Hôm nay,  

Một Ngày Với Hơn 1000 Người Homeless

14/12/200400:00:00(Xem: 125851)

Người viết: Paul Hoàng
Bài số 676-1218-vb5091204

Tác giả là một vị cao niên, chỉ mới tới Hoa Kỳ chưa đầy ba tháng, hiện đoàn tụ với các con cháu của ông tại Garden Grove, Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông “Hồi Ký Gửi Các Con”. Bài mới của ông lần này ghi lại một sinh hoạt thiện nguyện trên đất Mỹ.
*

Ngày 4/11/2004 từ 7 giờ snag con gái đưa bố đến nhà cô Mai ở đường Poplar, Santa Ana. Hôm nay trời nắng ấm, hứa hẹn một ngày tươi đẹp. Khi hai bố con vừa tới nhà, đã thấy một xe truck của hãng Uhaul và 15 xe nhà, đậu bên đường, trước nhà, cùng những thanh niên nam nữ đang đứng chờ đợi, chuyện trò huyên háo.
Tôi tới, thì cô chú em cũng vừa trong nhà ra, chỉ kịp cúi đầu chào. Lúc đó anh trưởng đoàn thanh niên thiện nguyện, tay cầm bản danh sách hơn 20 người, yêu cầu anh chị em đứng vòng tròn, rồi gọi tên từng người có cả bác sĩ, kỹ sư và một số thanh niên thiện nguyện của nhà thờ Saint Colomban và nhà thờ Thánh Linh. Sau đó chú em đề nghị bác sĩ trưởng đoàn kiểm điểm lại các món quà, đồ ăn, đồ uống, quần áo và do các nhà hảo tâm cho, xếp đầy trong kho rộng lớn để chuẩn bị đưa lên xe truck và 15 xe nhỏ. Tiếp theo là phân công.
Mọi người bắt tay vào việc thật mau lẹ, khuân vác các thùng đồ, con trai thì hai người khiêng một thùng, con gái thì 4 người một thùng, xếp đầy những hộp thịt, hộp cá, sữa, đậu, bánh đủ loại, các thùng đựng cơm nấu sẵn và các thùng đựng đồ ăn tươi mới nấu, còn nóng vừa mang tới... Tất cả được chuyển lên xe truck, cùng với các thùng nước ngọt, nước đá và bàn ghế, dao, thớt, ly, xiên, muỗng nhựa, quần áo mùa đông, quần áo mùa hè, được xếp lên các xe con. Trong vòng nửa giờ, kho hàng đã trống trơn và nằm gọn gàng trên xe truck với 15 xe nhà, chờ lệnh xuất phát.
Chú em để mời toàn thể anh chị em đứng lại cùng nhau trao đổi. Chú nói đại ý nhắc nhyở mọi người, rằng chúng ta là những người đã được "nhận" nhiều từ người Mỹ, nên chúng ta cũng phải "cho" đi nhiều, tùy theo tinh thần xã hội của mỗi người. Hơn 15,000 người Homeless ở tiểu bang này, đang cần đến lòng nhân ái của cộng đồng chúng ta. Hôm nay chúng ta đến với anh em đó ở San Juliam và ở Wall để giúp đỡ an ủi họ phần nào.
Sau khi cú em phát biểu, anh trưởng đoàn xin một phút cầu nguyện, anh thay mặt toàn thể anh chị em dâng lời cầu nguyện rồi cả đoàn hát bài ca "Chứng nhân tình yêu: khi con nghe tiếng kêu mời."
Sau đó cả đoàn lên xe trực chỉ đến điểm hẹn, xe truck dẫn đầu, các xe chạy theo. Trên freeway có tám lane rộng, xe hơi nối đuôi nhau chạy như thác đổ với tốc độ chóng mặt qua hết khu phố này đến khu cao ốc nọ, qua cả những cánh đồng trồng hoa màu, xanh tươi bát ngát hết cả tầm con mắtà.
Tới khu phố San Julian lúc 10 giờ 15 phút đây là nơi xa nhất mà tôi được đến kể từ ngày qua Mỹ. Khu phố này tập trung những người homeless ở trên hè phố, đông trên ngàn người, mỗi người có một xe đẩy chất chứa cả cơ nghiệp trên đó.


Khi đoàn xe đậu lại ngay ngã tư khu phố San Julian anh chị em thiện nguyện khiêng bàn ghế xuống ngay trên hè phố, rồi khuân các thùng đồ hộp thịt, cá, sữa, trái cây, dưa, cà các thùng cơm nấu sẵn các nồi đồ ăn tươi mới cùng nhiều thùng quà, đủ thứ cần dùng cho cá nhân
Cơm và các thức ăn được sắp ra trên dãy đầu bàn, với chồng khay nhựa có 5 ô. Mỗi bàn có 6 cô, cậu phụ trách lấy cơm và đồ ăn để vào khay. Anh chị em homeless sắp hàng dọc lần lượt đi tới nhận khay cơm rồi tới bàn để sẵn ly nước ngọt, các chai nước suối họ tự lấy và đi tiếp đến dãy bàn phân phối gói quà tặng gồm có: đồ hộp, thịt, cá, sữa, trái cây, gói bánh kẹo và phát cho mọi người. Công việc được tiến hành rất trật tự vui vẻ thân ái, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"….
Để tham gia công tác, tôi nhận một việc đứng mở sẵn các túi nylon để đưa cho các anh chị em bỏ các món quà vào, rồi trao cho anh chị em homeless. Tôi đứng một chỗ suốt trong 3 giờ bên cạnh một cô người Mỹ chính gốc, tôi chỉ việc mở gói bao bì nylon, mở ra trao cho cô Mỹ để cô bỏ một gói bánh biscuit vào rồi trao qua cô khác, kế bên bỏ hai hộp thịt, cá vào sang tay người nữa để bỏ thêm túi đồ dùng vệ sinh cá nhân rồi trao cho một homeless.

Cô em gái út người nhỏ bé chỉ cao 1m41 và chú em rểå chạy tới chạy lui để nhắc nhở các anh chị em thanh niên thiện nguyện chuyển tiếp các thùng đồ ăn, đồ uống đến các bàn cho các cô phân phối. Trong lúc này tôi thấy có một vài ký giả nhà báo hay đài truyền hình quay phim, chụp ảnh.
Lúc cô em thấy tôi đã quá mệt cô phải dìu tôi về xe ngồi nghỉ để ăn uống một chút vì đã quá trưa rồi. Khi ngồi trên xe tôi mới có thì giờ quan sát, có nhiều người ăn ngon miệng, nên đến lãnh thêm một phần nữa. Bên kia đường có một vài cảnh sát đứng xa xa đề phòng có gì bất trắc.
Đến 13 giờ 30 phút, mọi hoạt động ở khu phố San Julian đã xong xuôi êm đẹp. Cả đoàn di chuyển đến khu phố Wall tiếp tục công tác.
Số người homeless ở đây ít hơn nên đến 15 giờ 30 phút đã phân phối xong hết. Tôi trở về nhà trước khi các thanh niên thiện nguyện còn phải thu dọn, rồi về nhà cô Mai để rút kinh nghiệm cho lần tới vào dịp mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu năm 2004.
Trên đường về ngồi trên xe của cô chú em, tôi hỏi:
- Tại sao chính phủ không giải quyết cho ho"ï
- Chính phủ vì tôn trọng tự do dân chủ nên không thể bắt buộc họ được. Chính họ thích sống như vậy vì được hoàn toàn tự do. Chính phủ vẫn phát tiền trợ cấp hàng tháng cho họ đủ sống đấy chứ.
- Anh thấy ở bên nước Hà Lan những thành phần như vậy được chính quyền địa phương lập một trung tâm có nhà ăn, nhà ngủ, nhà để cai ma tuý nếu ai muốn cai, có nơi để hút hay chích ma túy, nếu chưa muốn cai. Như vậy không làm mất di cảnh mỹ quan và an ninh, trật tự đường phố.
Về nhà dù rất mệt nhọc nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được một ngày sung sướng như hôm nay.

Paul Hoang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,270,662
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.