Hôm nay,  

Chuỵên Bên Lề VVNM 2021

14/12/202114:04:00(Xem: 3282)

                                                                    

thinh huong 1
Tác giả Thịnh Hương nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, cư trú tại miền Bắc California, nhưng luôn vui vẻ tiếp tay mọi sinh hoạt bạn hữu. Sau đây là bài viết của cô về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai mươi hai.

***


Tôi đến với Việt Báo qua mục Viết Về Nước Mỹ từ năm 2005.  Năm nào ngày trao giải thưởng cũng được tổ chức vào cuối tháng tám, một tháng nắng ấm và rực rỡ của muà hè.  Năm nay, ngày trao giải thưởng lại được tổ chức vào mùa đông, Chúa Nhật ngày 6 tháng 12, sau một năm tạm ngưng vì con virus Wuhan, chính danh là Corona, dù nó chẳng dính líu giây mơ rễ má chi với chất bia bọt của nước láng giềng Mê Hí Cồ của xứ Hoa Kỳ chúng tôi. Theo thông lệ hằng năm,Việt Báo gửi giấy mời đến tất cả các tác giả đã từng đoạt giải VVNM, bất kể giải to bé cao thấp, kể từ năm 2000 tới nay.

Vừa nhận được giấy mời, Mão – người được “tôn vinh” là Anh Hùng Xa Lộ” vì tài lái xe bền bỉ và an toàn ở tuổi sáu bó rưỡi – liền gọi cho tôi để rủ đi chung xe, từ Bắc (Cali) xuống Nam qua truông Grapevine của Freeway 5, như nhiều năm qua.  Tôi đồng ý liền, vì nói cho ngay, đi xe đò hay máy bay trong giai đoạn Covid còn đang tranh tối tranh sáng này tôi và Mão Bà Bà cũng không mấy yên dạ, dù cả hai đã chích cả ba mũi chủng ngừa. Thấy xe còn dư chỗ, tôi bèn gọi rủ vợ chồng Lê Xuân Mỹ – một trong tám tác giả được chọn vào chung kết năm nay. Nhưng Mỹ đã mua vé máy bay từ lâu. Tôi bèn gọi Thái NC. Thái nói Thái cũng lái xe vì năm nay phải tham gia nhiều đình đám, không thể đi về cùng ngày với chúng tôi.  Ô, vậy là xe ê sắc. 

Suy đi nghĩ lại, hai lão bà quyết định đi xe đò Hoàng vì lúc về chỉ có một mình Mão, nếu lái xe một mình thì buồn lắm, dù xa lộ đối với Mão chẳng có gì là đáng sợ.  Mão  về một mình, là vì sau ngày phát giải thưởng, tôi và vợ chồng “Tây Đui” Đoàn Thị “ sẽ quá giang Nguyễn Văn Tới đến thăm căn nhà cuả vợ chồng anh ở một nơi toàn sỏi và đá trong sa mạc Arizona. “Mão bà bà” còn dư năng lực nên giờ này chưa chiụ treo kiếm hưởng nhàn, nên xong tiệc là hôm sau phải dià đặng đi làm.  Mão nói ở nhà buồn thấy bà.  Con thì không, chaú thì chẳng, hai ông bà già ra dô nhìn nhau muốn cãi lộn, nên hai vợ chồng cứ sáng xách xe đi chiều xách về cho yên ổn nhà cửa mà lại có thêm tiền dưỡng lão .

NGÀY THỨ NHẤT:  NGƯỜI TÍNH KHÔNG BẰNG TRỜI TÍNH

Tôi kêu Uber đi từ Đông Vịnh sang South San Francisco đón Mão bà bà rồi cũng sẽ ngự chiếc xe đó xuống San Jose đi xe đò Hoàng . Anh tài xế ngần ngừ hỏi tôi, “Ủa, sao bạn bà không đi Uber rồi gặp bà dưới bến xe mà đi lòng vòng chi vậy?”  Tôi nói, “Bà bạn tôi muốn trả thù .  Hồi nào tới giờ tôi thường hành hạ bả, bắt bả đưa rước nhiều rồi, nay có dịp thì bà ơn đền oán trả”. Anh ta chả hiểu mô tê ất giáp chi nên gật gù cho qua chuyện.  Xe qua cầu San Mateo thì mọi chuyện vẫn còn xuôi chèo mát mái.  Nhưng trời ơi, gần tới phi trường San Francisco thì xe cộ ùn đống, nhúc nhích từng chút từng chút như đàn rùa từ biển bơi lên. Mười lăm phút trôi qua, chưa qua được ba dặm.  GPS của Uber nói sẽ đến nhà Mão lúc 8:15am, rồi từ nhà Mão xuống Xe Đò Hoàng có thể la 9:15am hoặc trễ hơn. Kiểu này thì xôi hỏng bỏng không.  Xe đò dời bến lúc 8:30!!! Tai nạn xe cộ gì mà ác nghiệt, nhè lúc tui đang cần đi gấp mà đụng nhau chi cho ngang trái vậy nè.

Đến nhà Mão, hai đứa nhìn nhau ngao ngán. Cái số của Mão đã được định sẵn rồi, suốt đời phải làm anh hùng xa lộ, chạy trời không khỏi nắng! Hai bà, một đầu muối tiêu một bạch kim, vội vàng lên xe xuôi nam trên xa lộ 101.  Đi 101 sẽ lâu tới đích hơn một tiếng, nhưng đường đi thóang mát, phong cảnh hai bên xanh tươi dù đang là mùa đông.  Mão cứ tà tà điều khiển tay lái, Thịnh Hương ngồi bên tán chuyện cho tài xế không buồn ngủ . Chuyện từ những ngày mười tám hai mươi với những mối tình tơ lơ mơ không bờ không bến, đến những  tội lỗi tẩy đình của các đấng phu quân mà các bà cứ phải ấm ức làm lơ.  Cảnh vẫn vui chuyện vẫn giòn cho đến địa phận Ventura thì đường bắt đầu có vấn đề.  Hàng ngàn xe cộ bỗng nhiên dậm chân chờ nhau, đi hai bước ngừng ba . Cứ như thế đoàn xe lắc lư chập chững đi vào Los Angeles rồi cứ tiếp tục nhịp slow cho tới địa phận Quận Cam.  Đã có nhiều lúc Thịnh Hương tôi cảm thấy xốn xao trong bụng, vội vàng thủ sẵn bịch ni lông chờ giếng phun dầu. Sau chín giờ mòn mỏi ôm vô lăng Mão bà bà đã đưa Thịnh Hương đến Đinh gia trang an toàn.  Đây là căn nhà con gái họ Đinh mới mua tháng trước, sau khi bán cái “khách sạn ngàn sao” của nàng trên San Jose, nơi nàng và gia đình cư ngụ trên ba thập niên. Gọi nó là khách sạn ngàn sao vì nhà nhiều phòng, vườn lớn, năm nào nhóm Việt Bút Bắc Cali cũng gặp gỡ tiệc tùng ít nhất vài lần nơi đây.  Bạn bè phương xa đến thì cứ việc ăn ngủ  không tốn một xu teng.  Có một phòng nữ chủ nhân dành riêng cho tôi, luôn luôn để trống, goị là phòng Thịnh Hương, được trang trí theo phong cách Phương Đông, rất ấm cúng.  Bây giờ về Quận Cam, nàng cũng đang để trống một phòng, cũng đặt tên là phòng Thịnh Hương.Tôi và nàng như hai chị em. Năm nay cựu hoa hậu Phương Dung đi mình ên, không đem theo Tê Hát Y Cờ Rét, nên ở chung phòng với tôi .  Tôi thích lắm, vì sáng sớm Dung dọn giường dùm tôi, được hắn tôn là “mẫu hậu”, tự xưng là “tì nữ”!

thinh huong 2
NGÀY THỨ HAI:  BỮA TIỆC HỘI NGỘ “TIỀN TRẠM”

Theo thông lệ, nhóm Việt Bút , gồm các tác giả của mục VVNM từ các tiểu bang xa gần, đặc biệt có cặp vợ chồng “Tây Đui – Tui Đây” Đoàn Thị mãi tận bên Pháp, chúng tôi có một bữa tiệc họp mặt riêng một ngày trước  tiệc chính thức của Việt Báo.  Lúc đầu, buổi họp mặt được tổ chức tại nhà anh Tân, sang năm sau ở nhà Anh Trần Quốc Sĩ, sau đó dọn về nhà anh Chương Sàigon. Từ khi Annie Phùng Kim Anh đoạt giải “Hoa Hậu” năm 2016 thì buổi họp mặt tiền trạm luôn được tổ chức tại tư gia của “nàng”.  Annie có tài nấu ăn ngon, lại còn biết ca hát, đánh đàn piano và guitar, nên bữa tiệc được kéo dài qua chương trình Karaoke, hát cho nhau nghe. 

