Hôm nay,  

Nghề Tay Trái: Giảng Viên Traffic School

05/04/200100:00:00(Xem: 221844)
Bài tham dự số: 02-208-vb0406

Tác giả Trần Quốc Sỹ, cựu sĩ quan VNCH, di tản từ 1975, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ sống động, giá trị. Mới đây, ông vừa có thêm nghề tay trái và đã tặng bạn đọc Việt Báo bài viết cập nhật hoá chuyện “Uống Rượu Lái Xe” ở Mỹ. Bài mới sau đây là chuyện nghề tay trái. Việt Báo mong nhận được nhiều bài viết tiếp theo về những “nghề tay trái” của quí vị khác.

*
Tôi là một kỹ sư điện. Tôi kiếm cơm bằng nghề này cũng sấp sấp 20 năm.Bây giờ, tôi còn kiêm thêm nghề tay trái: giảng viên cho trường traffic school (hay còn gọI nôm na là trường xoá ticket cho những ngườI vi phạm luật lưu thông).
Chuyện tôi trở thành giảng viên là một việc rất tình cờ và hy hữu.Xin được dài dòng ghi lại đây cho các bạn đọc chơi cho đỡ buồn.
Số là tối hôm ấy, tôi đang trên đường từ sở về nhà...
Phon phon vớI con ngựa sắt thân yêu trên còn đường tráng nhựa phẳng lì, êm như nhung của thủ đô tị nạn, tôi đang thả hồn theo gió, lan man nghĩ về bữa cơm ngon bên ngườI vợ tuyệt vời...bỗng nhiên, tôi giật bắn ngườI khi nhìn thấy chiếc xe hai màu trắng đen trong kiếng chiếu hậu.Ba ngọn đèn xanh, vàng, đỏ đang quay tròn chiếu sáng.
-Bỏ mẹ rồi, tôi nghĩ thầm, lại dính ticket nữa.Xui xẻo gì đâu.
Tắp xe vào lề phải, tôi tắt máy, ngồi yên chờ ông bạn dân đến gần bên cửa sổ, rồi mớI quay kiếng xuống.Tuy hậm hực, tôi vẫn cố lấy giọng nhẹ nhàng, miệng mỉm cười cầu may:
-Good evening officer, did I do something wrong"
Viên cảnh sát chào lại bằng một giọng rất điền đạm:
-Chào anh. Lý do mà tôi chận anh lại là vì anh đã lái xe vớI tốc lực 45 dặm/giờ trong khoảng đường giớI hạn 35 dặm/giờ.Xin anh vui lòng cho tôi xem bằng lái xe, thẻ đăng bộ và thẻ chứng minh bảo hiểm.
-Thưa vâng
Tôi móc bóp lấy bằng lái xe, rồi lục hộc xe lấy thẻ đăng bộ và thẻ chứng minh bảo hiểm đưa cho ông ta.Cái cườI cầu tài của tôi không có kết quả.
-Xin chờ, tôi sẽ trở lại.
Sau vài phút, ngườI cảnh sát trở lại đưa cho tôi một tấm giấy phạt và nhã nhặn yêu cầu tôi ký tên:
-Xin anh vui lòng ký tên vào đây. Đây không phải là anh nhận lỗI, chỉ là anh hứa sẽ ra toà vào ngày được ghi trên giấy phạt.
Tôi miễn cưỡng đặt viết nghuệch ngoạc ký nhanh và đưa lại cho hắn.
Viên cảnh sát cầm lấy, xé tờ màu vàng đưa cho tôi, giọng vẫn từ tốn:
-Cám ơn và chào anh. Xin anh lái xe cẩn thận.
Bố khỉ, nó phạt mình mà còn giở giọng lịch sự, tôi vẫn còn bực dọc.
Vài ngày sau, tôi nhận được một phong thơ từ tòa án Westminster vớI đầy đủ chi tiết, hướng dẫn để đi học traffic school, nếu trong vòng 18 tháng tôi chưa đi học.
Đã hơn 7 năm kể từ khi tôi dính cái ticket lần trước.May quá, tôi hộI đủ điều kiện.
Nghĩ tớI traffic school, tôi thở dài, ngán ngẩm:
-Lại mất toi ngày thứ bảy
Tôi đã từng đi học loại trường này.Chán không thể tả.Tám tiếng đồng hồ khô khan, phí thì giờ.
Tôi lần lựa cho đến khi gần hết hạn mớI chịu nhắc phôn gọI cho trường NTSI (National Traffic Safety Institute) để ghi tên học:
-Allô, tôi muốn ghi tên học traffic shool.
Đầu giây bên kia là một cô Việt Nam, giọng Bắc ngọt như mía lùi:
-Thưa anh chúng tôi có lớp ngày thứ bảy và tối thứ ba.Thứ bảy học 8 tiếng, thứ ba học 4 tiếng, hai tối. Ngày thứ bảy có lớp tiếng Việt, tối thứ ba chỉ có lớp tiếng Anh.Lớp thứ bảy đã chật cứng, chỉ còn một vài chỗ trống.
-Không sao, cô cho tôi ghi tên tối thứ ba cũng được.
Im lặng khoảng nửa phút rồi vẫn giọng nói nhỏ nhẹ của cô:
-Dạ, tôi đã ghi tên anh cho tối thứ ba, phòng W8. Xin anh đến trước 6 giờ. Lớp học bắt đầu 6 giờ 30. Hẹn gặp lại anh.
-Cám ơn côâ.
-Chào anh.
Gác điện thoại, tôi vẫn còn ngơ ngẩn bởI giọng nói ngọt ngào của cô điện thoại viên của trường NTSI. Tại sao có ngườI được trờI phú cho giọng nói dễ thương như vậy nhỉ"
Tối thứ ba tuần sau đó, đúng 6 giờ 15 tôi tà tà từ nhà lái xe đến lớp học. Lớp bắt đầu từ 6 giờ 30, tôi tính nhẩm trong đầu, từ nhà tớI trường khoảng 7 phút, dư sức kịp (tại sở làm, nếu 8 giờ họp thì 8 giờ thiếu 2 phút tôi mớI đứng dậy ra khỏi văn phòng).
Sau khi tìm được chỗ đậu xe, tôi bách bộ tớI cổng cùng một vài học viên nưã. Bỗng tiếng chuông của cái đồng hồ lớn dựng trên sân cỏ vang lên từng hồi.
Tôi nhìn đồng hồ tay, 06:28, vẫn còn kịp.
Nhưng ngườI cảnh sát tại cổng chận chúng tôi lại, lạnh lùng nói:
-Sorry, các anh đã đến trễ. Xin các anh trở về và gọI trường để xin đi học ngày khác
Tôi sẵng giọng:
-Nhưng, đồng hồ tôi mớI có 6 giờ 29 phút. Tôi vẫn còn sớm.
Hắn vẫn lạnh lùng:
-Anh có thể đúng, nhưng ở đây, giờ giấc theo cái đồng hồ kia. Khi nó gõ, chúng tôi đóng cửa. Không có trường hợp ngoại lệ. Sorry.
Hai mươi mấy năm sống trên đất Mỹ, kinh nghiệm cho biết rằng tôi khó lòng có thể thuyết phục được anh chàng cảnh sát không tim này. Bất mãn, tôi quay gót trở lui.
Ngày hôm sau, tôi gọI điện thoại cho NTSI. Lại cũng cô Bắc kỳ vớI giọng nói nhẹ nhàng như gió mùa thu:
-NTSI, tôi nghe.
-Allô, tôi muốn ghi tên lại đi học traffic. Tôi đã ghi tên học lớp thứ ba, nhưng tôi đến trễ. Bây giờ, xin cô cho tôi ghi tên lớp thứ bảy tuần này. Tôi không còn nhiều thì giờ.


