Hôm nay,  

Mùa Thu Thăm Trường Đại Học, Lễ Tạ Ơn

15/12/202110:29:00(Xem: 4025)

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới. 


***

Mùa thu là nguồn cảm hứng cho các thi nhân văn sĩ từ xưa đến nay. Nhìn mây bay, gió thổi, nai vàng ngơ ngác… văn thi sĩ vốn yêu mến cái đẹp của thiên nhiên có thể sáng tác bài văn hoặc bài thơ hay. Tôi chẳng là nhà văn nhà thơ nhưng cũng thích xem lá đổi màu vào mùa thu. Lá từ xanh dần dần chuyển thành màu vàng, cam hay đỏ… Đẹp quá, nhất là trên núi ở Skyline, VA, lá hầu như thay màu cùng một lúc. Tuần trước nắng  ấm vàng tươi xuyên qua kẻ lá cành cây, chim hót líu lo đó đây. Các khóm cúc, hoa begonia trước sân… vẫn tươi đẹp và lá trên cành còn xanh dù đã đầu tuần lễ tháng 11, tôi ước ao được xem lá vàng. Mọi năm cuối tháng 10 cây đã trơ cành trụi lá và hoa cúc cũng tàn.Thời tiết thay đổi ấm hơn làm các chị bạn Cali đến thủ đô mất dịp xem lá vàng trên núi vào tháng giữa tháng 10.


Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết. Từ nhà ở Fairfax, Virginia đến trường VirginiaTech lái xe khoảng hơn 3 tiếng nên phải ở qua đêm. Cô đã thuê nhà trọ cho chúng tôi, một town house 3 phòng ngủ, có salon, bếp riêng, tiện nghi gần trường VA TECH. Thường nếu thăm con, vợ chồng cháu ngủ qua đêm ở nhà người bạn.

blank


Trên đường đến trường VA Tech lá cây hầu hết đã thay màu. Cách đây khoảng 30 năm khi các con còn đi học tôi có đến trường University of Virginia nhưng không vào mùa thu. Khi ra khỏi thành phố ít xe hơn, không khí thoáng mát dễ chịu. Có khi xe chạy lên đồi hoặc xuống dốc. Xa xa trên núi cao, rừng cây chập chùng thay lá thành màu vàng, cam hay đỏ như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Càng gần trường càng vui mắt. Nhà cửa phố phường san sát nhau. Lá cây vùng này đã đổi màu và lạnh hơn vùng Fairfax, Virginia. Chúng tôi ăn trưa nơi tiệm ăn gần trường Công Nghệ công lập Virginia (VA Tech). Cháu Ashley sinh viên năm thứ 3, gọi tôi bằng bà, đã chờ sẵn và đưa chúng tôi thăm nơi cháu trọ sau bữa ăn.


Ashley và 3 cô bạn ở chung một căn gồm nhiều phòng trong chung cư gần trường. Căn phòng các cô sạch sẽ, tươm tất, sáng sủa, vui mắt. Sau đó Ashley đưa ông Ngoại về nhà trọ nghỉ ngơi vì ông không thích đi lang thang chỗ này chỗ nọ như chúng tôi. Kế đến cháu đưa 3 bà xem lá vàng  trong khuôn viên trường VA Tech gần nhà trọ.


blank

Đại Học Công Nghệ Virginia (Virginia Polytechnic Institute and State University)

Virginia Tech là một trong những đại học công lập tốt nổi tiếng Hoa Kỳ, có nhiều phân khoa khác nhau, thành lập năm 1872. Trường có khoảng hơn 30,000 sinh viên Cử nhân và hơn 7000 sinh viên Cao học.  Các tòa nhà trong trường trông cổ kính nhưng đẹp, bề thế, vững chắc. Cháu Ashley đưa chúng tôi đến xem các nơi cây lá màu vàng, đỏ rất đẹp và... chụp ảnh cho các bà. Tôi ngạc nhiên khi đi ngang qua nhà kính bên trong có nhiều cây con giống như người ta ương cây giống để trồng. Cháu cho chúng tôi xem khu vườn cây cảnh gần đó, thấy dưới mỗi gốc cây có  bảng nhỏ ghi tên loại cây. Xa xa bên kia con rạch nhỏ và cầu gỗ có nhóm sinh viên ngồi trên sân cỏ chung quanh 1 nguời đứng giữa. Họ đang thảo luận đề tài gì chăng. Cháu lại đưa chúng tôi đến cái hồ rộng có đàn vịt trời đang bơi lội tung tăng trên mặt hồ. Xa xa hai con thiên nga lông trắng thong thả bên nhau.


Sau khi thăm vài kiến trúc và cảnh đẹp khác trong khuôn viên trường, Ashley đưa chúng tôi đến thương xá lớn gần nhà trọ. Xe đậu kín bãi đậu. Khách đi lại đông đúc, người mang khẩu trang, người không nhưng nhân viên trong các tiệm ai cũng mang mask. Các tiệm buôn đầy ắp hàng hóa, trình bày bắt mắt, trang hoàng đẹp cho ngày lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh sắp đến. Ngoài bãi đậu cũng thế, đèn sáng choang đó đây.



blank


Hôm sau chúng tôi điểm tâm sớm và rời nhà trọ khoảng 8 giờ, lên đường đi Charlottesville thăm con trai học đại học Virginia (UVA), cách VA Tech khoảng 2 tiếng. Cháu dâu muốn về nhà sớm vì 7 giờ chiều hôm ấy vợ chồng cô đi Puerto Rico và trở về nhà trước lễ Tạ Ơn. Cháu cho biết hành lý sẵn sàng nên không sợ trễ máy bay. Thật ra cô cháu dâu muốn cho chúng tôi xem lá vàng chứ các cô cậu sinh viên cũng sắp về nhà nghĩ lễ trong vài tuần nữa. Xe chạy khoảng 2 tiếng đến UVA, Charlottesville. Vừa đến bãi đậu khu nhà trọ đã thấy cháu Daniel, cháu gọi tôi bằng bà. Cậu mời chúng tôi lên thăm nơi cậu ở suốt mấy năm học UVA. Cháu ở chung với 3 nam sinh viên. Cậu nào mặt mũi cũng sáng sủa, thân thiện, dễ gây cảm tình với người khác.


Đai Học UVA (University of Virginia)


Đại học UVA là đại học công lập tốt có tiếng, thành lập năm 1819, rộng 680.7 hecta, gồm nhiều phân khoa: Kiến trúc, Luật, Y khoa… Có khoảng 16,000 nhân viên gồm cả giáo sư. Năm 2020 có hơn 40,000 người ghi danh nhưng chỉ 1/3 được nhận. Hoc phí cho sinh viên ngoài Tiểu bang (out of state) khoảng 74,000 mỹ kim, và sinh viên cư ngụ Virginia khoảng $38,000/năm (tài liệu Google). Tuy nhiên các sinh viên học giỏi thì có trợ cấp hay được học bổng. Việc này tôi không rành, quý vị muốn biết chi tiết thì hỏi ông Google có hết. 

blank


Trường UVA rộng quá, các tòa nhà khang trang, to lớn rải rác trong khuôn viên đại học, đường qua lối lại chi chít, cây to, nhỏ, hoa cỏ đẹp mắt. Trước kia các con tôi học trường này, giờ cháu nội học ở đây nhưng con thì đươc trợ cấp vì ba mẹ nghèo, còn cháu nội trả thì trả hiện kim. Cũng mừng là các ba mẹ các cháu có khả năng đóng học phí và các cháu cũng chịu khó học hành.

Chúng tôi đón các cháu ra phố ăn trưa xong chia tay. Các cháu sẽ về nhà và găp nhau vào lễ Tạ Ơn.


Lễ Tạ Ơn:blank


Nhớ mấy năm đầu đến Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn tôi cũng nướng gà Tây nhưng các con không thich lắm nhưng có sao ăn vậy, đâu dám phàn nàn. Mấy năm sau cô bạn tặng con gà Tây rút xương, trong ruột cơm nếp trộn với nấm, lạp xưởng, hợp với khẩu vị các cháu hơn. Khi con gái lớn lên học làm bếp với bạn và bác Google nên gà Tây, gà ta cháu quay cũng được lắm.


Thường ngày Lễ Tạ Ơn con cháu được nghỉ lễ nên gia đình, con cháu xa gần thu xếp để xum họp nhau có khi còn đầy đủ hơn ngày lễ Giáng Sinh. Mọi người chuyện trò vui vẻ sau những ngày tháng bận bịu công việc, không thường xuyên gặp gỡ. Riêng tôi thì tôi nhớ và cám ơn Má tôi nhiều lắm, người đã hy sinh tuổi xuân để nuôi dạy các con nên người. Ba tôi mất khi Má tôi 25 tuổi và nguời con nhỏ nhất mới 6 tháng. Tôi cám ơn ông bà Nội, Ngoại đã cho tôi tình thương yêu ngọt ngào khi thơ ấu, lúc trưởng thành. Tôi cám ơn các thầy cô giáo, các giáo sư đã hướng dẫn người học trò không mấy thông minh thành người hữu dụng. Cám ơn họ hàng, bạn hữu đã nâng đỡ, giúp ý kiến khi cần thiết. Cám ơn người bạn đời dù người mãi đi xa, đã hết lòng yêu thương, chịu đựng các tính hay tật xấu của tôi bao năm trường. Cám ơn các bạn hữu và vi hữu đã tặng tôi những niềm vui qua điện thư với các hình ảnh, bài viết, tin tức hữu ich, vui, lạ. Cám ơn các chủ báo, chủ diễn đàn đã phổ biến các bài viết của tôi đến độc giả. Cám ơn các cô em thân yêu: nhà thơ nhà văn ĐD, PH, MT, PT khuyến khich tôi tiếp tục cầm bút. Cám ơn con cháu, dâu, rể đã thương yêu, chìu chuộng bà Mẹ, bà Dì khó tính. Cám ơn các học sinh cũ cho tôi có cảm tưởng mình giàu có vì tình cảm các em dành cho. Cám ơn các bác sĩ , các nhân viên  y tế,  không ngại hiểm nguy trong mùa dịch cúm Covid, tiếp tục công việc chữa trị, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, sớm trở về với gia đình…

 
blank


Tôi xin cám ơn rất nhiều chính phủ và nhân dân Hoa kỳ đã cưu mang giúp đỡ những người tị nạn chúng tôi để họ có đời sống ấm no, con cái được học hành thành những người có ích cho xã hội sau này. Tôi cũng cầu mong dịch cúm sớm bị tiêu diệt, đồng bào Việt Nam và nhân dân thế giới được an lạc, trẻ con đến trường, tiệm buôn hàng quán mở cửa, kinh tế phục hồi như xưa.


Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,395
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.
Nhạc sĩ Cung Tiến