Hôm nay,  

Người Con Gái Việt Nam Da Vàng

12/05/200100:00:00(Xem: 145204)
Bài tham dự số: 02-243-vb0513

Tí Vui là bút hiệu của một chuyên viên điện toán. Cô tới Mỹ sống với cha mẹ nuôi người Mỹ, trong khu vực Mỹ, lớn lên không am hiểu chữ Việt. Tự cô tìm học và tập viết. Bài viết đầu tay của cô kể chuyện một đứa trẻ có cha mẹ ly dị. Đây là bài thứ hai của cô, tâm sự “người con gái Việt Nam da vàng” tha hương, không thấy đồng lúa chín, được viết với những cảm xúc chân thực đầy xúc động, khi biết tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần.



Mấy ngày nay nó cứ lên internet tìm đọc tin tức về nhạc sĩ TCS.
Tin tức nói rằng Ông đã trở về với cát bụi. Người nhạc sĩ mà nó yêu thích đã qua đời. Nó bàng hoàng. Mới mấy tuần trước đây, nó còn cảm thấy một chút gì diễm phúc khi biết TCS vẫn còn đâu đó trên quê hương nghèo nàn của nó. Nó vừa tập hát. Nó mới chỉ vừa tập hát bài Người con gái việt Nam da vàng thôi mà. Nó còn chưa thuộc lời ca thì người nhạc sĩ của bản nhạc đã qua đời. Nó cố vươn giọng hát mà sao cổ nó nghèn nghẹn. Lời chẳng ra lời.
Hình ảnh một người đàn ông đứng tuổi, ốm nhom với gọng kính đen đã gây cho nó nhiều nỗi tiếc nuối suy tư. Lời nhạc của ông cứ vang vọng trong tư tưởng. "Người con gái việt nam da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín. Người con gái việt nam da vàng. Yêu quê hương như đã yêu mình...." Nó cũng có màu da vàng nhưng chưa bao giờ nó biết yêu đồng lúa chín. Nó chưa từng được nhìn thấy những cánh đồng thẳng tấp vàng rực trong nắng chiều. Mùi lúa thơm thoang thoảng trong tư tưởng. Nó mơ nó là người con gái da vàng trong bài hát của TCS. Nhưng nó biết, mãi mãi người con gái đó không là nó. Nó ước gì TCS đã viết những bài nhạc cho những người con gái da vàng bên đây bờ đại dương như nó. Nó chỉ là đứa con gái Việt nam tha hương không vốn liếng văn chương Việt nam.

Nơi nó ở không đồng lúa phì nhiêu mà là chín tháng mùa đông giá lạnh. Nó không ra "nông trường" nhưng nó đã có bao nhiêu ngày ôm tập vở lội tuyết đi học. Áo thì không đủ ấm, tai thì tê cứng, và những ngón chân thì lạnh buốt vì đôi giầy sũng nước. Nó không tập hát. Nó chỉ tập sự nhẫn nhục như những lần trợt nước đá nên tập vỡ rớt tứ tung trên lề đường. Nó không là hình ảnh người con gái tha thướt trong chiếc áo dài đi học mà là người con gái chạy lăng xăng đuổi theo những trang giấy trắng bị cơn gió vô tình cuốn đi.
Người con gái da vàng của TCS không ra đi, nhưng nó thì đã ra đi để rồi có những lần nghe những đứa con nít khác đuổi nó về Việt Nam. Nó biết tụi nhóc đó không biết gì nhưng nó tủi thân lắm. Lúc đó nó đã khóc rất nhiều. Nó quyết sẽ học thật giỏi và sẽ thành công để không còn ai xem thường màu da vàng của nó. Nó chỉ biết học và làm việc. Giấc mơ trẻ thơ của nó đã ngủ yên.
Và giờ đây, dòng máu việt nam da vàng như sống lại trong người nó. Nó thèm hát những bài hát tình ca về quê hương của Trịnh Công Sơn. Nó không quen ông nhưng hình như qua lời nhạc của Ông nó cảm thấy như TCS đang tâm sự cùng nó. Dẫu có đôi lúc nó không sao hiểu nổi những lời nhạc sâu đậm của ông.
Hình như TCS lúc nào cũng sẵn đón nhận sự một sự Trở Về, và giờ đây Ông đã về bên kia thế giới. Đường về của ông ra sao" Có buồn lắm không" Bỗng dưng nó cảm thấy sợ cái chết. "Tóc xanh mấy mùa" rồi cũng là sự ra đi.
Người con gái Viet Nam da vàng của TCS chết trong lửa đạn, còn nó thì sẽ ra sao"

Tí Vui
4/01

Ý kiến bạn đọc
12/03/202010:59:35
Khách
neu co ai sinh 2001 xin lien lac voi toi o email truoc ok
07/02/201822:43:51
Khách
Tí Vui viết hay lắm. Chị cũng thích nhạc TCS. Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Tí Vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,212,138
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.