-Để tôi xem. . . A, anh may mắn lắm, thứ bảy này còn một chỗ. Phòng W8, xin anh đến trước 7 giờ. Lớp học bắt đầu 7 giờ 30.
Khỏi nói, quý bạn cũng đoán được là sáng thứ bảy hôm ấy tôi dậy thật sớm. Tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, pha ly cà phê sữa nóng đem theo, tôi ra xe đề máy.
Đồng hồ tay chỉ 6:35.
Tưởng rằng mình sẽ là ngườI đầu tiên tớI trường, tôi ngạc nhiên khi thấy cả trăm ngườI đang lố nhố đứng sắp thành một hàng dài. Không hiểu họ đã có mặt từ lúc nào.
7 giờ đúng, cánh cửa mở rộng. Gần 400 học viên được lệnh sắp hàng tư, giấy tờ và bằng lái xe trên tay sẵn sàng, lần lượt vào cửa. Sau đó, chúng tôi được kiểm soát bởI những nhân viên nhà trường và được hướng dẫn đến lớp học.
Phòng W8, à đây rồi.
Bước vào lớp, tôi choáng ngộp khi thấy gần trăm ngườI, chen chúc trong một cái phòng không lớn lắm, chuyện trò như pháo ran. Vì là lớp tiếng Việt nên học viên toàn là dân đầu đen. Già, trẻ, nam, nữ đầy đủ. Tôi nhìn quanh, những chỗ ngồi đã bị chiếm gần hết. Bỗng tôi thấy một ghế trống, hàng trên cùng, dãy giữa. Tốt, tôi chẳng ngại ngồi hàng trên cùng.
Lớp học đang ồn như một cái chợ, bỗng nhiên im bặt khi một ông Mỹ, mập và lùn bước vào, tự giớI thiệu:
-Good morning. My name is Bill and I am the principal of this school and also your instructor.
Tại sao lại là một ông Mỹ, tôi tự hỏi, không phải đây là lớp tiếng Việt hay sao"
Ông giảng viên tiếp lời:
-Tôi thành thật xin lỗI quý vị, vị giảng viên ngườI Việt đã xin nghỉ nên hôm nay tôi phải tạm thời thay thế. Tôi biết ngày hôm nay sẽ rất khó khăn cho quí vị. Tôi không biết tiếng Việt, tôi chỉ hy vọng quý vị biết tiếng Anh. Tôi có cô phụ tá, cô sẽ giúp phiên dịch những điều tôi nói ra Việt Ngữ để quí vị có thể hiểu. Xin quí vị kiên nhẫn. ..
Nói xong ông chỉ tay vào một cô còn rất trẻ, đang đứng sát tường.
Sau đó chúng tôi được phát cho mỗI ngườI một quyển sách mỏng bằng Việt ngữ.
Học viên ngườI Việt, sách học viết bằng tiếng Việt. Trong khi đó, giảng viên người Mỹ, lại giảng dạy với sách viết bằng tiếng Anh, thật là tréo cẳng ngỗng. Nếu nộI dung hai quyển sách này giống nhau thì chẳng nói làm gì, đằng này, sách tiếng Việt một đường, sách tiếng Anh một nẻo, thế mớI phiền. Thêm vào đó, cô thông dịch viên, có lẽ rờI Việt Nam lúc còn nhỏ nên tiếng Việt cũng không chuẩn lắm. Nhiều câu, nhiều chữ, cô không biết dịch sao cho đúng.
Hết buổI sáng, thầy giảng thầy nghe, trò nói trò nghe. Học viên, nhiều ngườI cứ đờ ra như vịt nghe sấm. Một số khác nhắm mắt ngủ. . . ngáy khò khò. . . (xin lỗi, ngủ thì có, ngáy thì không, tôi thêm mắm, thêm muối một chút cho vui ấy mà)
Những giờ học nặng nề của buổI sáng trôi qua. . .
Anh hùng tính nổi lên, vì ngồi bàn trên cùng nên tôi thỉnh thoảng cũng 'nhào vô' giúp ông giảng viên và cô thông dịch viên, dịch những chữ khó từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Thừa thắng xông lên, trong giờ nghỉ ăn trưa, tôi còn lấy quyển sách tiếng Việt và dịch toàn bộ ra tiếng Anh rồi đưa cho ông ta.
Nhờ vậy, những giờ học buổi chiều qua nhanh hơn và đỡ chán hơn.
Sau khi lớp học tan, Bill tiến đến và hỏi tôi:
-Cám ơn anh đã giúp tôi. Chúng tôi đang cần một giảng viên ngườI Việt. Tôi thấy anh rất có khả năng. Anh muốn trở thành giảng viên cho NTSI hay không"
-Cái gì " Làm giảng viên" Ông có đùa không" Tôi có biết gì về luật giao thông đâu mà giảng vớI dạy "
-Không, tôi không đùa. Anh đừng quá lo, chúng tôi sẽ huấn luyện cho anh. Anh sẽ phải thi và lấy bằng Instructor. Tin tôi đi, anh dư sức qua cầu.
Suy nghĩ một lát, tôi gật đầu:
-OK, cho tôi biết tôi phải làm gì"
Bill mừng ra mặt:
-Cám ơn anh. Chúng tôi sẽ liên lạc vớI anh.
Vài ngày sau, tôi nhận được cú phôn từ ông Director của NTSI. Sau nửa giờ interview ngắn ngủi, tôi được chính thức tuyển dụng.
Rồi sau đó là những seminar và những giờ workshop. Thêm vào đó, tôi được giao cho một cuốn cẩm nang dầy cộm cùng một lố sách học khác. Sau đó tớI việc nạp đơn tại DMV, đóng tiền và cuối cùng là thi lấy bằng.
Chẳng có gì là khó khăn, tôi anh dũng qua cầu vớI số điểm 99/100. DMV bèn cấp cho một cái bằng Instructor có giá trị ba năm.
Những ngày thứ bảy qua mau, thấm thoát tôi đã dạy cho NTSI được non 6 tháng. Những vui buồn trong lớp học đã đem lại cho tôi ít nhiều thi vị của cuộc đời. Một điều hy hữu đáng nói nữa là cô điện thoại viên bắc kỳ có giọng nói ngọt như mía lùi kia bây giờ lại trở thành phụ tá của tôi. Cô phụ trách vấn đề điểm danh, tài chánh và những giấy tờ linh tinh khác.
Trong những lần tới, tôi sẽ xin cống hiến cho các bạn những giai thoại, những kinh nghiệm cười ra nước mắt của những ngườI 'dính' ticket vì phạm luật giao thông để rồi phải giam mình tám giờ đồng hồ trong bốn bức tường của một ngày thứ bảy đẹp trời.
Traffic School, không đến nỗI tệ như các bạn nghĩ đâu, hữu ích nữa là đằng khác.

Các bạn tin tôi đi. Trust me.

Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,033,749
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến