Hôm nay,  

Nghề Tóc, Đi Hội Chợ

04/12/200700:00:00(Xem: 168344)

Tác giả: Trương Kim Loan (Sira)

Bài số 2166-1958-734vb3041207

*

Tác giả Trương Kim Loan là Giám khảo ngành Thẩm Mỹ (Board of Barbering and Cosmetology) tại Glendale CA, đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Bài mới của bà lần này kể chuyện đi “chợ phiên thẩm mỹ”.

*

Sắp sửa đến ngày chợ phịên nghề Thẩm Mỹ, năm nay mở sớm hơn năm ngoái. Chợ phiên năm nay mở tại Convention Center ở Long Beach liên tiếp ba ngày, từ 26, 27 và 28 tháng Giêng (January) 2008. 

Nhớ năm ngoái mấy mẹ con tui, cùng là đồng nghiệp với nhau, hai đứa con gái, một đứa là Esthetician và đứa út là Cosmetologist đã có một ngày hết sức vui và lợi ích.

Bữa đó chủ nhựt, ngày 4 tháng 2 năm 2007. Ba mẹ con Sira tui chuẩn bị đi Hair Show Long Beach.

Ba mẹ con quyết tâm kỳ nầy phải học cho được cách nối lông mi.

Trước khi đi show mấy ngày, Oanh con út của tôi đi làm về nói:

- Ông chủ dặn con đi show kỳ nầy nhớ học thêm nhiều cách nối tóc (hair extension) khác nhau, ngành nầy bây giờ kiếm được nhiều tiền lắm mà khách hay yêu cầu nữa.

Tôi nói:

- Vậy thì kỳ nầy mình chú tâm vô chuyện đó. 

Tôi có sẵn ý định đi coi tổng quát trước coi có gì mới lạ trong nghề thẩm mỹ không, thứ nhứt là nối tóc, thứ nhì là Gel nail mà tôi rất thích.

Tôi nhắc hai con đừng có tắt điện thoại cầm tay để lỡ có lạc thì liên lạc với nhau vì tôi có kinh nghiệm đi show nhiều lần, chỗ đông người quá thành ra rất dễ lạc nhau, mà hể lạc, lo kiếm nhau mất hết  thì giờ.

Chúng tôi tới nơi gần 11 giờ mà thấy hai hàng dài còn đợi ở cửa. Nhưng cũng không phải đợi lâu... thấy có mấy người đứng ở một bên đang... năn nỉ xin vô, vì họ không có bằng (license) mà đã mua vé trước rồi. Năn nỉ cách nào cũng thấy ông soát vé cứ lắc đầu lia lịa. Vậy là ông ông nầy làm việc theo đúng luật đó quí vị! Vì trong đó bán nhiều loại hóa chất mạnh mà nếu chưa học qua khoá chuyên nghiệp mua về xài không đúng cách có thể hại vô cùng! Thành thử người ta mới  xét gắt để tránh chuyện  thưa gởi sau nầy... xứ Mỹ là xứ hay đem nhau ra Tòa mà.

Vì đã tính trước nên ba mẹ con tôi đi theo từng khu để không mất nhiều thì giờ.

Chỗ đẹp nhứt là khu tóc. Mấy cô mấy chàng hay mặc toàn màu đen nên làm cho màu tóc highlight nổi bật lên. Họ để nhạc kích động, vừa cắt tóc vừa nhún nhảy biểu diễn theo điệu nhạc nên khu nầy thiệt là hấp dẩn nhộn nhịp. Nghe mấy cô khúc khích với nhau... he is sooooo... sexy....

Bước qua khu chải bới kiểu, mấy cô nầy tóc tai đã làm sẵn" chắc nhóm nầy đã dự thi hồi sáng, bây giờ mấy cô đứng một hàng, xoay qua ẹo lại cho người ta chụp hình từng kiểu một.

Mấy cô ăn mặc thật khiêu gợi.  Gian hàng kế bên có mấy anh chàng mặc quần đùi, mình mẫy  từ trên mặt xuống tới dưới chân xịt air brush hình ảnh chim cò, lập thể... đủ kiểu. Gian nầy bán máy xấy tóc (blow dryers) và cây quấn tóc (curling irons) Giá cả cũng không phải là rẽ. Tôi liếc thấy mấy cô trẻ trẻ cứ đi qua đi lại trầm trồ khen bắp thịt của mấy anh chàng. Con gái tôi nói:

- Mấy anh nầy sooo.... cute..

Ngừng lại cho con tôi coi mấy cái curling irons.

Cách đó không xa chúng tôi thấy có gian hàng biểu diễn cách chải tóc bới cao (updo) trên sân khấu. Đến gần thấy đông lắm, lớp ngồi lớp đứng. Chúng tôi cũng chen vô coi họ vừa hướng dẩn cách chải bới vừa giới thiệu sản phẩm của mình. Ba cô người mẫu tóc vàng dài tới lưng, mỗi chàng một cô, mỗi mái tóc kiểu khác nhau. Cô bên mặt tóc dài nhứt, anh chàng cầm nhánh tóc đánh rối một chút lên sát da đầu xong cầm nhánh tóc đó kéo thẳng đứng lên xịt loại keo gì đó lên... buông tay ra, nhánh tóc đó vẫn đứng thẳng băng... như cây gậy. Trong đầu tôi nghĩ  chà, loại nầy tốt quá! Hổng biết có xài được cho... thứ khác hông"- tôi thấy có mấy người xoay qua xoay lại nói gì đó với mấy người xung quanh rồi cười khúc khích... hổng biết họ có cùng ý nghĩ như tôi chăng"

Đứng coi một lúc xong bắt đầu đi lòng vòng kiếm gian hàng nối tóc.

Đây rồi! Gian hàng nầy có hai người đàn bà da đậm, rất lịch sự. Người lớn tuổi hơn đứng giải thích về phần tóc nầy từ đâu ra. Tóc nối nầy là tóc thiệt. Đa số từ Mỹ họ mua tóc từ nước Indonesia và India. Người nghèo không có tiền cúng chùa, người ta cắt tóc hiến cho chùa, bên đây mua loại tóc tốt mà giá lại rất rẻ....

Cô trẻ đứng đó cầm nhánh tóc  và một người đàn ông cũng là khách hàng như mẹ con tôi đứng hỏi về cách thức gắn lên. Người đàn ông tình nguyện làm người mẫu để cô trẻ chỉ cho con tôi, Phương và Oanh thực tập. Đây là cách nối bằng mấy nhánh tóc giả vô tóc thiệt gọi là may vô (sew on extension) Cô ấy cầm cây kim có hình dạng nửa vòng tròn và ống chỉ. Cô ấy kêu mọi người thử bứt ra thật mạnh... Tôi thử kéo mạnh nhưng không đứt. Loại chỉ nầy thiệt là chắc, từa tựa như chỉ gân.

Rồi cô bắt đầu:

1/ Chia hàng tóc đều ra, nhắm trước coi cần gắn bao nhiêu hàng (tùy theo khách) vì số tiền tính cho khách tùy theo bao nhiêu hàng tóc gắn vô.

2/ Canh hai bên đều đặn, bắt đầu may vô từ bên góc may lần vô giữa, rồi thắt gút để giữ mối tóc

3/ Lấy một phần tóc thiệt của hàng trên may vô tóc giả, may một lần rồi kéo qua một bên, may thêm một lần nữa cho chắc.

Cô ấy may khoảng 2, 3 mối rồi để cho con gái tôi tiếp tục phần còn lại. Xong một hàng rồi tới hàng kế tiếp, dày hay mỏng tùy theo ý khách

Làm đều đặn xong hết có thể cắt lại cho đều những phần so le, có thể cắt ngắn hơn tùy theo kiểu khách yêu cầu.

Khi làm xong rất khó phân biệt giữa tóc nối và tóc thật.

Cách nối nầy có thể giữ được khoảng 4 tháng.

Tháo ra, chỉ cần cắt chỉ rồi rút ra, không hại tóc thật như cách xài keo dán lên...

Nếu mình mua tóc có sẽ có cái CD chỉ dẫn kèm theo.

Ba mẹ con lại kéo nhau đi.

Đi phớt qua cái quầy nầy thấy có mấy thỏi màu nâu cà phê trên bàn, đủ cở lớn nhỏ... ngồ ngộ... con tôi ghé mắt nhìn, bà phụ trách kéo con tôi lại liền. Bà nói:

- Let me show you how it works (để tôi chỉ cho em cách làm)

Bả cầm thỏi nhỏ nhất giống như thỏi son, bật hộp quẹt lên hơ hơ phớt qua, đầu thỏi đó hơi chảy ra... thì ra là sáp (wax)

Cầm cánh tay con gái tôi lên, bả chà thỏi sáp đó lên lông tay con nhỏ, vổ nhè nhẹ, đợi vài giây, khều nhẹ một đầu, bả lột nhanh tay, nguyên miếng sáp khô đi theo tay bả thiệt là nhanh và gọn, xoay qua bả cầm tay tôi lên làm thêm cũng làm thêm một lần nữa cũng y chang như vậy, thiệt là ngộ. Tôi và con gái cầm hai miếng sáp vừa gở ra đưa lên coi tới coi lui vì mẹ con tôi không có lông tay, chỉ toàn lông măng nên không thấy rõ bao nhiêu, thấy vậy bả nói với con gái tôi:

- Let me see your underarms.

Lúc đó có vài người qua lại cũng ghé coi, Phương con gái tôi rụt rè, từ từ giở nách lên cho bả coi... coi tới coi lui bả có ý ... chê"!, xoay qua tui bả hỏi:

- Let me see yours (để tôi coi của bà)

Thiệt tình! Giữa chốn ông đi qua bà đi lại mà bả đòi coi nách của tui, (chà, coi bộ hơi khó à) nhưng mà, nếu không cho bả coi để bả thử thì làm sao biết sản phẩm của bả tốt ra sao" Thôi kệ, mắc cở gì" Tôi giơ đại cái nách lên. Bả dòm thấy coi bộ hài lòng. Vô trong bả bưng ra nguyên cái hộp lớn hơn, tôi rờ thấy ấm ấm, bả nói có thể hâm nóng bằng microwave một chút thôi là nó mềm rồi. Vừa thoa lên nách tôi bà vừa giải thích:

- Nếu xài cho nách hay Bikini line thì thoa phấn trước khi thoa sáp, còn những chỗ khác không cần phấn.

Thoa đợt đầu giựt ra hơi sớm, sáp còn mềm nên không sạch hết, bả thoa thêm một lớp nữa, lần nầy đợi lâu thêm, một chút thôi, giựt ra sạch trơn không thấy dinh dính (sticky) như loại khác tôi đã từng xài qua. Làm bên mặt xong bả làm luôn bên trái. Mọi người cầm hai miềng sáp coi trầm trồ khen hay. Thiệt là hên, cám ơn bả hết sức, đã làm sạch sẻ, gọn ghẽ hai cái "cánh" của tôi, và cám ơn luôn nhà bào chế. Sản phẩm nầy vừa nhanh vừa gọn mà lại ít đau, không cần cây kéo miếng vải miếng giấy gì cả. Xài loại nầy tiết kiệm thêm mớ tiền linh tinh.

Tới phần mỹ phẩm.

Cái quầy bán son phấn người ta bu đông nghẹt. Mỗi người cầm cái rổ, phải chen vô mới lựa hàng được, năm nào tôi cũng ghé đây, giá rất rẻ mà hàng thiệt tốt, có thể so sánh với những sản phẩm hiệu nổi tiếng... mà giá bình dân. Bốn người phụ trách lấy hàng và tính tiền mà cũng không kịp nhưng không ai giận hờn gì hết.

Trong lúc đợi con gái lựa hàng tôi bước qua khu nails, thấy toàn là đầu đen, phần đông người Việt mình đang bu chung quanh mấy bàn chỉ dẫn cách làm Gel... tôi thích lắm. Đi vòng qua mấy gian hàng của khu nầy đa số hướng dẫn cách đắp Pink and White và đắp Gel lên trên. Móng tay rất đẹp, bóng, tự nhiên. Loại nầy đang ăn khách ngoài thị trường.

Sau khi lên lầu, vô lớp học cách nối tóc khác khoảng một tiếng rưởi nữa.

Chúng tôi học hỏi được vài cách nối tóc khác nhau, sau nầy sẽ có bài nói về những cách khác nầy.

Ra khỏi lớp nhìn đồng hồ thấy quá 5 giờ, hai đứa con đòi trở lại quầy mỹ phẩm hồi nảy để mua thêm cho bạn bè...

Nói tóm lại, kỳ hair show nầy chúng tôi thấy môn hair extension, pink & white và Gel nails là đông người bu lại học nhất.

Ráng tập đi quí vị ơi, hai môn nầy đang ăn khách (hot) và kiếm được lợi tức nhiều lắm.

Năm mới 2008 ắp tới, kính chúc qúi độc giả được dồi dào sức khỏe, gia đình vui vẻ, tài lộc ào ào, con cái học hành giỏi dắn dễ dạy dễ thương, kính chúc quí vị đồng nghiệp làm nhanh, làm đẹp và tiền bỏ túi thiệt nhiều...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,958,232
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.