Hôm nay,  

Người Việt Tuổi Già Ở Mỹ

16/05/200100:00:00(Xem: 161682)
Bài tham dự số: 02-244-vb0514

Người Việt ở Mỹ lúc tuổi già, những người nào đã hội nhập quen xã hội Mỹ và biết hiểu ít nhiều tiếng Mỹ thì còn tạm được, tinh thần không bị buồn khổ. Còn một số các cụ sang sau tiếng tăm không biết mấy, mọi việc đều phải lệ thuộc người thân hoặc con cháu, thì rất là khổ.
Mặc dù đã 70 tuổi nhưng tôi may mắn lái xe được nên chưa phải phiền con cháu. Có lần đi khám bệnh ở phòng mạch, tôi thấy 2 cụ. Một cụ bà có con gái đưa đi để mẹ ngồi chờ vào khám xong gọi con tới đón vui vẻ đi về. Trái lại, một cụ khác thì không biết con gái hay con dâu, ngay úc mới đưa tới nói năng đã nhấm nhẳng, nét mặt không vui như bắt buộc miễn cưỡng phải đưa đi.
Tôi có hỏi cụ là cụ có bao nhiêu người con, cụ nói: “Có 3 người ở Mỹ, 2 người ở VN” . Theo cụ cho biết, tại Mỹ, 2 người con cụ đều khá, công việc làm tốt, nhà cửa đều sang đẹp. Còn người ở VN thì quá nghèo lại đông con. Tôi hỏi cụ thích ở Mỹ hay ở VN. Cụ cho biết ở VN dù có nghèo nhưng thoải mái con cháu quây quần săn sóc, có họ hàng bà con bạn bè. Sở dĩ cụ cố chịu buồn khổ ở Mỹ vì cụ có tiền già tháng tháng còn có thể gởi về chút đỉnh giúp đở con cháu và họ hàng nghèo. Nếu không vì khoản tiền già ấy thì cụ về VN lâu rồi.
Nghe cụ kể mà thương, nhưng suy đi nghĩ lại thì con cháu cũng có nổi khổ của con cháu. Nếu bỏ việc lo cho cha mẹ già thì công việc làm gặp trở ngại, có chỗ bị mất việc là thường. Mà mất việc là khổ vô cùng, biết bao nhiêu thứ tiền phải chi tiêu hằng tháng: tiền nhà, tiền xe, tiền thuế, tiền học, tiền giữ con, linh tinh vv... những thứ kể trên không thể thiếu thứ nào được. Vì cuộc sống ở Mỹ nhiều thứ ràng buộc quá nên tuổi già và tuổi trẻ chẳng mấy khi được vui và vừa ý mình, gặp nhiều cái phiền.
Kỳ vừa rồi tôi có đọc được bài tường thuật một phái đoàn đi thăm Viện dưỡng lão ở Mỹ trong đó có nhiều cụ VN đang mong chờ cộng đồng giúp đỡ. Bài báo tả một số cụ bị lẫn, và một số các cụ còn tỉnh, có cụ chảy nước mắt, lăn hai giòng lệ chảy trên má nhăn nheo. Có cụ có con cháu lâu lâu đến thăm. Có cụ con cháu bận rộn ít thăm. Cũng có cụ bị bỏ quên không biết có con cháu hay người thân hay vì lý do gì mà không tới.
Một số cụ còn tỉnh táo hơn, thấy có người đến viếng thăm thì lấy làm mừng rở, vì các cụ quá buồn không ai tâm sự. Buồn khổ nhất là những cụ không biết chút tiếng Anh nào vì ngôn ngữ bất đồng, đó là cảnh trong viện dưỡng lão tại Mỹ.
Tôi cũng nhận được lá thư của ông chồng bà cô họ tôi (nói là cô tôi nhưng chỉ hơn tôi 1 hay 2 tuổi) nên chúng tôi tuổi tác sấp sỉ ngang nhau. Cô chú ở một tiểu bang miền Đông nước My.õ Trong thư, chú cho biết bà vợ bị bệnh thần kinh nặng, vì lúc nào bà cũng kêu mất tiền nghi người nhà lấy, suốt ngày bà lục lọi trong nhà đi tìm. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh chữa trị hoài không khỏi. Nếu tình trạng này thì gia đình đành cho vào viện dưỡng lão để khỏi phiền đến chồng con. Đọc xong lá thư tôi cảm thấy buồn vô cùng. Tôi có viết một lá thư cho chồng cô tôi và các con của cô, khuyên can hãy tạm ngừng đưa bà vào viện dưỡng lão, vì các con của bà ở cùng một tỉnh chúng đều khá giả cả có đủ khả năng săn sóc mẹ. Thư tôi viết như sau:
Thưa chú và các em.
Đọc thư chú tâm sự về bệnh tật và tình trạng của cô, lòng cháu thật buồn. Đúng là ở Mỹ, khi tuổi già và bệnh tật, dù con cháu có thương cũng đành vào viện dưỡng lão thôi!
Đời sống ở Mỹ vất vả, con cái còn phải đi làm. Thấy không lo nổi cho cha mẹ thì cho vào Viện Dưỡng Lão đã có người lo. Tuy nhiên, họ có biết đâu khi các cụ vào đấy, là cảm thấy mình bị bỏ rồi, buồn tủi, thiếu sự thương yêu của người thân, vì ở viện dưỡng lão Mỹ rất khổ.
- Thức ăn uống không đúng khẩu vị.
- Ngôn ngữ bất đồng với y tá Mỹ.
- Không ai trò chuyện cả ngày chỉ nhìn qua cửa sổ với 4 bức tường.


Trong thư chú tả cô chưa đến nổi tuyệt vọng, còn nước còn tát, bao giờ cô bệnh nặng không biết gì thì hãy cho vào không muộn. Trì hoãn được cứ trì hoãn, chứ đưa cô vào lúc này, con biết bà sẽ chết mau trong sự cô đơn.
Các cụ ta đã có câu: “Đầy tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa” dù sao bà cũng có nhiều công lao với gia đình, tình vợ chồng, tình mẫu tử với 9 đứa con rất nhiều kỷ niệm vui buồn. Theo kinh nhà Phật, dù chú phải khổ với cô vì bệnh hoạn, đó cũng là cái nghiệp cô chú phải trả.
Lúc còn trẻ cô đã phải làm dâu ông bà nội, và các cô em chồng vì chú là con một. Khi đã 5 đứa con mới được theo chồng ra ở riêng. Vì chú nay đây mai đó đời nhà binh. Cả đời cô có bao giờ được ăn diện như những bà tá khác, lúc nào cũng dành dụm lo cho các con, cuộc sống của cô rất đúng là mẫu người đàn bà Việt Nam. Nếu không mất nước chú không bị tù tội cải tạo 12 năm khổ sở, cô không bị khủng hoảng tinh thần, thì có lẽ không bị bệnh như ngày nay.
Cô đã tần tảo lo tiếp tế thăm nuôi chồng trên 10 năm, nuôi con và lo tìm đường vượt biên cho từng đứa, còn đứa nào ở lại lo dựng vợ gả chồng đàng hoàng tử tế, cho tới khi chú ra tù, cô chú được đoàn tụ cùng các em tại Mỹ.
Bây giờ, tới Mỹ cô bị bệnh oái oăm là bệnh thần kinh. Nghe chuyện cô lên cơn thần kinh kêu mất tiền, làm khổ mọi người trong nhà, cháu chắc chú cũng hiểu những ám ảnh ấy do đâu mà có. Cho các con đi vượt biên lúc được lúc bị bắt mất hết còn phải đi nuôi tiếp tế lo chạy để được về, bệnh thần kinh kêu mất tiền là ở đó mà ra. Thôi chú nên bàn lại với các em và thương cô hằng ngày phải đối diện với căn bệnh của cô cũng khổ lắm.
Chú nên họp đại gia đình lại, mỗi người bớt một chút thì giờ tùy công việc làm, chăm sóc cô một chút. Mỗi ngày ít tiếng nhưng phải lo cho mẹ với lòng thành tâm, chứ đừng lấy cớ bận việc làm trốn trách nhiệm làm con, vì mình có các con mình sau này sẽ già như bây giờ.
Cháu từng nghe kể cách đây đã lâu có một ông Việt Nam ở một tiểu bang bên miền Đông nước Mỹ, có tổ chức làm lễ thượng thọ cho mẹ ông và đăng báo nói là ai cùng tuổi, cùng tháng với bà, mà muốn dự sinh nhật với mẹ ông, cho địa chỉ ông sẽ gởi vé máy bay và mời tới dự cùng với mẹ ông luôn cả xe đưa rước và phòng khách sạn. Ông mong sao cho mẹ ông vui. Cách hành xử của ông thật là hiếm có.
Trái lại, tại nơi cháu ở, có nhiều người Việt Nam giàu có và địa vị, cũng vẫn đưa cha mẹ vào dưỡng lão. Có người vì không thể chăm lo được nên đành là phải đưa vào. Cũng có người có thể để ở nhà nhưng lại sợ phiền và muốn rảnh tay. Cũng có rất nhiều người để bố mẹ ở nhà trông nom chăm sóc, vì hằng tuần vẫn có y tá đến nhà. Nói chung xã hội nào cũng có cái tốt và xấu. Đó là vài thí du,ï còn trong gia đình của cô chú cháu chỉ là người ngoài cuộc không ý kiến.

Cũng nhờ lá thư tôi gởi tới gia đình cô chú, mà cả nhà họp lại chia thì giờ, có hai đứa con gái nhỏ tình nguyện trông nom mẹ phụ bố, khi nào mẹ nặng lắm thì tính sau.
Còn phần chúng tôi may mắn còn mạnh khỏe, hiện vẫn còn được các con lo. Ở Mỹ không có gì nói chắc được vì còn tùy hoàn cảnh. Nếu được chăm lo cho tới lúc chết thì may mắn, còn nếu không may khi tuổi già bệnh hoạn phải vào dưỡng lão thì cũng đành chấp nhận.
Tôi sẽ làm tờ chúc thư về y tế khi bệnh nặng mà phải nhờ vào trợ sinh, khi mình không biết gì thì nên cho chết, đừng để sống làm gì, chỉ khổ cho chính mình và khổ lây cho các con cháu.
Trước sau cũng một lần chết, các con tôi rất ngoan và hiếu thảo, thường nói với chúng tôi: “Đời chúng con lo cho bố mẹ với khả năng của chúng con và luôn sợ bố mẹ buồn. Đời chúng con sau này không biết các con của con chúng sẽ đối với chúng con ra sao"”
Riêng tôi, từ lâu đã sẵn sàng chấp nhận, dù tới phiên mình phải vào viện dưỡng lão thì cũng khỏi phải buồn phiền con cháu.

KIM HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,186,360
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.