Hôm nay,  

HỘI TRĂNG TRÒN Ở MORROW

01/11/202311:55:00(Xem: 2378)

11012023 Morrow the District

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta trên 20 năm.

 

*

 

Tết trung thu còn gọi là tết trông trăng, tết thiếu nhi… đây là lễ hội có từ lâu đời ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn gốc chung xuất phát từ nền văn minh Trung Hoa, tuy nhiên khi truyền sang các nước khác thì đã biến hóa để phù hợp với tập tục văn hóa bản địa. Nếu như sự tích trăng trung thu của người Hoa thì là Hằng Nga, Nguyệt Lão, Thiềm Thừ, Ngọc Thố… trăng trung thu của Việt Nam chỉ còn chị Hằng và thêm vào đó là chú cuội, cây đa, con trâu điều này thể hiện sự khác biệt của tết trung thu Việt Nam và vừa cho thấy dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt phương nam.

Khi người Việt di tản khắp nơi trên thế giới, đi đến đâu cũng mang theo văn hóa, ẩm thực truyền thống của mình. Đi đến đâu hòa nhập với văn hóa truyền thống địa phương nơi ấy nhưng không không hòa tan. Cái văn hóa, lịch sử, ẩm thực của người Việt lại có cơ hội phát triển, phát huy thế mạnh của mình. Người Việt đem cái văn hóa, lịch sử, ẩm thực của mình giới thiệu với các sắc dân khác ở nơi mình cư ngụ.

Người Việt Ở tiểu bang Georgia hiện có chừng 80.000 người (theo số liệu thống kê dân số cuả lần cuối), riêng thành phố Morrow thì đông người Việt sinh sống sống nhất (người gốc Á châu ở đây chiếm đến 29.88%). Hiện Morrow có đến ba nghị viên gốc Việt trong hội đồng thành phố. Những năm gần đây dưới sự vận động tích cực của các nghị viên mà nhiều hoạt động văn hóa của người Việt được phát triển mạnh mẽ như: Dựng tượng tưởng niệm cựu chiến binh Việt – Mỹ, phiếu bầu có ngôn ngữ Việt, tổ chức tết nguyên đán, tổ chức hội chợ ẩm thực phố đêm… và năm nay lần đầu tiên Morrow tổ chức tết trung thu (Moon Festival) tại Morrow the District.

Lễ hội bắt đầu từ năm giờ chiều kéo dài đến nửa đêm đã diễn ra sôi nổi, hào hứng, hấp dẫn… Người Việt ở Morrow, Lake City, Forest Park, Riverdale, StockBridge  và các vùng lân cận kéo về phó hội đông cả ngàn người, chưa bao giờ thấy đồng hương gốc Việt tụ hội đông như thế. Ngoài ra người Laos, người Cambodia, người Mễ ( người nói tiếngHispanic nói chung), người Mỹ da trắng, người Mỹ da đen… cũng tham gia lễ hội rất đông vui. Mấy mươi gian hàng ẩm thực có cả bia rượu để phục vụ mọi nhu cầu ăn uống của khách đi chơi hội.

Chương trình lễ hội được ban tổ chức chuẩn bị công phu, nhịp nhàng và rất bài bản chuyên nghiệp. Dĩ nhiên là bao giờ cũng bắt đầu bằng tiết mục chào cờ Mỹ – Việt, giới thiệu thành phần quan khách tham dự, sau đó là tiết mục bồng súng của đoàn thiếu sinh quân Mỹ – Việt. Sau khi tiếng trống khai mạc dứt thì đoàn lân ra múa chào quan khách và người dân xem hội. Hàng chục tiết mục ca hát nhảy múa của các em thiếu niên địa phương, có cả tiết mục múa của hội sinh viên người Việt ở đại học Georgia Tech, thi lồng đèn của các em thiếu nhi, tiết mục trống của đội trống chùa Trúc Lâm, đội múa của các em thiếu nhi lớp Việt ngữ chùa Hải Ấn...Tết trung thu thì bao giờ múa lân cũng là tiết mục chính, tiếng trống thì thùng rộn ràng cả một góc trời, lân rập rền theo nhịp trống làm người xem vui vẻ, nao nức theo. Đặc biệt là các em nhỏ, các em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, truyền thống văn hóa được dạy từ gia đình nhưng qua lễ hội trung thu như thế này mới là bài học thực tế, sinh động, dễ tiếp nhận hơn hẳn là những lời giáo điều, sáo ngữ từ sách vở.

Có một điều tôi muốn nói là lân người Việt hải ngoại nói chung, những đoàn lân ở Georgia nói riêng đều rập khuôn Tàu từ đầu lân, trống, quần áo, cờ, nhịp trống, chập chõa, điệu múa… các đơn vị tổ chức đội lân không hề biết là có một loại lân và cách thức đánh trống lân, múa lân rất thuần Việt vẫn đang tồn tại ở các làng quê Việt Nam.

Hội lễ trung thu mừng trăng tròn tháng tám thật vui, các nhân viên của thành phố tham dự đông đảo từ ông thị trưởng John Lampl cho đến các nghị viên hội đồng, cảnh sát, cứu hỏa, y tế, các thương gia nghiệp chủ bảo trợ và các thiện nguyện viên…

Bây giờ bánh mì, phở, chả giò rất nổi tiếng trên thế giới, có thể nói đó là những món ăn đại diện cho ẩm thực Việt, đã nổi danh đến độ các nhà hàng (cả Việt và Mỹ ) để nguyên bằng tiếng Việt chứ không cần dịch sang tiếng An, vậy thì tết âm lịch là đại diện cho văn hóa Việt bao nhiêu năm nay. Nay Morrow City tổ chức tết trung thu, góp thêm một nét văn hóa truyền thống Việt, văn hóa của người Á Đông vào sự đa dạng văn hóa của xứ sở Cờ Hoa. Không chỉ người Việt hào hứng với lễ hội tết trung thu năm nay mà người Lào, người Miên, người Nam Mỹ, người Mỹ (cả đen lẫn trắng) đều hứng thú xem biểu diễn múa lân, áo dài, lồng đèn, ca hát, ăn uống. Họ quay phim và chụp ảnh lia lịa để đăng lên mạng xã hội. Tôi nhận thấy có nhiều Youtubers, bloggers chuyên nghiệp vì những món đồ chơi xịn, hiện đại, chuyên môn mà họ đang dùng. Họ tíu tít tường thuật, livestream…

Thế giới ngày nay thật nhỏ bé và nhanh chóng. Công nghệ kỹ thuật tân tiến và mạng internet đã giúp đưa tin tức, hình ảnh trong tích tắc truyền đi khắp thế giới. Lễ hội trăng tròn trung thu lần đầu được tổ chức tại Morrow the District thuộc vùng nam Georgia đã khởi đầu thành công rất đẹp, hy vọng từ đây về sau sẽ được tổ chức thường niên như những lễ hội truyền thống khác.

Xứ sở Cờ Hoa là vùng đất mới, đất tự do, đất mơ (dreamland) giàu có và đa dạng văn hóa. Có thể nói không có nơi nào trên thế giới này có được sự phong phú đa dạng về văn hóa, ẩm thực như ở đây. Các sắc dân khắp nơi trên quả địa cầu tụ hội về đây với bất cứ lý do gì: tị nạn chính trị, mưu cầu kinh tế, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, giới tính, bất công xã hội...họ mang theo bản sắc văn hóa và ẩm thực của dân tộc họ. Nói cách khác là có bao nhiêu sắc dân thì có bấy nhiêu truyền thống văn hóa và ẩm thực vậy! Người ta vẫn thường ví von là xứ sở Cờ Hoa như một cái lẩu thập cẩm (hot pot). Đào bang (Georgia) này cũng là một bang tiêu biểu của Mỹ vậy. Nơi này tập trung khá đầy đủ các sắc dân di cư, dĩ nhiên các sắc thái văn hóa truyền thống vô cùng phong phú. Người Anh, Ireland, Scotland… có truyền thống lễ hội Renaissance hay còn gọi là Maldives. Người Ý và người Brazil có lễ hội hóa trang Carnival. Người Đức có lễ hội bia Octofestival, Người Mễ có lễ Cinco de Mayo. Người Miên, Lào, Thái có lễ hội té nước. Người Việt, Hoa, Hàn có lễ hội tết âm lịch...Nay người Việt ở thành Ất Lăng cụ thể là tại thành phố Morrow tổ chức lễ hội trăng tròn trung thu, tuy là lần đầu tổ chức nhưng thành công vượt qua sự mong đợi. Điều này phải nói là sự xuất sắc của ban tổ chức, sự nhiệt tình vận động của các nghị viên thành phố, sự năng nổ của các thiện nguyện viên và cũng không thể bỏ qua sự ủng hộ về tài chánh của các thương gia nghiệp chủ, các văn phòng đại diện, các chùa và các hội đoàn khác…

Lễ hội trung thu cũng giống như những lễ hội khác ở xứ sở này, ngoài tính chất văn hóa truyền thống ( traditional) còn là sự kết hợp với tính giải trí (entertainment), tính xác thực (authentic) và cả tính lịch sử (history). Ở xứ này mọi lễ hội đều hội đủ những đặc tính như thế, không thể nào tách riêng hay chỉ thuần túy một đặc tính, hễ thiếu một trong các đặc tính vừa nệu thì không thể nào tổ chức thành công một lễ hội được! Lịch sử, hiện thực, giải trí và thương mại luôn quyện vào nhau, có lẽ vì thế mà người trên thế giới thường đánh giá là người Mỹ thực dụng, nói chính xác hơn thì là thực tế.

Lễ hội trung thu của người Việt ở Morrow nói riêng hay ở những nơi khác nói chung đã góp thêm một nét tích cực, một chút sắc màu mới vào đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương. Cuộc sống của người Việt hải ngoại khá đơn điệu, ngày ngày đi làm, về nhà quanh quẩn với ti vi, lướt mạng xã hội hay chăm chút mảnh vườn, cuối tuần có thể đi mall, đi chợ thế thôi chứ không thể ra đường đi chơi la cà chơi mọi ngày như ở Việt Nam: không thể sáng cà phê, chiều nhậu, tối đi dạo phố… hoàn cảnh xã hội của cuộc sống ở nơi này khiến người Việt hải ngoại “ngoan” một cách bất đắc dĩ. Chỉ riêng giới trẻ thì còn có thể tối đi club, đi hộp đêm hoặc tụ tập chơi chung… Còn đại đa số thì là người đàn ông của gia đình, người đàn bà của gia đình. Năm thì mười họa mới có một sô (show) ca nhạc, hoặc đến ngày lễ mới có dịp đi chơi. Nay cộng đồng người Việt có thêm ngày lễ hội trung thu, mọi người có dịp vui chơi, ra ngoài ăn uống, đưa cả gia đình tham dự cuộc vui xem múa lân, ca nhạc và nhiều hoạt động văn hóa khác. Lễ hội trung thu lần đầu tiên ở Morrow bắt đầu từ năm giờ chiều và kéo dài đến tận nửa đêm, mặc dù là tổ chức vào ngày chủ nhật nhưng người tham dự vẫn không về sớm để đi làm vào sáng thứ hai, nếu mà tổ chức vào ngày thứ bảy thì có lẽ còn đông hơn, vui hơn và kéo dài hơn.

Tôi đi loanh quanh thấy con cháu đưa ông bà cha mẹ đi chơi hội rất đông, nhiều cụ già ngồi xe lăn nhưng vẻ mặt vui thấy rõ, hào hứng xem múa lân, xem các em thiếu nhi múa hát trong tà áo dài tryền thống. Có lẽ các cụ rất vui vì được sống lại với những ký ức dĩ vãng của một thời chưa xa lắm. Giới trẻ tuổi teenage thì khỏi phải nói, thật đúng với câu “vui như hội”. Bọn trẻ tíu tít tung tăng vừa xem hội vừa giao lưu với nhau và vừa giới thiệu với những người bạn Mỹ, Mễ, Hàn, Lào, Cam Pu Chia… Lâu lâu mới có một lần được gặp nhau, vui chơi, được thể hiện mình, được tự hào về văn hóa truyền thống của mình. Lễ hội trung thu đã làm được điều kỳ diệu, vừa giới thiệu văn hóa truyền thống của mình với các sắc dân khác ở nơi mình cư ngụ, vừa thõa mãn được khát khao duy trì, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của mình. Lễ hội trung thu hay lễ hội tết âm lịch là một cách giáo dục rất hiệu quả, không cần phải đao to búa lớn, không cần phải giáo điều sách vở mà lớp trẻ tự nhiên học hỏi được nhiều điều, tự hào về văn hóa cha ông của mình, thâu nhận thêm nhiều kiến thức về văn hóa và lịch sử của người Việt.

Morrow The District là một vùng đất, căn nhà và shops rất rộng lớn nằm kề bên South Lake Mall. Nơi đây là một địa điểm đẹp, rộng rãi, cơ sở hạ tầng rất tốt, rất thuận tiện để tổ chức những sự kiện hay lễ hội lớn. Nơi này có thể tổ chức những sự kiện chứa được nhiều ngàn người tham dự. Cũng trong khu vực này còn có Exhibition Hall rộng đến 60.000 square – foot. Mấy năm gần đây được thành phố đầu tư nhiều tiền bạc và công sức làm thay đổi hẳn bộ mặt của khu vực. Morrow The District và Exhibition Hall giờ đây trở thành một nơi chuyên tổ chức những sự kiện hay lễ hội của khu vựa phía nam Georgia. Morrow cũng là một thành phố có tỷ lệ người Việt sinh sống đông vào hàng đầu của vùng đông nam Hoa Kỳ. Thành phố Morrow hiện có ba nghị viên người Việt và một người trong số họ đang ứng cử chức danh thị trưởng. Trước kia người Việt ở Morrow nói riêng cả khu vực phía nam Georgia nói chung rất là thầm lặng, rất nhạt nhòa, hầu như không có những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng. Có chăng chỉ là những sinh hoạt tôn giáo mang tính chất nội bộ, giới hạn ở trong phạm vi các chùa hay nhà thờ và dĩ nhiên là gói gọn trong nhóm người Việt với nhau. Hiện nay thì đã đổi thay rất nhiều, có thể nói là một sự lột xác hay một sự trưởng thành vượt bậc của cộng đồng người Việt ở nơi đây. Điều này phải công nhận một phần công sức vận động của các nghị viên gốc Việt, sự vận động tích cực, sự tham gia dấn thân của ba nghị viên Khoa Vương – Huệ Nguyễn – Vân Trần. Ta cũng cần phải ghi nhận sự cởi mở và nhiệt tình ủng hộ của ông thị trưởng Morrow là John Lampl  đối với tất cả các chương trình hoạt động của cộng đồng người Việt. Hiện nay những sinh hoạt văn hóa hay lễ hội truyền thống đã vượt ra khỏi khuôn khổ cộng đồng gốc Việt để hòa nhập với tất cả các sắc dân khác ở nơi này, hội nhập và góp phần vào tính đa dạng văn hóa của xứ sở Cờ Hoa. Người gốc Việt có thể tự hào truyền thống văn hóa của mình cũng ngang hàng và bình đẳng với các lễ hội văn hóa của các dân tộc khác. Điều này cũng cho chúng ta thấy sự vận động hành lang hay chính thức đều rất quan trọng, tiếng nói của các nghị viên rất quan trọng, trong hội đồng thành phố mà có tiếng nói đại diện cho cộng đồng của chúng ta sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Tôi nhận thấy người Việt ở đây thường rất lười biếng trong việc tham gia đi bầu cử, thờ ơ với những hoạt động công ích hay văn hóa, chính trị của cộng đồng. Tôi cũng nghe  nhiều người Việt ở đây thường nói: “ Bầu cử chi cho mệt, Dân Chủ hay Cộng Hòa thắng cũng thế thôi!” hoặc là “Bầu cử chỉ là hình thức, đâu cũng vào đó hết rồi”… Đây là một sự ngụy biện cho sự lười biếng và thờ ơ với việc chung của cộng đồng. Đây còn là một sự hiểu biết sai lầm đánh đồng bầu cử ở Mỹ với bầu cử ở Việt Nam. Bầu cử tuy là trách nhiệm nhưng không bắt buộc, bầu cử còn là quyền lợi của chính mình, dĩ nhiên phải là công dân thì mới có quyền bỏ phiếu. Mình chọn đảng nào hay người đại diện nào có lợi cho cộng đồng mình thì đương nhiên cũng có lợi cho chính mình. Qua sự kiện các nghị viên gốc Việt ở Morrow cho thấy bầu cử quan trọng và đem lại lợi ích lớn biết bao. Nhờ sự vận động của các nghị viên gốc Việt này mà những hoạt động văn hóa và lễ hội của người Việt ở đây đã trỗi dậy mạnh mẽ, đã tự hào gióng lên tiếng chuông văn hóa Việt ở Morrow. Ngoài sự kiện lần đầu tổ chức lễ hội trung thu, các năm qua đã tổ chức lễ hội tết âm lịch, tổ chức hội chợ ẩm thực phố đêm… các nghị viên còn thành công trong việc vận động phiếu bầu cử ở Morrow phải có tiếng Việt ( trước kia chỉ có tiếng Anh và Tây Ban Nha). Đây là một thành công lớn của các nghị viên gốc Việt nói riêng của cả cộng đồng người Việt nói chung. Hy vọng từ bây giờ mọi người sẽ tích cực hơn trong việc bầu cử, đi bỏ phiếu để chọn người đại diện cho cộng đồng.

Lễ hội mừng trăng trung thu lần đầu tiên tổ chức ở Morrow đã thành công lớn, thành công một cách tốt đẹp, để lại dấu ấn tốt cho người Việt ở đây và cho cả những người thuộc các sắc dân khác. Lễ hội trung thu ở Morrow góp phần giới thiệu văn hóa và ẩm thực của người Việt đến với người bản xứ.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 1023

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,847
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến