Hôm nay,  

Ngọn Đồi Tuổi Hạc

04/12/200300:00:00(Xem: 192421)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài tham dự: 417-956-VB211203

Tác giả tên thật Võ Thị Xuân Đào, cư trú tại Dyer, In. Nghề nghiệp: Cosmetologist. Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ có nội dung sâu sắc về cách sống, sự chăm sóc cha mẹ già, hạnh phúc gia đình. Bài viết mới lần này của bà là câu chuyện tự sửa soạn cho những ngày già yếu bệnh tật của chính mình.
*

Trong tầng hầm của nhà thờ , dọc theo những cái bàn dài nối sát nhau, bên trên bày các sản phẩm thủ công, vật dụng làm bằng gỗ, khăn thêu ...một nửa phía bên kia bày đủ thứ bánh trái, người người đi qua nhìn ngắm, hỏi han nhau.
Bà Theresa đến từ giã chúng tôi, hai vợ chồng sẽ dọn đi nơi khác.
- Dolly, tôi đến chào bà, cuối tháng nầy vợ chồng tôi sẽ dọn về Sant Charles .
- Thật bất ngờ, tại sao Bà dọn đi xa quá vậy "
- Vâng, Chúng tôi cũng không ngờ, vì mới vừa nộp đơn ít lâu thôi, thường thì phải lên danh sách và chờ đợi, nhưng lại được thông báo rất nhanh, đã có chổ sẳn sàng trong chung cư, chúng tôi có thể dọn vào ngay đầu tháng. - Thế còn căn nhà ở đây " Bà đã bán chưa "
- Tôi chỉ mới quyết định nên chưa kịp thu dọn gì hết. Chắc phải chờ đến mùa xuân mới có thể đăng bảng " For Sale" được .
- Tôi không biết tình trạng bên khu nhà của bà, nhưng mới đây, căn nhà bên khu của chúng tôi, cách nhau chỉ có ba căn, bảng vừa cắm xuống đất, chưa kịp phai màu là đã có người đến mua rồi, chỉ mất có mười ngày thôi.
Theresa là president cho Alstar and Rosary , bà rất tích cực, hăng hái trong công việc, được mọi người chúng tôi tín nhiệm bầu vào nhiệm vụ nhiều năm liên tiếp.Vợ chồng bà đã về hưu từ lâu, cư trú gần cả đời ở thành phố nhỏ yên tỉnh nầy .Vóc người cao lớn, tiếng nói dịu dàng, bà còn phụ trách đàn phong cầm trong các thánh lễ lớn , tang ma, cũng như lễ hàng tuần chúa nhật. Tôi làm việc thiện nguyện chung với các bà trong hội từ ngày về cư trú nơi đây. Hầu hết họ là cư dân lâu đời, các bà đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, gắn bó, có một vốn hiểu biết vô tận về địa hình , dân chúng, cũng như lịch sử của thành phố nhỏ nhoi nầy .
Lúc tôi chân ướt chân ráo về đây, một đàn con nhỏ theo chân, đến gặp Cha Sở xin cho các con vào học trường tiểu học và trung cấp, Cha ân cần giới thiệu với họ Đạo, tôi vừa ra cửa thì gặp một cụ ông rắn rõi, cụ vồn vã đón chào, hỏi thăm ,và báo cho tôi biết về sinh hoạt của hội phụ nữ , các bà thường họp nhau ngày thứ ba, còn mời tôi đến tham dự , kết thân.
Tôi bận tíu tít chuẩn bị cho các con nhập học nên mãi mấy tuần sau đó mới đến thăm, phòng họp nằm trong tầng hầm của nhà thờ, bên cạnh nhà bếp. Tôi tự báo tên, bà Liliam đến mừng và bảo chồng bà là người gặp tôi hôm nọ , chính ông đã báo cho bà biết tôi sẽ đến sau khi ổn định nhà cửa. Các bà vui vẽ giới thiệu tên họ, chuyện trò hỏi thăm, xem tôi có cần giúp đở gì không. Người trẻ tuổi nhất trong bọn, hỏi ra cũng hơn tôi gần hai chục tuổi.
Đây chỉ là một chi nhánh của hội phụ nử trong họ Đạo, các bà họp nhau hàng tuần, mỗi người một công việc, người thì đang may thêu, kẻ làm những sản phẩm thủ công. Mỗi năm nhà thờ có tổ chức một ngày hội chợ nho nhỏ vào dịp Giáng Sinh, một nhóm các bà sẽ bán các sản phẩm để gây quỹ, nhóm khác sẽ bán thức ăn cũng như bánh trái, tiền thu được dùng để sửa chửa nhà thờ cũng như chi dụng vào những khóa lễ trong năm. Bà Lilliam là người đang đảm trách phần quilting ( Quil: một loại mền dầy làm bằng vải sợi, cắt ra thánh từng manh nhỏ, xong lại nối lthành những miếng to hơn, nhiều màu sắc, đối chọi hay hài hòa, lót một lớp gòn bên trong và mặt dưới là vải trơn, dùng mũi may tay thật nhỏ, may dính cả ba lớp lại, công việc đòi hòi sự khéo tay, tỉ mỉ vì rất công phu) Tôi thú thật với các bà là chỉ biết may và thêu, nhưng chưa quil bao giờ, bà kiên nhẩn giải thích, công việc của mỗi người, họ đang may từng manh nhỏ, nếu tôi thích thì có thể đến giúp một tay. Bà Ruth đang kết những những mảnh nỉ màu sắc nhẹ nhàng thành những chiếc mền cho trẻ sơ sinh, Hội bảo trợ cho Birht Right : tổ chức giúp đở những thiếu nử mang thai ngoài hôn phối sinh nở, nuôi con, hay tặng cho người khác đang chờ đợi thay vì hủy bỏ bào thai . Mỗi người trong nhóm nầy ai cũng có công việc riêng tùy theo ý thích của từng người.
Người cao niên nhất trong Hội là bà Marian, đã gần chín mươi, nhưng rất khang kiện, bà là người sinh ra, lớn lên, lập gia đình và sống suốt đời ở đây, bà như pho tự điển sống của chúng tôi, chunh quanh câu chuyện trao đổi giữa bà và bà Henrietta, tôi vẽ được bản đồ hành chánh cũng như địa hình thành phố Dyer không phải nói ngoa. Mấy bà thật vui vẽ, họ biết tôi mới đến nên tận tình chỉ dẩn, tôi như con bướm bay nhở nhơ, khi thì phụ bà Ruth, khi thì quil với Liliam, nhưng chung qui sinh hoạt chuyện trò với các bà giúp cho tinh thần tôi thật thoải mái, bình an.
Tôi quen làm việc nhanh chóng, buông việc nầy, bắt việc khác, Liliam rất cẩn thận, bà cân nhắc từng manh vải, mũi kim, thường bảo tôi "Slow down " Tôi học nơi bà cung cách khoan thai , cũng như chú tâm vào công việc thật thoải mái, làm từ từ và làm việc vì thật sự yêu thích hơn là làm cho xong công việc.
Mỗi tháng, tuần thứ ba, hội phụ nữ họp nhau để hoạch định chương trình, cũng như báo cáo công việc hàng tháng, ngân quỉ chi thu. Tôi gặp bà Theresa trong các cuộc họp nầy. Bà là người rất nhiệt thành, làm việc chu đáo, thường có những đề tài hấp dần sau các phiên họp, lúc mọi người trà nước, bà có lối kể chuyện rất duyên dáng, và mang các phim ảnh tài liệu trong các chuyến du hành ra trình chiếu cho mọi người . Họ đạo lớn theo sự phát triển của thành phố, con số giáo dân cũng tăng theo, nhưng số người thiện nguyện lại không thay đổi, chỉ có một số người luôn góp công góp của, người trẻ thì bận bịu con cái, công việc, người già thì lần lượt qua đời, nhiều lần các bà cũng lo lắng tìm người thay thế, nhưng vẩn chưa có kết quả. Trong lúc đó, số người già yếu bệnh hoạn càng ngày càng tăng, mồi năm chúng tôi lại mất thêm người. Những năm đầu tôi mới về, còn tổ chức tật rầm rộ và rất thành công những ngày hội hè vào mùa Giáng sinh, nhưng dần dà, con số người giúp việc giảm quá nhiều, đến lúc Rosemary lâm bệnh , không còn cán đáng nổi phần nhà bếp, nấu nướng thì Hội phải thu hẹp lại, hủy bỏ phần bán thực phẩm buổi trưa Chúa nhật , chỉ có thể bán bánh trái và sản phẩm thủ công sau các khóa lễ cuốu tuần thôi.


Năm nay, trong ngày hội, khi Theresa đến báo tin và từ giã chúng tôi, lúc nâng chung trà ngồi giải lao, bà tâm sự
- Tôi tự biết sức mình, nhà tôi sau cơn tai biến qua, ông yếu đi nhiều, đi đứng khó nhăn, dễ té ngã, tôi không đủ sức đở ông dậy, bác sỉ khuyên tôi không nên dùng sức , mùa hè qua tôi đã phải giải phẩu thông động mạch tim, tôi cũng cần thời gian hồi phục. Nhà tôi càng lúc càng yếu đi. Những năm trước đây, nếu ông chịu nghe lời khuyên của bác sỉ, chỉ cần siêng năng luyện tập thì cũng đở hơn, ít nhất ông cũng còn chống gậy và đi đứng, hiện nay, tôi ngại là nếu dùng xe lăn thì ông sẽ không còn cố gắng nữa.
- Thế ông vẩn còn đi tập hàng tuần ở bệnh viện club house không "
- Mỗi tuần hai ngày, thứ ba và thứ năm.
- Bà dọn về Sant Charles thì ở với ai "
- Tôi ở trong một loại chung cư, gần như nhà dưỡng lão, nhưng có bếp nước riêng, tôi có thể tự nấu ăn, bằng không thì xuống nhà ăn chung, mỗi ngày ba buổi ăn, chung cư có phòng sinh hoạt, phòng khách chung, phòng thể dục...hàng tuần có người đến thay khăn giường, dọn dẹp lau chùi trong nhà, Nếu tình rạng sức khỏe suy nhược, không thể tự mình chăm sóc thì có thể xin sang khu vực dưỡng lão, nơi có người chăm sóc hàng ngày.
- Bà có người con nào gần đó không "
- Tôi còn hai đứa con gái và mấy đứa cháu ngoại gần đó. Các cháu cũng lớn rồi, tham gia vào các sinh hoạt thường xuyên, như vậy tôi cũng có thể đến xem các cháu chơi thể thao, hay ít nhất tôi cũng có mặt trong các buổi hòa nhạc. Lâu rồi, tôi cũng không còn nấu nướng những ngày Lể lộc, các con luân phiên nhau. Mấy năm trước đây, lúc nhà tôi hãy còn khỏe, ra ngoài cắt cỏ, xúc tuyết, chiếc John Dears nằm trong garage từ lâu, tôi không quen làm công việc đó, nên chỉ mướn người đến phụ trách hàng tuần.
- Bà về chung cư thì không phải lo đến việc xúc tuyết hay cắt cỏ, nhưng diện tích của căn nhà trong chung cư bao lớn " Có đủ phòng cho ông bà hay các con ở xa về thăm không"
- Tôi chỉ có hai phòng ngũ và hai phòng tắm, bếp và một phòng khách. Thang máy ở mỗi đầu dãy, tôi cũng mừng, như vậy thì phải đi qua một dãy hành lang, đủ dài cho nhà tôi đi bộ, nhưng nếu cần thiết thì đã có xe lăn, mặc dù tôi không thích dùng đến, nhưng vạn bất đắc, cũng an tâm hơn. Tuy rằng với diện tích nhỏ, và tôi cũng không cần nhiều phòng ốc làm gì nữa, ngay cả những đồ đạc , chén dĩa, bàn ghế trong nhà tôi cũng bảo các con chia nhau, những gì chúng không cần tôi sẽ mang tặng cho hội từ thiện. Càng giản tiện càng tốt. Tôi cũng chưa biết mình còn sống bao lâu nữa mà nắm níu làm gì . Hơn nữa, con gái tôi chỉ cách đó có mươi phút, tôi có thể lái xe đi về mà không phải lo lắng. Tôi ở đây, quen thuộc bao lâu nay, nhưng thấy hối tiếc khi không thể đến xem các cháu thi đua, tụi nhỏ lớn lên nhanh quá rồi, tôi còn chút sức khỏe, mai mốt sẽ không còn cơ hội nữa.
- Bà có thấy buồn quyến luyến căn nhà kỷ niệm mấy chục năm nay không "
- Dĩ nhiên rồi, nhưng tôi thấy mình nên thực tế, hiện nay đầu óc tôi hãy còn minh mẩn, tôi muốn tự quyết định cho mình. Tránh những khó khăn cho con cái sau nầy. Nhất là sức khỏe của nhà tôi, càng ngày càng yếu đi, căn nhà không còn là một nới an hưởng nửa, mà trở thành gánh nặng, tôi nhìn thấy ông cố gắng lái chiếc máy cắt cỏ với một tay hồi mùa hè mà lo ngại, sau lần bị chấn động mạch máu não, ông hồi phục chỉ có một nửa người thôi. Vào chung cư thì không phải lo lắng vấn đề nhà cửa, mọi thứ đã có người chăm sóc, khi nhà tôi bệnh hoạn, hay cần người nhắc nhở thuốc men, di chuyển, đã có y tá đến nơi. Tôi suy nghĩ cẩn thận, thà rằng tôi vào chung cư hơn là chờ các con tôi phải đặt vào hòan cảnh khó xử, đưa tôi vào thì chúng cảm thấy như bỏ bê, thiếu bổn phận với Cha mẹ, còn không đưa tôi vào thì lấy ai chăm sóc "
- Tôi đồng ý là bà giải quyết vần đề thật giản tiện và thực tế . Bao giờ thì ông bà sẽ dọn đi "
- Có thể chúng tôi sẽ vào trước mùa lễ Giáng Sinh nầy. Dù sao thì Giáng Sinh cũng sẽ sang mừng Thánh lễ với các con, từ khu chung cư sang đó gần hơn, mấy năm trước ,không thể lái xe về thì chúng tôi thường ghé lại khách sạn ngũ qua đêm, nay thì không cần phải làm như vậy.Dù sao cũng đã quyết định rồi, thời gian sớm muộn không cần thiết, tôi đi ngay cũng là tránh cho mình những bịn rịn, luyến lưu.
Cuộc chuyện trò với bà Theresa làm tôi chợt băn khuăn, mấy năm trước đây về thăm thung lũng hoa vàng, anh bạn thân của tôi vẩn thường mơ ước : " mình có nên tìm một chổ an thân lúc xế chiều không " " Chúng tôi thân nhau từ ngày còn cắp sách, tình bằng hữu theo những tháng năm dài, vất vã khó khăn trong cuộc sống, khi hoang mang trong cuộc chiến dai dẵng, lúc lê thân trên những con đường vất vã sinh nhai. Lúc liều thân vượt biển tìm tương lai, rời quê hương tưởng đã không còn cơ hội tìm thấy nhau, khi nghe tin khi rời trại tị nạn, lại định cư cách xa hàng nghìn cây số, gặp nhau hiếm hoi đếm được trên đầu ngón tay. Chia nhau chuyện buồn vui, con cái, gia đình, Bước vào tuổi tri thiên mệnh, mỗi lần ngồi lại với nhau, ngồi ôn chuyện cũ, tính chuyện mai sau, anh vẩn luôn nhắc chúng tôi
- Oâng bà phải chuẩn bị về miền nắng ấm cho có nhau, mình tìm một ngọn đồi hay một manh đất nào đó, xây mấy căn nhà nhỏ gần nhau để sớm chiều còn tụ tập chuyện trò, con cái mình lớn lên tụi nó có gia đình riêng, rồi cũng phải lo làm ăn, bạn bà có bấy nhiêu người, chỉ có bọn mình với nhau, khi về hưu, sáng chiều cuộc cờ túi thơ, ly rượu cho ấm lại tuổi gần đất xa trời.
Hè vừa qua, chúng tôi gặp nhau, anh vừa qua một cơn trọng bệnh, xanh mướt, người vồn dĩ đã không cân nặng bao nhiêu, giờ ra vào như chiếc bóng. Lại ngồi xuống bên nhau, thúc hối chuyện về gần , những điều thực tế trước cuộc sống và nổi chết chắc không còn xa, năm nay, nhà tôi vừa tiển hai người bạn thân về cõi an bình, cả hai tuồi vừa qua ngũ thập, chưa kịp về hưu an hưởng tuổi nhà mà đã sầu ly tan.
Khi bước vào tuổi bốn mươi, con trai nắn nót vẽ cho Tôi tấm thiệp chúc mừng với câu " Mẹ , Up hill and stay there " Cái ngọn đồi an thân vui tuổi hạc cũng không xa lắm. Nhưng có can đãm chọn cho mình con đường như Theresa lúc tâm thân hãy còn minh mẫn , hay lại nắm níu rồi đặt các con vào hòan cảnh khó xử sau nầy"

Vũ Thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến