Hôm nay,  

Mùa Hè ở California

13/07/201100:00:00(Xem: 105568)

Mùa Hè ở California

Tác giả: Châu Hà

Bài số 3301-12-28531vb4071311

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiênø, truyện kể "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ," Châu Hà đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 1010. Sau đây, bài mới nhất của bà kể về mùa hè, mùa tan trường ở miền Nam California.

***

Những ngày cuối tháng Sáu, mùa hè đã thực sự về trên khắp nước Mỹ. Tôi yêu bài hát Hè Về của Nhạc Sĩ Hùng Lân: “Trời hồng hồng, sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song...” điệu nhạc tươi vui đã đưa tôi xuống phi trường John Wayne lúc nào không hay. Bạn Thao ra đón.

Năm giờ chiều cùng ngày (June 22, 2011), tôi được hân hạnh dự Lễ Ra Trường của con gái bạn. Garden Grove Stadium: nhiều áo tím học sinh với tuổi bắt đầu vào đời (áo khóac và mũ màu tím ngày Lễ Ra Trường). Những lá cờ Mỹ được cắm dưới sân quanh trường tung bay trong gió, nắng đẹp Cali cùng với gió ấm đang chào đón “hàng trăm hoa phượng tím” đang lung linh, rung động, hồi hộp chờ giây phút được xướng tên, được chụp hình, được bắt tay với người Hiệu Trưởng.

Trên bục gỗ ngồi dành riêng cho Phụ Huynh và thân bằng quyến thuộc đã đông nghẹt, phía sau chỗ ngồi của tôi cùng gia đình bạn là gia đình người Mễ, họ đem theo cả cái còi để thổi, để la hét khi con của họ được xướng tên, bong bóng không được đem theo vào sân, có lẽ vì bóng theo gió cuộn, lơ lửng che khuất tầm nhìn của nhiều người xung quanh" Nghe kể những năm trước đã có phụ huynh uýnh nhau vì mấy cái vụ bong bóng này" Vậy mà tôi không biết , đã mua bốn bóng để khi làm Lễ xong sẽ chụp hình cùng con bé; khi vào cổng , những cô soát vé đề nghị để bong bóng lại, đành phải cột trên hàng rào cổng trường để dành đó.

Tiếng nhạc trổi lên, tất cả im lặng đứng lên chào cờ cùng Quốc Ca Mỹ Quốc. Con bé Ki (con của bạn Thao)hàng ghế đầu tiên “ Top Ten “ của trường, nhỏ như cái kẹo, lọt thỏm giữa các bạn cao cao che nắng cho bé. Tiếng nhạc dứt, bắt đầu là tiếng la, tiếng hét, tiếng gọi tên con, gọi tên cháu, gọi tên anh, tên chị, tên của em út trong nhà...gọi cả tên người yêu dấu" (nếu biết yêu sớm ở tuổi mới lớn teen-ager ), chỉ có dịp này là tất cả được thỏa lòng tự hào để cùng nhau hét gọi tên nhau... chung vui với những lứa tuổi bắt đầu “chập chững vào đời”. Tôi nghe quen quen tiếng gọi nhau: Tiếng Việt Nam ấm áp tình người Cali. Có hai học sinh cùng 4.5 đồng hạng của Trường: cao nhất chót vót của Top Ten đều là Việt Nam một nam và một nữ. Một niềm vui tự hào cao ngất trời trong tôi, tôi bèn đứng lên bắc loa bằng hai tay... cố gắng la to hơn các “đối thủ người Mễ “ đang ngồi đằng sau.

Sáng hôm sau, thức sớm cùng bạn xem lại tấm thiệp Lễ Phát Bằng in tên nhiều học sinh trong đó, tôi đoán tìm tên Việt Nam bên cạnh tên có dấu 4.0+ Average; C: viết tắt của chữ California Schoolaship Federation; N: National Honor Society; G: Golden Stae Merit Diploma. Cùng bạn Thao đoán tên Việt Nam như Vickie Trịnh, Debbie B. Phan, Daniel D. Tran, Theresa Trang Tran, Truc Tran.... theo sau tên là họ Trịnh, Phan, Trần... dễ đoán , để cố tìm ra nhiều học sinh giỏi đa số là người Việt Nam để được vui hãnh diện cùng các em là người Việt đã vinh danh cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ.

Bé Ki thức dậy sau ngày dài vui nhất trong đời, tôi bèn làm một màn “phỏng vấn”. Bé Ki à “Cô nhận thấy Trường học ở Mỹ hay quá, làm Lễ Ra Trường trang nghiêm, nhanh gọn, học sinh tự hào vui vẻ, hãnh diện... và nhất là được la, được hét ...cho mùa hè thêm ấm rực ngọn lửa học hành... Tôi nói lung tung rào đầu cho Bé Ki vui, tạo sự thân mật trước. Bé Ki có nhận thấy điều gì chưa tốt ở Trường con theo học"

- ...con thấy tụi nó ngồi học gác chân lên bàn, ngồi ăn nhai bánh trong khi Thầy Cô đang giảng bài, con thấy làm sao á, không muốn tụi nó như vậy...”

- Thế tại sao Thầy Cô không có ý kiến gì"

- Có chứ Cô, tùy theo Thầy Cô chấp nhận. Có nhiều Thầy Cô không đồng ý thì tụi nó cũng phải nghe theo: không dám ăn trong lớp.

- Có khi nào con thấy có sự đánh nhau trong Trường"

-Con chưa thấy, nhưng nhiều lần con thấy thằng T mỗi lần tức giận các bạn, nó dùng nắm tay của nó tự đấm mạnh vào tường, mấy đứa kia không hiểu hoàn cảnh của nó, nói nó weird, lạ lùng quái dị, khó hiểu...Riêng con ...like...thích bạn vì nó tự control được tức giận để không xảy ra đánh nhau trong trường...

Nnói đến đây con bé rưng rưng nước mắt dễ xúc động, biết nhận biết đúng sai để hiểu hoàn cảnh của bạn.

“Bé Ki có thể kể thêm về bạn T mà con vừa nói đến"

Như chưa được tâm sự cùng ai về bạn T cùng trường, Bé Ki kể trong nỗi buồn chia sẻ: “Chưa bao giờ con thấy bạn T có Cha Mẹ đến trường đưa đón, nhiều lần con thấy bạn đi bộ đến trạm xe Bus, bạn đến Thư Viện để học bài sau khi Thư Viện của Trường đóng cửa, có lần bạn kể về Mẹ, Mẹ làm ở tiệm Mc Donalds, việc làm của mẹ nướng thịt cho tiệm hơn mười năm qua, T không thấy cha từ nhỏ. Mẹ và T ở share phòng ... T nói: Ráng học ngoan cho Mẹ vui, T ít gặp Mẹ trong ngày vì khi về nhà là Mẹ ngủ sau ngày nhiều “cái mệt”

- Cô sửa lại cho Bé Ki nè: “... sau một ngày nhiều vất vả.”

Bé Ki nói Thanks cô Hà và cười.

Bạn T cũng là Top Ten của Trường, hôm qua, lúc chụp hình, nhiều bạn rủ con đi tìm bạn để cùng chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm như đã hẹn trước với nhau. Nhưng không tìm thấy bạn...

Trong lúc chờ Bé Ki chuẩn bị đến trường (để nhận giấy chính thức Ra Trường, mang về lồng vào khung bìa màu xanh, Trường đã trao cho học sinh chiều qua), tôi vào email nhận được tấm hình người cháu lơp ba trường làng ĐàLạt Việt nam với Bảng Danh Dự.

Con bé cháu ở tiểu bang Washington với tấm hình chung với nhiều bạn trường Việt Ngữ Văn Lang: Cô Hà ơi, con được hạng nhất môn học tiếng Việt.” Cả câu viết cháu sai có một dấu ớ trên chữ a, thôi thì cho cháu lùi xuống xếp hạng hai vậy nhé. Con bé Tíni ở Sài Gòn VN vui vẻ xôn xao “Con đã đậu Trung Học Phổ Thông, Khi chưa biết tin đậu hay rớt... cô giáo của con nói: Đứa nào không đậu thì chết đi cho rồi, làm con lo sợ qua! Trời đất! cô giáo của con du côn quá phải không cô, như cố ý cho tụi con con dao, cây súng để tự tử. Bác Tư anh của Ba con ở Texas nói nếu ở Mỹ, cô giáo này sẽ bị truy tố cái tội mất dạy...” có đúng không cô"

Bé Ki với áo đầm xinh xắn tươi vui cùng Mẹ đến trường. Con bé dặn dò: “Mẹ và cô Hà chờ con một lúc, có lẽ lâu một chút vì con muốn gặp cô giáo của con.”

Trong lúc chờ con bé, như có một linh tính, như có một thần giao cách cảm, như có một duyên kỳ ngộ làm sao và cũng có lẽ thằng bé đã thấy bé Ki từ trong xe: thằng bé có đôi mắt sáng thông minh, khuôn mặt vuông chữ điền, xăm xăm đến gần nơi đậu xe của Thao, thằng bé không rành tiếng Việt, thằng bé:

“Mẹ của Ki" “cháo” cám ơn the red envelop... với the card chúc mừng của bác... Thao ngạc nhiên nhìn tôi (có lẽ lìxì từ Bé Ki"), Bé Ki cũng vừa từ trong trường ra xe, gặp bạn và giới thiệu bạn T. Thao cùng tôi vội vàng mở cửa xe , choàng vai T xin một vòng ôm thân thiện chúc mừng cháu học giỏi và thêm phong bì lìxì từ Ba Mẹ, Dì, Cậu ...của Bé Ki. Thằng bé ngạc nhiên xúc động , mắt đỏ hoe nói lời cám ơn và chạy nhanh vào sân trường.

Buổi chiều cùng ngày, Bé Ki cùng các bạn được cô giáo mời ăn tối ở nhà hàng. Bé tặng cô tấm hình cùng cô chụp chung với các bạn chiều hôm qua ngày Lễ Ra Trường, Bé cắt những lẵng hoa giấy dán xung quanh khung hình cho đẹp, không thấy có bạn T trong hình... Tôi tò mò hỏi con bé.

Chiều qua, sau khi Lễ Ra Trường kết thúc, T vội vàng lên xe Bus đến Mac Donalds tìm Mẹ, T không có máy hình để chụp chung cùng Mẹ, Mẹ bận không đến dự, T mắc cỡ khi Mẹ dặn dò T: “nhờ gia đình nào đông người, khoẻ mạnh...gọi to dùm Mẹ tên của con, khi con được đọc tên với hạng Danh Dự...”

Không cần thiết đặt bàn trước ở Nhà Hàng để đãi con nhưng T cần Mẹ hơn ai hết, T ngại ngùng không muốn quá giang ai đó để xin một tấm hình như Mẹ đã dặn dò. 

Mẹ và T đã là hình ảnh sống động nhất của mùa hè 2011 ở California, phần thưởng lớn nhất của Mẹ: T đã được học bổng toàn phần ở UC San Diego. Mẹ đã ôm choàng cùng con trong nỗi vui sướng tột cùng. T đã có nhiều nghị lực vượt lên trong cảnh khó khăn. “T. biết tự control (kiềm chế) mình để vươn lên“ như lời Bé Ki đã nói.

Bé Ki và T thương mến,

Cô rất tự hào về các con cùng nhiều học sinh Việt Nam trường Santiago High School, California. Chúc các em luôn hãnh diện là người Việt Nam, có nhiều nghị lực vào đời, tương lai sau này trong cuộc sống, các em sẽ là những cánh phượng tím nhiều hoài bão tung bay: giúp cho nước Mỹ thêm giàu, thêm đẹp, thêm tình người Việt Nam giúp nhau trong cảnh Những Tâm Tình Việt Nam Xa Xứ.

Châu Hà

Ý kiến bạn đọc
03/09/201104:20:47
Khách
Cám ơn bạn Tu Phan rất nhiều. Mến chúc bạn luôn vui khoẻ.
30/08/201104:30:57
Khách
Đầu đề và bài viết o ăn nhập vào nhau.,nên độc giả dễ hiểu lầm.Chỉ nói gần như về lễ ra trường
15/07/201112:57:53
Khách
Cám ơn chị Huyền Trâm Diệp, em nghĩ chị là cô giáo dạy Việt Ngữ? chị đoán đúng rồi đó , chữ của con bé cháu học việt ngữ Văn Lang có dấu ớ ( ^ ) trên chữ a, cho cháu xuống hạng hai chị Huyền nhá, vui vui với cháu chị Huyền ơi, cám ơn chị đặt câu hỏi. Chúc chị Huyền Trâm Diệp vui khoẻ.
14/07/201103:07:33
Khách
Cô Hầ ơi...chữ Hầ có dấu ớ trên chữ a??? có đúng vậy không tác giả?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,955
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.