Năm 2020 Việt Báo không thể tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên vì dịch bệnh Covid, nên các ngưu lang chức nữ chẳng có cơ hội bắc cầu Ô Thước.  Năm nay, phần nhiều dân chúng đã được tiêm mũi   booster nên Việt Báo gồng mình tiến hành công trình hàng năm làm nhóm Việt Bút hồ hởi, tíu tít liên lạc qua lại để lo … tiền trạm.  Vì Con Gái họ Đinh – cũng đã đoạt giải quán quân năm 2017 -  vừa mua nhà ở Quận Cam nên sẽ họp mặt tại nhà nàng  để giới thiệu chỗ ở mới.  Nhà này nhỏ hơn Khách Sạn Ngàn Sao trên San Jose, nhưng cũng có sân trước rộng rãi và vườn sau nên thơ, lãng mạn, nhìn tựa như một công viên thu nhỏ. 

Sáng sớm thức dậy uống cà phê xong, tôi, Mão Bà Bà và Cựu Hoa Hậu VVNM Phương Dung dẫn nhau đi ăn PhởHolic .  Tiệm này nổi tiếng vài năm nay, chu vi nhỏ hẹp nên khách hàng phải đứng chờ ngoài sân một thời gian khá lâu.  Ai ai cũng chịu khó đeo masks cho an toàn.  Ăn xong, chúng tôi đến các nhà hàng gom những món ăn mà Iris đã đặt sẵn để đãi bạn bè.  Annie mang đến đóng góp món soup bong bóng cá và xôi vò tuyệt hảo.  Ngoài ra còn có mì xào của Như Ý rất hậu hĩnh.  Rồi trái cây, rượu trà các loại bạn bè mang đến chung vui.  Buổi họp mặt kéo dài đến khuya.  Nha sĩ/Nhạc sĩ Cao Minh Hưng và phu nhân đến sau cùng vì phải tham dự nhiều nơi, nhiều shows quá, sắc mặt bơ phờ nhưng nhất quyết không phụ bỏ nơi nào.  Đáng tiếc là năm nay thiếu sự hiện diện của anh chị Song Lam Vẹn Toàn của bang New Jersey.  Năm nay hai ông bà đi ta bà nhiều nơi, tới lúc nhận tin Việt Báo về buổi trao giải thì ông và bà đã hết năng lượng, bay không nổi chặng đường từ Đông sang Tây.  Song Lam là cây quậy đình đám của nhóm nên năm nay buổi tiền trạm hơi … yên ổn!

Trong căn phòng ăn rộng rãi nhưng ấm cúng, chúng tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm, những nguyên do của mỗi bài viết của mình.  Thịnh Hương tôi “bị tra hỏi” nhiều nhất về chuyện CTY và Liệt Sĩ.  Nguyễn Văn Tới kể chuyện những chuyến bay xuyên lục địa và  nghiệp vụ máy bay không người lái của mình trên những nẻo đường cát buị đầy trắc trở, mạng sống như chỉ mành treo chuông.  Chàng tuyên bố năm nay sẽ treo kiếm từ quan.  Nói dzậy mà không biết phải dzậy không, hay máu giang hồ vẫn còn đang hừng hực?

NGÀY III:  GIẢI THƯỞNG VVNM 2021

Ăn sáng xong, tì nữ Phương Dung nhận trách nhiệm ủi quần áo cho mẫu hậu Thịnh Hương, Mão Bà Bà và chủ nhà.  Hôm nay, trời trong xanh tuy có chút se lạnh. Chúng tôi bốn bà đi một xe đến Đài SBTN nơi  Việt Báo tổ chức buổi lễ trao giải thưởng. Đến nơi, Phương Dung vội trình diện giám đốc  Hòa Bình và Cô Hằng để nhận việc, vì năm nào nàng cũng tham gia ban tiếp tân.

Bước vào cửa, tôi thấy hội trường rất đông đủ, không kém gì những năm trước. Một sân khấu rộng lớn, rất chuyên nghiệp, tràn đầy ánh sáng và mầu sắc. Không gian của một đài truyền hình có khác, nhìn rất ấn tượng.  Bên tay phải sân khấu là một dãy bàn dài, với những món ăn buffet, toàn là những món đặc biệt ngon miệng mà cô Hằng và ban tổ chức đã đặt mua và ra công chuẩn bị, sắp đặt từ sáng sớm.  Ngoài nước uống, ban tổ chức còn cung cấp các loại rượu đỏ khai vị.  Qua bao nhiễu nhương và tàn phá của Covid mà Việt Báo vẫn cố gắng duy trì sự trang trọng của buổi lễ, không quản ngại tốn kém, chẳng thua gì những năm trước , cộng với  sự tài trợ của các cơ sở và mạnh thường quân, đặc biệt là hệ thống Xe Đò Hoàng. 

Trong bài này, Thịnh Hương không có tham vọng viết tường thuật buổi lễ, vì đã có các nhà báo và các tác giả khác làm việc này rồi. Chỉ xin nhắc qua một vài tác giả thân hữu đã nhận giải thưởng năm nay.  Bắc Cali có chị Phạm Thị Kim Dung nhận giải Đăc Biệt - lần thứ hai -  và anh Lê Xuân Mỹ, giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được chúng tôi  gọi đùa là Á Quân hoặc Á Hậu.  Giải Á Hậu  Vinh Danh Tác Giả về tay Châu Hà từ bang Oregon .

Giải tối thượng năm nay, Vinh Danh Tác Phẩm và Tác Giả, thường được gọi là Giải Hoa Hậu, đã được trao cho Nguyễn Văn Tới với tác phẩm “Chiến Tranh, Người Lính và PTSD”.  Đây là lần thứ ba Tới – nickname Tới Em hay Tới M – đoạt giải.  Năm 2018, anh nhận giải danh dự, năm 2019 nhận giải Á Hậu với bài Đời Phi Công Không Người Lái, đồng hạng cùng người đẹp Tố Nguyễn với bài Mẹ Tôi Trở Thành Công Dân Mỹ.  Năm đó Tới M đang lăn lóc gió sương bên kia thế giới nên phu nhân Chiêu Hòa phải đại diện lên nhận giải.  Tôi là người móc nối “dụ dỗ” vợ chồng A Tới vào nhóm Việt Bút từ năm đó.

Từ lúc có danh sách các tác giả nhận giải, nhóm Việt Bút đã tiên đoán Tới Em sẽ trở thành “hoa hâụ”, vì một khi đã là á hậu rồi thì chỉ có đường lên, không có đường xuống.  Còn Khánh Vân thì tất nhiên phải được giải Trùng Quang, vì nàng đã là hoa hậu từ mười lăm năm trước rồi.  Nói chung, các giải thưởng đã đến đúng người, đúng tài, rất chi là xứng đáng. 

 Khi chương trình trao giải kết thúc, các tác giả cũ mới và bạn bè nấn ná ở lại để chuyện trò sau hai năm trời cách biệt.  Thời buổi smart phone nên ai cũng có thể làm nhiếp ảnh gia.  Một tấm hình có khi phải bảy , tám maý chụp, cứ chuyền tay nhau mà bấm tá lả hoa lá.  Chụp hết nhóm này lại chaỵ qua nhóm kia, vui và nhộn nhịp như một rừng bướm.

Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca.  Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ.  Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên.  Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn  có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.

Tôi cứ sợ anh Từ không còn nhận ra tôi khi  tôi từ từ tiến lại chỗ anh ngồi.  Nhưng vừa thấy tôi anh mỉm cười và giơ tay chào.  Tôi ngồi cạnh anh, thăm hỏi tíu tít trong cái không gian náo nhiệt rồi mở cell phone khoe anh hình con hình cháu.  Mấy phút sau, vợ chồng Tới Em và Xuân Mỹ, chị Bảo Xuân, Mão Bà Bà,  Annie Phùng Kim Anh, MC Thuỵ Trinh, Iris Đinh và  Tố Nguyễn đổ xô lại chụp hình chung cùng anh.  Ai cũng vui vì sự hiện diện của anh.  Trong lúc đó chị Nhã Ca đang “bị” các nhóm khác bao vây để chụp hình. Thấy ổ bánh VVNM còn dư nhiều vì mọi người chỉ tha thiết chụp hình nên Annie cắt cho tôi một phần to tổ chảng , bỏ vào dĩa bảo tôi “đem về mai uống cà phê. Bánh này cô Hằng đặt chỗ nào mà ngon hết xảy, chị ơi”.

Tôi bưng dĩa bánh cùng “đồng bọn” ra về, tới gần cửa thấy chị Nhã Ca vừa được “cướp” tạm tha, tôi và “đồng bọn” liền nhào đến “chụp hội đồng”.  A Tố noí, “Cô Thịnh Hương đưa dĩa bánh con giữ cho mà chụp hình”, nhưng tôi cứ khư khư ôm dĩa bánh vì sợ nó sẽ đổ bể tan tành trong sóng người tới lui dập dìu.  Hơn nữa tôi cũng muốn có Tố trong hình.  Hôm sau nhỏ Tố ngạo tôi hoài, nói cô Thịnh Hương yêu bánh quá không dám lìa xa, cứ ôm mãi trong  tay, sợ nó đi lạc.  Tố có tấm hình đưa tôi coi làm bằng chứng. 

NGÀY IV:  LẠI NGƯỜI TÍNH KHÔNG BẰNG TRỜI TÍNH

Sau khi Mão bà bà hiên ngang lái xe mình ên trở về Phố Cầu Đỏ nhằm ngày sương mù giăng giăng khắp lối, tôi lo ngại cho bạn lắm, nhưng cố trấn tĩnh để nghỉ  ngơi, chờ ngày mai lên đường đi Arizona thăm thảo điền Chiêu Hòa với vợ chồng “Tây Đui”.  Ai dè, buổi trưa Tới Em goị phone cho hay ngày Mai SBTN muốn phỏng vấn đương sự vào buổi trưa, qua MC Jimmy Nhật Hà.  Đành hoan hỉ dời chuyến viễn du lại qua ngaỳ Thứ Tư, Wednesday. Chương trình là tôi và vợ chồng “Tây Đui” sẽ đi xe với vợ chồng Tới, ở chơi xứ lạ vài ba ngày rồi đu xe đò Hoàng về lại Quận Cam.  Ai dè Xe Đò Hoàng chưa tái hoạt động tuyến đường Santa Ana – Phoenix, lý do không đủ khách, và tương lai chưa biết sẽ ra sao! Ôi thôi, vườn Zen nhà Tới Em và các thung lũng núi đồi cứ phải chờ đấy. Thấy tôi thất vọng, Iris an uỉ, nói chờ xuân sang chị em mình đi máy bay qua du lịch cũng chẳng muộn. 

thinh huong 3
NGÀY V:  TRỞ VỀ ĐÔNG HỒ

Thứ năm, tôi và vợ chồng “Tây Đui” tạm biệt Quận Cam trở về xứ Bắc.  Sáng tinh mơ  còn mờ hơi sương vợ chồng Tới Em đã đến Đinh Gia Trang uống cà phê trước khi chở tôi ra bến xe đò trước chợ ABC, sau đó sẽ lên đường tìm về tổ ấm.  Tới nơi đã thấy anh Phong và Annie chờ sẵn, còn nhét vào tuí xách của tôi một hũ canh chua nấu sườn heo cho bữa cơm chiều.  Vợ chồng anh Phong và Annie là thế.  Luôn tận tình và hào phóng với bạn bè.  Anh Linh chủ hãng xe đã dành ưu ái cho “người của Việt Báo” chỗ ngồi rộng rãi ,mua một ghế, ghế kế bên … free. 

Chiều nay về chắc Duy Liêm - thằng cháu “đít tôn” của tôi - mừng lắm.  Ngày nào y ta cũng facetime bà nội ba bốn lần, bắt bà cho xem các phòng trong nhà “bà Iris”, giới thiệu bạn bè của nội cho nó thấy mặt.  Trước khi đi ngủ nó facetime để chúc nội ngủ ngon.  Đang tán với bạn bè mà bị thằng cháu phá đám cũng “xì nẹc” lắm, nhưng nó là “nguồn vui tuổi già” nên đi đâu cũng thấy vướng víu nhớ nhung.

Nhưng năm sau hoặc bất cứ lúc nào có hội ngộ Việt Bút thì tôi vẫn cứ hăng hái tạm xa cháu để tham gia, dù chằng…ăn cái giải gì.  Qua mục Viết Về Nước Mỹ tôi đã có thêm nhiều bạn mới ở các tiểu bang xa gần trong nhiều năm qua.  Chúng tôi có thể không cùng chính kiến, không cùng tôn giáo, không cùng hoàn cảnh xã hội, không cùng tuổi tác, nhưng chúng tôi nương nhau, tôn trọng nhau và có một địa chỉ group email để chia xẻ vui buồn và những thông tin hưũ ích. 

Năm nay vì quá đông người, tôi không có dịp hàn huyên với nhiều bạn VVNM dù chúng tôi có nhìn thấy nhau và chào nhau bằng ánh mắt thân tình.  Nhiều người trong chúng tôi nói với nhau, nếu một mai không còn Việt Báo và VVNM nữa thì chúng tôi cũng sẽ tổ chức một ngày hội ngộ thường niên, giống như những hội ngộ đồng hương, hội ngộ trường lớp và hội ngộ quân chủng. 

Xin chào các bạn tôi, và chờ tái ngộ!

HUYỀN THOẠI THỊNH HƯƠNG

December 12, 2021

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,718
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.
Nhạc sĩ Cung Tiến