Hôm nay,  

Đồ Bỏ Đi Thì Thương

16/09/200400:00:00(Xem: 248102)
Người viết: KAREN N. NGUYỄN
Bài số 612-1151-vb7110904

Tác giả Karen N. Nguyen, trưởng nữ một gia đình H.O., hiện là pharmacist, làm việc và cư trú tại Virginia. Với hai bài đặc biệt “Chuyện Cấm Đàn Ông” và “Viết Cho Em Trai Tôi” cô là tác giả được trao tặng một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, 2003.

Kim đổi nhà. Ngày dọn đồ từ apartment Kim thuê qua nhà mới, em trai út của Kim chạy qua phụ. Đồ cũng chẳng có gì nhiều, đa số Kim đã bỏ vào thùng hết rồi, sẵn sàng chờ mấy anh chàng ở moving company tới khiêng đi cùng với vài món furniture. Chỉ còn một mớ đồ linh tinh trong cái closet là cần phải dọn.
"Bây giờ đâu ai xài máy đánh chữ nữa, cái máy này chắc đem bỏ thôi hả chị Kim". Kim đang ngồi trên sàn săm soi mấy hộp đựng phim chụp cả gia đình từ dạo mới qua Mỹ, nghe tiếng Uùt Thuận hỏi ngước nhìn lên. Trên tay Uùt Thuận là cái máy đánh chữ, lâu lắm rồi Kim không xài nữa, giờ nhìn lại bỗng bao nhiêu kỷ niệm lại kéo nhau về.
Quay qua quay lại mà đã hơn mười năm, cái ngày đầu tiên Kim vào pharmacy school. Kim không có xe hơi, ngày còn đi học ở community college thì Kim là khách hàng quen mặt của mấy chuyến xe bus chạy trong county, đến lúc nhận giấy báo vào pharmacy school thì Kim ghi tên xin vào dormitory của campus, cách pharmacy school có chừng 10 phút đi bộ, lòng thầm nghĩ sẽ tiếp tục cuộc đời đi bộ và đi bus thêm vài năm nữa. Mấy cái bill của trường gởi về trước mùa tựu trường liên quan tới tiền cọc, tiền nhà, tiền health insurance, Kim đọc xong đã choáng váng mặt mày, ký giấy tờ mượn stafford loan để thanh toán tiền học xong là Kim tính ra chỉ còn dư chút xíu để mua sách vở và thức ăn cho cả semester.
Kim có thể mượn thêm unsubsidized loan nhưng như vậy thì ngay lúc Kim còn đi học thì tiền lời đã bắt đầu chồng chất, thành ra Kim không muốn mượn, định sẽ sống thắt lưng buộc bụng tiếp vậy. Trng requirement của trường, có ghi là sinh viên phải có access vào computer. Kim lúc học ở college lúc cần type bài vở thì dùng computer trong college hoặc về nhà dùng cáo word processor mấy chị em mua xài chung. Giờ vào pharmacy school, Kim không có mang cái word processor nên nghĩ là lâu lâu mới cần type bài vở, trên campus trên này thì rồi cũng có computer cho Kim dùng như ở college vậy. Phải để cái word processor ở nhà cho ba đứa em xài, chứ computer dạo đó cũng gần cả 2 ngàn dollars, mấy chị em mới qua Mỹ có 2 năm vừa đi học vừa đi làm ao ước thì nhiều mà tiền thì chẳng có để mua.
Ngày đầu tiên vào phatmacy school Kim có nhiều cảm giác khó tả. Nôn nao, háo hức cũng có, mà băn khoăn, lo nghĩ cũng có. Cái giảng đường rộng mênh mông, lớp học có trên 100 đứa, đa số là tóc vàng, da trắng, còn độ ¼ là dân tóc đen, da màu. Cả chục giáo sư đứng phía trên giảng đường bắt đầu giới thiệu tên mình, môn mình sẽ dạy, introduction to pharmacy, Human physiology, Biochemistry, pharmacy calculations, tên môn học này nối tiếp môn học kia, gần cả chục môn trong một semester nhiều môn sinh viên sẽ học trong vòng có vài tuần thôi, nhiều môn kéo dài cả semester. Kim nghe tên môn học mà chẳng có khái niệm gì hết, chỉ có trái tim nhỏ bé của Kim càng lúc càng đập nhanh hơn vì sợ, vì lo lắng không biết Kim có kham nổi hay không nữa.
Đã bắt đầu môn học đầu tiên, introductions to pharmacy, bà giáo vừa đi dọc theo mấy hàng ghế phân phát chương trình học, vừa nói: "Môn này các anh chị sẽ học liên tục trong 3 tuần, bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau. Sinh viên sẽ được chia thành group. Các group này sẽ duy trì đến khi các anh chị ra trường. Ngoài thời gian học lecture chung ở giảng đường, các anh chị sẽ sinh hoạt và học tập theo group. Sau đây tôi sẽ đọc tên các sinh viên theo group, bắt đầu chiều nay các group sẽ chọn group leader của mình.
Kim nghe tên mình trong group 3. Group nào cũng vậy thôi, vì Kim chẳng quen đứa nào trong lớp hết, ngoài 2 đứa ngồi cạnh Kim mà Kim mới biết tên, Jennifer tóc đen và Jaimie tóc nâu. Hóa ra con bé Jennifer gốc Chinese cùng ở ngay trong dorm với Kim, Kim ở đầu dãy còn nó ở cuối dãy. Jennifer lật lật mấy tờ chương trình học, quay qua nói với Kim "chưa gì mà đẵ có bài phải nộp rồi, bà cô này sao nhìn mặt thấy hiền mà requirement dễ sợ quá đi, mày nhìn nè". Kim nhìn vào tờ giấy, oh my god, ngày hôm sau là sinh viên phải nộp một bài viết, 3 trang đánh máy trở lại, với chủ đề là "tại sao tôi chọn ngành pharmacy" rồi cách 2 ngày lại thêm một bài viết nữa, chủ đề khác! Rồi tuần tới thêm một bài viết nữa, Jennifer thì thào với Kim tao không có computer, ông xã tao hứa mua cho tao một cái khi đậu vào pharmacy school, mà ảnh chưa kiếm ra cái computer cũ nào còn xài được, giá phải chăng hết trơn, giờ break hai đứa mình đi kiếm xem computer lab ở đâu nha. Kim gật đầu đồng ý. Nhỏ Jaimie ngồi cạnh nghe Kim và Jennifer nói chuyện góp ý: "trong library của campus cạnh dorm tụi mày ở cũng có một cái computer lab nữa đó". Kim nghe Jennifer và Jaimie nói cũng cảm thấy yên bụng chút xíu.
Tại sao Kim chọn pharmacy ư" Nếu viết là Kim chọn pharmacy tại vì hồi ở Việt Nam Kim có nhỏ bạn thân có 4 bà chị vượt biên qua Úc cùng học pharmacy, Kim tới nhà nó chơi nghe nó kể chuyện và cho coi hình của mấy bà chị nó, riết rồi Kim nghĩ là Kim cũng có hy vọng theo đuổi ngành này thì coi bộ không ổn chút nào hết. Nếu viết là ngày xưa trước 75 gần nhà Kim có cái pharmacy Kim ra đó thấy ông dược sĩ làm việc khỏe re, Kim lúc nhỏ nghe nói là dược sĩ chỉ cần cho mướn bằng ở nhà thuốc tây ở Saigon, chứ không cần có mặt để bán thuốc mà tháng tháng vẫn có đồng ra đồng vào, thì cũng không được vì pharmacy ở Mỹ khác 1 trời 1 vực với pharmacy ở Việt Nam. Nếu viết là lúc Kim qua Mỹ computer business đang xuống hãng IBM ở vùng Kim ở bắt đầu sa thải nhân viên, Kim không học computer thì chọn học pharmacy vậy, tính ra lấy 64 credit ở Community college thì TOEFL rồi PCAT (Pharmacy college Admission test) có trường nhận là vào học thôi, sau 4 năm là ra trường, vậy là Kim chỉ mất có 6 năm để làm lại cuộc đời ở nước Mỹ này, viết như vậy chưa chắc bà cô của Kim hài lòng. Viết là Kim chọn pharmacy vì Kim enjoy helping people ư" Kim không biết nói dối, chằng tìm ra lý lẽ gì hết. Đề tài coi đơn giản mà Kim bắt đầu thấy khó viết quá xá.
Bà giáo sư đã đọc xong danh sách các groups. Giờ thì các groups sẽ họp lại để các thành viên trong group biết mặt nhau, tự giới thiệu về mình rồi sẽ chọn ra group leader. Group 3 của Kim sẽ tập trung ở phòng 315 sau giờ lunch break.
Nghe nói đến nghỉ break là cả Jennifer và Kim mừng quá chừng. Hai đứa ra khỏi giảng đường túm đại một đứa student vừa ra khỏi thang máy hỏi xem computer lab ở đâu. Trên lầu 5, con bé nói. Nhưng tụi mày là sinh viên năm đầu tiên, chưa có access code vào computer lab trên lầu 5, chưa xài được đâu. Chưa xài được computer đi nữa, 2 đứa vẫn quyết định đi lên lầu 5 xem cái computer lab ra sao. Ooops, cái computer lab nhỏ xíu xiu có chừng 15 cái computer mà thôi Kim và Jennifer bước vào computer lab thấy có một cái thông báo dán ở trên vách: First year students hôm nay có thể xài computer với cái temporary access code này, vài hôm nữa mỗi người sẽ có một cái acess code riêng. Hai đứa thở phào nhẹ nhõm.
Lúc đó Kim mới sực nhớ ra là giờ break sắp hết. Kim phải đi kiếm phòng 315 để họp với group của Kim. Mấy mẩu bánh mì kẹp thịt nguội hồi sáng này và chai nước vẫn còn nằm trong backpack, nhưng ý nghĩ phải làm sao type được bài nộp ngày mai đã choán hết óc Kim, Kim không thấy đói gì hết.
Kim bước vào phòng 315 đã thấy có một giáo sư ngồi đó. Nhìn quanh Kim thấy group Kim có 14 đứa tính luôn Kim. Bảy đứa caucasians, 3 đứa african Americans, 2 đứa Asians. Bắt đầu các thành viên trong group giới thiệu về mình. Đứa này tốt nghiệp BS về biology, đứa kia học university đến năm thứ nhì trong nhóm là có thành tích gồ ghề hơn hết, tốt nghiệp BS Biology ở Taiwan, lấy doctorrate ở Mỹ về Medicinal chemistry ở ngay trường pharmacy này, bây giờ lại muốn thành pharmacist! Kim nghe bà con trong group giới thiệu về họ mà mình thua xa quá xá chừng. Cả nguyên group chỉ có mình Kim là dân mới học 2 năm ở community college mà thôi.
Rời Việt Nam Kim đauâ có nói với trường đại học Kim ở Việt Nam là Kim đi ra khỏi Việt Nam đâu, thành ra chẳng có học bạ hay giấy tờ gì chứng minh Kim đã học đại học ở Việt Nam hết, mà có đi nữa qua tới Mỹ Kim cũng chẳng muốn quay lại cái nghề kỹ sư máy hóa chất ngày nào, gọi cho oai vậy chứ học từ mấy cuốn sách giáo khoa cũ mèm theo tiêu chuẩn Liên Xô, ra trường đi làm thiết kế máy móc gì cũng dựa trên đồ mua được ở chợ trời thì Kim đã ngán tới cổ. Có mấy đứa trong group nhìn Kim sau khi nghe Kim nói mới học xong 2 năm ở community college, Kim biết là mình nói tiếng anh vẫn còn accent nhưng giả vờ làm mặt tỉnh, dầu trong bụng bắt đầu lại lo bởi sắp tới tụi Kim sẽ chia thành từng cặp, role playing patient và pharmacist.
Bà giáo đưa mấy cái scenario ra, một đứa sẽ giả làm patient bị đau bụng, nhức đầu vv…. Tới pharmacy hỏi xem có thuốc gì trị không. Đứa kia đóng vai pharmacist sẽ hỏi han patient vài câu để rồi sau đó hoặc khuyên patient xài thuốc over the counter hoặc phải make appoitment với bác sĩ nếu bệnh nặng hơn hoặc nên đi vào emergency room. Đừng có lo quá, bà giáo nói, first year student thì đã có biết thuốc men gì nhiều đâu, chỉ là role playing để sinh viên có khái niệm chút xíu về một số chuyện sẽ gặp trong công việc thường ngày ở pharmacy thôi.
Bắt đầu chia thành nhóm 2 đứa, Kim ở chung nhóm với Wayne một chàng Mỹ cũng lớn tuổi, cao lớn râu quai nón cắt tỉa rất điệu, trong lúc giới thiệu trước lớp đã nói là tốt nghiệp BS Bioloby và đi dạy mấy năm.
Nếu là tiếng Việt thì assigment này là trò trẻ với Kim, tụi Mỹ trong group từng nhóm 2 đứa lên phía đầu lớp bắt đầu đóng vai patient và pharmacist. Tụi nó chẳng cần chuẩn bị gì hết mà nói vanh vách. Mấy đứa đóng vai patient được dịp nhăn nhó than thở đau chỗ này chỗ kia, nét mặt thảm não đến buồn cười, còn mấy đứa đóng vai pharmacist thì hơi bị khớp hơn nhưng vẫn diễn khá trôi chảy. Kim ngồi ở dưới lớp, chữ nghĩa tiếng anh chạy zích zắc trong đầu, nói như vầy như vầy tiếng anh nói như thế nào kìa, bỗng nhiên nhiều chữ ngày thường Kim cũng biết chạy trốn mất tiêu.
Đến lượt Kim và thằng Wayne lên phía trên đầu lớp, role playing Kim đóng vai bệnh nhân, vừa mở miệng nói mấy câu là thấy thằng Wayne nhìn Kim mắt nó lóe lên ranh mãnh, rồi nó quay qua bà cô ngồi ở dưới lớp, nói lớn: "I can't understand what she is saying." Kim nghe nói nóng mặt. Hai năm học ở college làm work study ở trong office mấy ông bà counselors và làm ở library tiếp xúc với tụi Mỹ cũng kha khá, Kim biết mình nói có accent và ráng sửa cho tốt hơn, có đứa nào complain về cái accent của Kim đâu kia chứ. Kim bảo Wayne: "Let's try again. I will speak louder and slowly. Do you understand"" Wayne gật đầu. Kim muốn nói luôn là mai mốt mày ra trường làm pharmacist mày sẽ gặp nhiều patients nói tiếng anh với nhiều loại accents khác nhau vì họ cũng như tao là immigrant từ các nước khác tới, nửa đời người có nói tiếng anh bao giờ đâu. Kim cũng muốn bảo Wayne là mặt mày cho vào Việt Nam ở chưa chắc mày nói được một câu tiếng Việt, đừng có mà làm tàng. Tao đến Mỹ chỉ có 20 ký lô hành lý không một đồng xu dính túi và tao đang try my best để mà vươn lên ở xứ này. Kim muốn trút cơn tức giận của mình ra mà dằn lại, dằn lại, dằn lại.
Mấy giờ học buổi chiều kéo dài thật lâu tưởng như không bao giờ hết. Hồi trưa bận đi tìm cái computer lab với Jennifer Kim không kịp ăn lunch, bây giờ thì Kim cảm thấy kiến bò trong bụng đói cồn cào.
Cuối cùng thì giờ học cũng chấm dứt. Nhìn đồng hồ đeo tay 5 giờ chiều rồi, Kim định vào computer lab để type bài nộp ngày mai nhưng lúc đó mới nghĩ ra là Kim không có cái computer disc nào trong backpack hết. Kim vẫn còn thói quen viết ra giấy, cạo sửa, bôi xóa, check grammar, spelling, punctuation xong rồi mới type bài của mình. Kim vẫn còn nhiều lúc phải giở cuốn tự điển anh-việt, việt-anh dày cộm ra để xem chữ đó tiếng anh là chữ gì, động từ past tense thì chuyển ra sao. Bây giờ vào ngồi thẳng trong computer lab chữ nghĩa ở đâu Kim không kiếm ra đủ, làm sao mà có bài nộp. Chắc computer lab cũng còn computer trống cho mình xài, Kim nghĩ vậy. Thôi giờ chạy về dorm ăn chút xíu, lấy cái computer disc rồi tính tiếp.
Về tới phòng trên dorm Kim vội vàng ăn mấy mẩu bánh mì trong backpack, uống mấy hớp nước rồi đi kiếm một cái computer disc. Nhìn đồng hồ 5 giờ ruỡi, Kim đi xuống dưới nhà băng qua library bên kia đường, hy vọng kiếm được cái computer trong computer lab bên đó. Vẫn chưa nghĩ ra là Kim phải viết cái gì nữa! Kệ kiếm được cái computer cái đã, Kim nghĩ vậy.


Vào tới library của campus cô phụ trách computer lab cho Kim hay 1 tin phũ phàng, sinh viên năm thứ nhất như Kim phải đi dự một lớp orientation ở library trước đã rồi mới có password để sử dụng computer. Hai ngày nữa mới tới phiên lớp Kim có orientation. Sorry, phải đợi 2 ngày nữa vậy, quy định của campus, cô không thể cho Kim dùng computer trong library được.
Kim chạy qua bên pharmacy school, lên computer lab không còn cái computer nào trống, tụi sinh viên ngồi trong phòng lab có lẽ đa số là dân lớp Kim, tụi nó ngồi type trên computer mà chẳng cần viết trước ra giấy gì hết, cứ type, nhìn rồi xóa, sửa trên computer nhìn thấy dễ dàng vô cùng. Thằng Wayne cũng đang ở trong đó, nó không thay baì thì chớ mà đang check một cái gì đó trên internet. Sao Wayne lại có access vào cả internet vậy kìa" Kim hơi thắc mắc không biết nó type bài vở xong chưa nữa, nếu xong thì phải lịch sự một chút để máy cho bà con xài với chứ.
Bên ngoài phòng lab còn 7, 8 đứa sinh viên đứng ngồi đủ kiểu chờ đến phiên mình xài computer. Con bé Jennifer cũng trong số đó, nó nhìn Kim vừa cười vừa nhăn cái mũi: "chắc tối nay mới tới phiên tao xài computer quá Kim ơi, mày có ở lại để đợi không, ở lại đi để xong xuôi 2 đứa mình đi bộ về dorm buổi tối cũng đỡ run, nha".
Gần 6 giờ chiều rồi, pharmacy school đến 9 giờ đêm thì sẽ đóng cửa nhưng đứa nào vẫn còn ở trong trường để xài computer thì cứ ở nhưng ra khỏi cửa rồi thì không quay vào được. Kim nghĩ kỹ, biết mình không thể ngồi trước computer mà có văn hứng dồi dào được, Kim phải về phòng trên ký túc xá, phải có cuốn tự điển quen thuộc của Kim, phải có thời gian suy nghĩ, sửa tới sửa lui, viết xuôi viết ngược thì mới xong bài văn tiếng Mỹ ngắn ngủn mà khó khăn này. Kim bảo với Jennifer sorry nha Kim không đợi được, Kim đi kiếm cái typewriter đây để có bài nộp ngày mai.
Kim quay lưng bước đi về hướng thang máy còn thấy nhỏ Jennifer tròn mắt ngạc nhiên nhìn theo. Ở lại đợi biết chừng nào có computer mà nhìn mặt thằng Wayne trong computer lab là Kim thấy khó chịu quá xá.
Kim biết là trong campus có cái xe shuttle chạy vòng vòng chở sinh viên đi mua sắm ở cái shopping mall gần đó, cứ 15 phút thì có một chuyến. Kim đi bộ về dorm, ở đó có chỗ đón shuttle. Đợi shuttle đến lâu ơi là lâu Kim lúc đó đâm ra thèm có một chiếc xe, xe cà tàng thôi cũng được, nhưng như vậy Kim sẽ lái đi vòng quanh thành phố này để kiếm một cái typewriter dễ dàng biết chừng nào….
Sáu giờ rưỡi xe shuttle tới Kim hỏi anh chàng driver có chạy ngang chỗ nào có Office depot hay một cái tiệm tương tự như vậy. Kim cần mua một cái typewriter để đánh máy bài nộp ngày mai. Chắc đây là lần đầu anh chàng driver nghe một câu hỏi quái chiêu như vậy, anh chàng suy nghĩ một chút rồi bảo Kim leo lên shuttle.
Lộ trình của xe này không đi ngang mấy tiệm Kim muốn nhưng anh chàng sẽ phá lệ, lái ra Office Depot gần trường thả Kim xuống rồi nửa tiếng sau sẽ quay lại pick up. Trời ơi, Kim nghe mà tưởng như mình nằm mơ, Kim cám ơn anh chàng driver quá chừng chừng.
Xe shuttle dừng lại trước Office Depot Kim bước tới cửa tiệm, thấy là tiệm sẽ đóng cửa lúc 7 giờ tối. Nhìn đồng hồ đeo tay của Kim 7 giờ kém 5 phút. Kim đẩy cửa, ồ may quá, cửa còn mở. Kim bước vào tiệm, nhìn quanh typewriter nằm ở đâu kìa" Tiệm rộng mênh mông, còn mấy phút làm sao mua sắm cho xong được" Một anh chàng cashier gọi Kim bảo là tiệm đóng cửa trong vòng vài phút nữa có cần giúp gì không. Cần máy đánh chữ ư" Tiệm có mấy cái ở cuối dãy phía kia kìa, tới đó lựa đi, anh nói manager của tiệm đợi sẽ ring up cho Kim thôi.
Kim chạy tới khu trưng bày typewriter, vài cái giá trên một trăm dollars, cái rẻ nhất cũng trên 80 dollars. Chẳng biết lựa cái nào, Kim lấy lại cái typewriter giá trung trung chạy đi mua mấy cuộn ribbon có thể tẩy xóa được và 1 hộp giấy, lòng thầm nghĩ không biết hôm nay ngày gì mà có quý nhân giúp đỡ như vầy. Bận chạy đua với thời gian Kim vẫn chưa nghĩ ra ý gì sẽ viết cho bài nộp ngày mai cả.
Kim đứng đợi shuttle tới trong buổi chiều chập choạng tối ở một cái shopping mall lạ hoắc trong một cái thành phố lạ hoắc ở một xứ Mỹ lạ hoắc, cảm thấy mình nhỏ bé lạc lõng vô cùng. Nhớ nhà quá xá, nhớ ba má và mấy em quá xá, ở nhà đâu biết ngày nhập trường của Kim là bận rộn đến như thế này đâu. Phải ráng nghĩ ra ý để viết bài nộp chứ, Kim thầm nghĩ hôm nay chỉ là bắt đầu cho một cuộc thử thách dài cả 4 năm trời ở pharmacy school thôi, còn bao nhiêu trở ngại lớn hơn nữa kìa, ráng lên ráng lên đã được nhận vào học thì phải ráng lên chứ, không thêåthua tụi Mỹ trong lớp được.
Về tới dorm thì đã hơn 8 giờ tối, Kim lôi giấy viết ra bắt đầu viết nháp tìm ý. Tại sao Kim chọn pharmacy ư" Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn lúc còn ở Saigon lại quay nhanh trong óc Kim…
Ngày còn ở Saigon lúc còn nhỏ mỗi lần Kim bệnh mẹ ra pharmacy gần nhà mua thuốc về cho Kim uống, Kim uống vào là khỏi bệnh thôi. Mấy viên thuốc nhỏ xíu xíu mà làm Kim giảm sốt, hết nhức răng, mấy ống kem bôi một tý lên da mà làm Kim hết ngứa, không phải đều thần kỳ hay sao kia chứ" Kim còn nhớ đến vị đắng của mấy viên Ganidan màu trắng, vị chua chua của mấy viên contact màu vàng mẹ cho Kim uống lúc còn bé, vị thuốc như còn vấn vương trên đầu lưỡi của Kim… Cái nhà thuốc tây gần nhà Kim với bao hộp thuốc đủ loại, đủ màu bày biện ngăn nắp sau tủ kiếng, khêu gợi trí tò mò của Kim biết bao.
Con bé ngày nào đi ngang nhà thuốc tây mà thắc mắc, mà ngẩn ngơ, đến lúc lớn lên thấy mình nhiều lần đạp xe ngang trường dược trên đường Phan Thanh Giản người người xếp hàng rồng rắn trên đường, đứng ngoài nắng lâu không nổi ai cũng để viên gạch hay một chiếc dép làm dấu, chút chút chạy từ mái hiên ra để nhích vị trí của mình lên, Kim xếp hàng cả buổi mới lấy được có mấy viên thuốc không tên tuổi, mẹ uống vào chẳng có hiệu quả gì hết, cái tay gãy bó bột đau hãy hoàn đau.
Bao nhiêu năm sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, gia đình Kim có bao giờ uống thuốc không kìa" Thuốc bán ở chợ trời thì mẹ không dám mua cho chị em Kim, ai mà biết được bên trong viên thuốc là bột mì, đường cát hay những hóa chất gì khác, uống vào chẳng giúp gì mà còn làm hại thêm. Thuốc nhà nước cấp ở trạm xá y tế phường thì uống nước lã còn có tác dụng hơn.
Bố đi tù, bạn bè bố mẹ ở nước ngoài gởi quà về, thuốc tây từ Pháp từ Mỹ gởi về trong mấy thùng quà phần đi ra chợ trời để mẹ nuôi chị em Kim và nuôi bố trong tù, phần theo mẹ vào trại giam thăm bố. Họa hoằn lắm, chị em Kim đứa nào đau nặng mẹ mới đem thuốc trụ sinh nước ngoài mẹ cất lại một ít ở nhà cho uống để hết bệnh. … với Kim những lần Kim bệnh phương thuốc thần kỳ chỉ là một tô phở mẹ mua ở chợ về, ăn vào bỗng thấy người khỏe bội phần nhưng sau đó Kim lại áy náy khôn nguôi vì mẹ chỉ có tiền mua tô phở cho đứa con bị bệnh là Kim, chứ mấy đứa em và mẹ thì vẫn trường kỳ cơm độn khoai hoặc bo bo.
Lúc còn ở Việt Nam, khi Kim và bạn bè thi vào đại học ban tuyển sinh chỉ cho học sinh nộp hồ sơ thi vào 1 trường đại học mà thôi, tất cả các trường tổ chức thi cùng một ngày. Nếu thí sinh mà rớt nếu không chịu vào học trường cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp mà mình phải chọn khi nộp hồ sơ thi thì đành chịu vậy, ở nhà mẹ nuôi thêm một năm rồi lại ca tiếp bài "thi không ăn ớt thế mà cay". Điểm số bỗng nhiên không phải là yếu tố quan trọng nhất mà lý lịch ba đời bỗng trở thành yếu tố gan lọc con người. Ngành học nào có tiếp xúc với con người sư phạm, nha y dược vv…. Thì những người có lý lịch xấu như Kim không bao thể chen chân được. Cuối cùng Kim may mắn đậu vào ngành kỹ thuật dù rằng Kim chẳng muốn chút nào. Cái cổng trường dược, một trong những trường không bao giờ chấp nhận Kim, cứ như là cổng vườn địa đàng, cửa đóng then cài, để Kim đạp xe lóc cóc ngang hoài mà nghe nhói trong tim.
Bây giờ qua tới Mỹ bỗng nhiên bao nhiêu là ngành nghề, bao nhiêu là trường lớp mở rộng cửa với Kim. Kim muốn học ngành nào thì tùy Kim quyết định, Kim muốn học trường nào thí cứ nộp đơn. Nghèo rớt mồng tơi như Kim thì có fiancial aid, có work study, bao sự giúp đỡ để Kim có thể đi học được. Người ta không tìm hiểu xem bố mẹ Kim làm gì, điều quan trọng nhất là bản thân Kim và quá trình học tập của Kim, kinh nghiệm làm việc của Kim, điểm số của Kim. Ba trường pharmacy ở ba states khác nhau nhận Kim vào học.
Những gì Kim ao ước khát khao ngày nào ở Việt Nam thì qua tới Mỹ Kim có thể vươn tới được. Cảm ơn nước Mỹ đã giang tay đón nhận gia đình Kim, cảm ơn cuộc đời với bao người tốt bụng đã chỉ dẫn Kim trong những ngày đầu chập chững làm quen với cuộc sống ở xứ người để Kim có được ngày hôm nay, ngồi trong giảng đường của một đại học dược khoa của Mỹ.
Pharmacy ở Mỹ thì nhiều vô số kể, hầu như góc phố nào cũng có một pharmacy. Ở Mỹ này ai có ốm đau gì mà cần mua thuốc cầm toa bác sĩ đi mua nếu pharmacy này không có thuốc thì lái xe vài block đến pharmacy khác là có thể được, nếu cần phải đợi thì chỉ ngày hôm sau là có thuốc về. Nhiều loại thuốc bán không cần toa bác sĩ đi đến pharmacy nào mua cũng yên tâm là thuốc thật chứ không phải canh cánh lo âu như ở Việt Nam.
Người pharmacist là cầu nối giúp bệnh nhân có được loại thuốc họ cần. Nhưng muốn thành một pharmacist giỏi thì không phải dễ, Kim nghĩ vậy.
Làm pharmacist đòi hỏi con người không những có những kiến thức chuyên môn vững mà còn phải có một trái tim. Trái tim đồng cảm với những người ốm đau đang mong có thuốc để chửa lành bệnh, khối óc vững chuyên môn để bảo đảm bệnh hoạn nhận được đúng loại thuốc mình cần, đúng dose, đúng regimen, không có interaction với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng. Kim sẽ cố gắng trau dồi để có được cả 2 điều đó.
Kim hý hoáy viết một mạch. Đến lúc Kim xong phần check grammar và spelling thì nhìn đồng hồ đã hơn 11 giờ đêm. Đến lúc phải type rồi đây, Kim khệ nệ khiêng cái máy đánh chữ ra study room cuối dãy để type vì bên đó đèn sáng hơn trong phòng Kim.
Mới ngày đầu nhập học study room còn trống trơn, chưa có ai vào ngồi học hết, vậy là Kim tự do gõ máy đánh chữ thêm vài tiếng. Lúc Kim quay về phòng lấy giấy và cuộn ribbon thì gặp nhỏ Jennifer, nó cũng vừa mới type xong bài trong computer lab trong pharmacy school, mới về tới dorm, đang mệt nhoài, Jennifer hỏi Kim: "Mày mua được máy đánh chữ rồi hả, type xong chưa"" Kim cười cười bảo là chưa xong, không dám nói với nó là may quá, phòng mày ở cuối dãy bên kia, tối nay mày may mắn không nghe tiếng tao gõ piano lách cách kiểu mổ cò 2 ngón nguyên đêm.
Kim thức gần tới một giờ sáng để đánh máy. Gần cuối bài buồn ngủ quá xá, type nhầm hết mấy chỗ phải erase rồi type lại. Tờ giấy nhìn thấy không được đẹp mắt lắm nhưng 2 mí mắt Kim đã nặng trĩu rồi, chỉ ráng sửa và type cho xong thôi, không còn thời gian type lại trang cuối nữa.
Lúc trả bài ra, Kim thấy bà cô cho bài Kim con B. Cả lớp có lẽ chỉ có Kim là nộp bài trình bày bằng máy đánh chữ mà thôi. Bà cô phê trên bài bảo là Kim nên học hỏi để sử dụng computer.
Tụi sinh viên trong lớp Kim đi học có CD player trong backpack, lái xe hơi tới trường, về nhà có computer để type bài, có dư giả thời gian để gia nhập mấùy cái fraternity trong trường, rồi đi happy hour uống bia, tán gẫu đi chơi softball sau giờ học. Còn Kim ư" Tiếng Anh không phải là tiếng Kim nghe lúc lọt lòng, giờ vào lớp nghe thầy cô giảng thì chữ còn chữ mất, về nhà đọc handout và đọc sách muốn nổ đom đóm mắt. Những lúc mỏi mệt thì Kim nhìn lên cái máy đánh chữ trên đầu tủ, nó động viên Kim và đem lại thêm nghị lực cho Kim rất nhiều. Bài cần phải đánh máy Kim ráng thu xếp thời gian để có thể đi đến computer lab để type, nhưng có những lúc mất thời gian suy nghĩ bằng tiếng anh để có ý mà viết, Kim vẫn phải dùng đến cái máy đánh chữ. Kim cố gắng thật nhiều để nội dung bài của Kim dù có lúc phải trình bày với cái máy đánh chữ thô sơ, vẫn không thua bài của tụi Mỹ trong lớp type trên mấy cái computer loại xịn của tụi nó.
Bốn năm trời, cái máy đánh chữ chứng kiến bao vất vả khó khăn Kim phải trải qua ở pharmacy school. Lúc ra trường, cái máy đánh chữ lại theo Kim vào phòng lab ngày Kim thi lấy license pharmacist của state, chỉ có 2 tiếng đồng hồ mà Kim phải làm xong 4 toa thuốc khác nhau, mix 2 loại suspension, trộn một loại ointment và trộn thuốc bỏ vào 6 cái capsules nhỏ xíu. Chỉ một việc type mấy cái lable đã chiếm mất gần nửa tiếng đồng hồ, mấy cái lable nhỏ xíu mà information cần phải có thì nhiều quá xá, Kim canh mãi trên cái máy đánh chữ, type rồi bỏ một mớ lable, cuối cùng mới làm xong, lòng canh cánh lo sợ hết giờ làm không kịp bài để nộp.
Trên cái máy đánh chữ thấm không biết bao nhiêu là mồ hôi, sức lực của Kim.
"Sao chị Kim, giờ bỏ cái máy đánh chữ này nhe, chị Kim có computer với printer rồi, đâu cần tới nó nữa"". Tiếng Út Thuận cắt đứt dòng suy nghĩ của Kim đưa Kim về thực tại.
Kim nhìn Út Thuận cười cười "Không bỏ được đâu út ơi, nhiều kỷ niệm với nó lắm".
Thằng nhóc khiêng mấy cái thùng đựng đồ lặt vặt ra xe, nói với lại "Bỏ thì thương, vương thì chật closet, em báo trước cho chị Kim hay rồi đó nhe".

KAREN NGUIYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,969,871
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến