôi có người Mẹ vững chải chống đở bảo táp bên ngoài, bênh vực, che chở, khuyên răn tôi như bổn phận một người Mẹ gương mẫu.  Mẹ cho tôi chọn lựa con đường theo ý muốn nhưng nắm chắc rằng tôi hiểu sự tai hại và tránh xa rượu chè, hút sách, nhấn mạnh sự quan trọng của sách vở, trường học, vài điều dạy dổ Victor bị thiếu sót.
Khi lên lớp 10, hai đứa tách riêng theo các lớp học trong trường. Victor và tôi bắt đầu làm quen với những bạn mới khác khiến đưa đẩy hai đứa tới ngả rẽ của cuộc đời.  Tôi làm quen với các bạn trong những lớp học danh dự đặc biệt của trường và Victor làm quen với các bạn uống rượu, hút thuốc và chích ma túy.
Victor nhảy vô giửa đám bạn này không một phút chần chừ và tôi" Tôi không thể bỏ ngoài tai tiếng Mẹ tôi luôn văng vẳng bên tai: "...lánh xa rượu, thuốc lá, ma túy..." mỗi khi tôi đắn đo giữa những lời mời mọc từ đám bạn của Victor.  Tôi cứ nói "Không!" từ chối và hậu quả là càng ngày tôi càng rời ra người bạn thân thuở thiếu thời Victor.  Và khi có dịp đi chơi với nhau, sự gắn bó ngày xưa giờ gượng gạo không tự nhiên như những lúc đạp xe hay chơi game hồn nhiên của ngày xưa. 
Tôi tiếc nhớ những ngày đó và một hôm, tôi quyết định quên đi những gì Mẹ tôi dạy để nối lại tình bạn với Victor.
Tôi tới nhà Victor và bước vô đám tiệc đang diễn ra giửa căn phố nhỏ. 
Tôi nghĩ mình cứ thử hút một "joint , có sao đâu"  Tôi quen với cảnh mời mọc từ đám bạn của Victor nhưng lần này, thay vì nói "No!" như thường lệ, tôi sẽ nói:"Okay!". 
Tôi ngồi xuống với hai đứa bạn của Victor đang nhồi thuốc vô ống hút cho tôi thì cửa phòng xịch mở, Victor bước vô. Một đứa đang nhồi thuốc nói lớn:
- Ha! Nó chịu thử rồi!
Victor, từ dáng có vẻ hơi xây xẩm bật mắt trừng lên như mới gặp quỉ thần, hỏi lớn::
- Thật không"
Tôi hắng giọng:
- Thật.
Và khi ống hút được chuyền qua tôi, một giòng ý nghĩ thoáng qua: "Nó có cháy cổ họng không" Victor có muốn đi chơi thêm với tôi không"" Sau đó tôi nhớ tới Mẹ tôi: "Mẹ tôi sẽ nghĩ gì"" Tôi cảm thấy nhơ nhuốc và sai lầm với những gì đang xảy ra chung quanh.  Tôi nhìn chòng chọc vô cái ống điếu trước mặt, những lời đôn đốc xoay quanh: "Thử đi, chỉ đốt lên và hít vô, dể ợt!"
Tay tôi đỡ lấy cái ống điếu, ngần ngừ bấm cái nút bật lửa, bỗng Victor chộp lấy cả hai, la lên:
- Không! Nó không muốn cái này đâu!
Và Victor đẩy cái ống điếu qua những bàn tay háo hức khác.
Hai đứa tôi bước ra khỏi căn phòng mù mịt khói và sau khi cám ơn Victor, tôi trở về nhà.  Tình bạn chúng tôi thật sự không còn như xưa nữa.

*
Victor tiếp tục hướng đi của nó và tôi đi hướng của tôi, nhưng bài học đêm nào tôi vẫn mang theo trong tâm khảm. 
Thoạt đầu tôi ngỡ Victor không muốn làm bạn với tôi nữa nhưng sau này tôi hiểu lý do nó đẩy cái ống điếu qua chổ khác.  Victor quẹo trái vô ngõ cụt cuộc đời  và muốn tôi thử may mắn thời vận với  ngõ khác.  Nó giúp tôi hiểu tầm quan trọng Mẹ tôi đã đóng góp vô con người tôi hôm nay.  Victor và tôi là hai guồng máy tương tự nhưng một cái máy đã thiếu sự chăm sóc bảo trì để tiếp tục chạy trên đường đời.  Nếu không có công nuôi dưỡng giáo dục của Mẹ, tôi đã đi vô con đường của Victor.  Nó giúp tôi nhận thức được giá trị của người Mẹ tốt mà nó đã không có. 
Tôi cố gắng khuyên nhủ Victor trở về trường và bỏ đám bạn hư đốn đó nhưng Victor đào một cái hố quá sâu để leo ra.
Vài năm sau khi ra trường trung học, tôi được tin Bố Victor qua đời vì ung thư xương.  Tôi lái xe hơn 200 miles đến dự đám tang ông và để gặp Victor, người bạn thân thuở xưa. 
Chúng tôi mừng rỡ hàn huyên nhưng tôi thấy trong mắt Victor một nổi đau buồn quá sâu thể hiện. 
Chúng tôi hẹn gặp lại nhưng sau nhiều lần nhắn tin  không được trả lời, tôi hiểu đó đã là lần cuối cùng tôi gặp người bạn xưa, người bạn thân nhất thuở thiếu thời. Người bạn dạy tôi bài học quí giá về tầm quan trọng tình thương yêu của cha mẹ trong cuộc sống con người.

Ý kiến bạn đọc
19/06/202105:37:59
Khách
<a href=https://vsnolvadexv.com>buy tamoxifen uk
02/06/202110:30:03
Khách
<a href=https://vscialisv.com/>buy cialis on line
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến