Hôm nay,  

Hội Hoa Anh Đào Tại Hoa Thịnh Đốn Và Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Thomas Jefferson

04/04/200100:00:00(Xem: 178541)
Bài tham dự số: 02-207-vb0405


Mùa xuân năm ngóai, vì biết tôi sắp sửa sang miền tây nghỉ hưu, một người bạn mời xuống thủ đô Hoa Thịnh Đốn xem hoa anh đào.

Sống ở Mỹ 25 năm, xuống D. C. nhiều lần mà chưa có lần nào đúng mùa hoa đào nở. Tôi nhận lời đi xem hoa cho biết sự tình. Trên máy bay bay từ Hartford tới Baltimore, ký ức trong tôi sống dậy với hoa trong quãng đời dĩ vãng.

Quê tôi ở Hà Đông. Cạnh trường tiểu học làng tôi có ao sen trắng. Muà hạ hoa lá đầy ao. Lá thấp lá cao như tàn như tán. Hoa cho nhụy vàng bông trắng ngát hương khắêp cả quanh vùng. Chủ nhật tôi thường cùng bạn rủ nhau xuống tắm, len lỏi bơi lội trong các kẽ lá cọng hoa. Đôi khi bị gai sen xước, xót xót ngưa ngứa một tí lại càng thích thú nô đuà say mê.

Con gái làng chuyên nghề canh cửi, chăn tằm dệt lụa, công dung ngôn hạnh ai dám so bì. Lụa Hà Đông óng nuột tuyệt vời, tao nhân mặc khách đầy ắp hồn thơ.

Con trai làng được theo đòi đèn sách. Quanh năm, khi tiếng chuông chùa chiêu mộ ngân nga trong không, thì tiếng trẻ học bài cũng thi nhau ra rả vang lên khắp xóm. Mới học lớp ba, tôi đã mê đọc các cuốn Nhà Nho, Lều Chõng.

Vừa đủ lớn để nhận thức được cảnh thái bình cổ kính đó thì khói lưả cuộc chiến 1945 bằt đầu. Gia đình tôi tản cư, rồi lại phải hồi cư. Khi hội nghị Genevre 54 kết thúc, gia dình tôi cũng phải chia hai .

Thầy tôi miễn cưỡng ở lại Bắc vì tuổi đã cao. Không ngờ cùng với hàng trăm ngàn người dân vô tội khác đã bị đấu tố dã man trong chính sách đấu tranh giai cấp, tiêu diệt trí, phú, đị a, hào, cải cách ruộng đất. Bên trong bức màn tre là cả một địa ngục trần gian .

Tôi di cư vào Nam, đi học, đi làm. Vào lính học trường SQHQ. Sau 2 năm, ra trường chiến đấu trên khắp năm vùng duyên hải, bốn vùng sông ngòi để bảo vệ nền tư do dân chủ. Tháng tư đen 75 xập đến, tôi mang gia đình vượt biên di tản. Sang Mỹ vưà làm vừa học bán thời. Sau 5 năm mới xong cái cần câu cơm, cử nhân điện toán.

Bề ngoài trông tưởng nghề nghiệp đã ngon. Bề trong ngậm ngùi tấm thân Tô Vũ. Định cư tại miền đông bắc với 25 năm mùa tuyết đổ.

Vợ dại con thơ nên phải đứng mũi chịu sào, kiên gan bền chí trong cuộc hội nhập vô cùng thử thách của lớp người tị nạn đầu tiên.

Đang mơ màng thì tiếng tiếp viên báo tin máy bay sắp đáp đưa tôi về hiện tại.

Xin dông dài kể chuyện xem hoa.

Sự tích Hoa Anh Đào tại Washington D.C. bắt đầu từ năm 1909, do lòng yêu hoa của bà Helen Staft, phu nhân của tổng thống đương nhiệâm
William H. Staft hồi bấy giờ. Nhân trong một chuyến sang Nhật, bà được xem dân chúng Nhật đổ về Tokyo xem hoa Anh Đào một cách say mê. Bà nghĩ rằng lòng yêu hoa của người Nhật trong mùa hoa đào nở là nguồn hứng của tao nhân ghi lại cái đẹp của đời sống đang trôi qua. Bà ngỏ ý muốn mua hoa về trồng .

Qua ngả ngoại giao, ông thị trưởng thành phố Tokyo gửi sang tặng chính phủ Hoa Kỳ hơn 2000 cây giống năm 1909 nhưng có sâu phải bỏ hết. Đến năm 1912 gửi sang 3000 cây sau khi đã ương trồng cẩn thận mới thành công. Những cây này được trồng trên một khu bờ phiá bắc hồ Tidal Basin bên tả ngạn sông Potomac. Chỉ vài năm sau, cứ mỗi độ xuân về, ai qua lại khu này đã thấy những đóa hoa đào phơi phới trước gió đông.
Trong số 12 loại hoa du nhập mấy lớp đầu, du khách ngày nay chỉ còn tìm thấy hai loại chính. Yoshino có tên khoa học là Prunus Yedoensis , Kwanzan có tên khoa học là Prunus serrulata và một loại thứ ba là Akebono (Rang Dông) ghép chiết từ các loại kia. Cây Yoshino thường mọc tỏa rộng ra chiều ngang. Khi đã trưởng thành có thể cao từ 30 tới 50 bộ. Hoa có năm cánh và tỏa hương thơm mùi hạnh nhân, khi mới nở, có màu hường nhạt và đổi ra màu trắng khi đã mãn khai. Kwanzan có cánh màu hường nhạt, cánh và đài hoa dính chùm vào nhau, hoa cũng trổ bông từng cụm. Còn Akebono trổ nụ màu hồng khi nở laị ra hoa màu tím nhạt.
Mùa đào nở sớm muộn khác nhau từng năm. Mỗi năm các chuyên viên hoa sở Công Viên và Giải Trí (Park and Recreation) quan sát các nụ hoa và thời tiết để tiên đoán và công bố cho khách yêu hoa bốn phương. Năm nay hội hoa băt đâù từ 24 / 3 đến 8/4 dương lịch.

Hội Hoa Anh Dào (Cherry Blossom Festival) bên Nhật đã có từ lâu lắm. Bên Mỹ mới bắt đầu từ năm 1935. Tại Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo qua câu nói mà người Nhật thích có dịp kể ra, “Nếu ai có hỏi tinh thần của mộât người Nhật Bản đích thực thế nào, bạn hãy chỉ vào đóa hoa anh đào đang nở dưới ánh mặt trời.” (If one should inquiry you concerning the spirit of a true Japanese, point to the cherry blossom in the sun). Ai có ngờ cái tinh thần cương dũng của người kiếm sĩ Samurai lại thơ mộng đáng yêu đến thế! Thực chất của đường kiếm tuyệt luân, tiếng thét kinh hồn lại chính là vẻ yêu kiều thơm nức của đóa hoa đào đang nở.

Hội hoa anh đào kéo dài hai tuần lễ có nhiều tiết mục. Các tiết mục như thi xe hoa, nhạc diễn hành với sự tham dự của 50 Hoa hậu Tiểu Bang, triển lãm và biểu diễn kiếm thuật Samurai, triển lãm y phục và hàng dệt kimono, thưởng thức món ăn Sushi, rược Saké, đêm Hoa Thuyền. Cuộc thi Hoa Hậu Anh Đào được rất nhiều người thích. Thí sinh hoa hậu đựơc gửi về từ các tiểu bang và quận D.C. Giây phút vui nhất là lúc hoa hậu bước lên ngôi với lễ trao vương miện có dát ngọc trai Mikimoto do thợ kim hòan hoàng gia Nhật nạm khắc. Lễ trao vương miện năm nay được tổ chức tại nhà hàng Four Seasons Hotel bắt đầu lúc 6:30 PM, ngày 4/6 giá vé vào cửa là $125.00 USD gồm cả bữa dạ tiệc. Cuộc biểu dương Hoa Thuyền năm nay bắt đâu hồi 8 giờ tối ngày 7 April, có các thuyền hoa đẹp nhất của Hoa Kỳ, trong đó có chiếc Hoa Thuyền dài 106 bộ mà 10 vị tổng thống gần đây đã ngự trong những ngày hội. Đặc biệt năm nay c'o sự tham dự của thuyền rồng dài 39 bộ của Trung Hoa gửi sang. Hôi Hoa Đăng sẽ sáng rực sông hồ vùng thủ đô đêm đó. Hội hoa anh đào được mở ra để mừng tình hữu nghị giữa hai dân tộc Hoa Kỳ và Nhật Bản, giưa hai nền văn hóa Mỹ và Á châu .

Xem hoa anh dào, du khách thường ưa thích vùng có nhiều cây cũ.... đến nơi, trước mắt tôi là những hàng cổ thụ già, gốc to xù xì, cổ kính, cành xoè ra giống như những cây bonsai vĩ dại. Có những cây cành vươn ra xa đến vài ba chục thước, ngọn sà xuống gần mặt hồ, nhe nhàng đu đưa theo gió xuân. Cứ mỗi làn gió thoảng lại có mấy cánh hoa tách rời chùm, bay thoắt lên không tựa như cánh bướm, rồi đong đưa chao đảo hạ cánh đậu trên ngọn nước chòng chành. Ngoài xa, dăm ba chiếc du thuyền nhiều màu nhặt khoan xuôi ngươc.. Nước hồ xanh trong, phản chiếu bóng hoa, bóng người, mây trời, đền đài, dinh thự...

Trên bờ, dập dìu tài tử giai nhân với y phục muôn màu chen chúc đi dứơi rặng hoa, chạy lượn theo bờ hồ óng ả. Phía bên kia bờ, một toà lâu đài trắng nuột lồ lộ hiện ra, đài trang thanh nhã. Đó là đài tưởng niệm tổng thống Thomas Jefferson, cha đẻ của bản Tuyên Ngôn Ddộc Lập và thể chế tự do dân chủ Hoa Kỳ.

Việc xây ngôi đài này có xẩy ra một câu chuyện lý thú có liên quan đến hoa. Số là vào năm 1934, khi tổng thống Roosevelt chấp thuận dự án xây đài, vì ông rất sùng kính tổng thống Jefferson, nên theo ý ông, đài và tượng tổng thống Jefferson sẽ được kiến trúc quay mặt về hướng Tòa Bach Ốc, để từ đó ông và các vị tổng thống tương lai sẽ có thể nhìn thẳng đến tượng tổng thống Jefferson để có được những cảm hứng sáng tạo minh mẫn khi làm việc .

Khi khởi công xây vào năm 1939, có một số cây anh đào nằm trên đường nhỡn quang đó đã bị khai quang. Việc này làm cho một số người yêu hoa nổi giận, trong đó có các phu nhân trong chính phủ. Các bà rủ nhau xuống đường phản đối, còn thề rằng nếu các ông làm quá, các bà sẽ tự xích vào các thân cây mà các ông muốn chặt. Tiến sĩ David Fairchild thuộc tổng nha Lâm Viên bèn được chỉ thị cầu viện với chức quyền đối tác Nhật. Tức thời mấy ngàn cây nữa được gửi sang đền bù. Các bà hài lòng, càng ra công vun sới. Rừng anh đào xanh tốt và lan rộng mãi ra. Việc xây đài cũng tiến hành êm ả như đã dự trù.

Đài tưởng niệm tổng thống Jefferson được xây trên khu đất rộng 18 mẫu nằm trên bờ phía đông nam của hồ. Đài do kiến trúc sư John Russell Pope vẽ dưa theo kiểu đền đài thời trung cổ La Mã (Roman Pantheon). Mái vòm ở giữa, được bao quanh bởi một hàng cột chạy vòng cung. Bên trong đài là bốn bức tường, trên mỗi bức có khắc một đoạn văn trích từ bản Tuyên Ngôn Độc Lâp.. Tường vách trong ngoài và mái đều xây và lợp bằng cẩm thạch trắng. Nền lát bằng cẩm thạch tím.

Giữa đài, tôi thấy tượng tổng thống Thomas Jefferson đứng thẳng trên một bệ cao. Tượng do nhà điêu khắc Rudolph Evans đắp khuôn, đúc bằng đồng nặng 5 tấn, cao 19 bô, vẻ mặt bình thản mà uy nghiêm, quắc thước, mặc đại phục. thời trung cổ, nút áo phù hiệu sáng ngời .

Ngắm bức tượng, tôi nghĩ đến tiểu sử, công nghiệp của ông. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, học trường đại học William and Mary, tốt nghiệp ngành luật; từng giữ các chức vụ nghị sĩ , rồi thống đốc tiểu bang Virginia, đại sứ tại Pháp rồi tổng trưởng ngoại giao dưới thời tổng thống George Washington. Làm phó tổng thống cho tổng thống John Adams, và đắc cử tổng thống hai nhiệm kỳ 1801 Ố1809. (đối chiếu vơi sử nước ta thì cùng thời với vua Gia Long, trị vì 1802-1820). Ông là nhà lãnh đạo chú tâm về mặt khai trí và giải phóng con người. Ngoài bản Tuyên Ngôn Độc Lâp, ông cũng là người sáng lập ra trường đại học Virginia và thư viên Quốc Hội, thư viện có nhiều sách nhất trên thế giới. Chính ông là người đã khởi đầu dự thảo đạo luật đặt việc mua bán và sử dụng nô lệ ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng phải chờ đến đời tổng thống Abraham Lincoln và sau cuộc nội chiến Nam Bắc mới hoàn tất và áp dụng được.

Đứng cạnh bức tượng, tôi nhìn thẳng ra phía trước, thấy mặt tiền toà Bạch Ốc sừng sững uy nghi. Ở đó các vị tổng thống Hoa Kỳ, nhìn về đây tìm nguồn cảm hứng để hoàn thành nhiêm vu.ï

Bỗng dưng tôi cảm thấy cảm động xao xuyến. Thân phận một gia đình tỵ nạn cọâng sản một nước nhược tiểu cách xa hàng nửa trái địa cầu nào có đáng kể gì" Con tôi đã làm nên công trạng gì đâu cho đất nước này mà vị nguyên thủ quốc gia phải nhọc lòng triệu vào để ngợi khen. Giữa các hình ảnh đối cực như thế tôi nhận ra sự mầu nhiệm của trái tim và bộ óc của tổng thống Jefferson, cha đẻ của nền Tự Do Dân Chủ. Tôi sung sướng vui mừng vô hạn. Hôm nay, tôi là một phần tử nhỏ bé trong biển người du ngoạn, có đủ chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ, cội nguồn, đang hít thở không khí tự do, bình đẳng. Vạn vật xung quanh tôi như cũng cùng tâm sự.

Trên tường đá, hoa của đá là những đường cong nét thẳng của vân, được đúc kết từ ngàn vạn năm trong lòng quặng mỏ mang âm điệu tiếng gấm lời hoa của loài khoáng thạch. Trong rừng hoa, tiếng chim đang hót líu lo giai điệu, như đồng vọng cùng tiếng hoa đang nở biến thiên cung bậc theo sự chuyển sắc đổi mầu của cánh. Trên trời bồng bềnh mây nõn, đang tụ tán theo tiếng ru của gió, thấp thoáng bóng tiên mở khép xiêm y dạo khúc nghê thường. Dưới nước lung linh ảo bóng ẩn hiện thực tại cảnh sắc hình hài .Vạn vật hiện hữu ở các thể động, thực, khoáng, khí dang giao hưởng những tiếng tơ lòng vui thích vơi cái đẹp của thiên nhiên không có biên giới của ngôn từ từng loại: Thế giới tự do .

Được tận hưởng một ngày hội thưởng hoa, chiêm ngọan thắng cảnh tuyệt vời, lòng tôi lâng lâng vui thỏa. Kịp nhìn ra trời đã xế chiều. Trên đường về tôi càng thấm cảm và sung sướng được hưởng hai chữ tự do. Đêm đó tôi thao thức tới khuya, vừa với nỗi buồn Tô Vũ mà cũng vừa với vẻ đẹp và niềm vui hiện tại.

Tôi tri ân xâu xa chính phủ Hoa Kỳ và Tổng Thống Jefferson, người đã có trái tim và bộ óc sáng tạo ra nền tự do dân chủ Hoa Kỳ. Nhờ đó gia đình tôi và gần hai triệu đồng bào tôi có đất dung thân và hưởng một đời sống ấm no an lạc.

Nguyễn Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,177
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.