Hôm nay,  

Du Hành Bằng Xe Bus Greyhound

05/01/200100:00:00(Xem: 172209)
Người Việt Nam mình qua Mỹ sinh sống rất ít khi dùng xe bus làm phương tiện di chuyển, kể cả việc dùng xe bus công cộng ở trong thành phố để đi làm hoặc đi chơi.

Lý do chính, là người mình vốn có tính cần kiệm và tính tự ái cao. Việc để dành vài ba ngàn để mua được một chiếc xe hơi, là một việc làm quá dễ, ai cũng làm được : " Dại gì mà đi xe bus, vừa phải chờ đợi mất thì giờ, vừa bị giới hạn tuyến đường, lại bị người ta đánh giá thấp ".

Khi có việc cần phải đi xa, thì hai phương tiện người mình hay dùng nhất, là tự lái xe và đi bằng máy bay. Máy bay, đi vừa nhanh, lại lịch sự. Giá cả cũng không mắc lắm nếu mua được giá quảng cáo - Đôi khi còn rẻ hơn vé xe lửa. Nếu phải đi đông người, thì tự lái xe lấy, là cách tiết kiệm nhất.

Bài viết này, tôi muốn giới thiệu với các bạn một phương tiện du lịch rẻ tiền, nhưng khá thú vị. Đó là du hành bằng xe bus Greyhound.

Mua vé xe bus cũng tựa như mua vé máy bay. Bạn có thể mua tại bến xe, hoặc tại các văn phòng du lịch, hoặc mua trên internet. Thông thường, bạn có thể mua vé rồi đi ngay, chứ không cần phải mua vé trước, tuy nhiên, nếu muốn mua vé giá rẻ ( rẻ được nửa giá ), bạn phải mua vé trước một tuần lễ. Giá vé hiện nay là 49 dollar cho một chuyến đi, bất kể xa gần- Có nghĩa là bạn có thể đi từ Santa Ana đến cực bắc của xứ Main hoặc đến cực nam của Florida hay chỉ đi đến Nevada cũng chỉ mất 49 đô.

Có hai loại vé xe bus : Loại thông thường, đi theo lộ trình đã ấn định, giá vé đồng hạng - Nghĩa là, vé chỉ có một giá, dù đi xa hay gần. Và loại khác có tên là Ameripass. Với loại vé này, bạn sẽ tự viết lấy lộ trình. Bạn muốn đi đâu, thì cứ tự nhiên viết tên thành phố vào vé, rồi nhảy lên xe đi. Bạn có thể đi bất cứ nơi nào trong địa phận Mỹ, miễn là nơi đó có trạm xe bus của Greyhound. Vé được bán theo thời gian mà bạn muốn đi trong chuyến du hành của bạn : Bạn có thể mua 7 ngày ( 169 dollar ), 10 ngày ( 219 dollar ), 15ngày ( 249 dollar ), 30 ngày ( 349 dollar ), 45 ngày ( 379 dollar ) hay 60 ngày ( 479 dollar ). Nếu vé hết hạn, mà bạn cảm thấy đi chưa đã, thì bạn có thể mua thêm vé khác, tại bất cứ trạm xe bus nào, và tiếp tục đi cho hết đoạn đường. Dùng loại vé này có điều tiện lợi, là bạn có thể dừng chân lại bất cứ nơi đâu mà bạn thích : Để ngắm cảnh, ghé thăm một người bạn, hay đi theo chân một người tình mà bạn mới vừa gặp trên xe.

Tiện đây tôi xin kể cho bạn nghe một trong những câu chuyện vui vui trong các chuyến du hành của tôi bằng xe bus Greyhound:

Vào đầu mùa đông năm 1987, tôi còn hành nghề đánh tôm ở Texas. Khi mùa đánh tôm vừa chấm dứt, sau khi đã cẩn thận neo tầu vào nơi chắc chắn, và kiểm điểm lại tiền bạc xem lời lỗ thế nào. Chúng tôi phác họa chương trình cho bốn tháng nghỉ ngơi mùa Đông.

Thật là may mắn cho tôi. Năm nay, bà xã tôi nổi hứng cho phép tôi đi du lịch một mình. Vì năm nay là sinh nhật thứ 35 của tôi, nên bả thả lỏng cho tôi một lần, và gọi hành động phóng thích này là " Thả dê vào rừng ".

Mừng húm! nhưng mặt vẫn phải làm bộ buồn rầu. Tôi từ giã vợ con để lên đường. Đi đến một nơi bất định...

Lên xe Bus. Như một sự tình cờ trong truyện tiểu thuyết, tôi được xếp ngồi cạnh một cô gái trẻ, người gốc Á châu - Thực ra tôi cố chen vào ngồi cạnh cô gái này, chứ chung quanh cũng còn nhiều chỗ khác, nhưng toàn là người Mỹ. Ngồi cạnh một cô gái Á châu, dầu sao cũng thoải mái hơn ngồi cạnh một người Mỹ, vì ít ra, chỗ ngồi được rộng rãi hơn một tí.

- Can I seat down, here "

Cô gái ngước đầu lên, nhìn tôi, mỉm cười và gật đầu.

Tôi yên chí ngồi xuống. Thoạt nhìn cô gái này, tôi có thể đoán được ngay, cô ta không phải là người Việt Nam, vì cô ta mắt một mí. Dáng người nhỏ nhắn. Cô ta mặc áo sơ mi trắng. Quần Jean xanh nhạt, bó sát vào cặp chân tròn và thẳng. Tóc cắt tém, để lột ra chiếc cổ trắng và tròn trịa. Dưới cặp mắt chấm điểm khắt khe của tôi, cô ta không đẹp, chỉ dễ nhìn. Tôi chỉ thực sự cho cô ta thêm điểm khi cô ta nở nụ cười đầu tiên với tôi, vì cô ta có một nụ cười thật tươi và dễ mến.

Trong suốt một tiếng đồng hồ. Tôi và cô gái Á không nói với nhau tiếng nào. Tôi mãi mê đọc cuốn " Sông Mỹ, sông Việt" của Bác sĩ Huỳnh Hữu Cửu, mà tôi đem theo để giết thì giờ - Không biết các bạn có đồng ý với tôi không " Chúng ta có quá ít thì giờ để đọc sách, nhất là tiểu thuyết tiếng Việt. Từ khi qua Mỹ đến nay, đã hai mươi năm, tôi chỉ đọc được hơn 30 cuốn sách, mà đa số là đọc trên máy bay hoặc trên xe Bus, trong các chuyến du hành... Còn cô gái thì mãi mê viết lách trên một cuốn sổ tay, mà tôi đoán là cuốn nhật ký. Nhìn loại chữ viết, tôi biết được cô nàng là người Nhật Bổn chứ không phải người Đại Hàn, hay người Trung Hoa như tôi đã đoán lúc mới giáp mặt.

Đọc sách đã chán, tôi gấp cuốn sách lại và bắt đầu ngó ra cửa để ngắm phong cảnh, thì bắt gặp cặp mắt của cô nàng cũng vừa ngước lên. Tôi vội bắt chuyện ngay, chỉ sợ nàng cúi xuống viết tiếp, sẽ không có cơ hội làm quen :

- Where are you from "

Một chút ngỡ ngàng trên khuôn mặt của nàng, như là nàng muốn nói: " Nhìn mặt anh nom đần độn thế kia, mà cũng biết tiếng Anh à "" Nhưng nàng cũng trả lời tôi, giọng nói nhẹ, hơi có vẻ nhút nhát :

- Japan, I am a Japanese.
- How long have you been here"
- Six months.
- Where... "
- Loyola University, New Orleans.

Không ngờ, chỉ qua vài ba câu đưa đẩy, tôi với nàng đã trở nên như hai người bạn học thân thiết. Số là sáu năm về trước, khi mới bước chân sang Mỹ, tôi được hội USCC giới thiệu làm nghề cắt cỏ cho trường đại học Loyola - Loyola là một trường đại học Công Giáo khá nổi tiếng ở New Orleans. Nên Loyola đối với tôi chẳng lạ lẫm gì. Tôi thuộc hết mọi ngõ ngách, từng bụi cây ở trong trường. Bởi vậy khi tôi nói chuyện về Loyola, nàng mừng lắm và phục tôi sát đất, vì tưởng tôi cũng xuất thân từ trường đó - Nàng đâu có biết rằng tôi bịa thêm chi tiết cho thêm phần hấp dẫn.

Tên của nàng là Yuko Hyakutake. Nàng đang theo học tiếng Anh để chuẩn bị vào học Business tại Loyola. Cha của nàng làm chủ một rạp hát lớn ở Tokyo. Nàng nói tiếng Anh chưa được sõi lắm. Tôi cũng chẳng khá gì hơn nàng nhưng nhờ ở Mỹ đã được bảy năm, nghe TV đã chán tai, nên dù sao, tôi cũng khá hơn nàng một chút về vụ nghe lóm và đoán mò tiếng Anh. Nhờ vậy, tôi rất hân hạnh được làm người thông dịch cho nàng mỗi khi bác tài nổi hứng phát biểu vài câu dọc đường, lúc đi qua một địa danh hay sắp đến một trạm ngừng. Nàng nói với tôi : nàng không hiểu ông tài xế nói muốn nói gì, nhưng nàng lại hiểu tôi, dù rằng, đôi khi tôi chỉ lập lại lời của bác tài xế vừa nói xong. Tôi cũng chịu thua, không thể cắt nghĩa được tại sao - Bởi nàng nói tiếng nhật, còn tôi thì nói tiếng Việt, thế mà nàng lại hiểu tôi, thế mới lạ ! Hai người câm điếc thì bao giờ cũng thông cảm với nhau hơn.

Thời gian qua mau - Thời gian bao giờ cũng qua mau khi được ngồi bên người đẹp. Trời đã sập tối lúc nào không hay. Nàng kêu lạnh và cảm thấy buồn ngủ. Tôi cởi chiếc áo khoác tôi đang mặc, trao cho nàng rồi mở sắc tay lấy một chiếc áo len khác ra mặc - Bà xã tôi cẩn thận như thế đó, biết trời trở lạnh nên đã chuẩn bị cho tôi đến hai cái áo ấm. Nhờ thế, tôi mới có dịp để lấy lòng người đẹp. Nếu chỉ có một chiếc áo ấm, chưa chắc tôi đã chịu nhường áo của tôi cho nàng. Tôi bắt đầu có điểm tốt đối với nàng, nhưng không ngờ đó lại là một tai họa cho tôi :

Tôi nói với nàng : " Nếu em không ngại, em có thể dựa đầu vào vai anh để ngủ cho thoải mái ". Nàng thấy tôi có vẻ đứng đắn và ga lăng có thừa nên chẳng ngại ngùng gì, nàng làm theo ý tôi. Tôi mừng ra mặt, nhưng vẫn làm ra vẻ phớt tỉnh Ăng Lê, đưa vai cho nàng dựa và nhắm mắt làm bộ ngủ - Thực tình, lúc đó, hương thơm của tóc và da thịt nàng làm tôi thấy xao xuyến, tôi cố gắng kềm chế để không ôm quàng lấy người của nàng. Vì ở nơi công cộng mà bị nàng cho ăn bạt tai, thì còn ra thể thống gì nữa. Người ta thường nói : " Món ăn có ngon, nhưng ăn mãi cũng chán ". Tôi không tin lắm, nhưng hôm nay tôi mới thấy câu nói này là đúng. Ngửi mãi mái tóc thơm tho của nàng, mũi tôi nó đâm ra quen mùi. Trải qua một thời gian, không biết là bao lâu, tôi chẳng còn thấy cảm giác thơm tho hay êm dịu gì nữa, mà thấy vai lại đau đau như cảm giác đang gánh một bó củi. Suốt đêm nàng lại trăn trở nhiều lần trên vai tôi, nên gánh nặng mỗi lúc một nặng hơn. Tôi không ngủ được, nhưng lại không dám nhúc nhích, vì sợ nàng nghi cho mình lợi dụng lúc nàng ngủ để làm bậy. Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm mùi hậu quả của sự " Dại gái ".

Xe đến Las Vegas thì trời vừa hừng sáng. Nàng vươn vai ngồi dậy và hỏi tôi ngủ ngon không. Tôi nói với nàng là tôi ngủ rất ngon - Nếu nàng tinh ý nhìn kỹ vào mặt tôi, thì sẽ biết là tôi nói dối, nhưng nàng đâu thèm để ý đến chi tiết đó, hay nàng có biết mà nàng cố tình lờ đi "

Chúng tôi lục đục xuống xe để chờ đổi xe khác. Nàng sẽ theo xe đi về hướng bắc để đến Sacramento, còn tôi xuôi nam đến San Diago. Chúng tôi sẽ không còn đi chung xe với nhau nữa.

Trong khi ngồi chờ để chuyển xe, tôi thấy mặt nàng buồn buồn như là đang thất tình vậy. Chắc nàng cũng nhìn thấy mặt tôi như thế, kèm theo một vẻ hốc hác vì mất ngủ đêm qua. Tôi chợt dại dột đề nghị với nàng: " Hay chúng ta ở lại đây một đêm để đi chơi cho biết Las Vegas, sáng mai đi cũng không muộn gì". Tôi không ngờ nàng lại nhận lời, mắt nàng sáng lên và nói: "Yes".

Chúng tôi băng qua đường vào khách sạn Nevada để lấy phòng. Tôi định lấy hai phòng, một cho nàng, và một cho tôi, nhưng nàng cản lại và bảo tôi lấy một phòng thôi, nhưng có hai giường. Nàng nói, nàng sợ, không dám ngủ một mình. Tôi chiều theo ý nàng, nhưng lúc lấy phòng, tôi cầu mong cho khách sạn hết phòng hai giường để chỉ lấy một phòng có một giường đôi mà thôi. Nhưng Trời không chiều theo ý kẻ gian, tôi lấy được phòng có hai giường như ý nàng muốn.

Sau khi tắm rửa và được nằm thẳng lưng ngủ vùi vài tiếng đồng hồ, chúng tôi rủ nhau xuống phố. La cà suốt ngày đêm, khắp các sòng bài lớn bé ở thủ đô bài bạc. Chúng tôi ăn uống, vui chơi cho đến khi say sưa và mệt nhoài mới về khách sạn để nghỉ ngơi...

Sáng hôm sau, chúng tôi tiễn nhau lên đường mà lòng còn bịn rịn, luyến tiếc... mấy trăm dolla đã để lại trên các sòng bài tối hôm qua.

Bình Minh
Tháng 10, năm 2000

(Bài tham dự số 123-VB1227)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến