Hôm nay,  

Bà Mẹ Độc Thân

03/12/200200:00:00(Xem: 161986)
Người viết: Hồ Thị Triều Lam
Bài tham dự số: 365-674-vb81201

Tác giả cho biết bà quê tại Mỹ Tho, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ, hiện đang thất nghiệp. “Bà Mẹ Độc Thân” được ghi chú là chuyện có thật và là bài viết về nước Mỹ thứ 3 của tác giả.
+++

Có những lúc ngồi bên song cửa, tôi nhìn ra khu vườn nhỏ của mình: xoài, mận, ổi, nhản, táo... và những luống rau vấp cá, húng, tía tô, rau má lẫn trong những cây ơtù đỏ đỏ xanh xanh, tôi nhớ về quê nhà vô cùng.
Thuở nhỏ tôi chỉ biết ham chơi, không để ý gì đến cây cỏ mà bây giờ, tuổi đời thêm chồng chất, tôi càng thích ra vườn cây ăn trái của mình, ngắm nghía say mê hết cây nầy đến cây kia! Lúc nào rảnh rỗi hoặc trong lòng buồn bã, tôi thường ra vườn cậm cụi nhổ cỏ, cắt cây. Tội nghiệp cho những lá chưa mọc ra kịp đã bị tôi cắt sạch, không phải tôi siêng năng nhưng những lúc lòng tôi rối loạn vì phiền muộn, tôi thích làm việc cho vơi cơn buồn. Ngày nào tôi không ra thăm vườn cây của mình, chắc ngày đó tôi ăn cơm không thấy ngon! Các con tôi đâu hiểu rằng khu vườn nhỏ đó, trong lòng tôi là cả một vùng trời quê hương Việt Nam yêu dấu!
Năm 75, tôi chỉ là con bé yêu đời vừa tập tểnh bước vào ngưởõng cửa đại học. Tôi thích chạy xe Honda PC lang thang trên những con đường Phan Đình-Phùng, Duy Tân, Tú Xương...sau những giờ học mệt mõi hoặc cùng các bạn tôi: Khương-Ninh, Mỹ-Châu...kéo nhau ra ăn mì chú Hỏa, bún óc hẻm Eden, phở Nguyễn Thiện-Thuật, hoặc cùng "người ấy" ăn cơm Tài Nam, ciné Eden, đèo nhau trên chiếc xe Suzuki màu đen chạy vòng quanh trên những con đường tình tự, đầy bóng mát.
Có những cuối tuần, tôi về Mỹ Tho thăm Ba Má và anh chị tôi. Nhà tôi nằm sát bờ sông Cửu Long với vườn cây ăn trái đặc sản miền Tây: mận hồng đào, mận da người, mận xanh, xoài cát, xoài thanh ca, xoài bưởi và nhất là miếng xoài tượng chấm mấm ruốt thật là hết xẩy! Tôi nhớ tô canh chua cá bông lao kho tộ mà chị dâu tôi đã nấu hay tô bún tôm càng nướng mà anh tôi đã giăng lưới từ sáng sớm khi mùa tôm đến. Những buổi chiều chúa nhựt, tôi rất thích nhìn hai ông anh tôi tắm sông. Hai anh leo lên cây bần vưà hái trái vưà biểu diễn nhảy xuống dòng sông chảy siết.
Đối diện nhà tôi là một cồn nhỏ, từ bên nầy sông nhìn thấy bên kia sông tưởng là gần nhưng thật ra rất xa. Có một lần anh tôi nổi hứng nghĩ là mình có thể lội qua bên kia cồn dễ dàng nhưng khi anh lội đến nữa giòng thì đuối sức, anh kêu la cầu cứu, làm Ba tôi hoản hốt vội chèo thuyền ra chở anh vào. Lần đó anh tôi bị đòn một trận nhưng anh vẫn còn muốn thử lội qua bên kia sông thêm một lần nữa khi tài bơi lội của anh thật cứng cáp!
Sau biến cố 75, tôi lưu lạc sang đất Mỹ không có một người thân! À không, tôi đã vâng lời Ba Má tôi lập gia đình với một người không do tôi chọn …Chồâng tôi là người thân duy nhất cho tôi nương tựa. Từ con số không, chúng tôi đã tạo ra sự nghiệp vững chắc. Tôi đã cho ra đời hai đứa con ngoan. Nhưng cuộc đời không để tôi được yên vui hạnh phúc với mái ấm gia đình vì lòng người thay đổi, chồng tôi đã ra đi với người tình trẻ.
Khi thảm cảnh gia đình xẩy ra, con gái tôi học lớp 11, tuổi của một thiếu nữ yêu đời bổng dưng chứng kiến gia đình sụp đỗ. Không chịu nỗi sự mất mát nầy, con tôi đã đóng cửa phòng nó lại, cứ ôm gối thật chặt trong lòng mà nhìn trừng trừng lên trần nhà không ăn uống, không nói năng làm tôi hoảng hốt cầu cứu đến Cô giáo dạy Việt Văn ngày xưa, nhờ Cô giúp ý kiến và nhờ Cô điện thoại khuyên nhủ con gái tôi, phân tách cho con tôi hiểu những chuyện đã xảy ra ngoài ý muốn của chúng tôi Con trai tôi, 9 tuổi, nước mắt chảy quanh…Ngày nào tôi nhìn chúng buồn rầu ủ rũ co rút trong phòng là lòng tôi đau đớn.
Căn nhà bổng dưng rộng lớn, trống vắng. Tôi phải làm gì và làm thế nào để giúp các con tôi ra khỏi cơn khủng hoảng nầy" Tôi như rớt vào tận cùng của vực thẩm. Tôi phải can đảm tạo dựng lại cuộc sống bình thường như trước đây, tôi luôn luôn tỏ ra vui vẻ trước mặt chúng. Tôi chú tâm theo dỏi cuộc sống mỗi ngày của chúng hơn ngoài những việc làm của tôi như thường lệ.
Buổi sáng tôi thức dậy sớm làm sandwich cho các con tôi, chuẩn bị cơm trưa cho mình, đánh thức chúng dậy, lo điểm tâm cho cả nhà không gì khác hơn là cereal vừa nhanhï, vừa gọn, vừa bổ dưởng. Sau đó tôi chở các cháu và ghé rước thằng bé hàng xóm, Adam đến trường. Chiều bà ngoại của Adam thay phiên tôi chở các cháu về nhà. Sau giờ làm việc, tôi thường gọi điện thoại nhắc nhở các con tôi làm bài tập, không được rong chơi, trước khi ghé ngang chợ Việt Nam hay chợ Mỹ mua vội một ít đồ cần dùng rồi vội vã trở về nhà vì tôi biết trong căn nhà vắng lạnh đó, các con tôi vừa làm bài tập, vừa đợi tôi về nhà nấu cơm, những món ăn đạm bạc Việt Nam nhưng đầy tình thương!
Buổi tối, tôi ngồi lại bàn viết, soạn những giấy nợ cần phải trả. Đời sống nước Mỹ nầy là thế đó, vừa làm việc vất vả, vừa lo trả nợ nần, thuế má, bảo hiểm...Khi các con đã ngủ say là lúc tôi thực sự trở về với chính mình. Đêm khuya của mùa Thu lành lạnh đem đến cho người nỗi trống vắng cô đơn. Cuộc đời tôi như thế ư" Bổng dưng tôi lưu lạc bên xứ Mỹ nầy như một kẻ lưu đày, xa cha mẹ, anh chị em, không ngày trở lại quê hương. Tôi như một người đi lạc vào khu rừng hoang không lối thoát, tôi chới với không muốn chấp nhận sự thực phủ phàn mà chồng tôi đã trao cho tôi! Dù cho tôi có suy nghĩ hàng vạn lần hai chử tại sao, tại sao" Dù cho tôi có than thân trách phận thì nước mắt cũng không giúp gì cho tương lai.
Tôi vào tiệm sách tìm tòi, vào thư viện nghiên cứu, vào web học hỏi…như một nhà Tâm lý học thực thụ. Tôi cầu nguyện Ba Má tôi, hỏi ý kiến bạn bè và hy vọng ở một phép lạ nào đøó giúp tôi qua khỏi cơn giông bảo. Mỗi khi tôi tưởng tượng con gái tôi sẽ điên khùng, sẽ nghiện ma túỵ, con trai tôi trốn học, gia nhập băng đảng, không nghe lời tôi nữa …là lòng tôi se thắt, thoi thóp từng ngày cho đến khi tôi nhận được những giấy ban khen của các con tôi từ trường gởi về, tôi thật sự yên tâm và cố gắng làm tròn bổn phận của người Mẹ kiêm luôn người Cha.


Là đàn bà Á Đông, lúc nào tôi cũng nương tựa nơi chồng, cho đến khi xãy ra chuyện, tôi phải tự lo lắng, đứng ra gánh vác tất cả mọi điều, từ cái nhà đến chiếc xe, lo cho con ăn uống, đưa con đi học, bao nhiêu giấy nợ tới tấp. Than ôi! Tôi quá mệt mõi, chán chường! "Má ơi! máy giặt không chạy! Má ơi nhà tắm bị nghẹt! Má ơi ống nước sân sau bị bể!… Eo ơi! Tại sao lúc trước nó không chịu hư mà bây giờ nó lại hư vào lúc nầy!
Tôi lần mò ra Home Depot học hỏị cách sửa nhà. Đôi khi có những cặp vợ chồng đi ngang nhìn tôi tò mò vì chỉ một mình tôi vác cái ống nước đi lung tung. Trước mặt các con tôi, tôi tỏ vẻ cứng cỏi, hiên ngang nhưng những lúc lái xe dưới cơn mưa tầm tả, nước mắt tôi rơi rớt không ngừng. Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy hai đứa con, mỗi đứa nằm một góc nhà, ủ rũ vì nhớ Ba và nhớ tiếng cười đùa thuở nào, tôi vội vàng ôm con vào lòng, nhìn hai đúa bé khóc thúc thích, những khuôn mặt ngây thơ vô tội đã trở thành nạn nhân của những cuộc đổ vở, tôi đau đớn vô cùng.
Bởi vì tánh tôi yếu đuối, tôi sợ con trai tôi lớn lên không có cha bên cạnh sẽ nhút nhác giống như tôi nên tôi quyết định cho cháu học Tae Kwon Do sau khi quan sát cách dạy của trường. Họ rất có tinh thần kỹ luật, ngoài học võ họ còn dạy thêm về sự lễ phép, ngăn nấp, sạch sẽ, giúp đở cha mẹ sau giờ học... Mỗi khi trường tổ chức thi lên đai, mỗi người phải đá bể miếng ván mỏng. Có những đứa bé phải đá nhiều lần mới bể nên chúng vừa ráng đá cho bể miếng ván vừa ôm chân vừa khóc trông rất tội nghiệp. Chúng tôi, những bậc cha mẹ đứng bên ngoài khuyến khích, cổ võ cho các cháu lên tinh thần.
Con trai tôi đã có thêm bạn mới. Có lần tôi nói đùa với nó: "Nếu Ba đánh Má, con có bảo vệ Má bằng cách đánh trả lại Ba không"" Con tôi nghiêm giọng trả lời: "Con học võ để giữ gìn sức khỏe không phải để đánh lộn Má ơi!" Tôi hiểu rằng con trai tôi đã lớn khôn.
Khi mùa hè sắp đến, khí trời khô ráo là lúc hai đứa bé trở cơn suyển, cả hai ho sặc sụa và nóng sốt trên 100 độ. Một mình tôi ngất ngư vì mất ngủ để lo cho hai cháu. Tôi phải ngủ dưới chân chúng để canh chừng khi chúng nóng quá, tôi phải thức suốt đêm lau nước lạnh cho hạ nhiệt từng đứa.ï Khi chúng hết bịnh thì đến lúc tôi bị cảm. Khi tôi hết cảm thì thằng bé bị lây bịnh cúm trong trường, rồi con gái tôi bị lây bịnh nằm mê mang…cứ thế kéo dài cả tháng.
Cạnh nhà tôi có thằng bé trạc tuổi con tôi. Hai đứa chơi rất thân. Con tôi than buồn nên xin tôi cho nó nuôi con mèo, tôi không chịu, "Nuôi mèo như nuôi một đứa con trong nhà, cực lắm con ơi!", rồi đến con chim, con thỏ, con chuột..tôi rùng mình sợ hải khi thằng bé hàng xóm đem con kỳ nhông qua thăm con tôi. "Tại sao con gì Má cũng sợ hết "" Con trai tôi buồn rầu nhìn tôi mà nói. Cuối cùng tôi chìu ý cho thằng bé nuôi con rùa con dù trong lòng không thích vì tôi cũng sợ con rùa với hình thù xấu xí của nó và tôi không thích nhìn khi thấy nó co đầu rút cổ. Thằng bé hàng xóm cũõng có một con. Mỗi ngày hai đứa bé tưng tiu con rùa, săn sóc, cho ăn, rửa bồn, thay nước cẩn thận. Có lần tôi thấy con tôi vừa làm bài vừa để con rùa lên trên trang sách vừa vuốt lưng nó. Mãi mê làm bài, con rùa bò đi mất mà thằng bé không hay. Chúng tôi tìm khắp nơi không thấy đến mãi một tuần sau con rùa mới từ từ bò ra từ một xó nào đó mình mẫy đầy bụi bậm…
Thắm thoát con gái tôi tốt nghiệp trung học, được tuyển làm Historian. Nhìn con gái mình đang đứng đọc diễn văn trước bao nhiêu người ngoại quốc, tôi thấy niềm hạnh phúc tràn dâng. Con gái tôi chọn trường đại học Berkeley, gần San Francisco, nơi đào tạo ra những nhân vật chính trị nổi tiếng, tôi năn nỉ cách mấy nó cũng không chịu học ở Los Angeles, con gái của tôi mơ nó sẽ là nữ Thống Đốc, một cựu Đệ nhất phu nhân "Hillary Clinton" hay một xướng ngôn viên truyền hình nổi tiếng "Connie Chung", và tôi, chẳng đặng đừng, là người phụ con gái tôi dọn nhà. Tất cả gia tài của nó đều chất lên chiếc xe nhỏ của tôi để đi đến Berkeley. Con gái tôi hớn hở từ giả ngôi nhà…. bỏ lại tôi và đứa con trai sau lưng sau khi dặn dò con trai tôi ở lại săn sóc Mẹ chu đáo. Đời sống nội trú đã đem lại cho con gái tôi vui tươi trở lại vì có thêm bạn mới nhưng con bé vẫn không quên chúng tôi và thường gọi điện thoại về nhà, "Má ơi con mới vừa gặp bà Diane Feinstein, con xin được chữ ký ông Peter Wilson, uổng quá, con bận thi test nên con không có dịp gặp bà Hillary Clinton...".
Căn nhà thêm vắng lặng…Buổi tối càng lạnh lẻo thêm, con trai tôi, lúc đóù 10 tuổi, tỏ ra là người đàn ông trong gia đình, cẩn thận đi vòng nhà một lần trước khi đi ngủ. Tôi cảm động nhìn theo thằng bé mà ao ước thời gian qua nhanh để tôi không sống thoi thóp lo âu từng ngày.
Đã đếùn lúc thằng bé đến tuổi học lái xe. Có ai hiểu được tâm trạng và nổi sợ hải của tôi khi bị ngồi kế bên cháu để dạy cháu láy xe" Thằng bé hớn hở, vô tư, mạnh dạn, lái xe chạy bon bon trên đường phố đông người trong khi lòng tôi phập phòng từng khúc. Bây giờ con trai tôi không còn là thằng bé con ốm yếu nữa mà là một thanh niên mạnh khoẻ, nhiều tự tin, 16 tuổi, học lớp 12. Kết quả thi SAT test cháu đem về với số điểm 1340. Tôi nghĩ đến ngày cháu được nhận vào trường đại học Havard hay Stanford là ngày tôi tạm tròn trách nhiệm và sự hy sinh của tôi để nuôi cháu nên người cũng được đền bù xứng đáng.
Trời hôm nay thật trong xanh, vài cụm mây trắng bay lững lờ, Cali thêm một ngày nắng ấm. Tôi vội tưới vườn rau thật nhanh, cắt vài bụi rau húng, rau vấp cá, tía tô và không quên rau chua để còn đến nhà con bạn tôi ăn bánh xèo. Tình bạn từ thuở học trò đến nay, hơn 30 năm, bạn đã kéo daì hơi thở, cứu sống tôi ra khỏi cơn đau buồn. Tôi buồn, bạn buồn, tôi khóc bạn khóc nên tôi cố gắng cười cho bạn vui và bây giờ nghĩ đến dĩa bánh xèo nóng dòn là lòng tôi chỉ mong cho chóng đến nhà bạn mà thôi.

HỒ THỊ TRIỀU LAM

Ý kiến bạn đọc
23/11/201721:41:16
Khách
“Sớm mai thức giấc... nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng loé đàn chim giật mình... Biết lời tỏ tình đã có người nghe...!” (Lam Phương).
Mong rằng chị đã tìm được niềm hạnh phúc riêng cho mình!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa