Hôm nay,  

Mùa Yêu Thương

25/12/202100:00:00(Xem: 80219)

Triều Phong (TPN) 

Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. 

 

***


People walking in the rain

Description automatically generated with low confidenceA picture containing ground, outdoor, person, people

Description automatically generated


A group of people posing for a photo

Description automatically generated with medium confidenceA crowd of people on the street

Description automatically generated with medium confidence

A person standing behind a table with oranges on it

Description automatically generated with medium confidence


A picture containing indoor, toy

Description automatically generatedHigh angle view of people in a building

Description automatically generated with medium confidence


Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?


Bởi qua trận dịch bệnh Covid-19 vừa xảy ra và đang tiếp tục tàn phá, đe dọa sinh mạng nhân loại thì người ta chợt nhận ra là cuộc sống này quả là vô thường. Hầu như không nhiều thì ít ai cũng có thân nhân ruột thịt hoặc bạn bè quen biết thiệt mạng do dịch bệnh gây ra. Đau thương này làm thiên hạ bàng hoàng vì mất mát to lớn của nó. Mấy triệu sinh linh đã bỏ mình oan ức. Thế giới kinh hoàng với những tổn thất không gì bù đắp được. Biết bao gia đình tan nát, con mất cha, vợ vắng chồng, cha mẹ anh em đều cùng chung số phận!


Ngoài ra, năm ngoái mọi sinh hoạt xã hội gần như đều bị hủy bỏ nhằm hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa Covid lây lan do đó đời sống của người dân đã bị ức chế, nhiều người đã bị khủng hoảng tinh thần vì tù túng, gò bó. Năm nay, nhờ có “vaccine” chủng ngừa và mọi người đã ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh cũng như đa phần đều tuân thủ hướng dẫn của chính phủ, của CDC như đeo khẩu trang, đứng cách xa đúng quy định, tự cách ly nếu mắc bệnh… nhờ vậy mà bệnh có phần chậm lại, số ca tử vong cũng gia giảm vì thế lúc này ai cũng muốn đi ra ngoài cho khuây khỏa, thăm họ hàng bạn bè, hưởng thụ những gì có thể bởi thời gian bây giờ rất là quý. Không gian yên bình, không khí trong lành; các thứ mà trước kia ai cũng xem là tầm thường thì giờ đây mới hiểu nó còn quý hơn cả kim cương, vàng bạc, những đặc ân mà tạo hóa đã ban cho con người vô điều kiện!


Trong cùng suy nghĩ ấy ngay từ đầu tháng mười vợ chồng con cái tôi đã ghi danh đóng tiền tham gia “Turkey Trot” liền khi nhận được thư mời. Đây là một sinh hoạt thường niên của cộng đồng nơi tôi sinh sống cho mỗi dịp Lễ Thanksgiving. Ngoài tính chất thể dục vô cùng sôi nổi nó còn mang ý nghĩa đoàn kết mọi sắc tộc, đưa mọi người gần lại với nhau hơn qua hình thức “chạy việt dã.”  Rõ ràng là chỉ có lĩnh vực thể thao mới là nơi không biên giới cho tôn giáo, màu da, thành phần xã hội mà tôi cảm nhận được!


Ngay từ năm giờ sáng, chúng tôi đã dậy để chuẩn bị mọi thứ và bảy giờ thì ra khỏi nhà.  Lúc đến nơi chúng tôi đã thấy người ta tụ tập về “điểm xuất phát” đông đảo với đủ trang phục, giày vớ sặc sỡ trong niềm hân hoan, nô nức.  Theo dự trù của ban tổ chức thì năm nay có khoảng ba ngàn người tham dự. Và dù thời tiết vào khoảng 40 độ F, trời lại mưa khá to nhưng thằng con trai tôi cùng đám bạn nó đã nôn nóng, cởi trần, chạy nhảy vận động làm nóng cơ thể để chuẩn bị cho buổi chạy “năm dặm” mà chúng đã đăng ký. Hòa trong không khí nhộn nhịp tưng bừng chờ đợi ấy người ta còn thấy có cả sự tham dự của các người già, những người tàn tật trong nhóm đăng ký chỉ chạy “một dặm” nữa!


Đúng bảy giờ rưỡi, mọi người đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ để chào quốc ca Hoa Kỳ qua tiếng hát hùng hồn trầm ấm của nam ca sĩ được chỉ định mặc cho nước mưa tuôn dầm dề trên má, trên môi. Phải công nhận rằng chỉ đến sau biến cố 9/11, tinh thần ái quốc của người Mỹ mới lên cao và rõ nét vì nhìn gương mặt của những người hiện diện lúc ấy người ta cảm thấy dường như chúng được phủ mờ bởi một lòng yêu nước thiêng liêng không diễn tả được và rất nhiều người đã đặt bàn tay phải lên ngực trái, mắt thiết tha nhìn lá cờ tung bay phất phới trong màn nước với cả nhiệt huyết của con tim rạo rực! Khi tiếng ca chấm dứt, phát súng vang lên báo hiệu buổi chạy bắt đầu thì hàng ngàn người già trẻ lớn bé, nam cũng như nữ đã ồ ạt xông lên đường đua với một khí thế bừng bừng. Những nam thanh nữ tú đã nhanh chóng bứt phá với mong muốn là người về nhất cuộc đua hôm ấy!


Người ta vừa chạy vừa cười la, những người tham dự ngày hội nhưng không chạy đừng đầy hai bên lề đường reo hò, cổ vũ làm cho bầu không khí thêm sinh động. Buổi chạy “marathon” chấm dứt vào lúc mười giờ, thiên hạ vui vẻ, hả hê, sung sướng  thưởng thức cam, chuối, bánh kẹo, nước lọc được các tổ chức thiện nguyện phân phát miễn phí, lo lắng chu đáo cho mọi người để lấy lại sức sau hành trình chạy mệt mỏi rồi ra về để chuẩn bị cho buổi Lễ Tạ Ơn tối hôm đó với gia đình bè bạn tại tư gia của mình!


Không lâu sau đó, khi nhạc Giáng Sinh bắt đầu vang lừng trên đường phố, trong các khu phố thương mại, cửa hàng trang trí “Dashing through the snow in a one- horse open sleigh. O’er the fields we go, laughing all the way….Jingle bells, Jingle bells….Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh!” thì người ta lại thấy hân hoan, lòng rạo rực mua sắm dù những ngày này nạn lạm phát đã gia tăng đáng kể. Mùa lễ cuối năm là mùa yêu thương, san sẻ và không khó khăn lắm để mọi người nhận ra rằng việc chi tiêu cho quà cáp năm nay tốn kém hơn nhiều lần vì kinh tế lao đao nhưng thiên hạ vẫn không nghĩ ngợi nhiều bởi ai cũng biết rằng cuộc sống hôm nay vô cùng bấp bênh, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào duy chỉ có tình thương là vĩnh cửu!


Bên cạnh đó, ai ai lúc này cũng hiểu rằng chỉ có một tinh thần lạc quan, vui vẻ trong một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào mới giúp cho chúng ta chống chọi với bệnh dịch quái ác này và vượt qua nếu không may mắc phải nên đã chuyên tâm chăm sóc bản thân hơn. Vì bây giờ ‘bảo vệ mình cũng là bảo vệ cho gia đình, cộng đồng, quốc gia mà mình đang sinh sống trong đó!”


Trong tình yêu tuyệt đối với Đấng Toàn Năng ấy, trong  niềm tin và hy vọng ấy, nguyện xin ơn trên ban phước lành cho tất cả được bình an cả về thể xác lẫn tâm hồn để nhân loại này được mãi trường tồn!


OH, mùa yêu thương 2021 

Triều Phong (TPN) 

 

 

Ý kiến bạn đọc
28/12/202104:26:18
Khách
Dạ, đúng vậy. Chưa lúc nào chúng ta thấy đời người vô thường như lúc này. Vì vậy cám ơn Thượng Đế cho chúng ta được bình yên để chung vui, để san sẻ yêu thương, trân quý những gì chúng ta đang có cho nhau. Chỉ có tình người là vĩnh cửu. Cầu xin an lành đến với mọi người chúng ta trong mùa thương yêu này!
26/12/202116:17:50
Khách
Qua bao sóng gió của cuộc sống - đặc biệt là thời điểm ít thăng nhiều trầm của hai năm vừa qua - tạ ơn trên chúng ta vẫn còn bình an, vẫn còn được cùng nhau chia sẻ vui buồn trong khu vườn VVNM trong Mùa Yêu Thương! Mong Mùa Yêu Thương và sự bình an mãi triển nở trong tất cả chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,107
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Nhạc sĩ Cung Tiến