Hôm nay,  

Tháng Ngày Tạm Dung: Học Hành

26/08/200100:00:00(Xem: 182896)
Bài tham dự số: 02-334a-vb30825


Giờ học ESL ngày thứ sáu cuối tuần đều là những ngày vui. Mọi người được nghỉ hai tuần cuối tuần. Hai ngày ở không có nhiều việc phải làm, đi làm thêm vào cuối tuần kiếm tiền, đi chợ trời, họặc hẹn hò chở người yêu đi Santa Ana dạo chơi cho khu Phước Lộc Thọ một địa danh của người Việt tỵ nạn Cộng sản tại tiểu bang California. “have a nice weekend”.
Ông thầy Hodges- Mỹ đen gấp những cuốn sách cho bằng nhau để trên bàn viết, vẫy tay chào học sinh trong lớp, rồi đi ra ngoài. Giờ học ESL vào ngày thứ sáu đã hết, mọi người vui vẻ ra về, bởi vì hôn nay là ngày cuối tuần.
Tôi đã theo học lớp ESL tại trường Ramona Adult School, thuộc thành phố El Monte được hai năm. Lớp học từ 8 giờ sáng và kết thúc lúc 2 giờ chiều. Đi học ESL để nói tiếng Mỹ cho đúng, tập nghe hoặc xa hơn nữa tập sử dụng những mẫu câu thông dụng mà người Mỹ thường hay dùng trong công việc, giao tế hay đàm thoại hàng ngày. Ở Việt Nam, học hết chương trình Anh văn bậc trung học “Anh văn sinh ngữ I” là coi như người học sinh trung học có một số vốn văn phạm, ngữ vựng căn bản.
Đến nước Mỹ không biết nói tiếng Anh là một chuyện khổ: Khổ cho giao thiệp, khổ cho tìm việc làm.
Vấn đề phát âm- là phải nói làm sao cho người Mỹ hiểu mình đang nói vấn đề gì cho họ- và nghe người Mỹ đang trả lời cho mình- những gì mình đã hỏi họ.
Trong lớp học, ông thầy Hodges thường bắt học sinh phải đọc to lên từng chữ Anh để ông thầy nghe...nếu đúng thì được thầy tặng cho chữ “good” “Excellent” ect, còn không thì phải “Repeat again” và “again” hoài...tôi đọc tiếng Anh thường khi không đúng, nên mỗi khi bắt học sinh đọc tiếng Anh, ông thầy Hodges thường hay chiếu cố đến tôi. Thường thì tôi phải đọc một chữ năm lần, ông thầy mới đồng ý cho tôi được ngồi xuống.
Đến nước Mỹ bắt cứ vấn đề gì cũng phải học, phải thi. Nào là thi bằng lái xe, thi quốc tịch Mỹ, thi bằng Nails, vv...không có vốn liếng tiếng Anh thì làm sao vượt qua được những vấn đề trên.
Tôi nhớ có lần tôi đi học lớp ESL ban đêm từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối tại đường Valley thuộc thành phố Rosemead. Bà giáo Mỹ trắng rất trẻ và vui tính. Lớp học của bà lúc nào cũng vui nhộn, hào hứng. Vừa vào đến lớp học, bà viết liền một câu Anh văn lên bảng “English only” và đặt một cái hộp giấy trên bàn viết của bà với số 0,25 cent bên ngoài.
Buổi học đầu tiên, học sinh trong lớp nhốn nháo, họ tự hỏi: “Không biết bà này làm cái trò gì đây” sau màn giải thích của bà, học sinh trong lớp mới hiểu ra “Chỉ nói tiếng Anh trong lớp mà thôi, nói ngoại ngữ khác như Spanish, chineses hay Vietnamese, thì sẽ bị phạt là người học sinh sau khi đã “lở quên” nói bằng ngôn ngữ nước mình mà bà nghe được, thì người học sinh đó phải tự giác cầm 25 cent đi lên bàn giấy của bà, bỏ 25 cent vào trong cái hộp giấy nhỏ để sẵn, cho nên giờ học của bà mọi người đều nhớ phải mang theo đồng 25 cent.
Trường trung học Wilson nằm trên ngọn đồi cao, nhìn từ đường Eastern rất gần China Town, Los Angeles. Muốn đến trường phải lái xe leo lên ngọn đồi. Buổi sáng đứng trên sân thượng của trường nhìn xuống đồi hoặc nhìn xuống downtown Los, thành phố còn ẩn trong sương mù buổi sáng trông thật đẹp. Từ chỗ parking của trường đi bộ lên tới lớp học dài khoảng 300 thước, có rất nhiều hoa trồng dọc theo lối đi.
Ông thầy dạy machine- shop tên là Espinoza, người Mễ, ông ta tương đối dễ chịu. Sau đôi kính trắng ở ông thầy Espinoza là một sự kỹ lưỡng, ít nói, thích làm việc. ông ít khi la rầy lớn tiếng khi học sinh nào chạy máy lathe “cho ăn” nhiều quá làm hư cái part mà họ đang tiện, hoặc làm gẫy mũi drill. Máy tiện rất nhiều, khoảng sáu cái máy Lathe, hai cái máy Mill, nhiều máy drill, máy cưa, máy mill CNC.
Từ con số không kiến thức cũng như tay nghề về tiện, sau vài ba tháng học lý thuyết với bài vở in sẵn và thực hành bằng máy móc sẵn có tại trường, người học sinh thu thập được một chút hiểu biết về cách sử dụng maý Lathe, cách dùng thước dial- caliper, tập mài mũi drill và sau cùng là đọc được blue- print vv...
Lớp học bắt đầu từ 8 giờ sáng và chấm dứt vào 2 giờ chiều, có đi học ở Mỹ tôi mới thấy trường trung học ở Mỹ quá lớn và có nhiều máy móc chuyên môn hơn là trường trung học ở Việt Nam. Hồi tôi còn học trung học ở Việt nam khoảng năm 1970 ngay cả trường trung học đệ nhị cấp lớn nhất của tỉnh lỵ chỉ có một phòng thí nghiệm về hóa học, vật lý, khảo sát về vạn vật học để cho học sinh từ lớp đệ tứ trở lên vào đó thí nghiệm về hóa học, khảo sát về những định lý trong vật lý, mà xem những hình ảnh về động vật, thực vật cũng như các bộ phận của con người do Mỹ in sẵn, viện trợ cho các trường trung học.
Ngoài ra, những trường trung học công lập ở Việt Nam không có nhiều máy móc có tính cách chuyên nghiệp như máy tiện, computer vv... như ở trường trung học của Mỹ. Muốn học nghề học sinh phải theo học tại các trường chuyên môn, chỉ dạy nghề khác hẳn với các trường trung học phổ thông, học chữ không có học nghề.
Một năm trôi qua, sau khi tiện xong cây búa “để đập thịt bò cho nhừ” bằng nhôm, và ông thầy Espinoza chấm điểm xong, tôi mãn khóa học ra trường. Ông thầy Espinoza hiểu hoàn cảnh của tôi “gà trống nuôi con tại Mỹ” nên ông ta khuyên tôi tìm job part time mà thôi. Cầm tờ giấy giới thiệu của ông thầy, tôi lái xe tới một hãng machine- shop nhỏ ở đường 39 downtown Los. Sau màn Interview, ông chủ hãng machine- shop người Mỹ nhận tôi được làm việc. Ông ta dẫn tôi đi tham quan toàn cảnh shop của ông.
Ở trường trung học Wilson của thầy Espinoza, tôi chỉ thấy có một loại nhôm màu trắng. Đến shop của ông Mỹ này, tôi ngạc nhiên khi được ông ta chỉ cho xem nhôm đủ các màu: màu vàng, cam, xám,vv...ông chủ rất vui tính, mặc dù đang chạy máy Lathe CNC, ông cố gắng chỉ dẫn cho tôi về cách xử dụng các nút trên máy. Tôi là lính mới ra trường, cho nên phần thực hành rất quan trọng cho nghề của tôi hơn là học lý thuyết ở trường của ông thầy. Tôi suy nghĩ một chút rồi nói với ông ta:
“Tôi chỉ muốn làm part time thôi, ông có đồng ý mướn tôi không"”
Ông ta cười:
“Anh muốn làm Part time không full time à" Thôi anh về đi để tôi hỏi ý kiến của vợ tôi, rồi tôi sẽ gọi anh sau”.
Tôi ra về, nằm nhà chờ đợi ông chủ hãng gọi tôi đi làm. Lần tìm việc của tôi đầu tiên về nghề Machine- shop, với việc làm part time, chờ hoài mà không thấy ông chủ gọi, báo trước một kết quả không vui. Sau này tôi mới biết cái lối nói chuyện của người Mỹ “để tôi hỏi lại ý kiến của vợ tôi” tức là họ mặc nhiên từ chối mình một cách gián tiếp rồi, khỏi cần phải chờ đợi lôi thôi.

+NGƯỜI BẠN GIÀ Ở CHOP MAY

Sáng chủ nhật nào tôi cũng gặp lão già Juan đi chợ trời. Đối với người Mễ ở vùng El Monte này, ngày chủ nhật “sabado” là một ngày không thể vắng mặt họ ở chợ trời. Đi chợ trời đối với họ là để mua sắm, giải trí hoặc đi để cho khây khỏa tinh thần sau một tuần làm việc cực nhọc. Chợ trời Chico có được 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, vào cửa 50 cents. Riêng lão già Juan thì vào cửa chợ trời free, khỏi trả tiền vé vào cửa, bởi vì nhân viên bán vé đã biết mặt lão Juan. Shop may nào cho giá cao, thì lão làm được vaì tuần, còn shop nào cho giá thấp thì vài ba ngày là mất bóng lão già Juan. Lão Juan cũng là một dân “choi” của xứ Mễ. Lão thường kể: “Ở Ti- Jiua-na lão đi uống beer ở quán có hai em Mễ ngồi kế bên phục vụ. Lão cho hai em Mễ uống beer tự do, tiền lão trả, cho tiền “típ” nhiều cho nên em nào cũng thích lão. Cái quá khứ của lão ở Mexico- quê hương của lão- là vàng son nhưng cái hiện tại của lão ở El Monte thuộc xứ Mỹ này lại trái ngược khốn khổ, cực nhọc xảy đến hàng ngày cho lão.


Ngày nào, lão cũng phải đi làm. Tối về, lão ngủ ở garage. Nhiều lúc hãng may cần ra gấp hàng, để ngày mai đi giao hàng sớm thì đêm đó lão phải về trể nữa đêm. Chủ nhà đã đóng cửa ngủ, muốn đi tắm, lão phải đành chịu tắm nước vòi ở ngoài sân cỏ. Lạnh ơi là lạnh, nhưng cũng phải chịu chứ sao, dân chơi mà.
Lãnh tiền cuối tuần, khi đi ngoài đường một mình, lão Juan thường cất tiền rất kỹ. Lão để tiền trong vớ và mang giày vào, như vậy là an toàn nhất. Lão kể: “có lần lão bị mấy chú Mễ con trấn lột vào ban đêm, chúng chận lão lại lục soát tất cả các túi áo, túi quần không thấy tiền, bọn chúng bèn tha cho lão đi”. Lão cười, bởi vì bọn chúng không biết lão giấu tiền ở trong giày dưới chân. Nhiều lúc, tôi gặp lão già Juan, tôi hỏi lão: “Tại sao ông không về Mễ để sống, ở đây làm chi cho cực khổ tuổi cũng đã già rồi, vv...” lão cười không trả lời. Như vậy, xứ Mỹ đã có một sức hấp dẫn mãnh liệt nào đo, đối với lão, cho nên lão già Juan không nghĩ đến chuyện trở lại Ti- Jua- na. Có một bà chủ shop may, tặng lão già Juan một cái bánh sinh nhật nhân ngày sinh nhật của lão. Ngày hôm đó tôi thấy lão cắt bánh sinh nhật mà tay lão run run. Lão xúc động, chảy nước mắt. Lão già Juan đã xúc động. Lão xúc động cho ngày sinh nhật lần thứ 63 của mình trên xứ Mỹ, không có thân thuộc của lão, chỉ có bạn bè cùng sở tham dự, hay lão xúc động vì một cử chỉ đẹp của bà chủ tốt bụng đối với một nhân công người Mễ. Niềm vui của lão Juan ở đây, là cuối tuần đi chợ trời, chen lẫn theo dòng người ở chợ trời, nghe nhạc Mễ vui nhộn và uống Beer Corona. Uống beer corona theo lão, thì phải bỏ tí muối bọt vào chai beer, cũng như phải nặn chanh vào, uống beer như thế mới “bốc”, mới tăng được nồng độ của beer.
Đã sáu tháng qua, thỉnh thoảng tôi có đi chợ trời chico, nhưng tôi không thấy lão già Juan đi chợ trời nữa. Tôi không còn thấy lão già Juan vào sáng chủ nhật, mặc bộ complet trắng, giày trắng, nón trắng, xách một máy cassette có hai loa lớn, vừa đi vừa vặn máy hát những bản nhạc Mễ. Aâm nhạc và beer là hai món không thể thiếu được của dân Mễ cũng như vọng cổ và rượu đế của dân miền Nam Việt Nam. Lão già Juan hiện nay ở đâu" Lão đã trở về Mễ hay đã đi xuyên bang rồi" Đến bây giờ tôi cũng vẫn chưa biết.

+ ĐI CHƠI VÙNG CẬN NAM CALIFORNIA

Từ vùng San Gabriel Valley khí hậu, ấm áp, dễ chịu, chỉ cần hai tiếng đồng hồ xe đi về San Bernadino- xa lộ 10 East bạn sẽ thấy khí hậu thay đổi ngay, nhất là mùa hè.ở vùng White water có con suối nhỏ, mùa hè dân Mễ nam nữ đi suối để tắm mát. Tôi có đi đến và tắm thử một lần, lạnh ơi là lạnh mặc dầu đang giữa trưa, nắng gắt. Nhiều người nói nước suối này từ trong các khe núi cao gần đó chảy ra, trên núi có rất nhiều tuyết phủ vào mùa đông, tuyết tan thành nước cho nên vì vậy nước suối rất lạnh. Ơû đây có một khu nuôi cá, nhiều nhất cá Trout, loại cá mà mình của nó có nhiều chấm đen, con nặng nhất khoảng năm pounds. Du khách vào ghi tên, đóng tiền mượn cần câu. Ra tới hồ móc mồi ngồi câu thoải mái. Có lẽ cá dưới hồ hơi đói, cho nên khi thả mồi xuống đàn cá bơi lại rất đông để tranh ăn. Câu cá thích nhất là khi giật dính được cá, có lẽ cảm giác thích thú của người dân đi câu là giật được con cá lên khỏi mặt nước và nó đang giẫy giụa trong khoảng không...có đi câu, có giật dính được con cá bạn mới có được cảm giác đó. Câu cá xong, đem cá vào cân, nhân viên sẽ làm cá cho bạn, sau khi bạn vui vẻ trả tiền, cũng không đắc lắm so với các bán ngoài chợ.
Vùng Yucavalley có rất nhiều quạt gió. Quạt được gắn ở trên sườn núi, quạt gắn ở vùng đất trủng dưới chân núi, nơi đâu cũng thấy quạt. Mỗi cái quạt có hai cánh bằng kim loại, đường kính khoảng hai thước, bạn tôi gọi nơi đây là “rừng quạt” và ông ta nghĩ được một cái job rất độc đáo, hàng ngày ở đây đi thay cánh quạt cho những cái quạt bị hư, hết thay cái này thì lại thay cái khác lại hư tiếp, thế thì tha hồ mà có việc làm.
Quạt đón gió, cánh quạt quay vùn vụt để tạo ra điện. Đây là vùng có nhiều gió nhất cho nên người ta đặt rất nhiều quạt nơi đây để đón gió. Trông địa hình, hai bên là hai dãy núi cao chạy dài, “rừng quạt” coi như là thung lũng nằm giữa hai dãy núi cao nên nó hứng được rất nhiều gió, ngày cũng như đêm. Vùng Yuca valley là thánh địa của động đất, dường như ở đây năm nào cũng có vài trận động đất nhỏ, nhiệt độ thay đổi đột ngột khi tôi đi tới vùng “rừng quạt” trời đang dễ chịu bỗng trở nên nóng bức, từng cơn gió nóng thổi vùn vụt. Từ Los Angeles đến thành phố Indio dài khoảng 130 miles, nhiều dãy nhà mới cất thật đẹp giữa vùng núi cao và sa mạc mênh mông. Hồ Salton- Sea nằm gần vùng Indio nó thuộc quận Imperial. Hồ Salton- Sea rất rộng, đường kính khoảng 20Km, ở xa, trông hồ như cái biển mênh mông, nước hồ mặn như nước biển. Người ta đến hồ để câu cá sửu, một loại cá có nhiều nhất tại hồ. Khoảng 10 cái cần câu cắm suốt đêm mà không dính được một con cá sửu nào.
Mỗi sáng dậy, nhìn những con cá sửu con trôi dạt dựa theo bờ hồ, bạn tôi mới biết nguyên nhân tại sao đêm qua cá sửu không ăn câu" Bởi vì “con nước” ở lòng hồ trở, cá nhỏ chết nhiều, cá lớn ăn cá bé no nê, không thèm ăn câu. Dọc theo bờ hồ là những bãi cát hoang, dân địa phương trồng cây phi lao dọc theo bờ hồ để chắn gió từ sa mạc thổi đến. Vùng đất ở đây gọi là sa mạc thấp, đầy cát và cỏ hoang, ít cây cối. Người ta dẫn được nước ngọt đến đây để trồng chà là và vườn nho. Những chùm trái chà là chín vàng đang được công nhân bắt thang leo bọc gói kỹ lại bằng những bao giấy dầu lớn. Ơû đây một ngôi nhà làm gian hàng giới thiệu các loại chà là đã được trồng tại đây. Bạn có thể nếm thử từng loại chà là trước khi quyết định mua. Khi ở Mã Lai gần Kuala- Lumpur tôi thấy có trồng rất nhiều cây chà là, hôm nay tôi đến Mỹ, vùng Nam cali cũng trồng được cây chà là, trái rất ngọt, đủ loại không kém chà là của Mã Lai. Có rất nhiều người Việt, người Hoa sống ở vùng này làm rẫy. Họ trồng rau muống, rau dền, đậu bắp. Rau muống, rau dền, về mùa lạnh được trồng trong “green house” cho nên khí hậu lạnh của mùa đông không ảnh hưỏng đến rau. Chúng tăng trưởng bình thường như mùa hè, và bạn biết rau trái “mùa nghịch” thì giá bán sẽ tăng gấp đôi so với giá bình thường. Ông W. Farmer điển hình là một “trang chủ” làm ăn phát đạt ở vùng này. Từ một người tỵ nạn Việt Nam đến đây lập nghiệp từ năm 1975, đến nay, trong tay ông đã có cả ngàn mẫu đất trồng rẫy, hàng chục hồ nuôi cá Catfish để bán cho các chợ Việt nam.
Tôi có quen một ông HO tên M trung úy tiểu đoàn 2 nhảy dù bạn chủ của ông chủ W. khi đến Mỹ, ông chủ W “sponsor” ông ta về đây ở luôn để làm rẫy. Nhiều lúc uống beer ông ta cao hứng kể lại chuyện chiến đấu hào hùng năm xưa với cộng sản VN, kể cả cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua Hạ lào mà ông có tham dự.
Bây giờ thời cuộc đã đổi thay, cây súng trận mà ông ta cầm trong tay ngày nào đã đươc thay bằng cái cuốc, sáng nào ông cũng vác ra rẩy làm việc đồng áng để kiếm tiền mưu sinh, cũng như để quên đi những ngày tháng cũ: đọa đày, tù tội trong chế độ cộng sản khi ông ta còn ở tại Việt Nam.

HUỲNH VĂN AN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến