Tác giả: Phương Lan
Bài số 2233-1620810-vb2250208
*
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản: "Tiếng Dương Cầm," truyện dài; "Anh Mới Biết Yêu Lần Đầu", tập truyện; "Còn Chờ Một Kiếp Sau", tập truyện. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Bài đăng 2 kỳ.
*
Vớt xong chiếc bánh chưng cuối cùng, bà Sang thở ra nhẹ nhàng sung sướng, thế là mọi công việc chuẩn bị đã xong, giờ chỉ còn chờ đợi dể đón xuân. Tết năm nay là một cái Têt đặc biệt, các con cháu của bà từ hai tiểu bang khác đều về tụ tập ở đây cả nên bà, bà muốn tổ chức ăn một cái Tết thât lớn với đầy đủ mọi thủ tục, lễ nghi, đủ các món ăn cổ truyền như hồi còn ở quê nhà. Bà chưng dọn nhà cửa đẹp đẽ, bày bàn thờ cúng trang nghiêm với lư trầm, chân nến, bát nhang, tất cả đều là đồ đồng được đánh sáng bóng, bài vị của tổ tiên và ảnh của ông được bà lau chùi cẩn thận và lộng kiếng mới, mâm ngũ quả và hai bình bông tươi đã được bày biện sẵn sàng, chỉ chờ các con cháu về là bày cỗ cúng. .. Đặc biệt hơn cả, năm nay bà gói lấy bánh chưng chứ không mua như mọi năm, chả mấy khi các con cháu về đầy dủ, bà muốn tạo một không khí đặc biệt ngày Tết dể chúng nó hiểu sơ qua về phong tục, tập quán Việt Nam. Mấy hôm trước, bà sai Trung mua về một cành dào và mấy chậu cúc, thược được và hai chậu quất nặng chĩu những trái, những trái này ra giêng bà sẽ hái dể làm mứt, mứt quất bà làm ngon tuyệt. Các món bánh mứt, dưa hành, củ kiệu, măng nấm, cá thu kho riềng, giò thủ, thịt dông v..v.. đều đã chuẩn bị xong xuôi, bây giờ chỉ còn nồi bánh chưng, bà gói tới mười mấy chiếc nên phải nấu ở sau hè mới có chỗ. Bánh đã vớt hết rồi, bà nhấc cái nồi dể qua một bên, dổ nước vào bếp, dập tắt củi lửa rồi mới khoan khoái đúng ngắm công trình của mìinh, những chiếc bánh chưng vuông vắn, đẹp dẽ xếp thành từng hàng dể trên mặt bàn đang bốc hơi nghi ngút, lá dong sau khi luộc vẫn giữ nguyên màu xanh tươi tắn chứ không biến thành màu nâu như lá chuối. Ở Mỹ, lá dong đến là hiếm, phải nhờ người quen mách chỗ mới thửa được một mớ, bánh chưng gói bằng lá dong bao giờ cũng ngon hơn lá chuối. Bà dưa tay nắn thử mấy cái và mỉm một nụ cuời hài lòng :
- Bánh gói chắc tay, lại nấu tới gần tám tiếng, cam doan là rền và ngon phải biết !
Bỗng có tiếng chuông cửa reo, biết là giờ này là giờ các cháu đi học về nên bà vội vã rửa tay rồi ra mở cổng, một bọn bốn đứa trẻ chạy ùa vào sân, chúng ôm lấy bà, mỗi đứa nói một câu om xòm như cái chợ :
- Bà nội, bà nội !
- Thưa nội cháu đi học về .
- Nội ơi! bánh chín chưa nội"
- Bà nội! bánh chưng con của cháu đâu"
Chúng chạy lăng xăng quanh bà, một dưa ôm chân làm bà vướng víu, nhẹ nhàng cúi xuống gỡ nó ra, bà xoa dầu đứa này, nựng má đứa kia, vuốt ve hôn hít từng đứa một rồi mới diụ dàng nói :
- Bà không có quên đâu, vào nhà rửa tay đi đã rồi ra đây bà cho ..
Phát bánh cho các cháu xong, nhìn chúng nó tranh nhau ríu rít, bà thấy vui vui trong lòng, bắt chợt đứa cháu trai một mình dành tới hai cái, bà bật cười một mình, lẩm bẩm một cách âu yếm :
- Cái thằng đến là tham ăn, giống y hết bố nó lúc còn nhỏ !
Đứa em nó không có phần, chạy tới giựt không được, khóc thét lên rồi lăn ra đất ăn vạ .
- Sơn ! dưa trả cho em không bị dòn bây giờ !
Mẹ chúng vừa khóa xong cửa xe, từ bên ngoài bước vào la con xong quay sang cười với mẹ chồng :
- Cái thằng hư quá, lớn rồi mà không biết nhường em .
- Con nít mà, thôi đừng mắng nó. Bà cũng cười và quay qua lũ nhỏ, bánh còn nhiều lắm, các cháu cứ từ từ ăn, đừng tranh nhau .
- Chắc mẹ mệt rồi, mẹ đi nghỉ đi dể con nấu cơm cho. Đứa con đâu nói .
- Không sao cả, mẹ vui nên không cảm thấy mệt, hôm nay con đón các cháu hơi trễ thì phải "
- Tại kẹt xe mẹ ạ, con lo quá, cứ sợ chúng nó chạy loăng quăng ra duờng .
- Dặn chúng nó mẹ có đến trễ thì cứ chờ ở bên trong cổng trường. Bà gật gù nói tiếp, có phải kẹt xe là vì chiều cuối năm không con "
- Không, mẹ à. Đứa con đâu cười, kẹt xe là vì một tai nạn nhỏ chứ không phải vì chiều cuối năm ,Tết là tết của mình thôi, người Mỹ họ đâu có tham dự .
- Ờ nhỉ, mẹ quên. Bà cũng cười, cứ tưởng như hồi còn ở bên nhà, giờ này xe cộ dông lắm, người ta vội về nhà dể còn lo làm cỗ cúng giao thừa .
- Nhà con ra phi trường đón gia dình chú Ba và cô Út phải không mẹ "
- Ừ, đi từ trưa đến giờ, chắc cũng sắp về .
- Năm nay nhà mình vui lắm, đã lâu rồi chưa gặp, không biết dạo này mấy đứa nhỏ thay dổi ra sao "
- Ừ, trẻ con lớn mau như thổi, mỗi năm trông mỗi khác. À này ! con đã thu xếp chỗ ở cho hai gia dình về ăn Tết chưa "
- Rồi, mẹ ạ, nhà con nói mấy đứa nhỏ sẽ ở chung phòng với vợ chồng con, nhường hai phòng ngủ cho gia dình chú Ba và cô Út .
- Được vậy thì tốt lắm, chịu khó ở chật lại một tị cho vui cửa vui nhà, chả mấy khi có dịp anh em, mẹ con, bà cháu lại gặp nhau, chúng nó chỉ ở chơi có một tuần rồi lại phải về dể đi làm. Trung có xin nghỉ phép được không con "
- Có mẹ ạ, nhà con được nghỉ tới mười ngày, còn con cũng xin nghỉ một tuần, bắt dầu từ ngày mai.
- Thế trẻ con có được nghỉ không "
- Thật ra thì trường học không có nghỉ, nhưng con đã xin với cô giáo cho các cháu nghỉ ba ngày vì là ngày Tết, cũng may họ thông cảm. Hai ngày sau đó là thứ bảy và chủ nhật, tổng cộng cũng được năm ngày .
- Vậy cũng được rồi .
Tới đây thì có tiếng xe ngừng ngay trước cửa nhà, bà nhìn ra, đúng là xe của Trung. Tim bà dập rộn lên vừa hồi hộp vừa sung sướng khi nhìn thấy mọi người từ tren xe van bước xuống. Bà đếm đủ cả, hai con, một đâu, một rể, ba đứa cháu nội, ngoại với Trung nữa là tám, mỉm cười vui vẻ, bà hấp tấp chạy ra mở cổng...
Bỗng xoảng một cái, tiếng một đồ vật nặng bằng kim khí rơi xuống đất khiến bà giật mình mở choàng mắt, tỉnh hẳn ngủ. Thì ra vừa rồi chỉ là một giấc mơ, tiếng người khán hộ dưa bà về thực tại :
- Xin lỗi đã làm cụ giật mình.
Nụ cười chưa tắt hẳn trên môi, bà nhìn cô khán hộ đang cúi xuống lượm cái khay nhôm vừa đánh rơi vói cặp mắt khó chịu, phải chi cô ta đừng vô ý như thế thì giấc mơ tuyệt vời của bà còn kéo dài thêm một lúc lâu nữa. Bây giờ thì bà sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy nữa cảnh các các cháu xúm xít quanh bà, cảnh đâu, con hiếu thảo với bà, những cảnh chỉ có trong mơ. Tiếc quá, lẽ ra cô ta không nên vô đây làm rộn trong lúc bà đang nằm ngủ, bây giờ thì hỏng cả rồi, tất cả khung cảnh gia dình dầm ấm đều đã tan biến hết...
- Cụ ơi ! sao chẳng chịu ăn uống gì cả" Cụ bỏ cơm bữa nay là bữa thứ ba đó nhé, phải cố mà ăn thì mới khoẻ duợc chứ. Hay là cụ chê đồ ăn không ngon" thế cụ có muốn uống một ly sữa hay ăn một tí súp nóng cho lại sức"
- Tôi không muốn ăn, chỉ muốn ngủ .
Nói xong, bà quay mặt vào tường, nhắm mắt lại, cố mơ tiếp giác mơ hồi nãy, nhưng không thể duợc, bà thở dài lắng nghe cuộc dối thoại giữa ngưới khán hộ và bà cụ nằm ở giường kế bên :
- Cô ơi ! hôm nay thứ mấy rồi" Ở đây tôi chẳng còn nhớ ngày tháng gì cả .
- Thứ ba cụ ạ, hôm nay là 30 Tết đấy .
- Thì ra đã quá ngày các con tôi vào thăm tôi rồi ư" Chắc chúng nó bận rồi lại quên mất. Tôi buồn quá, con cái đều là đồ bất hiếu, coi cha mẹ già như dống giẻ rách, dem bỏ vào nhà dưỡng lão, chẳng thèm ngó ngàng gì tới nữa .
- Thôi cụ ơi, đừng than lắm thế, các ông bà ấy bận không săn sóc cụ được thì giao cho chúng tôi. Dễ gì được vào ở đây" tốn kém lắm chứ bộ thí sao" Ở đây có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót dưa tới tận miệng, sướng thế còn than nỗi gì "
- Cô không biết nỗi đau tinh thần của chúng tôi, chúng tôi nhớ con, nhớ cháu, chúng tôi thèm một không khí gia dình ấm cúng. Những dòi hòi đó có gì quá dáng đâu" những người già chẳng mong gì hơn là được sống với con cháu .
- Nhưng cụ già yếu rồi, ai sẽ săn sóc cụ "
- Chúng nó phải săn sóc tôi chứ ! Thế khi xưa ai đã săn sóc chúng nó khi còn nhỏ" đâu phải dẻ ra thổi phù một cái là thành người lớn" Đuoc nên vai nên vóc như ngày nay là nhờ công ơn của cha mẹ, tôi đã vất vả vì chúng cho đến khi chúng khôn lớn, một mẹ nuôi 5 con thì được, 5 con lại không nuôi nổi một mẹ à" Đò bất hiêu, chúng nó không nghĩ đến công lao của tôi đã nuôi dưỡng chúng nên ngườI. Ai cũng bảo tôi có phước, 5 đứa con thì hai đứa là bác sĩ, một đứa là được sĩ, một đứa là luật sư, còn đứa kia mở ba, bốn tiệm ăn. Đứa nào cũng nhà cao cửa rộng, đứa nào cũng giàu có nhưng coi mẹ không bằng con chó nhà chúng nó, con chó đau ốm thì chúng nó thương sót, vuốt ve, an ủi và dưa đi bác sĩ, mẹ già đau ốm, chúng quăng vào viện dưỡng lão, cho rằng xong bổn phận.
- Chắc các con cụ nghĩ rằng cụ không dem đến cho họ những phút vui tươi thoải mái như với con chó .
- Tôi đâu có biết làm trò như con chó dể làm cho các ông bà ấy vui" chắc vì thế nên họ qúi chó hơn mẹ .
Người khán hộ phì cười :
- Cụ ví thế sao được, người là người mà chó là chó chứ" Chó già, người
ta " put to sleep " .
- Còn tôi, nếu chúng nó " put " được tôi " to sleep " mà không bị tội thì chúng đã làm rồi, chẳng qua chúng nó sợ ở tù. Cha tiên nhân bố cái lũ vô ơn, ăn cháo dá bát .
Cô khán hộ nhăn mặt, ngập ngừng một lúc rồi mới lấy giọng nhẹ nhàng khuyên nhủ :
- Chỗ đồng hương cháu nói thật, cụ chửi bới vừa thôi, coi chừng người ta nói cụ mắc bệnh tâm thần, dưa vào nhà thương diên thì lại khổ. Cụ không nhớ cách đây mới có vài tuần, "ông già gân " bị người ta chở đi nhà thương diên đó sao "
"Ông già gân " là biệt danh người ta dặt cho một ông già có cô vợ trẻ chỉ dáng tuổi con cháu, ông bị vợ đưa vào nhà dưỡng lão sau khi cuỗm hết nhà cửa, tiền bạc bỏ đi theo một anh chàng trẻ tuổi đồng trang lứa. Phút chốc bỗng mất hết trở thành trắng tay, ông vừa tiếc của vừa căm giận người vợ bội bạc, người vợ mà ông đã từng mê say, đã tốn công, tốn của về tận Việt nam dể cưới hỏi và dem qua Mỹ, sau mới có ba năm đã trở mặt, ông dập phá đồ dạc và luôn miệng chửi bới suốt ngày, một lần ông lẻn về nhà bóp cổ cô vợ trẻ đến gần tắc thở, may không chết, nhưng sau vụ đó người ta chuyển ông đi bệnh viện tâm thần, ở luôn trong đó cho đến mãn đời. Bà Tám rùng mình, chết bà không sợ, nhưng phải ở chung với những người diên thì bà sợ lắm, bà có vẻ hơi chùn, nhưng còn cố chống chế :
- Người ta giết người thì mới sợ tội, còn tôi... Mà ai dám bảo là tôi diên" cô hả" đi mà báo cáo, tôi thách cả nhà nhà cô đấy !
- Cháu đâu dám. Sợ là sợ các con cụ kìa, gởi cha mẹ già vào viện dưỡng lão là chuyện rất thường ở bên Mỹ, có gì đâu mà bảo là bất hiếu "
- Chúng nó bắt chước Mỹ, nhưng Mỹ khác, mình khác chứ" Mỹ 18 tuổi là bị cha mẹ tống ra khỏi nhà không nuôi nữa nên cha mẹ già các con cũng dể mặc cho tự lo lấy, dàng này tôi nuôi chúng nó đến ngoài 30 tuổi, lại còn lo dựng vợ gả chông...
- Cụ lại dở diệp khúc cũ ra rồi. Cô khán hộ ngắt lời, thôi cụ ơi cháu không có thì giờ nghe cụ kể đâu, cụ đã kể lể nhiều quá rồi nghe đến chán cả tai. Các cụ có khổ cách mấy cũng còn dỡ hơn bọn cháu phải làm mửa mật mới có miếng ăn, cực hơn thân trâu bò .
- Mấy người có tuổi trẻ là sướng rồi mà không biết đấy, cực cách mấy cũng còn sướng lũ người già chúng tôi ở đây, sống chỉ dể đợi chết, những chuỗi ngày còn lại sao mà vô vị...
- Cụ nào cũng than như thế, nhàm quá. Các cụ không chịu hiểu rằng sống lâu rồi thì phải chết chứ" có ai mà sống đời" Khổ nỗi trước khi chết, các cụ hành chúng tôi thê thảm, cụ tưởng rằng việc săn sóc cho các cụ là sướng lắm hả "
- Tôi có bảo là sướng đâu" tôi chỉ muốn kể tâm sự của tôi, cô không muốn nghe thì thôi, việc gì mà phải lắm lời" không có bọn tôi, mấy người tìm đâu ra việc làm" lại không đói nhăn răng ra à" Đừng có mà làm bộ !
- Thôi được, chịu thua cụ. Cô ta cười không có vẻ gì giận cả, đúng vậy, chẳng thà cực như trâu mà có miếng ăn còn hơn là nằm nhà chết đói. Bây giờ qua chuyện khác cụ nhé" cụ uống hai viên thuốc này đi rồi có muốn ăn gì thêm thì nói đi trước khi cháu ra khỏi đây .
- Tôi không muốn ăn gì cả, thức ăn như chó mửa nuốt sao vô mà cứ ép người ta ăn hoài" Tôi chỉ muốn nhờ cô thay dùm cái khăn trải giường, tôi lỡ đánh dổ cái bô nước tiểu, khai quá .
- Khăn giường thứ sáu mới thay, mỗi tuần chỉ thay một lần. Ở đây cái gì cũng phải làm theo thời khóa biểu, người đâu có đủ dể có thể làm tất cả mọi việc các cụ sai bảo. Thôi cụ đi nghỉ đi, cháu phải qua phòng khác .
Người khán hộ ra khỏi phòng, bà Sang quay qua an ủi người bạn già :
- Thôi bà chịu khó lấy cái khăn tắm che lên chỗ dơ nằm dỡ, rôi xin cái khăn khác, khăn tắm chắc họ không nỡ từ chối .
- Chẳng còn cách nào hơn, chúng mình ở đây đâu có khác gì những con vật .
Bà Sang mỉm cười chua chát, những người ở đây đều là những người bị con cháu bỏ rơi, họ vào đây dể mà chờ chết, nhưng họ không chết ngay, có người sống lâu tới mức có đủ thời gian dể những người chung quanh nhận ra những cá tánh đặc biệt của họ mà dặt cho một biệt danh, thí dụ biệt danh của bà Tám đây là " bà khó tính " cũng như bà có biệt danh là " người trầm lặng " .
"Bà khó tính” va "người trầm lặng" sống chung trong một phòng đã sáu, bẩy năm qua nhưng chẳng bao giờ xảy ra chuyện xích mích nào cả, hoàn cảnh thương tự khiến họ cảm thấy gần gũi và thương nhau hơn. Bà Tám thích kể chuyện gia dình, bà Sang lắng nghe tâm sự của bạn để ngậm ngùi cho bạn cũng như cho chính mình .
Ở đây có một ông nhạc sĩ tên tuổi, nghe đâu hồi xưa là một giáo sư dạy nhạc, tăm tiếng một thời, năm nay ông đã 85 tuổi nhưng còn minh mẫn và cũng trầm lặng, ít nói. Ông thường dậy sớm dạo dàn vào những buổi sáng tinh mơ lúc mọi người còn đang say ngủ, ông âm thầm ra ngồi dàn một mình, rõ ràng là ông dạo dàn không phải dể moị người nghe, mà dể cho chính ông, như là một thói quen dể nhớ lại quá khứ, cái quá khứ mà tiếng dàn đã gắn liền gần như suốt cả cuộc đời của ông. Viện dưỡng lão nào cũng có một cây dàn dương cầm, nhưng chẳng ai dụng đến, trừ ông nhạc sĩ nọ. Ông không biết rằng ông có một thính giả trung thành là bà Sang, từ khi khám phá ra sự có mặt của ông ở đây, bà không bỏ qua một buổi dạo dàn nào của ông cả. Sáng sớm tinh sương, bà len lén ra khỏi phòng, đến phòng sinh hoạt, đứng trong một xó tối lắng nghe vớ tất cả vẻ say mê, khi ông ngưng dàn, bà lại lặng lẽ ra khỏi phòng, về giường nằm lại. Những hôm ông nhạc sĩ mệt không dạo dàn được, bà nghe như thiếu thốn một cái gì, bà nhớ lại thời còn son trẻ, bà đã say mê âm nhạc, đã chịu khó học dàn và bà dàn cũng khá hay, nhưng bây giờ về già, bệnh đau khớp khiến bà không thể xử dụng được các ngón tay.
Ở đây cũng có một người nghệ sĩ cải lương nhưng đã qua đời năm ngoái, thọ 76 tuổi. Ở đây cũng có một ông tướng, ông tướng hết thời, không còn binh lính dưới quyền. Nhớ thời vàng son, ông tướng ngồi trên xe lăn vẽ bản đồ hành quân, do toạ dộ, ghi chấm các diểm đóng quân, ông vẽ rồi lại xoá, xoá rồi lại vẽ, đôi khi cao hứng, ông đứng thẳng người lên hò hét như đang ra lệnh ngoài mặt trận.
Ở đây cũng có những ông bộ trưởng, những ông văn sĩ, giáo sư, các bà mệnh phụ, các bà buôn bán, các bà nội trợ... đủ mọi hạng người, đủ mọi tầng lớp xã hội, vào đây là cá mè một lứa, ai cũng như ai, sắp hàng chờ chết. Trước cái chết, mọi người đều bình dẳng như nhau, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, chỉ phân biệt theo tình trạng sức khỏe, có người trông vẫn khỏe mạnh như người bình thường, có người đi phải chống gậy hoặc ngồi xe lăn, có kẻ nằm liệt trên giường, tiêu tiểu không kiểm soát được nên phải deo tã như trẻ con, da số đều tỉnh táo, vài người đã lú lẫn. Họ thương nhau lắm, coi nhau như những người trong gia dình, một người ra đi, những ngươi còn lại đều dể tang và buồn rầu tự hỏi không biết bao giờ sẽ đến lượt mình" Tương lai chỉ là cái chết nên họ sợ không dám nghĩ đến, họ chỉ nhớ đến quá khứ. Ôi quá khứ ! quá khứ nào mà chẳng đẹp, nhất là dối với những người già, những người già chỉ sống với quá khứ.
Bà Sang thở dài, biết rằng không thể ngủ lại được nữa, bà mệt nhọc ngồi dậy, chống tay vào thành giường đứng lên, cố gắng lê bước đến bên cửa sổ và ngồi xuống. Nơi đây lúc nào cũng có sẵn sẵn hai cái ghế có tựa lưng, nhưng chỉ có một mình bà ngồi. Đây là nơi ưng ý nhất của bà, từ khi sức khỏe suy sụp, đi đứng run rẩy, bà ít khi ra ngoài, dể giải khuây, bà hay ra ngồi bên cửa sổ, bà ngồi cả mấy tiếng, ngó xuống vườn hoa ở phía dưới và xa hơn nữa là vùng phụ cận có một con đường nhỏ xe cộ qua lại không dông lắm, hai bên đường là nhà cửa, cây cối. Tuy khung cửa nhỏ hẹp và tầm nhìn có giới hạn, nhưng được nhìn thế giới bên ngoài bà cũng thấy thoải mái hơn là cứ nằm hoài trên giường dể chỉ nhìn có bốn bức tường, người bạn già đau yếu nằm kế bên và bóng dáng áo xanh của những người khán hộ đi qua đi lại.
Mấy năm trước, hồi mới nhập viện, bà chưa yếu lắm, vẫn đi lại nhanh nhẹn một mình, bà ra vườn hoa đi dạo, ra phòng dọc sách dọc báo, xem truyền hình, tham gia các sinh hoạt của viện và nói chuyện với những người bạn mới nên không cảm thấy buồn nản lắm, nhưng mấy lúc gần đây, sức khoẻ suy kém, bà thấy mệt mỏi, ăn không ngon và xuống cân từ từ. Mỗi buổi chiều bà lại gây gây sốt, những cơn sốt nhẹ chỉ làm bà hơi váng vất khó chịu, người bà hâm hấp nóng và ướt rịn mồ hôi, bà uống đủ loại thuốc cảm nhưng không công hiệu, thuốc tây nóng hay sao mà mũi bà cứ bị chảy máu, chảy ít thôi nên bà không sợ, nhưng bà ngưng uống thuốc cảm rồi mà thỉnh thoảng máu vẫn chảy. Thôi mặc kệ, người già cũng như chiếc xe cũ không hư bộ phận này cũng hư bộ phận khác, bà chẳng thèm khai bệnh, dể làm gì chứ" bà đâu có muốn sống lâu trong hoàn cảnh này. Ở đây chẳng ai cầu được sống lâu cả, họ chỉ cầu nguyện sao cho được chết một cách nhẹ nhàng êm ái, không đau dớn, đó là ước nguyện duy nhất của các cụ già ở đây, vô phước cho ai phải sống đây dưa qua nhiều năm tháng lất lây trên giường bệnh. Mỗi khi có một người nằm xuống, những người còn lại ngậm ngùi thương tiếc nhưng mừng dùm cho bạn đã thoát khỏi kiếp đời đau khổ .
Bà Sang nghe trong người đang thay dổi, một cái thay dổi lạ lắm, người bà ốm teo, da bà xanh lướt, bà hay mệt nên thường nằm lơ mơ trên giường nhiều hơn là đi lại, những lúc tỉnh táo, bà hay ra ngồi bên cửa sổ. Buổi trưa hôm nay trời không có nắng, bầu trời màu xám u buồn, phía xa xa, dỉnh ngọn núi phủ đầy tuyết trắng xóa, bây giờ đang là mùa đông, những hàng cây maple hai bên đường đã rụng hết lá chỉ còn trơ cành khẳng khiu, cây dào trồng trong sân viện dơm đầy nụ, lác đác vài nụ đã hé mở .
Sắp Tết rồi, ở đây không có lịch ta nên chẳng ai nhớ ngày tháng, nhưng người ta vẫn cảm thấy qua thời tiết là mùa đông sắp tàn và mùa xuân đang quanh quẩn, rất gần...
(còn tiếp)