Hôm nay,  

Lạc Đường

24/10/200100:00:00(Xem: 288823)
Bài tham dự số: 02-374-vb51018


Ai muốn nếm lại một chút xíu "mùi vị quê hương yêu dấu" mà nay đã xa cách ngàn trùng, thì hãy qua chơi xứ Mễ.
Từ Orange County khởi hành đến ranh giới Mỹ- Mễ mất 2 giờ lái xe. Từ San Diego đi chỉ mất ½ tiếng. Đó là thành phố Tijuana, mà ở một góc phố nào đó bạn có thể tìm thấy vài nét đáng yêu rất á đông. Nghĩa là bạn có thể ăn đứng, ăn ngồi ở hai bên đường, bạn có thể lái xe vô trật tự trên những con đường không lanes, xem sexy show, hay tiến xa hơn nữa mà không bị cảnh sát quấy rầy.
Nhưng bài này không có mục đích mô tả phong cảnh và cuộc sống của thành phố Tijuana. Mà là chuyện lạc đường!
Tôi qua Mỹ năm 90, ở SD 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ. Năm đầu tiên ghi tên học ở San Diego College có nhiều kỷ niệm vui với đám sinh viên tứ xứ rất thân thiện và gần gũi nhau, nên thường có mục đi du hí đó đây sau giờ học. Tijuana là thành phố được chúng tôi chiếu cố vào một buổi học lớp English 101 mà cô giáo đã cho nghỉ sớm hơn thường lệ.
Chúng tôi 4 đứa, 2 Việt, 1 Mễ và 1 Nhật. Vắn tắt thì chúng tôi đã có một ngày vui chơi thoải mái cho đến khi ra về mới gặp trục trặc. Những tưởng anh bạn Mễ rành rẽ đường xá, nên chúng tôi giao nhiệm vụ tài xế cho y, lỡ có lạc đường thì anh có thể xổ tiếng Mễ ra hỏi đường cũng tiện (đường trong lỗ miệng mà lại). Thực ra hắn ta cũng còn tơ lơ mơ lắm, vì hắn chỉ qua Tijuana vài lần chứ không phải sinh đẻ ở đây. Thế là anh cứ mò mẫm hoài vẫn chưa tìm được lối về, mà trời lúc đó cũng hơi choạng vạng tối, tài xế thì nhất định chưa chịu mở miệng hỏi đường. Bỗng anh quẹo vào một con đường nhỏ và la lên "đúng rồi, nhớ ra rồi, đường này đi về phía SD đây". Đi khoảng nửa cây số thì thằng Nhật bỗng hét to "one way street, U turn, now!" (đường 1 chiều, quẹo lui, lẹ lên!). Muộn quá rồi! Một chiếc xe Phú- lít đối diện đã trờ tới chặn đầu xe chúng tôi lại.
- Chết cha! Tôi nghĩ thầm trong bụng.
- Bỏ bu rồi! thằng bạn Bắc Kỳ thốt ra bằng lời.
Thằng Nhật ở Mỹ lâu la lên: "damn it!" riêng thằng Mễ thì bình tĩnh hơn, nói nhỏ "don't worry man, I'll take care on it" tôi nhủ thầm, don't worry cái con khỉ, nó giam cho một đêm thì bỏ bú.
Chúng tôi ngồi yên nhìn anh cốm Mễ, cũng rất bự con, hiên ngang bước tới.
- Your driver license, please!
À, anh Mễ này cũng biết tiếng Mỹ, tôi nhủ thầm.
Tuy nhiên anh bạn Mễ nhà ta lại dùng tiếng Mễ để chinh phục anh cốm đồng hương. Giọng anh có vẻ nhẹ nhàng đượm mùi xin xỏ, tôi đoán là anh ta phân bua rằng ở Mỹ mới qua chơi bị lạc đường vv….
Tưởng ngon, ai dè anh cớm phán 1 câu nghe chán năn hết sức: "các anh về bót nộp phạt. Các anh đã bị phạm luật giao thông" "bao nhiêu ạ" tôi hỏi "185 dollars" anh ta trả lời.
