Hôm nay,  

Kể Chuyện Mùa Halloween

27/10/202300:00:00(Xem: 3261)

IMG_730912
Kể Chuyện Mùa Halloween
 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
 
*

Chiều mùa Thu thật mau tối, ảm đạm dưới màn trời xám xịt. Tôi dừng xe đổ xăng, rồi bâng quơ nhìn qua bên kia đường là cửa hàng Marshalls. Tôi chợt nhớ ra trong xe có đôi bao tay tôi đã mua nhưng không vừa ý, cần trả lại tiệm. Ở xứ tự do nói chung và xứ Bắc Mỹ này nói riêng, sướng thật. Khi mua đồ về nhà, trong vòng 30 ngày có thể đem trả lại dù với bất cứ lý do gì miễn là còn tag, còn receipt rõ ràng. Nếu ở Việt Nam thì ... mơ đi nhé, mà nếu họ có đồng ý cho đổi trả thì cũng mặt mày sưng sỉa, nặng nhẹ mắng chó chửi mèo mới hả dạ, làm cho khách hàng cảm thấy mình là “ tội đồ” chớ không phải là “thượng đế”.

Nhìn đồng hồ chỉ 5 giờ 30 chiều, tôi thầm nghĩ, hôm nay chủ nhật, cũng còn 30 phút nữa tiệm đóng cửa, nên quyết định chạy qua Marshalls, vào trả lại đồ thì mau chóng thôi.

Bước ra khỏi xe, cơn gió lạnh làm tôi rùng mình, bãi đậu xe vắng ngắt, chỉ còn lác đác vài chiếc, trời lạnh lẽo chẳng ai muốn ra đường giờ này. Tôi chạy nhanh vào tiệm để tìm hơi ấm. Tiệm sắp đến giờ đóng cửa nên chỉ còn vài người khách, họ cũng đang vội vàng mang đồ ra quầy tính tiền. Cả tiệm rộng lớn đã được dọn dẹp thật ngăn nắp gọn gàng theo từng khu vực. Nhân viên bán hàng cũng chỉ còn hai người, đó là một cô nơi quầy cashier đang ngồi ngáp uể oải đợi những người khách cuối cùng trả tiền và bóng dáng một người thấp thoáng lởn vởn gần khu quần áo.

Tôi lại quầy trả lại món hàng xong, tiếc rẻ công lao đã vào tiệm nên tôi nhanh chân đi thẳng đến khu áo quần định xem qua cho đã con mắt, nhưng bản tính mua sắm của phụ nữ lại nổi lên, tôi dừng lại ngắm nghía những chiếc áo len mùa đông, rồi quơ tay lựa được sơ sơ ... bốn cái. Tôi nghĩ, chạy vào phòng thử đồ khoảng mười phút chớ nhiêu.

Thế nên tôi mạnh dạn đem bốn chiếc áo đến khu thử đồ, trông coi khu vực này là một bà da trắng già lứa tuổi đã về hưu, dáng bà cao nghều nghệu, mái tóc tuy vàng nhưng đã cũ theo tuổi đời và cả với bụi đời khô cằn lòa xòa trước khuôn mặt chả khác gì mụ phù thủy gian ác trong các phim cổ tích cho trẻ con, khiến tôi ...hổng có cảm tình chút nào. Cái nhan sắc này, chắc rằng ngay cả khi ở lứa tuổi thanh xuân cũng không hề đẹp nếu không muốn nói là xấu. Bà ta nhìn mớ áo tôi ôm trên tay mà chẳng nói gì, có lẽ hơi khó chịu vì bà ta đang thong thả đợi hết giờ làm, thế mà vẫn còn người khách đến vào phút cuối làm cho bà bận rộn. Nhưng chẳng thể làm gì được tôi, bà đếm số áo, rồi đưa tôi tấm thẻ bằng nhựa có ghi số 4 (để chút nữa trở ra tôi đưa lại thẻ và 4 cái áo, làm bằng chứng không mất mát, dối gian). Tôi nhận thẻ rồi ngang nhiên hớn hở đi vào khu thử đồ, không biết sau lưng tôi bà già có liếc xéo hay rủa thầm gì không, thây kệ, khách hàng là Thượng Đế.

Tôi bỗng khựng lại vì không gian trong đây im lặng hoang vắng một cách đáng sợ. Bình thường thì cả chục cái phòng thử rất rộn ràng kẻ vào người ra, tiếng ồn ào người ta thử áo quần và nói chuyện với bạn bè đi theo, kèm theo tiếng hỏi han của nhân viên của tiệm, nhưng giờ đây các phòng thử đóng cửa san sát nhau, im lìm đến rợn người. Các phòng được dựng liền nhau bởi những vách ngăn hở dưới chân khoảng gần đầu gối, các cánh cửa cũng như thế, tôi cúi mình, liếc nhìn dưới sàn, các phòng đều khép kín cửa,lặng tiếng im hơi, không một bóng người và không có một tiếng động nào, tự dưng cho tôi một nỗi sợ mơ hồ, nỗi sợ ...ma quái, muốn quay lui trở ra nhưng hình như có một động lực nào đó bắt tôi đứng chôn chân tại chỗ một vài giây, rồi quyết định đẩy cửa bước vào một phòng thử đồ.

Tôi hít một hơi thật sâu. Đã tới đây rồi, thì vào chớ sao, có gì mà sợ. Vào trong phòng, tôi cẩn thận khóa chốt cửa, móc cái thẻ số 4 lên vách, treo giỏ của tôi vào một góc, rồi chuẩn bị cởi áo jacket để thử đồ. 

Thử đồ là phải ngắm nghía trước sau, phải làm dáng kiểu cọ y như đang có thợ chụp hình trước mặt sẵn sàng bấm hình cho minh.

Tôi say sưa thử cái áo thứ nhất đến cái áo thứ tư, không biết tôi đã ưỡn ẹo bao lâu, ngắm nghía bao lâu rồi mới chịu thay ra mặc lại đồ của mình. Bỗng tôi nghe tiếng ai vừa nói gì đó bên tai. Ai vậy cà? Rõ ràng hồi nãy tôi đã check các cửa đều đóng kín, không có ai trong đây cơ mà? Hay là tiếng suỵt soạt của zipper áo jacket làm cho tôi liên tưởng đến tiếng ai nói?

Tôi tiếp tục kéo zipper, thật nhẹ, để tránh gây tiếng động, thì một lần nữa, tiếng nói ấy trở lại, lần này cũng như cơn gió thoảng, như quanh quẩn nơi tôi đang đứng.

Ôi chu choa, đang mùa Halloween đây mà, đừng có hù dọa tôi chớ, vả lại tôi từng nghe nói các ma nữ thường xuất hiện ở các khu shopping lúc đêm hôm vắng vẻ, chắc là để nhớ lại thời thanh xuân huy hoàng. Tôi toát mồ hôi hột, không cần suy nghĩ, không cần phân tích gì nữa, vội vã kéo zipper của jacket trở lại, với tay lấy cái giỏ, ôm mớ áo mở cửa thì đúng lúc gương mặt nhăn nheo của bà “phù thủy” thò vào làm tôi hết hồn. Thấy tôi có vẻ hoảng sợ bà ta ríu rít:

-    Cô thử đồ xong rồi hả? Tôi xin lỗi đã làm cô giật mình.

Tôi vẫn còn run rẩy, tim đập mạnh và chắc chắn mặt mũi tôi xanh lè, cũng may tôi chưa kịp la lên: “Bà là người hay là ... ma!?”

Thấy tôi chưa bình tĩnh lại, bà ta nhẹ nhàng nói:

- Cô có biết là đã tới giờ cửa hàng đóng cửa không, tôi và cô ngoài kia chỉ đợi có một minh cô.

Tôi hiểu ra vấn đề, vội... xuống nước:

- Ủa...ủa...mấy giờ rồi? Tôi cứ tưởng còn sớm mà...

- 6 giờ 15 phút rồi. Tôi đã đứng ngoài phòng thử đồ nhắc nhở cô 2 lần, tưởng cô nghe rồi chứ.

Trời, thì ra trong lúc tôi đang mê man thử đồ nghe tiếng nói bên tai là lúc bà “phù thủy” nhắc nhở vậy mà tôi hoang tưởng tiếng ma quỷ réo gọi, nào có chú ý đến giờ giấc. Ôi, mùa Halloween với những hình ảnh ma quỷ chưng bày ngoài đường phố và tại tiệm này đã ám vào người tôi kể từ lúc tôi bước vào cửa tiệm rộng lớn nhưng vắng người vì sắp tới giờ đóng cửa.

Bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ bà “phù thủy” già (có xấu xí gì đâu nà) và bỗng thấy giọng nói bà dịu dàng nhã nhặn quá chừng. Tôi líu ríu:

- Xin lỗi bà tôi không để ý.

Bà lại nở nụ cười:

- Không sao, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải chờ đợi những khách hàng cuối cùng như cô hôm nay.

Thì ra người khác đẹp hay xấu, dễ ghét hay dễ thương là do cái nhìn của mình, cái tâm trạng buồn vui của mình. Tôi vừa vô duyên vừa xớn xác chỉ nhận định người khác qua vẻ bề ngoài. Đằng sau cái nét mặt đăm đăm tưởng như khó tính, cái dung nhan không đẹp của bà nhân viên già tôi đã nhận thấy một con người mềm mỏng, kiên nhẫn, và lịch sự. Bởi không phải lúc nào cũng “nhìn mặt mà bắt hình dong” được đâu nhé.

Tôi trao mớ quần áo cho bà:

-     Tôi thích 2 cái áo nhưng trễ giờ rồi để ngày mai tôi sẽ đến mua.
           

-     Khoan khoan! Tôi phải đếm đủ số áo nữa chứ, cái thẻ số 4 hồi nãy đâu rồi?

Tôi định về nhanh trả lại thời gian cho họ nhưng vẫn phải đứng lại:

-    Tôi để quên cái thẻ trong phòng thử đồ rồi sao? 

Tôi và bà ấy giũ từng cái áo vẫn không tìm thấy cái thẻ, tôi nói:

-      Cái thẻ thì quan trọng gì chứ? Bà đã đếm đủ 4 cái áo rồi còn gì!

-      Đúng vậy, không phải là tôi không tin cô, nhưng tôi cần cái thẻ cất vào tủ, ngày mai người làm ca sáng sẽ không bị thiếu, khỏi càm ràm tôi, cô làm ơn vào trong lấy cái thẻ giùm nhe.
 
Tôi đi vào phòng thử đồ, bà ấy cũng đi theo, và lạ kỳ thay không còn cái thẻ nữa. Nó biến đi đâu vậy cà, chẳng lẽ lại đổ thừa cho... ma Halloween?

Bà phù thủy, í lộn, bà nhân viên hỏi tôi:

-          Cô có chắc là phòng này không?

-          Tôi bảo đảm 100% vì tôi có một thói quen bất di bất dịch mỗi khi đi thử đồ ngoài shopping hoặc khi dùng nhà vệ sinh công cộng, là tôi luôn luôn bỏ qua phòng số một, vào phòng số 2, nếu phòng số 2 có người thì vào phòng số 3, cứ thế ...

Bà cười hài hước:

-          Cô có mối thù với ... số 1 hở?

-          Dĩ nhiên là không, tính của tôi là vậy đó, tôi cũng chả biết giải thích thế nào, nhưng mà chuyện cái thẻ giờ tính sao, cũng quá giờ lắm rồi.

-         Thôi chúng ta phải ra về thôi, chuyện cái thẻ tôi sẽ viết notes cho ca sáng, rồi họ sẽ tìm ra đâu đó hoặc thay cái mới. Chúc cô một buổi tối an lành.

Tôi mỉm cười, thật lòng hối hận, cám ơn bà “phù thủy”. Ra tới ngoài gặp cô cashier tôi lại ráng nở một nụ cười hối hận thứ hai, cô ấy đang đứng bên quầy với cái giỏ xách tay để bên cạnh, chỉ đợi tiễn tôi ra khỏi cửa là cô ra về.

- Tôi xin lỗi nhé. Vì tôi mà chiều nay cô về muộn một chút.

-  Không có chi.

Về đến nhà, tôi vào bếp uống ly nước ấm, rồi lên lầu vào phòng, quăng cái giỏ lên giường, thay quần áo, và bất ngờ, chiếc thẻ số 4 rớt ra từ cái giỏ, nằm chình ình trên giường . Vậy là trong lúc vội vã gom đồ chạy ra ngoài phòng thử đồ, tôi đã bỏ cái thẻ vào giỏ mà không biết. Tôi lẳng lặng đi đánh răng rửa mặt, không dám kể cho ông xã nghe chuyện vừa xảy tại tiệm Marshalls kẻo bị chồng mắng với 3 tội danh, thứ nhất là lúc nào cũng mê shopping, thứ hai là đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài, chồng sẽ nói em mà là quan tòa thì bảo đảm khối người sẽ bị xử oan và thứ ba là hay hoang tưởng, mê tín dị đoan, nhìn đâu cũng thấy... ma.

Trước đây có một lần trên đường đi làm về buổi tối, khi lái xe qua khu bệnh viện bỏ hoang mà người xung quanh gọi là bệnh viện “ma”, trong xe của tôi bỗng nhấp nháy dấu hiệu nhắc nhở cài seat belt mặc dù trên xe chỉ có một mình tôi và tôi đã cài seat belt ngay từ khi rời chỗ làm, vậy dấu hiệu nhắc nhở seat belt là dành cho ghế trống bên cạnh ghế người lái là tôi, mà tôi có chở ai đâu, tại sao vừa tới khu bệnh viện hoang “nó” mới nhắc nhở, nghĩa là có “ai đó” đã chui vào xe ngồi cạnh tôi chăng? Tôi hoảng hồn, lo sợ, đọc kinh tá lả, cầu Chúa cầu Phật cầu Thánh Ala, cầu xin “ai đó” đang đi nhờ xe tôi làm ơn xuống xe cho tôi về nhà, sau đó dấu hiệu seat belt liền biến mất. Về nhà không những không được ông xã an ủi mà còn bị mắng vì tội “mê tín dị đoan”, rằng “chiếc xe nào mà chẳng có đôi khi bị lỗi kỹ thuật, dấu hiệu này kia bất ngờ xuất hiện là chuyện bình thường, lại đúng lúc em đi qua bệnh viện hoang mà thôi, chẳng có ma cỏ gì sất!”

Ai tin hay không tin chuyện ma quỷ nhưng hàng năm mùa Halloween cả vùng Bắc Mỹ cùng chào đón chuyện quỷ ma, người lớn làm tiệc tùng khiêu vũ và trẻ em thì hớn hở sắm sửa quần áo hóa trang, bày biện trang hoàng những hình ảnh máu me, kinh hoàng rùng rợn cho đêm Halloween.
Nhớ hồi mùa dịch Covid phải ngưng chuyện đón Halloween một năm, chồng tôi đề nghị:

-          Ngày xưa con mình còn bé, nhân tiện đưa chúng đi Trick or Treat thì nhà mình cũng phát bánh kẹo cho vui, nay chúng đã lớn hết rồi, chúng ta cũng nên dẹp bỏ vụ Halloween, cứ nghĩ đến mấy ngày leo trèo lên nóc nhà, các cành cây, bày biện trang hoàng mỗi mùa Halloween anh thấy ớn và mệt quá.

Tôi trả lời ngay tức thì:

-          Nói vậy mà nói được à, con chúng mình lớn, nhưng vẫn còn những đứa trẻ trong xóm hàng năm chỉ mong chờ đêm Halloween để được vui vầy với chúng bạn, đi từng nhà trong khu phố, gõ cửa xin kẹo, dù có khi mưa gió lạnh lẽo hoặc lất phất tuyết rơi mà chúng vẫn hăng say vui vẻ lên đường. Nội nhiêu đó thôi cũng đủ để thương, đủ để chúng ta “hy sinh” chút thời gian tiền bạc và công sức, góp vào niềm vui chung của đêm lễ hội truyền thống Halloween. Vợ chồng Rob và Connie đối diện nhà mình từng bị lũ trẻ đạp đổ một số cây cảnh trong sân khi Trick Or Treat, cô vợ xót của không muốn tiếp tục phát kẹo năm sau, anh chồng kịch liệt phản đối, bảo rằng tụi nhỏ ham vui phá phách chút đỉnh, mình sẽ rút kinh nghiệm bày biện sân cỏ gọn gàng, chứ dứt khoát không thể bỏ phong tục này, vì không muốn tụi nó thất vọng. Đó, anh thấy chưa, có ai nỡ lòng nào tước đi niềm vui của trẻ thơ!?
 
Thực ra vì ông xã tôi quá bận rộn, nhiều khi việc làm ở tiệm còn phải đem về nhà, nên hầu như không có đêm Halloween nào cùng tôi ngồi phát kẹo cho lũ trẻ, còn mấy mẹ con tôi vẫn say mê dù nay chúng đã lớn. Hồi con gái còn học Đại Học, tối Halloween phải lên lầu học bài mà thỉnh thoảng vẫn text phone tôi ở dưới lầu: “Mẹ ơi, được bao nhiêu đứa đến xin kẹo rồi, nhà mình còn đủ chocolate không?”.  Có năm trời mưa gió lạnh, chỉ lác đác vài nhóm đến gõ cửa, tôi vẫn kiên nhẫn sáng đèn tới khuya, con gái xuống cùng tôi, hai mẹ con vừa ăn chips, uống hot chocolate, mong đón những vị khách cuối cùng để chúng tôi sẽ thưởng cho chúng không phải một vài cái kẹo mà là cả một hai vốc thiệt bự, bõ công chúng lặn lội trong gió lạnh ướt át và cũng để thanh toán hết mấy thùng kẹo còn ế ẩm.

Tôi miên man nghĩ suy trong khi chờ đợi giấc ngủ thảnh thơi không mộng mị. Ngày mai, tôi sẽ trở lại tiệm Marshalls để trả lại cái thẻ, và mua 2 cái áo tôi đã thích, coi như lời xin lỗi âm thầm với bà nhân viên già mà trong lúc bực bội tôi đã phong tặng danh hiệu “mụ phù thủy”.
Rồi tôi sẽ đi shopping mua kẹo bánh và vài đồ trang trí trước sân nhà cho mùa Halloween thay thế cho một số vật dụng đã cũ từ những năm trước. Tôi rất thích tập tục đáng yêu này và không năm nào quên, vì tôi biết chắc lũ trẻ trong xóm sẽ rất buồn, rất ngỡ ngàng nếu nhà tôi tắt đèn tối thui, sân nhà im ắng không trang hoàng nhộn nhịp, và chúng sẽ nhớ khoảnh khắc nhìn thấy cô chủ nhà ... không còn trẻ lắm (là tôi) mở cánh cửa, phát kẹo cho chúng trong bộ đồ costume của một “bà tiên” vui tính nhất trần đời!

Edmonton, Tháng 10/2023
Kim Loan

Ý kiến bạn đọc
01/11/202318:38:27
Khách
Bài viết rất hay. Thích nhứt là bài viết không có từ ngữ của bọn đồ-bác-dạy b cầy 75.
31/10/202301:28:26
Khách
Một bài viết hay và dí dỏm . Một điểm nữa đáng được khen ngợi là khi đất nước mất vào tay giặc Cộng, khi ấy tác giả mới được 9 tuổi . Tiếp theo đó là 14 năm ròng phải sống dưới chế độ của lũ khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó, và tác giả hành nghề dạy học , ấy vậy mà lời văn trong bài viết đặc sệt " phe ta" - đáng làm cho những cây viết vào mục VVNM đăng bài có cả chữ nghĩa Việt cộng phải sượng mặt, xấu hổ .
27/10/202316:29:21
Khách
Cám ơn tác giả. Bài viết rất hay và rất vui (như những bài trước đó)! Happy Halloween!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,033
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến