Hôm nay,  

Tương Lai

05/01/200100:00:00(Xem: 214463)
Bài tham dự số 126ab-VB1230-31

Bảy giờ sáng thứ 7 của một ngày lễ lớn, khi tôi vẫn còn trùm chăn ngủ nướng thì bỗng nghe tiếng gõ cửa cộp cộp, sau đó là giọng chị chủ nhà.
- Hương, có điện thoại nè! Điện thoại lúc sáng sớm luôn làm tôi hồi hộp vì giờ ấy chỉ có bố mẹ từ Việt Nam gọi sang. Tôi vồ lấy ống nghe. Từ phía bên kia, một giọng đàn ông lạ vang lên:
- Cháu Hương con bố Cẩn đấy à" Bác làm chung cơ quan với bố cháu ở Việt Nam mới sang đây du lịch. Bố mẹ có thư và qùa cho cháu đấy! Cháu ghé lấy nhé! Bác đang ở nhà người quen ở phố X, đường R, số nhà 1408.
Tôi chưa kịp hỏi tên thì bên kia đã cúp điện thoạị
Qua Mỹ được 2 năm, theo diện du học nhưng có xe nên tôi biết rất nhiều nơi ở vùng Nam Cali nàỵ Tìm cho ra một địa chỉ đối với tôi không khó khăn mấy!
Bác Thanh -bạn bố- từ Việt Nam sang, nhận ngay ra tôi vì tôi giống y hệt me.
Đưa thư và qùa cho tôi xong, bác Thanh bảo:
-Lo mà lấy chồng đi con ạ! Mẹ mày bảo cái thằng bồ mày bên ấy lấy vợ rồị Lấy con nào làm cùng cơ quan thì phải.
Tôi lạnh ngắt người. Chân tay như sắp qụy. Bác Thanh đỡ vai tôi
-Bình tĩnh, bình tĩnh nào! Nghe bác nói này. Cái ngữ đàn ông ấy thì không đáng một cắc bạc, tiếc làm gì! Mà mày xinh thế kia, khối kẻ ở đây sắp hàng!
Bác Thanh còn nói nhiều nữa nhưng tôi không thể nghe, và cũng không thể nhớ nổi là mình đã ra xe về nhà ra sao nữa!
. . .
Hai năm qua. Đúng ra là hai năm, một tháng hai mươi ngày, tôi đã sống một cách rất khiêm nhường, tránh mọi đám đông, tránh mọi cám dổ và ôm một niềm tin. Niềm tin ấy chính là Khang! Bây giờ, chính Khang đã co chân đạp đổ.
Vì Khang, tôi trở thành con người có máu lạnh với tất cả mọi rủ rê, mời mọc xung quanh. Từ anh chàng Thắng tóc chải keo ướt mượt, mùi nước hoa lúc nào cũng xông ra hăng hắc, tặng hoa cho tôi trong bất cứ một ngày lễ nào, chẳng hạn như ngày Valentine, ngày Christmas hay cả ngày lể Halloween. Cho tới anh chàng Đức lành như cục đất thường hay đem cho tôi mượn sách giải bài tập toán để mỗi khi tôi mang tới trả, anh ta lại lí nhí ....cám ơn.
Vì Khang, tôi không có ý định "cư ngụ" lại Mỹ quốc như ước muốn của hầu hết những sinh viên du học. Vì Khang, tôi đã cãi lời bố mẹ! Ngày ấỵ.....
- Mày không nghe lời bố hả! Công tao nuôi mày ăn học bằng ngần này, bây giờ không nghe lời ......
Bố dằn giọng. mặt bố đỏ rần vì giận và vì men bia. Mẹ dỗ dành:
- Hương nghe lời bố mẹ đi con! Bố mẹ đã bỏ hết công sức ra chạy chọt mới làm được giấy tờ cho con. Đi du học ở Mỹ đâu phải là dễ! Thời buổi này cũng phải có tiền và quen biết này nọ như bố mới làm được giấy tờ chứ có dể đâu!
Tôi lẳng lặng lẩn vào phòng mình mặc cho bố gầm thét, mặc cho mẹ dỗ dành. Với tôi, đi Mỹ du học lúc ấy không còn là mơ ước như trước đây nữa.
Cách đây vài tháng, khi giấy tờ đi du học làm xong, tôi mừng phát run lê n được. Niềm mơ ưóc của tôi đã thành sự thật! Bố tuyệt vời biết bao! Bố đem lại cho tôi tất cả mọi điều.
Là con gái duy nhất của giám đốc công ty Q. nổi tiếng của Sài Gòn, tôi có tất cả những gì bạn bè tôi không có. Ngày cuối tuần, lũ bạn cùng trường đôn đáo chạy đi dạy kèm, đi làm quảng cáo cho công ty này, công ty nọ để kiếm thêm tiền thì tôi ung dung bước lên xe ra Vũng Tàu hóng gió hoặc lên Dalat leo đồi ngắm thông reo cùng với bố mẹ
Một buổi chiều con Mai Lan bên khoa ngoại ngữ ngoắc tôi lại rồi hớn hở khoe:
- Còn 3 tuần nữa là tớ đi Mỹ du học.
Bố Mai Lan làm ở bộ ngoại giaọ Dạo này người ta đi du học ở Mỹ đông lắm! Không cần học giỏi, chỉ cần bố mẹ nắm giữ một chức vụ gì lớn trong xã hội và có tiền là được.
Bạn bè tôi, những đám "công tử", "tiểu thơ" con ông này ông nọ đều đã được bố mẹ dọn đường sẵn để đi Mỹ du học! Tôi háo hức chạy về hỏi ý kiến bố me. Tôi cũng muốn đi Mỹ. Đi cho biết! Trăm nghe cũng không bằng một thấỵ Đi để biết bọn đế quốc nó như thế nào mà tất cả mọi hàng hóa, sản phẩm hễ made in USA thì xài không bao giờ hư.
Tôi báo cho Khang quyết định đi du học của tôi. Anh nói:
- Em đi du lịch một chuyến để xem văn minh xứ người thì anh hưởng ứng! Còn đi du học, em đang là sinh viên kinh tế sắp ra trường. Em sẽ có một công việc vững chắc ở bất cứ một công ty lớn nào đó mà bố em đặt em vào. Lo gì nữa...
Khang thiển cận qúa! Anh không biết nhìn sâu vào sự việc! Bây giờ con cái của các cán bộ cao cấp họ ào ào ra nước ngoài hết rồi kìa! Anh không chịu mở mắt ra mà trông ngắm sự đời! Miệng họ thì chưởi bọn đế quốc, nhưng trong nhà thì xài toàn đồ đạc sản xuất từ các nước ấỵ Còn con cái thì họ đã ầm thầm đưa ra khỏi Việt Nam, đi đến các nước đế quốc để học từ lâu rồi. Thói đời mà! Bộ mặt làm ra vẻ không ưa để che mắt thế gian, để khỏi ai quan tâm đến lòng dạ thật của mình.
Cách nhà tôi mấy căn ở Sài Gòn, chị Thảo Mi, con một cán bộ gộc, đang học ngành đại học ngoại thương đã bỏ dở việc học để lên xe bông về Mỹ cùng một chàng Việt Kiều. Anh chàng xưng là kỹ sư của ngành cắt cỏ.
Khang của tôi chất phác qúa! Làng quê nơi anh sinh ra, ruộng đồng, mương ao hình như không có sự bon chen, dối trá! Là một kỹ sư ngành cơ khí tốt nghiệp tại một trường đại học ở thành phố lớn, vậy mà anh vẫn không lấp bỏ được bản tính "nông dân" của mình.
- Anh chỉ lo cho em, con gái một mình nơi xứ lạ. Anh đọc báo thấy đời sống ở Mỹ cũng hỗn tạp lắm.....
Lại nữa! "Ông nhà quê" của tôi lại lo xa. Dù không hưởng ứng việc tôi đi du học nhưng Khang vẫn lo mua sắm chuẩn bị rất chu đáo mọi thứ cho tôị Đêm trước ngày tôi lên máy bay, khi bữa tiệc khách khứa và bạn bè về hết, bố mẹ gọi tôi vào phòng dặn dò. Bố bảo:
- Qua bên ấy đi học cố gắng làm quen với một người có quốc tịch Mỹ rồi tìm cách ở lại luôn bên đó.
Tôi ngây thơ:
- Để làm gì hả bố" Bố chậm rãi:
- Ở Mỹ là nhất! Ở Mỹ mới có tương lai! Con mấy ông lớn bộ trưởng, thứ trưởng đều ở nước ngoài hết rồi!
Tôi cãi:
- Họ làm chính trị Còn con thì chỉ đi học thôi mà.
Bố chửi:
-Sao mày dốt thế! Ở Mỹ mới có tương laị. Ở Việt Nam này làm cái quái gì" May mà bố có tiền, có công ty làm ăn chớ không thì mày đi học ra cầm cái bằng cũng đi hốt rác thôi con ạ!
Tôi thút thít:
- Nhưng con sẽ không ở luôn lại bên Mỹ! Con về! Anh Khang ... chờ con.
Bố đập bàn:
-Thằng Khang là cái gì hả" Việt Kiều bên Mỹ còn gấp trăm lần thằng Khang.
Mẹ giờ này mới lên tiếng:
-Quên thằng Khang đi con. Thằng Khang được tính, được người nhưng con phải lo cho tương lai của con. Việt Kiều bên Mỹ khối kẻ hơn thằng Khang.
Tôi cứng đầu:
-Nếu bố mẹ bắt con bỏ anh Khang thì con sẽ không đi Mỹ.
Bố đập bàn. Mẹ khóc lóc. Tôi mặc. Bỏ vào phòng vùi mặt vào gối. Cuối cùng bố mẹ cũng nhượng bộ.
Lúc tiễn tôi ở sân bay Tân Sơn Nhất, Khang hôn tôi và nói nhỏ:
- Anh sợ mất em.
Tôi cười xòa, véo vào tai anh
- Nhảm nhí!
Vâng! Điều Khang lo lắng cũng không thừa. Khi tôi qua Mỹ đã ổn định chổ ở, mỗi lần nói chuyện điện thoại, bố mẹ đều nhắc:
- Lo kiếm người để ở lại luôn bên đó!
Lúc đầu tôi đâm cáu nhưng riết rồi quen dần, tôi không cáu bẳn nữa. Mỹ tự do thật, tiện nghi thật nhưng để hội nhập vào thế giới này cũng đâu phải dễ. Những đứa du học như tôi, không được đi làm thêm, chỉ đi học và xài tiền bố mẹ gởi qua từ Việt Nam cho nên khá chật vật.
Ban đầu chúng tôi gồm 6 đứa con gái mướn chung một căn phòng trong một chung cư thật cũ, thật tồi tàn. Giá tiền mướn phòng là $540 mỗi tháng. Chia ra mỗi đứa trả $90. Khu này Mỹ đen rất nhiềụ Cái giống người gì mà da đen thui y như cột nhà cháy còn răng thì trăng nhởn. Họ nhìn chúng tôi bằng ánh mắt dửng dưng của một con cừu.
Lúc nói chuyện điện thoại, bố an ủi:
- Ráng đi con, hai tháng nữa có người ở cơ quan bố đi công tác, bố gởi tiền qua cho con mướn chổ ở khác.
Ba tháng sau, tôi dọn ra ở chổ khác và mua xe. Bố mẹ đã cẩn thận nhờ một người quen đến tìm và đưa tôi đi học lái xe và mua cho tôi một chiếc xe honda đời mới toanh.
Học thật khó! Gọi là sinh viên du học nhưng thực ra chúng tôi chỉ được học vài lớp trong ngành, còn lại chủ yếu là học anh văn. Vài đứa trong bọn, cha mẹ bên Việt Nam chỉ gởi tiền qua đủ đóng tiền học còn lại phải tự lo lấy, cho nên có vài đứa đi làm thêm ban đêm ở nhà hàng Việt Nam lấy tiền mặt. Con gái có vẻ dể kiếm việc hơn. Có đứa có bà dì mở tiệm làm móng tay, thế là cô nàng chỉ đi học partime còn lại là đi làm móng tay kiếm tiền. Ngành này bên Mỹ dể kiếm tiền bạo! Không biết sau này về Việt Nam cô ta sẽ nói là đi du học ở Mỹ ngành Nail hay ngành gì nữa!
