Hôm nay,  

Kiếp Sau

28/03/200900:00:00(Xem: 162351)

Kiếp Sau

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tác giả: Trân Nguyên

Bài số 2572-16208649- vb732809

 

Tác giả  đã nhận giải danh dự  Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Bài viết mới của cô là môät chuyện tình Mỹ Việt và sự tái sinh lạ lùng.

 

*

Không biết từ lúc nào trong đời, Tôi bắt đầu thích nghĩ đến việc có... một kiếp sau.Vốn là một người có quá nhiều tình cảm, tôi không cầm lòng nghĩ rằng những con người yêu thương nhau trên thế gian này khi xuôi tay nhắm mắt sẽ phải xa nhau vĩnh viễn. Từ nhỏ, tôi đã rất thích những câu chuyện kể về con người đi vào cõi Chết bằng cách băng ngang qua một căn hầm tối, để sang thế giới bên kia gặp lại những người thân yêu và nơi đó linh hồn con người là bất diệt!

Làm việc ở nhà thương nhiều năm, hàng ngàn lượt người bệnh đi qua đời tôi, bao nhiêu là câu chuyện lạ lùng, bi thảm và thương tâm đọng lại trong ký ức nhớ nhớ quên quên của tôi. Duy có một trường hợp khó mà quên nổi, đó là câu chuyện của cô Cúc Thu, người Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam.

Năm đó tôi mới ra trường làm ở khu lọc than, tình cờ quen được cô Cúc Thu, người ra vào thường xuyên nhà thương này để trị liệu và chờ một quả thận để được thay.

Cùng nhau trải qua những ngày cuối nhọc nhằn, đau đớn vì bệnh tật, tuyệt vọng rồi hy vọng..Tôi trở nên thân với cô Cúc Thu hồi nào không biết. Cô Cúc Thu có chồng là người Mỹ đã qua đời mười mấy năm, họ có với nhau một đứa con gái đi học ở xa. Đơn thân lại nhiều tình cảm nên cô hay víu lấy tôi vào những lúc hoang mang nhất.

Cô kể: ngày xưa cô đòi lấy chú Ron, má cô giận lắm: "Khi không con gái mới lớn lên lại đòi lấy Mỹ đen". Đó là vào những năm đầu của thập niên 70, cô đã 18 tuổi, nhưng đói ăn, đói mặc nên còm cỏi, nhỏ thó như một đứa bé mới 14, 15...bù lại, Trời cho cô có gương mặt trong sáng như một thiên thần nhỏ, ánh mắt tròn xoe ngây thơ đến mãi bây giờ có tuổi vẫn vậy. Nhà cô lúc đó nghèo lắm, nghèo xác, nghèo xơ bởi Cha cô mất sớm, mẹ con tảo tần buôn bán dập đói qua ngày. Cô không có được một manh áo lành, không lả lướt phấn son như bạn bè cùng trang lứa, không được đến trường, không chữ nghĩa...làm gì biết một câu tiếng Mỹ để mà nói.

Sài Gòn thời đó chốn Đô Hội giàu sang, tài tử giai nhân dập dìu phố xá, cô chỉ cố đưa mắt dòm khao khát, mỗi đêm, chỉ mong sao bán được thật nhiều hoa hồng trước những khách sạn, vũ trường đèn màu trên đường Tự Do. Vậy mà một ngày kia có anh lính Mỹ đứng trước mặt cô, đọc thơ Cô nghe một bài thơ bằng tiếng Việt "Bán cho tôi một bông hồng đi cô bé !" khiến cô sững sờ cảm động và yêu. Một cuộc tình đầy nhọc nhằn và thử thách.

Tất nhiên là má cô không đồng tình, bà dọa sống, dọa chết, đòi từ cô....Vậy mà cô quyết lòng lấy cho được chú, chú với cô yêu nhau sâu đậm lắm, giọng cô kể bao giờ cũng tha thiết pha lẫn bùi ngùi. Cô thương Mẹ, nhưng bà nhất định không chịu theo vợ chồng cô sang Mỹ, ngày cô đổi họ của chú Ron (họ Johnson) để hợp thức hóa giấy tờ định cư, má cô đăng báo từ cô. Để rồi sau đó, khi cô đặt chân lên đất Mỹ chưa đầy 2 tháng thì bà uất ức, sinh bệnh đến qua đời.

Chuyện đó làm cô ân hận suốt cả cuộc đời. Ngày chú Ron chồng cô mất, Cô có suy nghĩ muốn đổi lại họ tên cha sanh mẹ đẻ của mình, nhưng rất nhiều lý do phức tạp khác, khiến cô vẫn dùng dằng chưa làm được. Nhất là, dẫu biết rằng có lỗi với mẹ, nhưng cô cũng rất yêu chú Ron, yêu cuộc tình tuyệt đẹp và ngắn ngủi của Cô.

Cô hay nằm mơ thấy Má trách giận, cứ mỗi lần như vậy cô buồn, bệnh lại nặng thêm. Suốt mấy năm trời chờ đổi một trái thận thích hợp để được ghép, nhưng đều vô vọng. (Cô quá nhỏ con để tìm ra một trái Thận thích hợp). Cô buồn bã nói:

-Trời phạt cô bất hiếu, thôi để cô chết...

Vậy mà có một đêm cô nằm mơ thấy má cô về, bà nói rõ ràng như vậy:

-Má không giận con nữa, bằng mọi giá con phải giữ lại cho được cái họ Jonhson của chồng con, Má sẽ theo phù hộ cho Con.

Không ngờ ngay sáng hôm sau, có một cuộc xô xát ở Downtown LA, một học sinh băng qua đường bị bắn... nhầm, em trai 15 tuổi được đưa đi cấp cứu nhưng không kịp. Trước lúc qua đời, em muốn được hiến toàn bộ thi thể của mình cho khoa học, bởi "Em không muốn hoàn toàn mất đi trên thế gian này". Em bị chết oan, tên của em là David Johnson. Di ngôn của em tha thiết được trao lại một phần thân thể của mình cho bất cứ những ai mang dòng họ Johnson của em. Và cũng may mắn thay quả thận đó hoàn toàn thích hợp với Cô Cúc Thu.

Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, quả thận được bảo quản nguyên lành đưa về nhà thương và ngay sau đó cô Cúc Thu được tiến hành ghép thận và thành công mỹ mãn. Cô sung sướng đến bàng hoàng. Thật không ngờ chú Ron đã cho cô một tình yêu tuyệt đẹp và để rồi có một ngày cái họ Johnson của Chú đã giúp cô đổi lại mạng sốùng. Một điều trùng hợp lạ lùng nữa là em trai ân nhân người cho Cô Cúc Thu quả thận , không chỉ cùng họ Johnson với chú Ron, mà ngày Em ra đời cũng chính là ngày chú Ron từ giã cõi đời... đúng 15 năm. Đó là một ngày hết sức quan trọng trong cuộc đời của Cô: Ngày khiến cô đã chết đi, rồi sống lại.

Chỉ tiếc một điều là ngoài tên tuổi của David Johnson ra, Cô không được biết gì thêm. Cô chỉ được phép viết và nhận được thư của gia đình họ thông qua một cơ quan gián tiếp. Ngoài ra tất cả đều tuyệt mật. Cô Cúc Thu hoàn toàn không biết mặt mũi của cậu bé David. Cô có tưởng tượng đến nằm mơ, nhưng tất cả đều loáng thoáng, không rõ ràng. Ngày cô xuất viện đúng vào ngày lễ Halloween, trời u ám đến rợn người. Tôi vẫy chào Cô cho đến khi bóng xe của họ xa khuất.

Thôi, chúc Cô may mắn với một phần thân thể mới.

*

Ba năm sau đó, vào một buổi chiều... phòng nhận bệnh nhân báo có một bệnh nhân người Việt Nam muốn đến chào hỏi tôi...Vốn quá bận rộn và quen thuộc với những việc như vậy mỗi ngày, nên tôi cứ thong thả thu xếp xong công việc rồi mới tư từ quay ra phòng ngoài. Từ đằng sau, tôi đã nhận ra ngay bóng lưng của cô Cúc Thu, người bệnh nhân được ghép thận với câu chuyện lạ lùng khó quên năm nào. Có lẽ, chờ tôi không được, nên cô quầy quả ra về. Hôm nay cô mặc đồ đen nên coi cô rã rượi và tiều tụy đi nhiều, tóc xõa dài, áo quần lướt bướt... tuy đi bằng nạng, nhưng cô đi khá dễ dàng. (có lẽ một chân đã bị yếu) Tôi cố đuổi theo, đuổi theo gọi giật:

-Cô Thu... cô Thu.... Em nhận ra rồi, chính là cô....cô Thu!

Cô đưa tay vẫy như đã nghe thấy, nhưng vẫn không quay đầu lại. Tôi thì cứ tiếp tục đuổi, còn cô thì cứ tiếp tục đi. Mà tôi cũng không hiểu sao, mỗi lúc tôi đi nhanh, cô cũng đi rất nhanh, và khi tôi đuối sức bước chậm lại, thì cô cũng có vẻ như đang chậm lại... để chờ tôi (") Nhưng lúc nào cũng giữ tôi một khoảng cách không xa, không gần.

Cô cứ đi và đi như có ai chờ đợi, có ai đuổi theo với một dáng điệu vô cùng kỳ lạ. Cuối đường đi là một nhà vệ sinh, cô bỗng hấp tấp rẽ vào... Tôi ngồi phịch xuống, chờ đợi...15, 20 phút trôi qua, vẫn không thấy cô quay trở ra, đợi thêm 30 rồi 40 phút, không kiên nhẫn nổi nữa, thói quen nghề nghiệp cho tôi biết có chuyện chẳng lành. Tôi nhanh nhẹn đẩy cửa nhà vệ sinh bước vào... Tất cả đều lặng như tờ như không hề có ai vừa mới vào đó. Tôi đi gõ cửa từng phòng, từng phòng một và gọi tên cô, nhưng chỉ có tiếng tôi âm u vọng lại...

Có bà lão lao công dọn vệ sinh nghe ồn ào, đẩy cửa bước vào, tôi nắm lấy tay bà hỏi:

-Cô vừa thấy ai chống nạng bước ra khỏi đây không"

Bà nhìn tôi kinh ngạc, lắc đầu:

-Đây là nhà vệ sinh của khu tẩm liệm, đêm nay không có ai qua đời, thì làm gì có người lai vãng quanh đây. Tôi nghe mà rợn cả người, từ bệnh viện đến đây phải băng qua 2 dãy nhà, và một khoảng sân lớn... Nghĩ tới đây, tự nhiên tôi ù té chạy, quên cả chào biệt người lao công đang nói chuyện với tôi.

Sáng hôm sau, có một ca cần khám thai xin vào gặp tôi siêu âm khẩn cấp. Cầm tờ bệnh án trong tay, rồi nhìn sản phụ còn rất trẻ, lòng tôi ái ngại... Em khóc đến đi không nổi, người nhà phải dìu đi. Tôi cầm tay em hỏi:

-Đã có việc gì xảy ra" Bình tĩnh kể lại tôi nghe... Để tôi giúp em nghe lại tim thai trước đã. Tôi động viên em:

-Ở đây là bệnh viên lớn nhất, đã vào đây rồi, em không còn lo sợ gì nữa. Nhưng ...em vẫn khóc rũ... không nói nên lời.

Mẹ của em vừa mới qua đời đêm qua. Bà nói: không chờ nổi để nhìn thấy cháu ngoại đầu lòng, dù chỉ còn vài tuần nữa thôi đã đến ngày em khai hoa, nở nhụy...

Mẹ của em mắc bệnh tiểu đường vào giai đoạn cuối, vài tháng trước đã phải bỏ một chân. Tôi nhìn em thương cảm:

-Đó là một điều rất buồn, ai trong đời cũng phải trải qua, cha mẹ chỉ có một. Nhưng... tại sao em phải đến gặp tôi" Nếu thai nhi không có dấu hiệu gì xấu, em có thể ở nhà để dưỡng thai cho khỏe.

Em nắm chặt tay tôi run run:

-Chị khám cho em xem có phải là một đứa bé trai hay không" Mẹ của em trước lúc qua đời có nói:

-Một mẹ, một con nên trái tim mình hòa cùng một nhịp, nếu cất đi một, quả kia sẽ rỉ máu. Nhưng mẹ đi rồi, con phải kiên cường và tiếp tục sống. Chỉ vài tuần nữa thôi, mẹ sẽ đầu thai vào đứa bé trai trong bụng của con... Chỉ nói đến đó thôi bà thở hắt ra đi.

Và đúng như lời em nói, khi tôi vừa đặt máy rồi siêu âm, hình ảnh 3 chiều của thai nhi trai hiện ra rất rõ. Và một điều kỳ lạ một bên trái thận của thai nhi bị úng nước. Điều này tuy rất phổ biến với những sản phụ cao máu, hay bị tiểu đường. Nhưng bỗng nhớ lại ngày xưa, cô Cúc Thu cũng chỉ nhờ vào một trái thận được thay để mà sống còn, quả thận bên kia của cô đã hoàn toàn hoại tử. Không còn nghi ngờ gì nữa, em gái sản phụ tên là Mai Xuân họ Johnson-Bùi.

Hôm ấy là một ngày cuối tháng 10, bầu trời thê lương u ám. Tôi chắp tay nhin lên bầu trời:

-Cầu chúc cô Cúc Thu sớm gặp lại chú Ron ở thế giới bên kia.

Cám ơn cô đã đến từ giã em đêm qua trước lúc ra đi. Có lẽ, cô đến để gửi gắm việc em Mai Xuân sẽ đến rồi siêu âm sáng hôm nay với em. Vâng, em báo cho cô biết, đó là một đứa bé trai, nhất định sẽ là một đứa bé trai kháu khỉnh. Tuy có một chút vấn đề về một bên của quả thận, khi sinh ra các bác sĩ sẽ chữa trị và sẽ ổn thôi.

Chào biệt cô Cúc Thu với câu chuyện lạ lùng và một tình yêu tuyệt đẹp. Mong chúc cô được an giấc ngàn thu.

Bệnh viện San Joseph

Một ngày cuối tháng 10. 2008 

TRAN NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,312,589
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.