Hôm nay,  

Vượt Biên Tới Mỹ

20/02/200300:00:00(Xem: 151770)
Bài tham dự số 3128-735-vb60219

Tác giả tên thật Trương Văn Quốc Dũng, đến Hoa Kỳ năm 1989, kỹ sư điện, làm cho hãng Boeing ở Los Angeles, có vợ 3 con hiện đang sống ở Glendale. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông được ghi để “kính dâng hương hồn ông nội và cám ơn người cô ruột hiện đang sống tại Việt Nam.”

Sau khi cha tôi vượt biên đến Hồng Kông và định cư ở Mỹ, anh em chúng tôi sống với ông nội và một người cô ruột, chồng chết một tay 4 đứa con còn nhỏ dại. Hằng ngày chúng tôi được ông nội cho đi học gần nhà, chiều về phụ với nội làm ruộng để kiếm sống qua ngày.
Hơn một năm trôi qua chúng tôi chẳng nhận được tin tức gì của cha tôi cả, chúng tôi vô cùng lo lắng không biết cha tôi có mệnh hệ gì không, khi người đã quyết định hy sinh ra đi, mang theo cho người cô ruột của tôi ở Đà Nẵng 4 đứa con. Vì mới trốn từ vùng kinh tế mới trở về không có lấy một đồng bạc trong túi, cha tôi phải vay mượn để làm vốn đi buôn từ Đông Hà đến Đà Nẵng, và cũng sợ bị bắt trở lại vùng kinh tế mới nên cô tôi khuyên cha tôi trốn đi sau này cô tôi đi sau sẽ mang cho cha tôi mấy đứa con. Cha tôi chấp nhận ra đi để có tương lai cho anh em tôi sau này.
Nhận được thư của cha tôi sau hơn một năm chúng tôi mừng vô cùng, cầm bức thư trên tay với dòng chữ thân thương, nước mắt anh em chúng tôi trào ra vì sung sướng. Đọc thư cha, chúng tôi biết cha tôi rất khổ tâm khi đành phải xa lìa chúng tôi.
Tiếp sau đó, một người chú từ Saigon trở về khuyên nội tôi cho chú đem chúng tôi vào Saigon để lập thủ tục xuất cảnh. Nội tôi tin lời và trao cho chú 3 lượng vàng để chú mang chúng tôi đi. Nhưng khi vào đến nơi chúng tôi mới hay là nơi chú ở là vùng kinh tế mới Tây Ninh chứ không phải Saigon như chú nói. Cha tôi được biết chúng tôi ở với chú nên viết thư và gởi tiền về cho chú để chú lo cho ăn học. Nhưng thật ra tiền bạc cha tôi gởi về chú đều quản lý một cách chặt chẽ chỉ biết lo riêng cho con của chú, còn anh em tôi thì ban ngày đi học ban đêm phải đi làm cá để đem về cho chú bán lấy tiền. Nhiều khi trời mưa gió lạnh lẽo chú cũng không cho ở nhà. Những gì chú muốn thì chú bắt chúng tôi viết thư theo lệnh của chú, nếu sai lệnh chú đánh đập anh em chúng tôi, anh Hai tôi phản đối thì chú đánh và sau đó anh Hai tôi trốn về sống với nội và cô. Chú thường nói với chúng tôi là "Tụi bây vào đây ở phải nghe lời tao, tiền bạc cha mày gởi về tao phải quản lý để lo cho tụi bây".
Sau khi tôi học xong cấp 2 tôi được chuyển ra huyện để học, tôi được một người bạn giới thiệu nên có một gia đình bằng lòng cho tôi ở trọ để học, nhưng mỗi ngày phải góp một lon gạo còn buổi chiều đi học về phải phụ làm thêm ruộng để có thêm đồ ăn. Tôi trở về xin chú mỗi ngày cho tôi một lon gạo để đi học thì chú không cho, còn bắt tôi ở nhà làm ruộng để nuôi các em, mặc dù số tiền cha tôi gởi về dư sức để cho chúng tôi ăn học, tôi phản đối thì chú đánh đập và còn hăm dọa nếu viết thư cho cha tôi thì chú sẽ giết ngay lập tức.
Một buổi sáng ở trường học cần thêm giấy tờ học bạ ở cấp 2, tôi trở về nhà lục tìm giấy tờ thì thật Trời Phật thương anh em chúng tôi, tình cờ tôi thấy được bao thư địa chỉ của cha tôi gởi từ Mỹ về, tôi vội dấu và chạy đi ngay ra huyện. Được địa chỉ của cha tôi trong tay nhưng tôi không có lấy một đồng bạc để gởi thư. Thế rồi bác Ba người đã cưu mang cho tôi ở trọ cho mượn tiền và bác cũng viết cho cha tôi một lá thư cùng với lá thư của tôi. Tôi trình bày tất cả những thống khổ của anh em chúng tôi cho cha tôi biết và tôi chỉ yêu cầu cha tôi một điều là đừng nói gì với chú tôi là tôi viết thư cho cha, chú biết sẽ giết tôi ngay.
Nhận được thư cha tôi gởi tiền cho tôi tiền theo địa chỉ một người bà con ở Saigon. Sau khi nhận được tiền Dì Lành người nhận tiền đi lên Tây Ninh trao tiền cho tôi, mừng quá tôi viết thư trả lời cho cha ngay.
Sau 4 tháng chúng tôi vẫn không được nhận thư cha tôi hồi âm và gởi thêm tiền. Một hôm trên đường đi tới trường, đang miên man suy nghĩ thì gặp thầy hiệu trưởng trao cho tôi một bao thư khá dày, tôi mở ra mới hay cha tôi đã gởi thêm một lần tiền nhưng Dì Lành không trao cho tôi. Tôi trình bày với bác Ba thì bác lại la dì Lành tại sao nhận tiền của người ta mà không trao cho người ta. Dì trả lời là vì không có vốn làm ăn nên mượn tạm để làm ăn. Từ đó mỗi lần cha tôi gởi tiền về bắt buộc cơ quan phát tiền phải có sự hiện diện của tôi mới trao tiền.


Sau khi nhận được tiền, có điện tín cha tôi bắt tôi trở lại Huế để đem anh Hai tôi vào gấp để bàn tính khốn khỏi vùng kinh tế mới nơi đủ thứ cay nghiệt đang đè nặng lên trên đầu anh em chúng tôi. Anh Hai tôi vào tới Saigon và thuê được căn nhà, rồi nhờ bác Ba giới thiệu nên chúng tôi mới gặp được một bác chạy xe lam ba bánh từ Tây Ninh về Saigon. Nhờ vậy chúng tôi mới nhân cơ hội chú tôi đi vắng, anh em tôi trốn khỏi căn nhà của chú.
Những tháng ngày ở Saigon anh em chúng tôi sống trong tình thương yêu đùm bọc cho nhau thì chú tôi xuất hiện làm tiền. Chú nói tụi bây sắp vượt biên tao sẽ báo công an, nếu tụi bây không đưa tiền cho tao. Thế là anh em chúng tôi phải chi tiền cho chú mới yên thân. Sau đó chúng tôi phải thuê nhà dọn đi ở chỗ khác, suốt thời gian sống ở Saigon chúng tôi đã dọn nhà đi khoảng 4-5 lần cho mỗi năm nếu chú tìm gặp, cứ mỗi lần chú gặp là phải chi tiền rồi anh em chúng tôi phải thuê nhà khác.
Sau khi đã thật sự ổn định, cha tôi gởi tiền về cho chúng tôi đóng ghe để chuẩn bị vượt biên. Anh Hai tôi đăng ký để làm việc với nhà nước, sau hơn 7 năm cha tôi viết thư về căn dặn là: nếu không vượt biên được tất cả thì cho bớt hai đứa là tôi và người em thứ tư.
Hai anh em tôi từ Việt Nam qua Cam Bốt và mua ghe từ Cam Bốt chạy qua Thái Lan. Trong lúc chờ đêm tối ghe mới chở chúng tôi qua bờ bên Thái Lan. Khi ghe mới ra giữa dòng thì gặp Hải quân hải quan CS đi tuần tiễu. Chủ ghe cho chúng tôi mỗi người một bình Galon bằng nhựa để làm phao, xong rồi họ đẩy chúng tôi xuống sông, chúng tôi bơi vào bờ Thái Lan.
Tại bờ, chúng tôi gặp lính Thái, họ bắt chúng tôi phải bơi về lại Cam Bốt. Vì ngôn ngữ bất đồng chúng tôi bị lính Thái bắn làm chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy. Riêng tôi thì bị thương ở cánh tay trái. Chúng tôi lội ngược dòng sông và đến một ngôi làng cũng của Thái Lan. Tại đây, họ bắt giữ chúng tôi, hàng ngày cho một bát cơm với muối và bắt phải vào rừng đốn cây hoặc chặt cây đem về, nếu hôm nào không đủ số lượng thì chúng tôi phải nhịn đói.
Sau 2 tháng, lính biên phòng Thái mới trả chúng tôi về cho lính biên phòng Việt Nam, chúng tôi được trở về và bị giam ở khám Chí Hòa. Nhờ những người thăm nuôi tôi lượm được một bao thuốc lá không mới viết được cho anh Hai mấy chữ để báo tin. Người đưa tin về lại không tìm ra anh Hai tôi mà lại đưa cho chú tôi. Nhận được những lời nhắn trong bao thuốc lá thay vì lo cho chúng tôi, chú tôi lại gởi thư cấp tốc cho cha tôi biết, trong thư đại ý "Con anh đang nằm trong tay tôi, nếu anh muốn nó ra khỏi tù thì anh phải biết thủ tục "đầu tiên là tiền đâu" danh từ dùng sau khi giải phóng để nói chuyện với cộng sản. Cha tôi nhận được tin, tức tốc đánh điện tín cho anh Hai tôi ngay, lúc đó anh Hai tôi mới vào thăm và hối lộ 2 cây vàng chúng tôi mới được thả ra.
Mấy anh em lại tiếp tục tính kế vượt biên bằng đường biển.
Anh Hai tôi đăng ký làm việc cho nhà nước vì thế khi chúng tôi vượt biên ít ai để ý, sau mấy ngày lênh đênh trên biển chúng tôi cặp vào dàn khoan dầu của Nam Dương. Sau 3 ngày chúng tôi được chuyển tới Mã Lai và định cư tại Hoa Kỳ năm 1989 do cha tôi bảo lãnh.
Năm đầu tiên tôi được cha khuyến khích hãy vào học tại trường đại học cộng đồng. Vì tôi đã tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam, nên khi đi tôi có mang theo chứng chỉ tốt nghiệp, hơn nữa trong những ngày ở trại tỵ nạn chúng tôi cũng được học Anh văn. Sau hai năm tôi chuyển lên trường đại học của tiểu bang để học ngành điện, học được 3 năm tôi xin được chuyển về học tại trường đại học UCLA ở California và ra trường năm 1997 với mảnh bằng kỹ sư điện.
Hiện tôi đang làm cho hãng Boeing với đồng lương tương đối, tôi đã mua nhà sắm xe và có một người vợ thật xinh cùng 3 đứa con một gái hai trai. Cuộc sống của anh chúng tôi tạm yên nơi xứ người nhưng lúc nào tôi cũng nhớ tới công ơn của nội, của người cô ruột hiện đang sống tại Việt Nam mà chúng tôi không bao giờ quên ơn, nhất là đứa em thứ năm của tôi khi còn nhỏ cô đã săn sóc nuôi dưỡng, lo lắng. Giờ đây dù sống xa quê hương, nhưng lúc nào anh em chúng tôi cũng hướng về cô.
Nội thì mất năm 1988 trước khi chúng tôi vượt biên, hiện cô tôi còn sống nơi căn nhà mà nội tôi để lại để thờ phượng và sinh sống tại đó, chúng tôi xin gởi về cô với muôn vàn lời cám ơn mà chúng tôi không bao giờ quên được khi chúng tôi sống bên cạnh cô cùng các em, những ngày tháng mà cha mẹ chúng tôi không có mặt.
Chúng tôi cũng không quên cám ơn người cha đã hy sinh và lo lắng cho chúng tôi có được ngày hôm nay. Tôi cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang nuôi dưỡng chúng tôi cũng như những người Việt Nam tỵ nạn. Tôi ước mong chúng ta hãy giúp đỡ những người Mỹ kém may mắn hơn chúng ta nhất là trong các dịp lễ, Tết nguyên đán.

Quốc Trương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,322,366
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa