Hôm nay,  

Còn Chút Gì Để Nhớ

12/05/200100:00:00(Xem: 151254)
Bài tham dự số: 02-242-vb0512

Đặt chân trên đất Mỹ trong những ngày lập thu cuả tháng chín, khi khí trời mát dịu hòa lẫn với lá thu vàng lác đác trên phố vắng thênh thang.
Ngôi nhà buồn tẻ nằm gọn trong khu phố êm đềm quên thức giấc. Ngừơi đàn bà đó, ngồi ủ rũ bên khung cửa đã sờn bạc. Bà hầm hực bước lên lầu khi chúng tôi tươi cười vào nhà. Tiếng cửa chua chát va vào vách tường là tiếng chào đón mẹ con tôi ngày đầu tiên đặt chân vào xứ Mỹ.
Ba tôi cười nhợt nhạt trên vành môi khô héo, mẹ lặng lẽ đem hành lý vào một căn phòng thấp lè tè. Mùi hương thoang thoảng toả ra nhè nhẹ, nhưng cũng đủ làm mẹ con tôi tò mò tìm kiếm. Mắt mẹ xoáy vào trong chậu vành vành trắng phau nằm muộn màng bên góc phòng. Những mùi hương hờ hững và cách trang trí phòng thanh đạm đối với một con bé mười ba tuổi như tôi cũng thấy hay hay làm sao.
Thịt gà ở đây thơm phức, cắn một miếng mà vị ngọt bùi tê cả đầu lưỡi. Tôi ngấu nghiến trong giấc mơ thịt gà mà không hay biết rằng có sáu con mắt đang nhìn nhau bốc cháy. Tôi chợt ngừng lại và nhìn chăm chăm họ một cách ngơ ngác.
Không khí như một bãi tha ma, nơi những linh hồn cấu xé và thù hận lẫn nhau một cách xót xa, dù rằng không một lời nào vọt ra từ những vành môi xanh xao ấy. Ba lại mỉm cười, cái cười nhợt nhạt, bất lực mà tôi không thể quên được. Người đàn bà đó chợt đứng lên, nhìn đăm đăm vào hai mẹ con tôi rồi tự nhiên dọn dẹp tất cả, mặc dù tôi còn đang ngon miệng với đĩa đùi gà luộc.
Bầu không khí trở nên ê chề hơn, mẹ tôi kéo tôi vào phòng và bật khóc nức nở. Lệ từ trong khóe mắt quầng thâm sâu thẳm mà suốt bao năm trời mòn mỏi chờ ba tôi; tuôn ra từng giọt âm thầm trên đôi má hao gầy cuả mẹ.
Rồi từng ngày vẫn thế, chúng tôi sống trong sự lạnh nhạt cuả ba tôi và nước mắt thổn thức từng đêm của mẹ. Nhưng chỉ vẻn vẹn một tuần sau thôi, bầu không khí ảm đảm đã chấm dứt khi quần áo mẹ con tôi vô cớ bay ra đường. Lá vàng vô tình sao phủ đầy trên những kỷ niệm quê nhà giờ ngổn ngang trước sân. Tôi chẳng thèm khóc mà ngước lên nhìn người đàn bà đó mộ cách căm phẫn. Mẹ ôm chầm lấy tôi trong vòng tay yếu đuối. Tôi thét gào trong đau khổ nhưng gió buồn lùa qua cuốn đi hết những lời than khốn đốn đó.


Họ bước xuống bậc tam cấp và nhìn chúng tôi. Ba đứng đó và lại cái nhìn buồn nhợt nhạt. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt vô hồn cuả ông. Đó là cha tôi, người cha theo tôi biết, từng một thời oanh liệt oai vệ giưã sa trường, từng trải bao gian nan sóng gió trong cuộc đời. Vậy mà thực tế, ngay giữa nước Mỹ an bình này, ông chỉ còn là cái bóng bất lực, không thể giải quyết được chuyện riêng cuả gia đình ông. Ông đứng đó, lặng lẽ nhìn vợ và đứa con 13 tuổi của ông bị tống ra khỏi nhà.
. . .
Đến hôm nay đã là năm năm rồi. Tôi chuẩn bị vào đại học Y Khoa, và con người thì cũng thay đổi hoàn toàn, không còn mê thịt gà như trước nữa. Nếu bây giờ ai mà tặng tôi nguyên một trại gà, thì chưa kịp cảm ơn chắc tôi đã lăn đùng ra xỉu. Nhưng mẹ vẫn thế, vẫn âm thầm từng ngày trong cuộc sống, vẫn u buồn thơ thẩn bên chậu vành vành trắng phếu.
Hoa đã rụng từ mấy năm rồi cớ sao hương thơm còn vương vấn mãi không thôi, trời hết mưa cớ sao trời lại chưa quang đãng.
Một ngày tình cờ tôi gặp ba trên phố với người đàn bà đó. Môi ba run lên như muốn nói với tôi một điều gì mà hằng lâu lắm ba muốn nói. Thôi, tôi xin ba đừng nói. Năm năm rồi tôi không muốn nhớ dù rằng bây giờ tôi vẫn chưa thể nào quên. Tôi không trách ba đã xô đẩy cuộc đời mẹ tôi vào bóng tối. Tôi không trách ba đã phụ bạc mẹ tôi vì trời cho lắm kẻ phong lưu. Tôi xin cảm ơn ba đã cho mẹ con tôi biết thế nào là nước Mỹ văn minh, xa hoa và đầy khác biệt này; để tôi có dịp so sánh con người và con người với nhau.
Nhìn thấy lại ba tôi trên phố, những điều không muốn nhớ lại trở về day dứt tôi. Ông đã phủi tay với quá khứ, cái quá khứ đã tìm đường cho ông trốn khỏi xứ xở đoạ đày, đã chung tình chờ đợi ông bao nhiêu năm dài trong địa ngục.
Ông đã phủi tay với tôi, đã nhẫn tâm để mẹ con tôi bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Nhưng ông vẫn là ba tôi, tuy không nuôi lớn và dạy dỗ tôi, nhưng cũng hình thành nên vóc dáng này.
Xin ba cứ tiếp tục đi trên con đường của ba. Nợ ba một ngày tôi sẽ trả. Còn cái mà ba nợ mẹ con tôi làm sao ba trả nổi.
Đâu đây, tôi như đang cảm thấy một đoá hoa vành vành chợt rụng giưã đêm khuya, với nụ cười nhợt nhạt của ba đón mẹ con tôi tới nước Mỹ hôm nào.

DƯƠNG HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,200,858
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.