Hôm nay,  

Du Hành Bằng Xe Bus Greyhound

05/01/200100:00:00(Xem: 172210)
Người Việt Nam mình qua Mỹ sinh sống rất ít khi dùng xe bus làm phương tiện di chuyển, kể cả việc dùng xe bus công cộng ở trong thành phố để đi làm hoặc đi chơi.

Lý do chính, là người mình vốn có tính cần kiệm và tính tự ái cao. Việc để dành vài ba ngàn để mua được một chiếc xe hơi, là một việc làm quá dễ, ai cũng làm được : " Dại gì mà đi xe bus, vừa phải chờ đợi mất thì giờ, vừa bị giới hạn tuyến đường, lại bị người ta đánh giá thấp ".

Khi có việc cần phải đi xa, thì hai phương tiện người mình hay dùng nhất, là tự lái xe và đi bằng máy bay. Máy bay, đi vừa nhanh, lại lịch sự. Giá cả cũng không mắc lắm nếu mua được giá quảng cáo - Đôi khi còn rẻ hơn vé xe lửa. Nếu phải đi đông người, thì tự lái xe lấy, là cách tiết kiệm nhất.

Bài viết này, tôi muốn giới thiệu với các bạn một phương tiện du lịch rẻ tiền, nhưng khá thú vị. Đó là du hành bằng xe bus Greyhound.

Mua vé xe bus cũng tựa như mua vé máy bay. Bạn có thể mua tại bến xe, hoặc tại các văn phòng du lịch, hoặc mua trên internet. Thông thường, bạn có thể mua vé rồi đi ngay, chứ không cần phải mua vé trước, tuy nhiên, nếu muốn mua vé giá rẻ ( rẻ được nửa giá ), bạn phải mua vé trước một tuần lễ. Giá vé hiện nay là 49 dollar cho một chuyến đi, bất kể xa gần- Có nghĩa là bạn có thể đi từ Santa Ana đến cực bắc của xứ Main hoặc đến cực nam của Florida hay chỉ đi đến Nevada cũng chỉ mất 49 đô.

Có hai loại vé xe bus : Loại thông thường, đi theo lộ trình đã ấn định, giá vé đồng hạng - Nghĩa là, vé chỉ có một giá, dù đi xa hay gần. Và loại khác có tên là Ameripass. Với loại vé này, bạn sẽ tự viết lấy lộ trình. Bạn muốn đi đâu, thì cứ tự nhiên viết tên thành phố vào vé, rồi nhảy lên xe đi. Bạn có thể đi bất cứ nơi nào trong địa phận Mỹ, miễn là nơi đó có trạm xe bus của Greyhound. Vé được bán theo thời gian mà bạn muốn đi trong chuyến du hành của bạn : Bạn có thể mua 7 ngày ( 169 dollar ), 10 ngày ( 219 dollar ), 15ngày ( 249 dollar ), 30 ngày ( 349 dollar ), 45 ngày ( 379 dollar ) hay 60 ngày ( 479 dollar ). Nếu vé hết hạn, mà bạn cảm thấy đi chưa đã, thì bạn có thể mua thêm vé khác, tại bất cứ trạm xe bus nào, và tiếp tục đi cho hết đoạn đường. Dùng loại vé này có điều tiện lợi, là bạn có thể dừng chân lại bất cứ nơi đâu mà bạn thích : Để ngắm cảnh, ghé thăm một người bạn, hay đi theo chân một người tình mà bạn mới vừa gặp trên xe.

Tiện đây tôi xin kể cho bạn nghe một trong những câu chuyện vui vui trong các chuyến du hành của tôi bằng xe bus Greyhound:

Vào đầu mùa đông năm 1987, tôi còn hành nghề đánh tôm ở Texas. Khi mùa đánh tôm vừa chấm dứt, sau khi đã cẩn thận neo tầu vào nơi chắc chắn, và kiểm điểm lại tiền bạc xem lời lỗ thế nào. Chúng tôi phác họa chương trình cho bốn tháng nghỉ ngơi mùa Đông.

Thật là may mắn cho tôi. Năm nay, bà xã tôi nổi hứng cho phép tôi đi du lịch một mình. Vì năm nay là sinh nhật thứ 35 của tôi, nên bả thả lỏng cho tôi một lần, và gọi hành động phóng thích này là " Thả dê vào rừng ".

Mừng húm! nhưng mặt vẫn phải làm bộ buồn rầu. Tôi từ giã vợ con để lên đường. Đi đến một nơi bất định...

Lên xe Bus. Như một sự tình cờ trong truyện tiểu thuyết, tôi được xếp ngồi cạnh một cô gái trẻ, người gốc Á châu - Thực ra tôi cố chen vào ngồi cạnh cô gái này, chứ chung quanh cũng còn nhiều chỗ khác, nhưng toàn là người Mỹ. Ngồi cạnh một cô gái Á châu, dầu sao cũng thoải mái hơn ngồi cạnh một người Mỹ, vì ít ra, chỗ ngồi được rộng rãi hơn một tí.

- Can I seat down, here "

Cô gái ngước đầu lên, nhìn tôi, mỉm cười và gật đầu.

Tôi yên chí ngồi xuống. Thoạt nhìn cô gái này, tôi có thể đoán được ngay, cô ta không phải là người Việt Nam, vì cô ta mắt một mí. Dáng người nhỏ nhắn. Cô ta mặc áo sơ mi trắng. Quần Jean xanh nhạt, bó sát vào cặp chân tròn và thẳng. Tóc cắt tém, để lột ra chiếc cổ trắng và tròn trịa. Dưới cặp mắt chấm điểm khắt khe của tôi, cô ta không đẹp, chỉ dễ nhìn. Tôi chỉ thực sự cho cô ta thêm điểm khi cô ta nở nụ cười đầu tiên với tôi, vì cô ta có một nụ cười thật tươi và dễ mến.

Trong suốt một tiếng đồng hồ. Tôi và cô gái Á không nói với nhau tiếng nào. Tôi mãi mê đọc cuốn " Sông Mỹ, sông Việt" của Bác sĩ Huỳnh Hữu Cửu, mà tôi đem theo để giết thì giờ - Không biết các bạn có đồng ý với tôi không " Chúng ta có quá ít thì giờ để đọc sách, nhất là tiểu thuyết tiếng Việt. Từ khi qua Mỹ đến nay, đã hai mươi năm, tôi chỉ đọc được hơn 30 cuốn sách, mà đa số là đọc trên máy bay hoặc trên xe Bus, trong các chuyến du hành... Còn cô gái thì mãi mê viết lách trên một cuốn sổ tay, mà tôi đoán là cuốn nhật ký. Nhìn loại chữ viết, tôi biết được cô nàng là người Nhật Bổn chứ không phải người Đại Hàn, hay người Trung Hoa như tôi đã đoán lúc mới giáp mặt.

Đọc sách đã chán, tôi gấp cuốn sách lại và bắt đầu ngó ra cửa để ngắm phong cảnh, thì bắt gặp cặp mắt của cô nàng cũng vừa ngước lên. Tôi vội bắt chuyện ngay, chỉ sợ nàng cúi xuống viết tiếp, sẽ không có cơ hội làm quen :

- Where are you from "

Một chút ngỡ ngàng trên khuôn mặt của nàng, như là nàng muốn nói: " Nhìn mặt anh nom đần độn thế kia, mà cũng biết tiếng Anh à "" Nhưng nàng cũng trả lời tôi, giọng nói nhẹ, hơi có vẻ nhút nhát :

- Japan, I am a Japanese.
- How long have you been here"
- Six months.
- Where... "
- Loyola University, New Orleans.

Không ngờ, chỉ qua vài ba câu đưa đẩy, tôi với nàng đã trở nên như hai người bạn học thân thiết. Số là sáu năm về trước, khi mới bước chân sang Mỹ, tôi được hội USCC giới thiệu làm nghề cắt cỏ cho trường đại học Loyola - Loyola là một trường đại học Công Giáo khá nổi tiếng ở New Orleans. Nên Loyola đối với tôi chẳng lạ lẫm gì. Tôi thuộc hết mọi ngõ ngách, từng bụi cây ở trong trường. Bởi vậy khi tôi nói chuyện về Loyola, nàng mừng lắm và phục tôi sát đất, vì tưởng tôi cũng xuất thân từ trường đó - Nàng đâu có biết rằng tôi bịa thêm chi tiết cho thêm phần hấp dẫn.

Tên của nàng là Yuko Hyakutake. Nàng đang theo học tiếng Anh để chuẩn bị vào học Business tại Loyola. Cha của nàng làm chủ một rạp hát lớn ở Tokyo. Nàng nói tiếng Anh chưa được sõi lắm. Tôi cũng chẳng khá gì hơn nàng nhưng nhờ ở Mỹ đã được bảy năm, nghe TV đã chán tai, nên dù sao, tôi cũng khá hơn nàng một chút về vụ nghe lóm và đoán mò tiếng Anh. Nhờ vậy, tôi rất hân hạnh được làm người thông dịch cho nàng mỗi khi bác tài nổi hứng phát biểu vài câu dọc đường, lúc đi qua một địa danh hay sắp đến một trạm ngừng. Nàng nói với tôi : nàng không hiểu ông tài xế nói muốn nói gì, nhưng nàng lại hiểu tôi, dù rằng, đôi khi tôi chỉ lập lại lời của bác tài xế vừa nói xong. Tôi cũng chịu thua, không thể cắt nghĩa được tại sao - Bởi nàng nói tiếng nhật, còn tôi thì nói tiếng Việt, thế mà nàng lại hiểu tôi, thế mới lạ ! Hai người câm điếc thì bao giờ cũng thông cảm với nhau hơn.

Thời gian qua mau - Thời gian bao giờ cũng qua mau khi được ngồi bên người đẹp. Trời đã sập tối lúc nào không hay. Nàng kêu lạnh và cảm thấy buồn ngủ. Tôi cởi chiếc áo khoác tôi đang mặc, trao cho nàng rồi mở sắc tay lấy một chiếc áo len khác ra mặc - Bà xã tôi cẩn thận như thế đó, biết trời trở lạnh nên đã chuẩn bị cho tôi đến hai cái áo ấm. Nhờ thế, tôi mới có dịp để lấy lòng người đẹp. Nếu chỉ có một chiếc áo ấm, chưa chắc tôi đã chịu nhường áo của tôi cho nàng. Tôi bắt đầu có điểm tốt đối với nàng, nhưng không ngờ đó lại là một tai họa cho tôi :

Tôi nói với nàng : " Nếu em không ngại, em có thể dựa đầu vào vai anh để ngủ cho thoải mái ". Nàng thấy tôi có vẻ đứng đắn và ga lăng có thừa nên chẳng ngại ngùng gì, nàng làm theo ý tôi. Tôi mừng ra mặt, nhưng vẫn làm ra vẻ phớt tỉnh Ăng Lê, đưa vai cho nàng dựa và nhắm mắt làm bộ ngủ - Thực tình, lúc đó, hương thơm của tóc và da thịt nàng làm tôi thấy xao xuyến, tôi cố gắng kềm chế để không ôm quàng lấy người của nàng. Vì ở nơi công cộng mà bị nàng cho ăn bạt tai, thì còn ra thể thống gì nữa. Người ta thường nói : " Món ăn có ngon, nhưng ăn mãi cũng chán ". Tôi không tin lắm, nhưng hôm nay tôi mới thấy câu nói này là đúng. Ngửi mãi mái tóc thơm tho của nàng, mũi tôi nó đâm ra quen mùi. Trải qua một thời gian, không biết là bao lâu, tôi chẳng còn thấy cảm giác thơm tho hay êm dịu gì nữa, mà thấy vai lại đau đau như cảm giác đang gánh một bó củi. Suốt đêm nàng lại trăn trở nhiều lần trên vai tôi, nên gánh nặng mỗi lúc một nặng hơn. Tôi không ngủ được, nhưng lại không dám nhúc nhích, vì sợ nàng nghi cho mình lợi dụng lúc nàng ngủ để làm bậy. Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm mùi hậu quả của sự " Dại gái ".

Xe đến Las Vegas thì trời vừa hừng sáng. Nàng vươn vai ngồi dậy và hỏi tôi ngủ ngon không. Tôi nói với nàng là tôi ngủ rất ngon - Nếu nàng tinh ý nhìn kỹ vào mặt tôi, thì sẽ biết là tôi nói dối, nhưng nàng đâu thèm để ý đến chi tiết đó, hay nàng có biết mà nàng cố tình lờ đi "

Chúng tôi lục đục xuống xe để chờ đổi xe khác. Nàng sẽ theo xe đi về hướng bắc để đến Sacramento, còn tôi xuôi nam đến San Diago. Chúng tôi sẽ không còn đi chung xe với nhau nữa.

Trong khi ngồi chờ để chuyển xe, tôi thấy mặt nàng buồn buồn như là đang thất tình vậy. Chắc nàng cũng nhìn thấy mặt tôi như thế, kèm theo một vẻ hốc hác vì mất ngủ đêm qua. Tôi chợt dại dột đề nghị với nàng: " Hay chúng ta ở lại đây một đêm để đi chơi cho biết Las Vegas, sáng mai đi cũng không muộn gì". Tôi không ngờ nàng lại nhận lời, mắt nàng sáng lên và nói: "Yes".

Chúng tôi băng qua đường vào khách sạn Nevada để lấy phòng. Tôi định lấy hai phòng, một cho nàng, và một cho tôi, nhưng nàng cản lại và bảo tôi lấy một phòng thôi, nhưng có hai giường. Nàng nói, nàng sợ, không dám ngủ một mình. Tôi chiều theo ý nàng, nhưng lúc lấy phòng, tôi cầu mong cho khách sạn hết phòng hai giường để chỉ lấy một phòng có một giường đôi mà thôi. Nhưng Trời không chiều theo ý kẻ gian, tôi lấy được phòng có hai giường như ý nàng muốn.

Sau khi tắm rửa và được nằm thẳng lưng ngủ vùi vài tiếng đồng hồ, chúng tôi rủ nhau xuống phố. La cà suốt ngày đêm, khắp các sòng bài lớn bé ở thủ đô bài bạc. Chúng tôi ăn uống, vui chơi cho đến khi say sưa và mệt nhoài mới về khách sạn để nghỉ ngơi...

Sáng hôm sau, chúng tôi tiễn nhau lên đường mà lòng còn bịn rịn, luyến tiếc... mấy trăm dolla đã để lại trên các sòng bài tối hôm qua.

Bình Minh
Tháng 10, năm 2000

(Bài tham dự số 123-VB1227)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,617,258
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến