Hôm nay,  

Bài Homework Viết Về Nước Mỹ

12/11/200200:00:00(Xem: 178346)
Người viết: Nguyễn Thị Thu Hà

Bài tham dự số 12/VBST

Người viết: Nguyễn thị Thu Hà.
Sinh năm: 1959, tại Saigon.
Cựu học sinh trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho.
Nghề Nghiệp: Sinh viên trường LA.TRADE. TECHNICAL COLLEGE. Hiện cùng gia đình cư trú tại Los Angeles, chồng là một Cựu Thiếu sinh quân, cựu sĩ quan V.N.C.H


Gia đình tôi gồm 5 người, được định cư tại Mỹ theo diện tị nạn trại cấm Hồng Kông. Chúng tôi được hội từ thiện Lutheran và em trai chồng của tôi sponsor đến California.

Những ngày đầu sống trên đất Mỹ xa lạ, sinh hoạt hoàn toàn mới. Đường phố không rành, tôi phải nhờ người quen chở đi làm giấy tờ để hợp lệ là người cư trú tại Mỹ.

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, gia đình tôi bắt đầu đi vào sinh hoạt mới. Chồng tôi đi may ở hãng may gần nhà, tôi ở nhà săn sóc đứa con trai 3 tuổi, và đưa 2 đứa con gái lớn đi học. Đứa lớn 8 tuổi học lớp ba, đứa thứ hai 5 tuổi học mẫu giáo.
Để thích nghi với cuộc sống, chồng tôi học lái xe, và mua 1 chiếc xe cũ. Bây giờ cả 3 đứa con tôi đều đi học, nên tôi có ít thì giờ để đến Adult School học anh văn. Ngoài giờ học, tôi đưa rước các con, làm việc nội trợ, và chỉ dẫn cho chúng làm homework.

Một hôm, tôi kiểm soát các bài toán của đứa con gái lớn. Toán cộng, toán trừ, toán nhân nó đều làm đúng. Còn 1 toán nó không biết làm, tôi xem cũng không hiểu đó là toán gì" Đề của bài toán thì nét chữ quá mờ, tôi nhìn không ra. Tôi hỏi nó, cô giáo bảo đó là toán gì" Nó trả lời: "Con cũng không nhớ".

Tôi gọi chồng tôi lại xem có phải là căn số bậc 2 không" Mà học sinh cấp tiểu học làm sao lại học căn số" Nếu nó là căn số thì phải viết """" 2=1,41. Tại sao lại viết """"", không lẽ là 2 phần 4 (2/14). Nếu là toán chia thì chia như thế nào"

Sáng hôm sau đưa con đi học, tôi hỏi cô giáo của nó. Cô giáo cho biết đó là toán chia. Tôi cắt nghĩa và viết lên bảng cho cô giáo xem cách làm toán chia hồi tôi còn đi học trước 1975. Ở Việt Nam viết là 14"""2, còn cách viết của Mỹ là 2"""14. Tôi nói tiếp: "Bây giờ thời Cộng Sản thì khác, làm một bài toán phải có đầu bài. "Thí dụ toán chia: Bác Hồ thưởng 14 cây viết cho 2 học sinh tiên tiến được gọi là "Cháu ngoan Bác Hồ". Hỏi mỗi em được bao nhiêu cây viết""

Tuy tiếng Anh của tôi diễn tã không được rõ lắm, nhưng cô giáo cũng hiểu và hỏi lại tôi: "Còn toán cộng thì sao""
Tôi đáp: "Toán cộng thì cũng có đầu bài." Thí dụ: Bộ đội A bắn chết một lính Mỹ, bộ đội B bắn chết 2 lính Mỹ. Hỏi 2 bộ đội bắn chết bao nhiêu lính Mỹ""
Cô giáo nghe xong kinh ngạc và thốt ra: "Oh! My God!"

Tôi đã chuyển trường LA Trade Technical College. Mơ ước về tương lai của tôi là trở thành một teacher, nên tôi lựa nghành Child Development. Ngoài ngành chuyên môn, tôi phải học thêm English, Math, Physic, US history v.V... Chồng tôi đã xin được việc làm tại hãng RUDOLPH International, INC và làm ca 2. Còn tôi cũng đã xin được việc làm tại trường, giờ làm partime workstudy, lương $5,75/h. Người Việt Nam học ở đây rất ít. Đa số là da trắng, rồi da đen và sau cùng là da vàng.

Các con tôi đã lớn, bài vở của chúng mỗi ngày càng nhiều, còn bài vở của tôi cũng nhiều. Tôi phải học đến 11 giờ khuya, và thức lúc 5 giờ sáng. Tiếng Anh bắt đầu chui vào gia đình tôi, nhưng tôi giúp các con tôi để chúng không quên tiếng Việt của mình. Các con tôi chỉ được xem T.V. trong những ngày cuôi tuần. Nhờ việc kiểm soát việc học hàng ngày, con của tôi học cũng được, thế mà đôi khi có đứa ăn B hoặc là ăn C nữa đấy.

Một hôm bài homework của tôi là tường trình và phê bình một bản tin trên T.V . Bản tin vào lúc 8 giờ tối diễn ra trên đài KCal9.
Hai cảnh sát Mỹ dùng dùi cui đánh dã man 2 người Mexican vì tội chở người Mexican bất hợp pháp, từ Mexico sang Mỹ bằng một xe nhỏ.

Viết tường thuật thì dễ, nhưng phê bình thì khó. Tôi lấy một tình cảnh đã và đang xảy ra ở quê hương tôi, để so sánh và phê bình như sau:
Một bọn công an Việt Nam lấy bá súng đập vào đầu một phụ nữ Việt Nam đến miệng, mũi, và đầu phun máu, vì tội buôn hàng nông phẩm từ xã này sang xã khác bằng xe đạp. Nạn nhân bị bắt về phòng Công An và phải bị phạt tiền. Còn bọn công an thì được cấp trên khen thưởng và được gọi là: "Anh hùng diệt con buôn, hoặc Bộ Đội Cụ Hồ lập công."

Tôi đem hai hoàn cảnh trên để so sánh, và phê bình như sau:
Mỹ- 2 cảnh sát Mỹ đánh 2 người Mexican, cả 4 không cùng chủng tộc. Hai người Mexican buôn người từ Mexican sang Mỹ bằng xe nhỏ.
Cộng Sản Việt Nam- dùng bá súng đánh một phụ nử Việt Nam. Tất cả cùng một chủng tộc. Người phụ nử Việt Nam này buôn hàng nông phẩm ở trong nước, bằng xe đạp.
Mỹ- 2 cảnh sát viên bị sa thải và kỷ luật. Còn 2 nạn nhân được bồi thường.
Cộng Sản Việt Nam- Cả bọn Công An được "khen thưởng". Còn nạn nhân bị "phạt tiền".

Sau những so sánh trên, tôi kết luận bài viết như sau:
"Người Mỹ tôn trọng con người, dù rằng khác màu da hay chủng tộc. Luật pháp nước Mỹ mang tính cách nhân vị với phương châm: "Dân đáng kính, quân đáng Khinh."
"Cộng Sản Việt Nam khinh người dân, dù là cùng chủng tộc. Cộng Sản Việt Nam chuyên chính vô thần, chuyên chính ác trị hợp với phương châm "Dân đáng khinh, quân đáng kính".

Tuần sau khi bài homework của tôi được trả về, cô giáo phê rằng: "Chuyện khó tin, nhưng có thật, tôi thực sự chia buồn khi đọc nó." (Oh! My God! It's unbelievable, but it's true. I'm so sorry to read that.")

Tôi đã đậu quốc tịch Mỹ, và bằng lái xe. Chúng tôi hay đọc Việt Báo. Một hôm, tôi mở Việt Báo ra xem, trên trang đầu đăng một tin khủng khiếp. Tên chủ tiệm Hi-Tech là Trần Trường đã treo hình Hồ và lá cờ máu trong tiệm của hắn. Đến ngày hôm sau tôi nghe đài phát thanh VNCR và đài Radio Bolsa thông tin. Đồng bào Việt Nam đã kéo tới cửa tiệm của Trần Trường để phản đối. Những hôm sau đài KSCI 18 phát hình Trần Trường được Cảnh sát bảo vệ, hắn gắn lại cờ máu và hình Hồ ở tiệm của hắn. Cả 4 mẹ con tôi đều theo dõi, đứa con lớn thấy lá cờ Cộng Sản nó la lên: "Cờ đó của China mà."

Tôi liền giải thích: "Không phải cờ China đâu con, vì Cộng Sản Việt Nam là tay sai của China, nên China cho nó lấy màu cờ đỏ. Cờ China có 5 ngôi sao, chia bớt cho Cộng Sản Việt Nam một ngôi sao đó mà. Còn cờ vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của Việt Nam Quốc Gia Chánh Nghĩa đó con ạ."

Đứa con Út của tôi cũng lên tiếng: "Cái ông già ở trong TV sao giống cái ông homeless ở xóm mình quá." Đứa con tôi nói về Hồ, và tôi nói thêm: "Đúng rồi ông ta là homeless, vì ông ta không có con cái, không có nhà, và không có chánh nghĩa." Tôi giải thích cho con tôi hiểu thêm về quốc gia Việt Nam.
Trên 50 ngày đấu tranh không ngừng của đồng bào Hải ngoại, Trần Trường đã thất bại.

Ngày 18/5/2000 vừa qua, tôi đã vinh dự được đội mũ tối nghiệp với bằng Child Development. Còn một năm nữa tôi sẽ tốt nghiệp AA degree (Associate Art), rồi sau đó tôi sẽ tiếp tục ghi danh vào University để lấy bằng BA (Bachelor Art).
Gần đây phong trào xây dựng tượng đài Việt Mỹ, được sự ủng hộ nhiệt liệt của các hội đoàn, tôn giáo, cơ sở thương mại, và mọi người Việt hải ngoại. Tôi rất tán thành vì xây tượng đài Việt Mỹ là biểu hiện tình đồng minh giữa người Mỹ và Việt Nam quốc gia, đã từng chiến đấu chống cộng sản để bảo vệ chính nghĩa quốc gia. Xây tượng đài Việt Mỹ, cũng là biểu hiện lòng tri ân của người Việt Nam đối với các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ Mỹ đã hy sinh vì chính nghĩa tự do.

Các nước trên Thế Giới ngạc nhiên về sự giàu mạnh, và văn minh một cách nhanh chóng của nước Mỹ, tuy Hoa Kỳ mới có 224 năm lịch sử, và có nhiều chủng tộc khác nhau. Nhiều quốc gia khác có trên 5,000 năm lịch sử, có số dân đông gấp nhiều lần nước Mỹ, cùng một chủng tộc, nhưng vẫn nghèo nàn và lạc hậu.

Những quốc gia chống Mỹ như Việt Nam, Trung Quốc v.v... cho rằng: Nước Mỹ giàu có nhờ 2 nguyên nhân chính:
1. Thiên thời: Ít bị thiên tai, hay chiến tranh tàn phá.
2. Địa lợi: Đất đai màu mỡ, bình nguyên, rộng lớn.

Họ không công nhận rằng nước Mỹ đạt được cả ba, tức là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trong 3 điều ấy, nhân hòa là quan trọng nhất. Nếu muốn có nhân hòa thì phải bình đẳng, và tôn trọng lẫn nhau. Quân kính dân, dân kính quân. Nhân hòa của nước Mỹ là như vậy.

Nguyễn Thị Thu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến