Hôm nay,  

Chuyện “xạo”, Chuyện “dối”’

03/07/200400:00:00(Xem: 98594)
Người viết: CHÂN DUNG
Bài số 577-1115 VB6020704

Tác giả Chân Dung họ Đỗ, 28 tuổi, cư trú tại Houston, Texas; hiện là nhân viên văn phòng Human Resources. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là phiếm luận “Mỹ Quốc và ba chữ T” đã phổ biến từ năm trước. Lần này, kèm hai bài viết mới, tác giả cho biết “Viết lách là điều tôi rất rất yêu thích, nhưng cũng rất khó khăn vì ngoài việc làm full-time, còn phải lo cho gia đình và một bé gái đầu lòng được 5 tháng tuổi. Tôi hy vọng sau khi về hưu, tôi có thể viết rất nhiều và được, dù chỉ 1 lần, xuất bản một tập truyện.” Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
*

Có lẽ tựa đề ‘‘Chuyện ‘Xạo’’’ sẽ làm người đọc tò mò và chú ý hơn. Xin thưa với quý vị rằng đó không phải là mục đích của người viết. Tôi có thể dùng những từ ngữ bớt đường đột hơn như ‘‘Chuyện Không Thật’’, ‘‘Chuyện Không Có’’, nhưng ‘‘xạo’’ là một từ ngữ vừa chính xác vừa diễn tả được cái nhìn của tôi về con người và đời sống thời nay. Trong bài viết này, người viết xin được đề cập đến một số vấn đề chung quanh cả hai ‘‘xạo’’ và ‘‘dối’’.
Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần trong đời nói xạo hoặc nói dối. Nhìn tổng quát thì ‘‘xạo’’ và ‘‘dối’’ giống nhau ở điểm là cả hai đều không diễn tả đúng sự thật. Cách nhìn của tôi về ‘‘xạo’’ là một người nói xạo thường chỉ vì vui miệng, vì muốn làm vui lòng người khác, hay chỉ vì muốn ‘‘nói cho qua’’, trong khi người nói dối phải thật sự nghĩ tới chuyện họ muốn nói dối và tìm lời sao cho ‘‘lọt lỗ tai’’. Người nói dối thường là vì họ muốn bào chữa cho việc làm (sai trái) của mình. Mục đích của người nói dối là làm sao thuyết phục được người nghe tin lời họ, trong khi người nói xạo không nhất thiết có nhu cầu này.
Ở Việt Nam, bố mẹ tôi luôn dạy con cái không bao giờ được nói dối. (Qua Mỹ, tôi học thêm được một điều là ‘‘Không bao giờ nên dùng chữ không bao giờ!’’, hay ‘‘Never say Never!’’) Bố tôi năm nay đã ngoài 60, và tôi không nhớ được một lần nào ông nói dối. Ông thường hay cau mày khi con cái hay dâu rể có ý định nói dối một điều gì đó, dù là việc nhỏ đến đâu. Việc càng lớn thì ông càng ghét nói dối. Mấy lần ông lái xe ngoài đường bị người ta ‘‘ủi’’ từ đằng sau, ông bị đau lưng và cổ tay nhưng nhất quyết không khai bệnh nặng thêm để được bồi thường tiền sức khỏe như nhiều người thường làm. Bao nhiêu người dụ gắn satellite lậu để khỏi phải trả tiền cable hàng tháng, ông lắc đầu nguầy nguậy. Chính tôi cũng không thích nói dối nên thường hay bị chồng tôi và bạn bè cho rằng quá thật thà (khờ khạo), ngay cả trong những trường hợp không nên thật thà. Tôi thích được sống thật thà với người khác và đòi hỏi người khác thật thà với tôi. Nhưng như chồng tôi thường nói, ‘‘không phải ai cũng như em’’. Sự thật thà của tôi đã rất nhiều lần được đền trả bằng sự thất vọng và chán chường người khác đem lại cho tôi, vì trên đời này chẳng còn nhiều những người thật thà.
Con nít đứa nào cũng tưởng rằng nếu người lớn đã dạy chúng không nói dối thì họ cũng chẳng nói dối. Và như tôi, chúng cũng tưởng rằng neu đã không được phép nói dối thì trong bất cứ trường hợp nào cũng phải nói thật. Đến khi trưởng thành thì chúng mới hiểu rằng người lớn cũng nói dối và nói dối là ‘‘a way of life’’. Lấy thí dụ những người đi tìm việc làm. Với tình hình kinh tế khó khăn trong hai, ba năm qua, những người này nhiều lúc phải ‘‘thay đổi’’ sự thật với hy vọng các công ty sẽ nhìn họ một cách đặc biệt hơn hàng tá người tìm việc làm khác. Chẳng hạn họ chỉ có 3 năm kinh nghiệm nhưng đành phải nâng lên 4 hoặc 5 (bằng cách dùng tên những công ty đã đóng cửa). Hay trong lúc phỏng vấn, họ phải ‘‘sell’’ (‘‘bán’’) khả năng của họ cao hơn sự thật nếu không muốn ông chủ coi họ chỉ là một người bình thường. Con người nói dối để mong được lợi lộc, thăng tiến. Có một số nhà hàng Việt Nam hay bán thức ăn đã để cả tuần, nhưng cứ khăng khăng là ‘‘mới nấu sáng nay’’, hay ‘‘ngày nào nấu đồ ngày đó’’. Hay nhiều khi người ta nói dối để chạy tội, để khỏi bị trừng phạt, như vụ ông O.J. Simpson giết vợ và người tình của vợ nhưng lại được thoát tội vì luật sư của ông nói dối quá hay. Và nhiều khi người ta nói dối vì sợ người đối diện không thích nghe sự thật.
Trong thời gian sinh sống ở Mỹ, tôi học được cái gọi là ‘‘sự nói dối trắng’’ (không phải trắng trợn!), hay ‘‘white lie’’. Theo người Mỹ, ‘‘white lie’’ là một sự nói dối không có tính cách muốn hại ai. Tôi gọi ‘‘white lie’’ là nói ‘‘xạo’’. (Tôi thường thắc mắc là nếu có sự nói dối màu trắng thì có sự nói dối màu gì khác hay không" ‘‘Black lie’’ " Hay ‘‘yellow lie’’ ") Một ví dụ dễ thấy nhất của ‘‘white lie’’ mà đa số chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần dùng là viện cớ mình bận việc gì đó. ‘‘Tôi không đến nhà anh được vì phải bay qua Dallas chiều nay’’, trong khi sự thật là ‘‘Tôi chẳng có hứng thú gì đến nhà anh vì tôi và anh chẳng có chuyện gì để nói’’.


Một ví dụ khác là gọi vào sở báo bệnh trong khi đang mắc bệnh làm biếng. Sự nói dối đó không trực tiếp hại ai, nhưng nó cũng mang lại những hậu quả đáng kể. Như ví dụ thứ nhất ở trên, cô gái kia viện cớ...xạo là phải bay qua Dallas. Chiều hôm đó cô ta ngẫu hứng đi shopping. Không may cho cô ta là trong lúc đang tung tăng dạo trong mall thì lại chạm mặt với anh chàng này. Người viết không thể nào diển tả hết được sự sượng sùng của cô gái kia. Hậu quả thứ hai của ‘‘white lie’’ là quên đi câu chuyện mình xạo. Có một số người nói xạo nhiều quá, họ không thể nào nhớ hết những chuyện xạo của mình. Chẳng hạn như câu chuyện một Việt Kiều về quê nhà hay ‘‘nẫu’’ về việc làm của mình ở xứ người. Đi với A thì nói mình là kỹ sư computer. Đi với người B thì nói mình là nha sĩ. Đi với C thì khoe mình là chủ tiệm. Đến một lúc nào đó thì nhầm lẫn và lộ chân tướng khi không thể nào nhớ nỗi đã nói mình làm nghề gì với người nào.
Để không đi lan man qua những vấn đề khác, người viết xin được trở lại với đề tài nói ‘‘xạo’’. Trong giao tiếp với những người xung quanh, dù là bạn chung sở, người trong gia đình, bà con, bè bạn, người ngoài đường, chúng ta luôn bị đặt ở một tình thế ‘‘Nên nói thật hay nói xạo"’’ Người bản xứ tin rằng nếu lời nói dối không hại ai (white lie) thì không nhất thiết phải nói sự thật, nhất là nếu sự thật làm người nghe không vui. Ví dụ hôm nay cô bạn làm chung sở hớn hở trong mái tóc mới nhuộm màu và hỏi ta ‘‘What do you think about the color"’’ (‘‘Bạn nghĩ sao về màu này"’’). Dù ta có thấy cái màu đó sao nó đỏ quá hay già quá hay xấu hơn màu tóc trước, ta cũng phải làm ra vẻ chiêm ngưỡng nhìn tới nhìn lui và khen những câu như ‘‘Oh, you look much younger!’’ (‘‘Cô nhìn trẻ hơn nhiều!’’), hay ‘‘Wow, I love that color on you!’’ (‘‘Tôi thích cái màu đó trên tóc cô ghê!’’), hoặc ít ra cũng là ‘‘Hey, you look different!’’ (‘‘Cô nhìn thật khác trước!’’). Khen một người là họ nhìn khác trước (có thể là đẹp hơn, nhưng cũng có thể là xấu hơn), không ai bắt bẻ ta được! Nhiều người trong chúng ta rất thường hay gặp tình trạng này ở nơi làm việc là thường phải nói điều trái ngược với suy nghĩ/cảm giác của mình khi có liên quan đến xếp (boss) hay nhân viên làm chung (co-worker). Ngay cả khi chúng ta không còn làm ở hãng đó, trong lúc được phỏng vấn việc làm mới mà họ có hỏi ta nghĩ gì về ông xếp cũ (thường hỏi), chúng ta cũng không thể nói ‘‘-i giời, ông ấy hay đi làm trễ, lại làm biếng, suốt ngày chỉ biết nịnh mấy ông xếp lớn để không bị bay khỏi ghế...’’ mà chúng ta phải nuốt cái tức xuống cái ực, lấy hơi bịa đại một vài điều tốt về ông boss cũ.
Nói đến nói dối, người viết chỉ xin đề cập đến ba vấn nạn lớn của xã hội phát xuất từ sự lừa lọc, dối trá: con nít nói dối để làm chuyện phạm pháp; nói dối để lãnh trợ cấp xã hội; và những người ngoại tình nói dối. Qua 3 ví dụ này thì các bạn cũng có thể thấy rằng, như đã giải thích ở đầu bài, người nói dối thường là có mục đích và là những mục đích không tốt.
Thiên hạ có câu ‘‘Nếu không muốn ai biết thì đừng làm’’. Người Mỹ lại nói ‘‘Any wrongdoing will catch up with you later!’’ (tạm dịch là ‘‘Dù có chạy trốn đến đâu, tất cả những gì bạn làm sai đều sẽ bắt kịp với bạn’’). Tôi có người bạn thân có lần tâm sự rằng qua 2 lần chứng kiến mẹ chồng nói dối ngay trước mặt cô ta, thậm chí còn ‘‘xúi’’ cả nhà nói dối chung với bà nên sau này cô ta cảm thấy khó kính nể và gần gũi với mẹ chồng. Bạn tôi cho rằng mẹ chồng nếu đã không muốn nói sự thật thì thà đừng nói gì. Tôi đồng ý, vì thiết nghĩ rằng nếu bạn tôi đã tận mắt chứng kiến mẹ chồng 2 lần nói dối thì sau này làm sao biết được khi nào bà nói thật khi nào không" Đã có biết bao nhiêu quan hệ bạn bè, hàng xóm, vợ chồng, họ hàng, bạn làm chung sở đã tan vỡ vì những lời nói, suy nghĩ, hay thái độ dối trá, không thật thà.
Để đúc kết, xin được nói lên quan niệm riêng của người viết: Với đà phát triển của xã hội và lối sống hiện nay của con người, tôi nghĩ rằng ngày càng khó tìm được nhiều người còn sống thật thà. Chính vì vậy mà con người càng trở nên nghi ngờ những gì họ nghe và thấy, thậm chí không tin lẫn nhau. Đó là nguyên nhân tại sao dân Mỹ cảm thấy khó tin các nhà chính trị gia, thậm chí cả vị tổng thống của mình vì những vị này ‘‘bóp méo’’ sự thật rất tài tình. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cộng đồng người Việt hải ngoại rất ngại đóng góp tài chánh cho những tổ chức ủy ban đứng ra lạc quyên cho mục đích này, mục đích kia.
Còn biết bao nhiêu hậu quả khác được tạo nên bởi con người không thể sống thật thà với nhau. Đối với tôi, sống mà không được nói và nghe sự thật thì cũng giống như mỗi hơi thở hít vào chỉ có 30 phần trăm là Oxygen và 70 phần trăm kia là khí độc hại. Làm ta thấy ngột ngạt! Căng thẳng! Điên đầu!

Chân Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,089,214
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.