Mai Lan, cô bạn bên khoa ngoại ngữ của tôi ở Sài Gòn, qua Mỹ trước tôi 8 tháng giờ đang đi học và ban đêm đi bán café trong một tiệm café nổi tiếng có nhiều cô phục vụ và mặc đồ "hấp dẫn" ở vùng Little Saigon. Nghe đâu Mai Lan đã cặp bồ cùng với anh con trai bà chủ tiệm và sẽ ở lại Mỹ. Người tình Kiến Trúc Sư ở Sài Gòn có lẽ đã bị Mai Lan cho làm "hòn vọng thê".
Khi có vụ Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng tại Little Saigon, Mai Lan phone cho tôi, nó rủ:
-Trường tao tụi nó (những sinh viên du học) đã họp lại bàn kéo đến đám biểu tình phá đám chơi! Mày muốn thì chiều nay chạy xuống đây! Bọn tao đã chuẩn bị sẵn mấy bịch mắm nêm.
Tôi ậm ừ cho qua chuyện rồi không đi. Tôi vốn ghét chính tri! Cuộc sống của tôi coi như tạm ổn.
Hằng tháng bố mẹ chuyển tiền qua cho tôi đủ để đóng tiền học, tiền nhà, xăng nhớt, ăn uống, còn dư chút đỉnh để tiêu vặt. Nói chung, tôi sống có phần thỏa mái hơn những đứa bạn du học khác.
Trong trường tôi học cũng khá đông người Việt Nam vì gần khu Little Saigon- thủ đô của người Việt tị nạn. Thường thì chúng tôi (những du học sinh) học xong là về chứ ít la cà tụm ba tụm bảy. Ai nấy cố dấy lý lịch mình là du học sinh.
Đám bạn tôi đã nhanh chóng "kiếm" bồ, kể cả những đứa đã có bồ ở Việt Nam. Phần vì ở xứ lạ quê người, một thân một mình gặm nhấm vị cô đơn, xa xứ. Phần khác, cũng như bố mẹ tôi, hầu hết những bố mẹ có con cho đi du học đều có một mục đích chung là không mong muốn một ngày con mình sẽ "vinh quy bái tổ" trở về mà là lập nghiệp định cư luôn ở xứ ngườị


Mỗi lần nói chuyện trên phone, bố mẹ lần nào cũng hỏi ướm coi thử tôi đã có bồ mới chưa! Ai cũng được. Chỉ cần đó là một gã có quốc tịch Mỹ. Có thể là một ông già góa vợ, một chàng thanh niên chơi bờị...,miễn là người đó bảo lãnh tôi ở lại Mỹ. Tương lai đấy! Sống ở Mỹ nghĩa là có tương laị Bố mẹ tôi bảo vậy, cho nên một hai cố thuyết phục tôi quên Khang để lấy một người nào đó làm chồng rồi ở lại Mỹ, sau đó có thể đẻ ra một bầy con không cần nói tiếng Việt.
. . .
Một năm trời sang Mỹ du học mà tôi có cảm tưởng như là mười năm. Những cánh thư đều đặn mỗi tháng của Khang là niềm vui, niềm an ủi của tôi.
Một ngày bố gọi điện thoại từ Việt Nam sang:
- Con Mai Lan con ông Khóa bên ngoại giao sắp làm đám cưới với thằng nào bên ấy thế" Ông bà ấy đang chuẩn bị sang bên ấy để dự đám cưới.
Rồi giọng bố trở nên nghèn nghẹn có vẻ như tủi thân
- Phần cô thì sao" Kiếm được mối nào bên ấy thì báo cho bố mẹ mừng với!
Tôi cười tủi tỉm trả lời bố:
-Làm gì có chuyện đó hả bố" Anh Khang đang ngồi sẳn chờ con về kìa!
- Hả, cái gì"
Bố đột ngột hét lên như phải bỏng.
-Mày vẫn còn vớ vẩn với thằng Khang ấy à" Tương lai của mày con ơi! Nhìn con cái nhà người ta sao tao nhục cho con cái nhà này qúa!
Tôi nghẹn ngào:
-Bố đừng ép con! Con không thể cặp bồ với một người nào khác được....
-Mày cãi lời bố à! Con cái bất hiếu... bất hiếụ...
Đứa con bất hiếu! Trời ơi! Tôi là đứa con bất hiếu! Vì Khang, tôi trở thành đứa con bất hiếu. Vì tương lai theo kiểu Bố muốn, tôi trở thành đứa con bất hiếu!
Xấp thư đổ xoài xuống mặt bàn.
Thư mẹ viết chữ chi chít dầy hai trang giấy tôi chưa kịp dọc thì tấm thiệp hồng kẹp trong bì thư bung ra "Lê Bá Khang đẹp duyên cùng Đào Thị Cẩm Tú".
Không! Không thể vậy được. Khang ơi, không phải là anh mà! Anh không thể nào đối xử với em như vậy mà Khang ơi! Tấm thiệp như qủa bom hất tung tôi lên. Toàn thân tan nát. Tôi không tin vào những dòng chữ trước mặt mình. Không thể ngờ mọi thứ lại có thể đổi thay nhanh thế!
Tôi nghỉ học đúng một tuần lễ. Người tôi gầy rộc và hư hao như một con mèo ốm. Thắng order hoa gởi tới tận nhà tặng tôi với lời chúc: "Chúc em mau lành bệnh", và kèm theo hai gói xí muội, thứ mà tôi vẫn thích ăn hàng ngàỵ
Rồi ngày tháng qua. Tôi vẫn học bài nhưng đầu óc cứ lang mang như đi tận đâu. Giờ English, cô giáo đọc một đoạn văn trong cuốn "A Farewell To Arms" của văn hào Ernest Hemingway, vết thương ngày nào tưởng chừng đã phai nhạt giờ bỗng ào ào kéo về.
Tôi ôm tập xin cô giáo ra về với lý do "nhức đầu". Cô giáo, một người Canada với đôi môi chúm chím lúc nào cũng như hé một nụ cười, ngước cặp mắt xanh lơ màu nước biển e ngại nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của tôi và bảo:
- Em mệt lắm không, cô đưa em vào Health center của trường nhé!
Tôi lắc đầu:
- Cám ơn cô, em tự về nhà được.
Tôi đáp lời cô giáo rồi bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi vẫn còn thương Khang. Tình cảm ấy không hề thay đổi. Nhưng tôi giận anh, nói đúng ra là HẬN.
Sau khi đọc thiệp cưới của Khang, tôi gom hết đống thư từ của Khang gởi từ trước đến nay đem liệng thùng rác.
Tình đời bạc bẽo lắm! Tôi lơ đãng sống. Lơ đãng đến trường. Lơ đãng nhận những bó hoa và lời tỏ tình của Thắng. Lơ đãng gật đầu nhận lời cầu hôn của Thắng sau đó 6 tháng.
Thắng muốn chúng tôi làm đám cưới trong năm tớị Mẹ anh mới sang lại một tiệm food to go và muốn chúng tôi cưới nhau lẹ lẹ để về phụ giúp bà. Thắng càng ngày càng bận rộn với cửa tiệm rồi nghỉ học hẳn. Thắng bảo tôi:
- Mình lo làm kinh tế, sau này có tiền đi học lại cũng chẳng sao.
Dạo này trong mỗi lúc nói chuyện Thắng thường hay xen vào vấn đề tiền nong và trong chi tiêu có phần so đo, tính toán. Tôi góp ý thì Thắng bảo:
-Tiền mà em! Có tiền mơi có tất cả từ tình đến danh vọng.
Tôi nao lòng. Sao Thắng lại có thể nói huỵch toẹt ra với tôi như vậy! Ừ, cũng đúng. Có tiền là có tất cả. Tôi há khôngphải cũng vì tiền mới có mặt ở Mỹ lúc này sao.
Điện thoại reng. Lại điện thoại reng lúc sáng sớm. Giọng bố nghẹn nghẹn bên đầu dây:
- Mẹ bị tai biến mạch máu não. Con về gấp.
Một tuần đủ để tôi lo thủ tục giấy tờ mua vé về Việt Nam. Bố đón tôi. Bố có phần ốm đi, gương mặt mệt mỏi và lo lắng.
- Bố! Tôi nhào vào lòng bố.
Bố ôm chặt tôi, mắt rơm rớm.
- Con gái của bố! Ôi, con gái của bố!
Một lát, bố đẩy tôi rạ
- Thôi mình về kẻo mẹ mong. Bố đẩy xe hành lý xăm xăm bước đi. Tôi hồi hộp muốn biết tình trạng của mẹ nhưng nhìn bố, tôi không dám hỏi.
Chị Tư giúp việc chạy ra mở cổng. Thấy tôi về con Ki Ki nhào ra sủa tưởng người lạ rồi vẫy đuôi mừng rối rít. Tôi ào vào phòng mẹ
- Mẹ!!!
Mẹ như đã chờ đợi sẵn.
- Hương về đó hả con!
Mẹ đưa tay ôm choàng lấy tôi, vuốt vuốt tóc rồi rờ rẫm từ khuôn mặt dọc xuống sống lưng. Đôi cánh tay của mẹ cách đây chừng 3 năm vẫn còn tròn lẳn và đẹp mặc dầu tuổi đã xấp xỉ 50, nhưng giờ đây đã gầy tóp và xương xẩu.
Con bệnh đã hành hạ mẹ một cách nhanh chóng như vậỵ:
- Ôi mẹ! Mẹ ơi, con về đây rồi mẹ thấy vui không" Con sẽ ở nhà để chăm sóc mẹ nha mẹ.
Mẹ đưa cánh tay gầy guộc nâng mặt tôi lên, nói một cách khó nhọc:
- Hương à, về đây rồi con cũng lo đi thăm bạn bè, bà con, và con nhớ ghé thăm ...thằng Khang.
Ngoảnh mặt ra cửa sổ, tôi nói nhỏ:
-Thôi mà mẹ, gặp gở làm gì. Đâu có đáng ......
Mẹ thều thào giọng mệt nhọc ngắt quãng:
- Mẹ muốn nói, con nên hiểụ.....
Chị Tư chạy vào phòng đưa ly nước cho me rồi day sang tôi chị nói nhỏ:
- Chị Hương à, bác sĩ dặn không nên để mợ bị cảm động. Chị nên để mợ nghỉ ngơi một chút. Chị về mợ mừng qúa cho nên vậy đó!
Nhìn mẹ mệt mỏi nhắm nghiền đôi mắt, nằm bẹp dí xuống giường, tôi thương mẹ qúa!
Tôi theo chị Tư nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng me.ï Mọi vật trong nhà vẫn không đổi thay kể từ lúc tôi đi. Bố đã đến cơ quan vì có cuộc họp chiều naỵ Tôi nói với chị Tư:
- Hương đi lòng vòng thăm mấy đứa bạn một lát. Tối nay chị Tư nhớ nấu chè hột sen cho Hương ăn nha! Tôi rồ xe chạy ra cổng. Con Ki ki nhảy xơn xơn quảy đuôi rối rít.
Sài Gòn chật ních người và xe cộ. Đường Kỳ Đồng hầu như lúc nào cũng bị kẹt xe. Len lỏi một hồi, tôi cũng chạy xe ra tới được con đường Duy Tân. Không hiểu sao tôi lại trở lại con đường nàỵ Con đường "cây dài bóng mát" một thưở của tôi và Khang cùng biết bao nhiêu kỹ niệm. Lòng chợt đau nhói. Vâng, tôi vẫn nhớ Khang. Nhớ đứt ruột! Biết là đã qua rồi qúa khứ, nhưng sao tôi vẫn còn tìm về! Bây giờ, cũng khung cảnh này nhưng chỉ mình tôi bơ vơ đi tìm lại qúa khứ.
-Hương!
Tiếng hét thật to khiến tôi giật mình trở về thực tạị Tôi suýt loạng quạng tay lái.
-Ơ, anh Toản! Ôi, anh làm Hương hết hồn.
Anh Toản vồn vã nói một tràng.
- Hương về khi nào" Anh đang đi bên kia đường, thấy ai giống Hương nên quay xe lại coi thử. Ai dè thì đúng là Hương thật. Gọi hoài nhưng Hương đâu có nghe. Chạy xe mà đầu óc lang mang kiểu đó là nguy hiểm lắm nha cô bé!
- Rảnh không, tấp vô quán kem Bạch Đằng nha!
Toản là bạn thân của Khang nên coi tôi như em gái. Vừa kéo ghế cho tôi ngồi xuống, Toản nói như một ông anh ra lệnh cho đứa em:
- Nào, giờ thì nói cho anh nghe đị Chuyện gì đã xảy ra giữa hai đứa"
Tôi chua chát:
- Có gì đâu mà nói hả anh Toản. Người ta thương rồi người ta hết thương thì người ta đi cưới vợ
Toản lập bập ngắt lời:
- Cưới ai" Ai cướỉ
Tôi thoáng ngạc nhiên. Lẽ nào anh không hiểu là tôi đang nói về ai.
- Khang đã làm đám cưới, nhưng cô dâu không phải là tôi mà là một cô gái khác anh nghe rỏ chưa" Tôi đã nhận đươc thiệp hồng cách đây một năm, và tôi đã ném nó vào thùng rác.
Mặt Toản chuyển từ ngạc nhiên sang đỏ tía rồi tái xám. Bất thình lình Toản thu tay đập xuống bàn
- Em không hiểu gì cả Hương à. Thằng Khang cũng không hiểu gì cả! Không ai hiểu gì cả!
- Anh nói cái gì vậỷ Em không hiểu!
Tất cả mọi ánh mắt ở những bàn bên cạnh đổ dồn về phía chúng tôị. Toản trầm giọng:
-Ngày 18 tháng 2 là ngày Sinh Nhật mẹ Hương, tức là đã hơn một năm rồi, Khang rủ anh tới mừng Sinh Nhật mẹ Hương. Sau một lúc nói xa nói gần, bố mẹ Hương ấp úng đưa cho tụi anh coi một cái thiệp cưới, mà cô dâu trong thiệp chính là Hương! Mẹ Hương phân bua với thằng Khang, "Cháu thông cảm cho hai bác. Em nó còn nhỏ dại lại sống một mình nơi xứ lạ cho nên dể bị ngả lòng. Thôi thì chuyện đã rồi, bác mong cháu tha lổi cho em Hương. Phần cháu, cháu cũng lo đi tìm mối khác đi cho hai bác đây yên lòng, đỡ ray rứt....."
Thằng Khang vâng vâng dạ dạ rồi tụi anh ra về. Nói đúng hơn là thằng Khang kéo anh ra về. Lúc đó trông hắn tỉnh queọ Anh nghĩ, "thằng này hay!". Ai ngờ cả tuần đó không thấy hắn đi làm. Rồi tuần kế tiếp hắn đến xin chuyển về làm dưới Long Xuyên. Hắn bảo, "trốn thành phố vì ở đó, góc phố nào hắn cũng nhìn thấy bóng dáng của Hương...".
- Thôi đủ rồi! Anh đừng nói nữa!
Chắc mặt mũi tôi đã tái ngắt. Toản hốt hoảng, lóng ngóng vỗ vai tôi dỗ nín. Không! Để yên cho tôi được khóc!
Lỡ một chuyến đò, con thuyền rồi quay trở lạị. Nhưng lỡ một dòng đời, có ai trở về bến đợi.
Phải chi bố mẹ đừng quá mơ ước cho tương lai của tôi nơi xứ người mà dùng những tấm thiệp "ma" để rẻ chia hai đứa.
Bây giờ tôi phải đi tìm Khang! Nhưng để làm gì khi bên Mỹ, Thắng và tôi đã định ngày cưới trong năm tới và đã đặt nhà hàng. Còn bố mẹ sẽ sống ra sao khi mẹ càng ngày càng bị con bệnh hành hạ! Cả hai người thân sinh ra tôi, đã lặn lội chịu nhiều khó khăn, cực khổ, mải mê tìm kiếm tương lai cho đứa con mình mà đã vô tình đạp lên chính trái tim của nó.
Tôi chạy xe về nhà. Toản chạy kềm kế bên. Tôi đi như người say. Phố xá, màu sắc, và âm thanh của phố phường trở nên nhòe nhòa.ï Óc não tôi nóng rực như một ngọn lửa.
Một tiếng gào muốn bật ra khỏi môi: Không thể nào chịu được một cuộc sống như thế, cuộc sống mà con người dùng tiền bạc và quyền uy thay cho nhân cách, một cuộc sống mà con người sống trên mặt đất bước đi như những kẻ mù lòạ...

TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến