Hôm nay,  

Mùa Thu Thăm Trường Đại Học, Lễ Tạ Ơn

15/12/202110:29:00(Xem: 3266)

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới. 


***

Mùa thu là nguồn cảm hứng cho các thi nhân văn sĩ từ xưa đến nay. Nhìn mây bay, gió thổi, nai vàng ngơ ngác… văn thi sĩ vốn yêu mến cái đẹp của thiên nhiên có thể sáng tác bài văn hoặc bài thơ hay. Tôi chẳng là nhà văn nhà thơ nhưng cũng thích xem lá đổi màu vào mùa thu. Lá từ xanh dần dần chuyển thành màu vàng, cam hay đỏ… Đẹp quá, nhất là trên núi ở Skyline, VA, lá hầu như thay màu cùng một lúc. Tuần trước nắng  ấm vàng tươi xuyên qua kẻ lá cành cây, chim hót líu lo đó đây. Các khóm cúc, hoa begonia trước sân… vẫn tươi đẹp và lá trên cành còn xanh dù đã đầu tuần lễ tháng 11, tôi ước ao được xem lá vàng. Mọi năm cuối tháng 10 cây đã trơ cành trụi lá và hoa cúc cũng tàn.Thời tiết thay đổi ấm hơn làm các chị bạn Cali đến thủ đô mất dịp xem lá vàng trên núi vào tháng giữa tháng 10.


Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết. Từ nhà ở Fairfax, Virginia đến trường VirginiaTech lái xe khoảng hơn 3 tiếng nên phải ở qua đêm. Cô đã thuê nhà trọ cho chúng tôi, một town house 3 phòng ngủ, có salon, bếp riêng, tiện nghi gần trường VA TECH. Thường nếu thăm con, vợ chồng cháu ngủ qua đêm ở nhà người bạn.

blank


Trên đường đến trường VA Tech lá cây hầu hết đã thay màu. Cách đây khoảng 30 năm khi các con còn đi học tôi có đến trường University of Virginia nhưng không vào mùa thu. Khi ra khỏi thành phố ít xe hơn, không khí thoáng mát dễ chịu. Có khi xe chạy lên đồi hoặc xuống dốc. Xa xa trên núi cao, rừng cây chập chùng thay lá thành màu vàng, cam hay đỏ như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Càng gần trường càng vui mắt. Nhà cửa phố phường san sát nhau. Lá cây vùng này đã đổi màu và lạnh hơn vùng Fairfax, Virginia. Chúng tôi ăn trưa nơi tiệm ăn gần trường Công Nghệ công lập Virginia (VA Tech). Cháu Ashley sinh viên năm thứ 3, gọi tôi bằng bà, đã chờ sẵn và đưa chúng tôi thăm nơi cháu trọ sau bữa ăn.


Ashley và 3 cô bạn ở chung một căn gồm nhiều phòng trong chung cư gần trường. Căn phòng các cô sạch sẽ, tươm tất, sáng sủa, vui mắt. Sau đó Ashley đưa ông Ngoại về nhà trọ nghỉ ngơi vì ông không thích đi lang thang chỗ này chỗ nọ như chúng tôi. Kế đến cháu đưa 3 bà xem lá vàng  trong khuôn viên trường VA Tech gần nhà trọ.


blank

Đại Học Công Nghệ Virginia (Virginia Polytechnic Institute and State University)

Virginia Tech là một trong những đại học công lập tốt nổi tiếng Hoa Kỳ, có nhiều phân khoa khác nhau, thành lập năm 1872. Trường có khoảng hơn 30,000 sinh viên Cử nhân và hơn 7000 sinh viên Cao học.  Các tòa nhà trong trường trông cổ kính nhưng đẹp, bề thế, vững chắc. Cháu Ashley đưa chúng tôi đến xem các nơi cây lá màu vàng, đỏ rất đẹp và... chụp ảnh cho các bà. Tôi ngạc nhiên khi đi ngang qua nhà kính bên trong có nhiều cây con giống như người ta ương cây giống để trồng. Cháu cho chúng tôi xem khu vườn cây cảnh gần đó, thấy dưới mỗi gốc cây có  bảng nhỏ ghi tên loại cây. Xa xa bên kia con rạch nhỏ và cầu gỗ có nhóm sinh viên ngồi trên sân cỏ chung quanh 1 nguời đứng giữa. Họ đang thảo luận đề tài gì chăng. Cháu lại đưa chúng tôi đến cái hồ rộng có đàn vịt trời đang bơi lội tung tăng trên mặt hồ. Xa xa hai con thiên nga lông trắng thong thả bên nhau.


Sau khi thăm vài kiến trúc và cảnh đẹp khác trong khuôn viên trường, Ashley đưa chúng tôi đến thương xá lớn gần nhà trọ. Xe đậu kín bãi đậu. Khách đi lại đông đúc, người mang khẩu trang, người không nhưng nhân viên trong các tiệm ai cũng mang mask. Các tiệm buôn đầy ắp hàng hóa, trình bày bắt mắt, trang hoàng đẹp cho ngày lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh sắp đến. Ngoài bãi đậu cũng thế, đèn sáng choang đó đây.



blank


Hôm sau chúng tôi điểm tâm sớm và rời nhà trọ khoảng 8 giờ, lên đường đi Charlottesville thăm con trai học đại học Virginia (UVA), cách VA Tech khoảng 2 tiếng. Cháu dâu muốn về nhà sớm vì 7 giờ chiều hôm ấy vợ chồng cô đi Puerto Rico và trở về nhà trước lễ Tạ Ơn. Cháu cho biết hành lý sẵn sàng nên không sợ trễ máy bay. Thật ra cô cháu dâu muốn cho chúng tôi xem lá vàng chứ các cô cậu sinh viên cũng sắp về nhà nghĩ lễ trong vài tuần nữa. Xe chạy khoảng 2 tiếng đến UVA, Charlottesville. Vừa đến bãi đậu khu nhà trọ đã thấy cháu Daniel, cháu gọi tôi bằng bà. Cậu mời chúng tôi lên thăm nơi cậu ở suốt mấy năm học UVA. Cháu ở chung với 3 nam sinh viên. Cậu nào mặt mũi cũng sáng sủa, thân thiện, dễ gây cảm tình với người khác.


Đai Học UVA (University of Virginia)


Đại học UVA là đại học công lập tốt có tiếng, thành lập năm 1819, rộng 680.7 hecta, gồm nhiều phân khoa: Kiến trúc, Luật, Y khoa… Có khoảng 16,000 nhân viên gồm cả giáo sư. Năm 2020 có hơn 40,000 người ghi danh nhưng chỉ 1/3 được nhận. Hoc phí cho sinh viên ngoài Tiểu bang (out of state) khoảng 74,000 mỹ kim, và sinh viên cư ngụ Virginia khoảng $38,000/năm (tài liệu Google). Tuy nhiên các sinh viên học giỏi thì có trợ cấp hay được học bổng. Việc này tôi không rành, quý vị muốn biết chi tiết thì hỏi ông Google có hết. 

blank


Trường UVA rộng quá, các tòa nhà khang trang, to lớn rải rác trong khuôn viên đại học, đường qua lối lại chi chít, cây to, nhỏ, hoa cỏ đẹp mắt. Trước kia các con tôi học trường này, giờ cháu nội học ở đây nhưng con thì đươc trợ cấp vì ba mẹ nghèo, còn cháu nội trả thì trả hiện kim. Cũng mừng là các ba mẹ các cháu có khả năng đóng học phí và các cháu cũng chịu khó học hành.

Chúng tôi đón các cháu ra phố ăn trưa xong chia tay. Các cháu sẽ về nhà và găp nhau vào lễ Tạ Ơn.


Lễ Tạ Ơn:blank


Nhớ mấy năm đầu đến Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn tôi cũng nướng gà Tây nhưng các con không thich lắm nhưng có sao ăn vậy, đâu dám phàn nàn. Mấy năm sau cô bạn tặng con gà Tây rút xương, trong ruột cơm nếp trộn với nấm, lạp xưởng, hợp với khẩu vị các cháu hơn. Khi con gái lớn lên học làm bếp với bạn và bác Google nên gà Tây, gà ta cháu quay cũng được lắm.


Thường ngày Lễ Tạ Ơn con cháu được nghỉ lễ nên gia đình, con cháu xa gần thu xếp để xum họp nhau có khi còn đầy đủ hơn ngày lễ Giáng Sinh. Mọi người chuyện trò vui vẻ sau những ngày tháng bận bịu công việc, không thường xuyên gặp gỡ. Riêng tôi thì tôi nhớ và cám ơn Má tôi nhiều lắm, người đã hy sinh tuổi xuân để nuôi dạy các con nên người. Ba tôi mất khi Má tôi 25 tuổi và nguời con nhỏ nhất mới 6 tháng. Tôi cám ơn ông bà Nội, Ngoại đã cho tôi tình thương yêu ngọt ngào khi thơ ấu, lúc trưởng thành. Tôi cám ơn các thầy cô giáo, các giáo sư đã hướng dẫn người học trò không mấy thông minh thành người hữu dụng. Cám ơn họ hàng, bạn hữu đã nâng đỡ, giúp ý kiến khi cần thiết. Cám ơn người bạn đời dù người mãi đi xa, đã hết lòng yêu thương, chịu đựng các tính hay tật xấu của tôi bao năm trường. Cám ơn các bạn hữu và vi hữu đã tặng tôi những niềm vui qua điện thư với các hình ảnh, bài viết, tin tức hữu ich, vui, lạ. Cám ơn các chủ báo, chủ diễn đàn đã phổ biến các bài viết của tôi đến độc giả. Cám ơn các cô em thân yêu: nhà thơ nhà văn ĐD, PH, MT, PT khuyến khich tôi tiếp tục cầm bút. Cám ơn con cháu, dâu, rể đã thương yêu, chìu chuộng bà Mẹ, bà Dì khó tính. Cám ơn các học sinh cũ cho tôi có cảm tưởng mình giàu có vì tình cảm các em dành cho. Cám ơn các bác sĩ , các nhân viên  y tế,  không ngại hiểm nguy trong mùa dịch cúm Covid, tiếp tục công việc chữa trị, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, sớm trở về với gia đình…

 
blank


Tôi xin cám ơn rất nhiều chính phủ và nhân dân Hoa kỳ đã cưu mang giúp đỡ những người tị nạn chúng tôi để họ có đời sống ấm no, con cái được học hành thành những người có ích cho xã hội sau này. Tôi cũng cầu mong dịch cúm sớm bị tiêu diệt, đồng bào Việt Nam và nhân dân thế giới được an lạc, trẻ con đến trường, tiệm buôn hàng quán mở cửa, kinh tế phục hồi như xưa.


Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 704,074
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Một tiếng động ngắn, gọn, của một vật gì nặng vừa rơi xuống nước, vang giữa không gian biển trời lúc ấy.Thời khắc ấy, tất cả đều im lặng trên chiếc ghe đầy người, đang trôi lênh đênh giữa biển Đông, chỉ còn tiếng sóng biển gờn gợn đập nhẹ vào mạn ghe. Một buổi sáng mai trên biển, biển rất êm, biển rất thanh bình, thế mà đã xảy ra một cuộc thủy táng trên biển. “Nam Mô A Di Đà Phật! Thương cho chị, cầu xin cho chị sớm được về nơi cỏi Phật!”Tiếng ai đó phá tan bầu không khí đang đặt sệt mùi chết chóc, lẩn ai oán, vừa đưa tiển một người xuống lòng biển. Hiền nằm đó trong phòng lái, nghe hết, nhưng không dám mở mắt ra, phải một lúc lâu sau, nàng mới dám hé mắt nhìn ra mặt biển, thế mà nàng vẩn nhìn thấy thân xác của một cô gái đang trôi dập dềnh cạnh chiếc ghe.
Tôi cũng không ngoại lệ, lớn tuổi rồi nên cũng đã buông bỏ được nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời, có cái mình tự buông, có chuyện thì trí nhớ như đám mây mù bảng lảng, lúc nhớ lúc quên. Nhưng rồi có vài mảnh đời trong quá khứ, chợt hiện lên mồn một như mới xảy vào hôm qua. Thôi thì ghi lại một lần để khép lại một trang đời chơi vơi buồn bã. Những quyết định xé lòng người khi phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa hết người thân yêu không mong một lần gặp lại. Đau lòng lắm chứ nhưng quê hương đã không cho mình một nơi chốn dung thân. Một lần đi là một lần vĩnh biệt!
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Hai năm sau, một người đàn bà Việt Nam, trạc tuổi trên sáu mươi và đứa con gái khoảng tuổi đôi mươi dọn vào căn nhà cuối xóm. Họ giữ nếp sống âm thầm và khép kín. Nhưng sự gặp gỡ thường ngày và cái tình đồng hương trên đất khách quê người đã đem lại sự cởi mở, thân tình… Chúng tôi được biết: Đứa con gái sang đây học y tá, cha mẹ còn ở trong nước, nhưng họ mua căn nhà này để cho con gái có nơi ăn ở, tiếp tục việc học hành. Còn người đàn bà nêu trên là cô ruột đứa con gái. Trước năm 1975, bà là giáo sư dạy việt văn ở trường Trung học Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Sau năm 1975, người chồng bị đưa vào “trại tập trung cải taọ”, còn bà “mất dạy”. Cuộc đổi đời dâu bể đem đến cho bà biết bao đau khổ - không thể tả hết bằng lời. Bảy năm sau chồng bà trở về, cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng cơ cực…Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Đây là cơ hội cho vợ chồng thoát cảnh lầm than. Chồng bà vốn Sĩ quan Hải quân đã từng làm Hạm trưởng, nên có rất nhiều “mối lái” đến khẩn khoản yêu cầu ông lái thuyề
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Mới đó mà thời gian qua thật mau, lại tới ngày tôi chuẩn bị cho một chuyến công tác mới vào đầu tháng 3 năm 2021. Lần này tôi sẽ đi Iraq, nơi mới nghe tên, ai cũng hình dung ra chiến tranh, chết chóc, khủng bố và nguy hiểm đang chực chờ. Mọi người trên thế giới vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh dẫn đầu, lật đổ nhà độc tài Sadam Hussein vì tội ác diệt chủng người Kurd trong chiến tranh và sự xâm lăng đất nước Kuwait. Cuộc chiến Vùng Vịnh, Gulf War, kéo dài 6 tháng từ ngày 2 tháng 8, năm 1990 đến ngày 28 tháng 2, năm 1991.