Chúng tôi nhìn nhau, thằng này hỏi thằng kia còn bao nhiêu tiền" Cả bốn đứa lục lọi trên 10 cái túi cộng lại đúng 18 đô! Anh bạn Mễ phát ngôn bằng tiếng Mễ, tôi đoán như thế này: "Thưa ngài, chúng tôi chỉ còn tất cả là 18 đô thôi, xin nộp phạt, không cần biên lại ạ". Thằng cớm Mễ nhìn trước nhìn sau, không thấy ai, đưa tay ẩm nhẹ 18 đô đở ghiền! Đưa tụi này về bót mất công, lại chẳng được xu ten nào, 18 đô cũng đặng rồi" chắc nó nghĩ thế.
Chúng tôi "thank you" rối rít, quay đầu xe dọt lẹmà quên hỏi đường! Đó là lần đầu tiên chúng tôi "lạc đường tập thể" trên đất Mễ. Lạc đường còn đở, ở đây ngược đường, tức là: lạc đường+ ngược chiều+ tiền phạt. May mà ở Mễ, chứ ở Mỹ làm gì có giá rẻ mạt thế.
Về lại SD tôi mới thấy đường xá ở Mỹ so với Mễ cách nhau 1 trời 1 vực. Đường xá ở Mỹ xem như hoàn hảo. Mà muốn được như thế, đâu phải rẻ. Theo một anh bạn làm ngành xây dựng cho biết, 1 cây đinh phát sáng giá sơ sơ là 7 đô. Tôi lẩn thẩn làm một bài toán nhân thử xem có khoảng bao nhiêu cây đinh từ Quận Cam qua Las Vegas để biết một cách tương đối số tiền phải chi cho công việc rải đinh này là bao nhiêu.
Này nhé, từ Phước Lộc Thọ đến Las Vegas khoảng 300 miles (480 cây số (km)), lấy rẻ 400Km= 400.000 m đễ tính. Trung bình 1m có 2 cây đinh, xa lộ thường có 4, 5 lanes, lấy 4 hàng đinh cho 1 lượt đinh, 8 hàng kể cả về. Vậy là mình có đủ yếu tố để tính giá thành cho số đinh đã rải ra 2 lượt đi về (chưa tính tiền công) là 400.000m x 2 đinh x 8 hàng đinh x $7= $44,800.000 (44 triệu 800 ngàn đồng) ghê không các bạn!
Các hàng đinh không những có mục đích giữ cho tài xế lái ngay hàng, ban ngày cũng như ban đêm, mà còn báo động cho bạn biết khi bạn lơ đễnh mãi nghĩ đến người yêu hoặc vì quá mệt, thiếp đi 1 giây mà không hay. Khi bạn nghe "bup" 1 cái dưới sàn xe, tức thì bạn sẽ "tỉnh thức" và quay về "đường ngay nẻo chánh" liền nếu không muốn nghe một cái "rầm" từ đằng sau ủi tới! Chính vì sự bảo vệ cần thiết mọi tai nạn rất dễ xảy ra nếu không có hàng đinh, nên dù có tốn bạc triệu, bạc tỉ đi nữa thì những hàng đinh này cũng không thể thiếu được.
Ngoài cái đinh ra, cái đèn cũng tốn kém không thua gì. Nếu bạn để ý khi ngừng xe ở mỗi ngã tư đường, bạn sẽ thấy bốn cột đèn xanh, vàng, đỏ 4 góc cộng thêm 4 cái càng cua vướng dài ra quá ½ đường để bạn có thể nhìn thấy từ đằng xa. Tám cột đèn giá ít nhất cũng 1 thiên (1000 đô) cho 1 ngã tư, nhân lên với số ngã tư, thì eo ôi, tiền đèn cũng ăn thua đủ với tiền đinh. Thật là tiện nghi đường xá tốn tiền quá xá.
Nhưng mà đường xá có tuyệt vời mấy đi nữa thì cũng không ăn nhập gì với chuyện lạc đường. Tính ra từ ngày qua Mỹ đến giờ, không biết tôi đã lạc đường bao nhiêu lần, mặc dầu xem ra mình cũng có vẻ rành rõi về đường xá lắm. Cũng tại cái lối kiến trúc nhà cửa ở đây nó giống nhau quá trời, ngã tư nào cũng có cây xăng, phố xá, cửa tiệm đâu đâu cũng na ná giống nhau, xe cộ cứ nườm nượp, vun vút, đường nào cũng dài thườn thượt, free way thì ngút ngàn, sai 1 ly đi 1 dặm, chậm một phút hụt 1 giờ.
Một lần nọ, tôi đi thụt bida về quá nữa đêm, đến chỗ exit quẹo về nhà thì thấy "cửa đóng then cài" mất tiêu, dọt lên exit kế tiếp, lại cũng đóng luôn. Chắc có tai nạn hay sửa đường xá gì đây. Tôi hơi lo, không biết mình có lộn trở lại và tìm thấy được những con đường quen thuộc không. đến exit thứ 3 thì mở cửa, nhưng xem bề vắng vẻ và tối tâm lắm. Cũng quẹo vào thôi, không còn cách nào khác. Một thành phố vắng lặng, lạ hoắc hiện ra trước mặt tôi, chỉ có lưa thưa xe cộ qua lại, tuyệt nhiên không thấy một bóng người. Tôi quẹo phải theo linh tính để tìm free way ngưọc lại về nhà, đi một đoạn khá xa nhưng không thấy, chắc nó nằm ở bên trái rồi, tôi đánh vòng lại và chạy ngược 1 đoạn dài nữa, hy vọng tôi đoán đúng lần này. Không thấy gì cả, mệt rồi đây. Tôi rẽ sang một con đường lớn khác nữa vẫn không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ có xa lộ gần đâu đây. Tim tôi bắt đầu đập mạnh, nổi lo âu bồn chồn cứ tăng thêm theo thời gian lạnh lùng và không gian lạnh lẽo về khuya. Quá 1 giờ khuya rồi mà tôi cứ lang thang chạy ngược chạy xuôi như gà mắc đẻ, như thuyền không bến.


Phải gọi 911 thôi, không biết trường hợp này có phải là "Emergency" không nhỉ" Tôi tự hỏi, thì cứ gọi đại đi, nó không giúp mình được thì chắc nó cũng không bỏ mình đâu là sợ. Thế là tôi tấp xe vào một cây xăng không người bán, ngay chỗ phone box (ở SD đồi núi nhiều, thành phố này trông như ở nhà quê vậy). Cây xăng nằm trên một khoảnh đất cao (như một ngọn đồi thấp), cách xa ngã tư khoảng 50m. Tôi mở cửa xe chạy vội xuống phía dưới, về phía góc đường để "chấm tọa độ" hầu báo cáo với cảnh sát vị trí của khu vực mình bị lạc. Khi trở lại cây xăng, tôi cảm thấy mồ hôi đã rịn ra và cảm giác rờn rợn của sự đơn độc trong đêm thanh vắng, nếu có một tên cướp giựt hung ác nào xuất hiện thì không biết cái gì sẽ xảy ra cho tấm thân nhỏ bé của tôi! Rõ tội nghiệp cho kẻ lạc đường về đêm. Tôi bỗng giật mình khi thấy từ chỗ khuất hiện ra 1 bóng người, nhìn kỹ hóa ra một thâ`y cảnh, đang từ từ tiến đến với một tư thế hết sức thận trọng. Hắn ta chỉ chiếc xe độc nhất của tôi và hỏi một cách khô khan: "your car"" "Yes sir, thank God you're coming". Tôi đáp vội và tự khen mình với câu "cám ơn thượng đế ông đã đến" để vừa nói lên tâm trạng mừng rỡ của tôi lúc đó và cũng đánh tan ngay cái nghi nghờ của thầy cảnh. "thưa ông, tôi bị lạc đường gần 1 tiếng đồng hồ mà không tìm thấy đường về, xin ông chỉ dùm free way 805 North ở đâu"" tôi nói 1 hơi, như thế là nếu im lặng thì sự nghi ngờ của người đối diện sẽ tăng lên! Đến đây thì hắn ta bỗng mĩm cưới, bỏ đi cái nét mặt nghiêm nghị đáng ghét lúc đầu. Hắn dẫn tôi tới góc đồi, chỉ xuống 1 con đường phía trái và phán: " Đi thẳng con đường trước mặt độ 1 mile, anh sẽ thấy free way nằm bên phải". Thì ra mình sắp tìm ra chân lý rồi là lại bỏ cuộc nữa chừng! Rõ là chân lý nữa vời!
Tôi dơ tay bắt bàn tay lông lá của anh cốm lắc lia lịa, miệng thank you very much tới tấp. Anh ta cười đáp lại: "Good luck" nét mặt có vẻ hiền lành, dễ thương chi lạ. Chắc anh ta cũng cảm thấy hài lòng vì ít ra mình cũng đã làm được 1 việc thiện cho tha nhân thay vì biên giấy phạt lia chia suốt ngày.
Đó là lần tôi bị lạc đường nặng nhất, tính về không gian và thời gian. Sau này tôi move qua quận Cam, tôi cũng bị lạc nhiều lần nữa, nhưng chỉ đi loanh quanh một vòng thì tìm được mục tiêu. Duy chỉ có một lần hơi nặng là khi tôi đưa người bạn mới ở VN qua về nhà ở vùng Irvine. Lúc đó là 10 giờ tối. Tôi bị lạc trong 1 vùng mà 2 bên đường là đồng không mông quạnh, tối tăm. Tôi phải lượn lui lượn tới cả ½ tiếng đồng hồ mới nhần thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và theo ánh sáng đó tôi tìm ra được con đường chính quen thuộc. Và bạn biết không, ½ tháng sau tôi nhận được một giấy phạt mấy chục đô (tôi quên mất) ghi là "vi phạm luật giao thông vì đã đi vào vùng cấm địa)! Mãi đến bây giờ tôi vẫn chưa biết "vùng cấm địa" này nằm ở đâu và tại sao tôi lại lạc vào khu vực này mà không hề thấy dấu hiệu gì là vùng cấm địa cả. Rỏ là ấm a ấm ớ!
Lúc mới qua Mỹ tôi hơi ngạc nhiên về cách ghi số nhà của "bộ nhà cửa". Con số dài lê thê thì còn hiểu được vì con đường cũng dài lê thê, nhưng số nhà thì nhảy lóc cóc không theo một thứ tự nào cả mới làm cho tôi bực mình. Tuy nhiên, sau một thời gian thường xuyên nghiên cứu bản đồ, tôi nhận thấy hệ thống đường xá ở Mỹ không rắc rối như mình tưởng, ngược lại nó rất có hệ thống: khoảng cách giữa hai con đường chính luôn luôn bằng ½ mile (800m) và số nhà từ ngã tư này đến ngã tư kia cũng có một con số cố định là 500 đơn vị. Vd: góc đường Bolsa- Newland có số nhà bên chẳn là 8500 (thường được ghi trong bản đồ ở mỗi ngã tư) thì số nhà ở góc đường kế tiếp Bolsa- Magnolia là 9000, Bolsa-Bushard 9500, Bolsa-Brookhurst 10000 vv…khoảng cách giữa 2 con đường không thay đổi (1/2 mile) số đơn vị không thay đổi (500) nhưng số nhà cửa lại thay đổi, do đó số nhà phải nhảy lung tung cho vừa đúng 500 đơn vị đã ấn định. Đôi khi giữa hai ngã tư chỉ có 5,6 cái nhà, bắt buộc số nhà phải nhảy cóc rất xa. Một điều nên nhớ, là khi bạn đến ranh giới một thành phố khác có cùng một con đường (vd đường Euclid là ranh giới chia con đường Bolsa ra làm 2 city khác nhau, Westminster- Santa Ana) thì số nhà lại thay đổi một cách không giống ai, khiến nhiều người rất bực mình văng tục um xùm, thật là văn minh lộn xộn! Tóm lại, khi bạn nhìn bản đồ, thì nên xem kỹ tên thành phố trước tiên để khỏi mất thì giờ chạy vòng vòng. Như vậy khi bạn biết số nhà thì bạn có thể đoán được vị trí căn nhà sẽ nằm giữa 2 con đường nào trước khi tìm đến mục tiêu.
Một câu chuyện lạc đường mà kết quả là "người chỉ đường" và "người lạc đường" sau một thời gian đã ở chung 1 đường, chung 1 nhà và chung 1 phòng! Thì ra họ lấy nhau vì "ông địa" làm mối, dẫn nàng đi lung tung đã đến gặp chàng đang ngồi hóng mát chờ nàng ở "công viên tình yêu" mà đối với nàng có vẻ lạ hoắc lạ huơ! Một điều kỳ diệu nữa, là chàng thì "mắt xanh mũi lõ" còn nàng thì "da vàng mũi tẹt".
Câu chuyện có thật đấy bạn ạ. Năm 93, cô ta làm cùng hãng với tôi ở Sd. Một buổi sáng, vào giờ nghỉ trưa, cô ta đã nói với tôi thế này: "Anh biết không hôm qua khi đi làm về em lạc đường tới mấy chục miles lận! Em mới lái xe được có 2 tháng nên đi free way còn run lắm. Chiều hôm qua em hơi đảng trí, thay vì exit south em lại lộn qua North và em cứ đi mãi sao không thấy đường nào quen thuộc cả, đến khi biết mình lộn chiều thì cũng đã khá xa, em run bắn người lên, vừa lái xe vừa khóc, nước mắt cứ tuôn ra đôi khi không thấy rõ đường nữa, thật là nguy hiểm. Sau đó em exit đại vô 1 con đường lạ hoắc và tấp vào một công viên gần đó. em xuống xe, vừa khóc vừa hỏi đường một người Mỹ đang ngồi chơi ở ghế đá. Anh ta chỉ đường ra lại free way nhưng em không dám đi vì sợ xa hơn nữa, em cứ đứng đó mà khóc hoài, cuối cùng anh ta bảo em "Ok, follow me" và anh ta đưa em về tận nhà luôn!".
Sau đó vì ân nhân thường đến nhà " nạn nhân" thăm hỏi trò chuyện đều đều, và mối tình Mỹ- Việt chớm nở từ đó. sau này tôi dọn qua quận Cam và nghe nói đám cưới 2 người đã cử hành sau 3 năm thử thách. Âu cũng là số trời bắt lạc đường để rồi bắt được "con bò" lạc giống ngoại, đáng mừng cho cô nàng.
Ơû Mỹ, chuyện lạc đường là rất bình thường, chính người bản xứ cũng bị lạc như điên, bằng chứng tôi cũng đã từng chỉ đường cho nhiều người Mỹ và được cám ơn rối rít sau câu nói "you can't miss it!" của tôi. Lạc đường theo nghĩa bóng thì không có gì quan trọng nhưng "lạc đường" theo nghĩa đen mới là vấn đề.
Một người đàn bà đã có chồng con, nhưng lại bỏ bê gia đình, đi theo "kép nhí" thì ở đây "lạc đường" có nghĩa đen và rất có vấn đề chứ không đơn giản như việc lạc đường theo nghĩa bóng.
Một anh bạn kể với tôi rằng vì lạc đường vào khu giải trí cờ bạc (casino) lúc đó anh nghĩ có lẽ "thần tài" chỉ đường đây nên anh bèn theo "linh tính ngượïc chiều của anh, bước vào casino lai rai thử thời vận, luôn tiện hỏi đường về. Kết quả là anh hết lạc đường, nhưng lại lạc mất ½ tháng lương! Lạc đường kiểu này vừa có nghĩa đen và nghĩa bóng, do đó hậu quả hơi nặng nề!
Nhưng câu chuyện lạc đường độc đáo nhất, mà ai cũng ao ước được xảy ra cho mình là "lạc vào động Thiên Thai" mà Từ Nguyên là kẻ có phúc nhất trần gian.

VĨNH HẦU

Ý kiến bạn đọc
23/02/202115:15:37
Khách
erectile vacuum pump for sale <a href=https://plaquenilx.com/#>generic drug for plaquenil</a> erectile diet
18/02/202103:10:44
Khách
how to make hydroxychloroquine <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydrochlorothiazide 25 mg</a> hydrocychloroquine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến