Hôm nay,  

Vài Cảm Nghĩ VVNM Năm Thứ 21

17/12/202100:00:00(Xem: 3899)

                                            

HINH VVNM 01
Tác giả Nguyễn Văn Tới trong Lễ Trao Giải VVNM năm 2021. (Photo VB)

 

Nguyễn Văn Tới - Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 và giải vinh danh tác giả, tác phẩm 2021. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ông định cư tại Mỹ từ 1990,  từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông về cảm nghĩ ngày phát giải VVNM 2021.

 

***

 

Năm nay lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ lần thứ 21 thật là đặc biệt và khác lạ nhất so với truyền thống tốt đẹp của 20 năm qua, Việt Báo và ban tổ chức phải chờ hơn 2 năm cộng với nhiều cố gắng phi thường mới đủ khả năng tổ chức được buổi lễ truyền thống đầy ý nghĩa này. Theo thông lệ đã trải dài hơn 2 thập niên qua, Tất cả lễ trao giải VVNM đều được tổ chức vào buổi chiều và luôn được ấn định vào giữa tháng 8, lúc nào cũng trên dưới 300 quan khách, thân hữu, và những người cộng tác viết về nước Mỹ; Năm nay con số chỉ còn khoảng phân nửa cũng chỉ vì cơn đại dịch này như bức tường vô hình cản trở mọi dự tính và cuộc sống con người. Lễ trao giải thưởng lần thứ 21 năm nay được tổ chức vào ngày 5 tháng 12, năm 2021.

Chúng ta ai cũng biết thủ phạm duy nhất làm đảo lộn trật tự thế giới nói chung và xã hội Mỹ nói riêng, kể cả việc dời ngày lễ trao giải năm nay là cơn đại dịch Covid-19 đến từ xứ sở được mệnh danh là Đông Á bệnh phu, một đất nước khổng lồ chợt giật mình thức giấc sau một giấc ngủ bệnh hoạn, mê muội, và trầm kha.

Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.

Cơ duyên khiến tôi đến với chương trình này là do ngày còn trong nước, những tháng năm bị đọa đày trong tù tội, qua các nhà tù, trại tập trung nhan nhản trên khắp đất nước. Tôi bị nhốt chung với nhiều gương mặt và tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Những lúc ngồi dựa lưng vào bức tường cáu bẩn đầy vết máu rận rệp trong khám Chí Hòa, đôi môi thâm quầng rít những điếu thuốc rê vàng đầu ngón tay, tôi hay tâm sự cùng “Bố” Hoàng Hải Thủy (Nhà văn quá cố HHT). Ông nhận tôi là “thằng con dởm của bố” vì tôi ăn chung mâm với ông và vài nhân sĩ khác. Ông đặc biệt khen vợ chồng Nhã Ca và Trần Dạ Từ là một trong những người can đảm nhất, kiên cường nhất dám chống lại cộng sản. Dù cả hai ông bà và cô con gái đầu lòng đều bị giam giữ trong tù, nhà văn Nhã Ca vẫn nuôi dấu nhà văn Mai Thảo trên trần ngôi nhà mình đang sống. Chỉ một sơ sẩy, cộng sản sẽ tiêu diệt gia đình ông bà. Tôi say mê nghe Bố già kể rất nhiều chuyện mà tôi chưa hề biết từ xưa đến giờ. Tôi đã cảm phục “chị Nhã, anh Từ” từ những ngày khốn khổ đó.

Trước năm 1975, tôi còn nhỏ, chưa một ngày vào lính, chỉ lo ăn học trong một trường nội trú với kỷ luật khắt khe, nên tôi chỉ biết và nghe loáng thoáng tên nhà văn Nhã Ca với “Vành khăn sô cho Huế” và nhà thơ Trần Dạ Từ với những bài thơ tình tuyệt vời như “Thuở làm thơ yêu em” mà nhà trường không cho chúng tôi đọc vì “Các con còn con nít, lo học hành đi, chớ để bị nhiễm bởi những vầng thơ yêu đương ướt át làm xao lãng việc học”. Càng cấm thì càng gợi óc tò mò của thằng con trai mới lớn lứa tuổi 16, 17. Tôi quyết định ngày nào ra khỏi nhà tù, tôi sẽ tìm gặp họ để thỏa mãn ước mơ được gặp gỡ thần tượng của mình. Nhưng giòng đời không êm xuôi, đưa đẩy mãi gần đến 40 năm sau tôi mới được gặp mặt ông bà trên đất Mỹ.

HINH VVNM 02

Tác giả Nguyễn Văn Tới (trái) nhận giải từ tác giả Hoa Hậu năm 2019 Vĩnh Chánh. (Photo VB)

Các chế độ độc tài có thể giam hãm con người trong bốn bức tường, xiềng xích thân thể họ vào những gông cùm gắn chặt xuống nền xi măng, bê tông cốt sắt, nhưng không thể giam giữ và trói buộc tư tưởng của họ; Những tư tưởng ấy vượt lên và thoát khỏi những hàng rào song sắt, những bức tường kiên cố nhất để sống còn và tồn tại đến ngày nay bằng những bài viết đầy nhân bản, không sắt máu, nhưng tràn đầy yêu thương tình người qua cuộc sống hằng ngày của những người dám liều mình vì hai chữ Tự Do.

Thế là tôi bắt đầu viết dù trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể viết được một câu văn cho ra hồn. Những bài đầu còn vụng về, câu văn lủng củng, ý tưởng rời rạc. Nhưng càng viết, tôi thấy mình tiến bộ rất nhanh và thấy cách mình trải lòng xuống bài viết dễ dàng hơn vì tôi viết rất thật những gì đã và đang xảy ra hằng ngày, mỗi công việc, mỗi một nơi tôi đi qua, những kỷ niệm vui buồn, ngay cả những nguy hiểm tôi phải đối diện hằng ngày trên những chiến trường xa xôi. Tôi nhận ra rằng không cần phải là nhà văn, cái ước mơ tôi không dám nghĩ đến, chúng ta vẫn có thể viết được những câu chuyện hay, những trăn trở suy tư đi vào lòng người, nhất là những người Việt không còn quê hương để mà về, vẫn đang lang thang những bước chân lưu đày trên khắp mọi nẻo đường trần gian.

Thật là một vinh dự và may mắn khi, tôi lần đầu được tham dự buổi lễ trao giải trang trọng này. Hơn thế nữa, năm nay tâm hồn tôi tràn ngập niềm vui sướng hãnh diện khi được VB dành cho giải thưởng vinh dự nhất để nối tiếp trang sử sống động Việt Nam được ngàn người viết. Thật vậy, sau mấy năm liền tôi luôn dự định về lại nước Mỹ để kịp tham dự lễ trao giải, nhưng chưa một lần đạt ước nguyện. Năm nay, tôi quyết định “dừng bước giang hồ” và một yếu tố khác, tôi bị nàng “Cô Vy” níu kéo bước chân tôi, nên tôi mới có mặt năm nay trong ngày lễ trao giải đặc biệt này.

Cùng nhau, tất cả chúng tôi đã đi một chặng đường dài, vẫn đang cố gắng gom nhặt, chọn lọc từng câu chữ, gởi gắm cả tâm tư, và thổi cái Hồn Việt Nam vào đó để thành những câu văn mộc mạc, đơn sơ, nhưng mang đậm niềm tin vào mục đích giữ gìn tiếng Việt bây giờ và cho nhiều thế hệ mai sau, như đã được khởi xướng từ năm 2000 cho đến bây giờ là 21 năm nay bởi Việt báo và hai vị tiên phong, Nhã Ca và Trần Dạ Từ, người đã khai sinh ra ý tưởng tuyệt vời này.

Chúng tôi, những người viết văn tài tử, trong những năm qua đã và vẫn đang cần cù, chăm chỉ cày bừa, vun xới vườn hoa VVNM mà Việt Báo đã tiên phong đi gieo hạt mầm. Chúng tôi chỉ là những người làm vườn cần mẫn, làm đất, phân bón, và vun xới thêm cho khu vườn nở hoa rực rỡ trên cánh đồng văn hóa xứ người.

Cuộc hành trình VVNM không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng, nhưng với tâm huyết của những người Việt còn nặng lòng với tiếng nước nhà; Chông gai chỉ là những nét chấm phá làm đẹp thêm ý nghĩa của nó. VVNM còn là vườn hoa văn chương để chúng tôi học hỏi thêm kinh nghiệm, làm phong phú hơn những nét đẹp của tiếng Việt. Sự thành công này, nếu không có Việt Báo dẫn đường tiên phong, nếu không có sự tận tâm không hề mệt mỏi của ban biên tập, giám khảo, trưởng giàn đồng ca Hòa Bình, và tất cả những cộng tác viên thầm lặng như chị Hằng cùng tất cả cộng tác viên Việt Báo thì chúng tôi không có ngày hôm nay.

Buổi lễ trao giải thành công tốt đẹp như mọi năm với các MC Thụy Trinh thật đẹp và duyên dáng, Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng, rất chuyên nghiệp. Đồ ăn thức uống ngon, dàn người đẹp áo dài xanh chào đón, tiếp tân quan khách, cộng thêm phần trình diễn văn nghệ thật hay qua giọng hát opera cao vút, đầy nghệ thuật của cháu Mê Linh, mới 16 tuổi, khiến người nghe ngỡ ngàng, hồn tôi trôi đi, lạc vào giai điệu cổ điển của bài hát “Sớm Mai Của Chúng Ta”mà tác giả khiến người nghe càng ngạc nhiên hơn. Đó là nhà thơ Trần Dạ Từ, ngoài làm thơ, ông còn viết nhạc mà viết rất hay. Các ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thương Linh, Bích Liên, Thu Vàng trình bày thêm nhiều ca khúc khác của thi sĩ Trần Dạ Từ khiến cả gian phòng như ngừng lại để thưởng thức những âm điệu réo rắt mà tha thiết yêu thương.

Khi được hỏi nói lên cảm tưởng của mình, từ trên sân khấu nhìn xuống, tôi nhận ra bác Doãn Quốc Sỹ ngồi cạnh nhà thơ Trần Dạ Từ, tôi xúc động lắm vì bác thay đổi nhiều sau 36 năm xa cách nay gặp lại. Ai cũng biết Doãn Quốc Sỹ là nhà một nhà văn, nhà báo, và một nhà giáo dục lớn của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Sau ngày 30 tháng 4, cả miền Nam rơi vào tay cộng sản, bác DQS cũng không ngoại lệ. Bác và tôi gặp nhau trong nhà tù Chí Hòa, bác ở phòng 9 ED, tôi bị giam phòng kế bên, phòng 10 ED. Ngày ấy, tôi chỉ là đứa con nít, bác đã lớn tuổi rồi nhưng mắt vẫn sáng, vẫn khỏe mạnh và khá lạc quan. Bác là người “bạn tù” thứ 2 sau bố Hoàng Hải Thủy mà tôi được gặp lại trên đất Mỹ. Hôm nay bác đã 99 tuổi, tuy tai lãng, nhưng vẫn còn đến tham dự được ngày trao giải. Bác là biểu tượng của kiên cường và gương sáng cho thế hệ chúng tôi.

Có một điều làm trái tim tôi tan chảy, ngỡ ngàng, nhưng tràn đầy một niềm vui ngọt ngào và niềm vui đó theo tôi về đến tận nhà ở tiểu bang Arizona. Sau lễ, chúng tôi ở lại gặp gỡ nhau, chụp hình kỷ niệm; Bỗng có hai cháu còn trẻ lắm, người thanh niên và cô thiếu nữ khoảng 25 tuổi đến gần và xin tôi ký vào cuốn sách Viết Về Nước Mỹ mà hai cháu đã mua. Tôi tiếc hoài vì đã không kịp hỏi tên các cháu vì lúc đó một số nhà báo đang phỏng vấn chúng tôi nên không có thời giờ nhiều để nói chuyện với hai người bạn đọc trẻ tuổi. Lâu nay, tôi vẫn tưởng bạn đọc là những người lớn tuổi chứ trẻ tuổi như hai cháu này, họ sống và làm việc trong xã hội toàn nói tiếng Mỹ, làm sao họ có thể thích và yêu tiếng Việt. Cả hai đều nói họ đã đọc rất nhiều các bài viết của các tác giả khác và đặc biệt tất cả các bài viết của tôi vì đã chạm đến trái tim của các cháu. Hai người bạn trẻ này cho hay họ vui buồn theo những cảm xúc trên từng câu văn chữ viết của chương trình VVNM và họ đang nuôi mộng sẽ được viết cho chương trình này. Tôi chỉ kịp nói với hai cháu rằng, hãy viết đi các cháu, viết thật hăng, viết thật mạnh để tiếp tục cầm bó đuốc đi lên phía trước, tiếp nối thế hệ đàn anh. Trên khuôn mặt bừng sáng của hai cháu, tôi thấy được sự quả cảm và lòng nhiệt thành của thế hệ tiếp theo. Hãy cứ giữ mãi niềm tin nhé, các cháu.

Chúng tôi, những người cầm bút không chuyên nghiệp, thành thật biết ơn Việt Báo đã cho chúng tôi có cơ hội để viết về nước Mỹ tươi đẹp như gấm như hoa này, trải lòng ra cùng mọi người Việt khác trên toàn thế giới những suy tư, vui buồn đời sống, và hơn nữa cái sứ mệnh trao lại tiếng Việt, văn hóa Việt cho thế hệ tiếp nối. Nước Mỹ không chỉ là một trong những đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới, mà chính bản thân nước Mỹ là đất nước tuyệt vời duy nhất trên thế giới: America isn’t just one of the greatest countries in the world; It is the Greatest country in the world. Tôi rất tự hào là một công dân Mỹ, một người Mỹ gốc Việt.

Nguyễn Văn Tới, tác giả viết về nước Mỹ, cảm tác nhân ngày nhận giải thưởng cao quý.

Tháng 12, năm 2021.

Ý kiến bạn đọc
18/12/202116:04:12
Khách
Tôi cũng vậy, anh Thảo Lan. Chỉ kịp nói vài câu và bắt tay anh, nhưng vẫn nhớ một người nho nhã, trắng trẻo không bụi đời như tôi. Chắc chắn sang năm, tôi sẽ gặp lại anh và nhiều tác giả khác, lúc đó chắc nói chuyện nhiều hơn. Tôi đã đọc nhiều bài của anh và các tác giả khác để hiểu biết thêm nhiều câu chuyện cuộc đời. Hẹn gặp lại.
18/12/202115:42:08
Khách
May mắn được có dịp trò chuyện đôi câu với anh Tới khi hai anh em cùng đứng ký tên sách. Tiếc là sau đó bận rộn nên không có dịp ghé lại nói chuyện thêm và chúc mừng anh. Hy vọng có dịp được một ngày trò chuyện thêm với anh để học hỏi thêm về những kinh nghiệm sống của anh.

Thảo Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 700,776
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Một tiếng động ngắn, gọn, của một vật gì nặng vừa rơi xuống nước, vang giữa không gian biển trời lúc ấy.Thời khắc ấy, tất cả đều im lặng trên chiếc ghe đầy người, đang trôi lênh đênh giữa biển Đông, chỉ còn tiếng sóng biển gờn gợn đập nhẹ vào mạn ghe. Một buổi sáng mai trên biển, biển rất êm, biển rất thanh bình, thế mà đã xảy ra một cuộc thủy táng trên biển. “Nam Mô A Di Đà Phật! Thương cho chị, cầu xin cho chị sớm được về nơi cỏi Phật!”Tiếng ai đó phá tan bầu không khí đang đặt sệt mùi chết chóc, lẩn ai oán, vừa đưa tiển một người xuống lòng biển. Hiền nằm đó trong phòng lái, nghe hết, nhưng không dám mở mắt ra, phải một lúc lâu sau, nàng mới dám hé mắt nhìn ra mặt biển, thế mà nàng vẩn nhìn thấy thân xác của một cô gái đang trôi dập dềnh cạnh chiếc ghe.
Tôi cũng không ngoại lệ, lớn tuổi rồi nên cũng đã buông bỏ được nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời, có cái mình tự buông, có chuyện thì trí nhớ như đám mây mù bảng lảng, lúc nhớ lúc quên. Nhưng rồi có vài mảnh đời trong quá khứ, chợt hiện lên mồn một như mới xảy vào hôm qua. Thôi thì ghi lại một lần để khép lại một trang đời chơi vơi buồn bã. Những quyết định xé lòng người khi phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa hết người thân yêu không mong một lần gặp lại. Đau lòng lắm chứ nhưng quê hương đã không cho mình một nơi chốn dung thân. Một lần đi là một lần vĩnh biệt!
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Hai năm sau, một người đàn bà Việt Nam, trạc tuổi trên sáu mươi và đứa con gái khoảng tuổi đôi mươi dọn vào căn nhà cuối xóm. Họ giữ nếp sống âm thầm và khép kín. Nhưng sự gặp gỡ thường ngày và cái tình đồng hương trên đất khách quê người đã đem lại sự cởi mở, thân tình… Chúng tôi được biết: Đứa con gái sang đây học y tá, cha mẹ còn ở trong nước, nhưng họ mua căn nhà này để cho con gái có nơi ăn ở, tiếp tục việc học hành. Còn người đàn bà nêu trên là cô ruột đứa con gái. Trước năm 1975, bà là giáo sư dạy việt văn ở trường Trung học Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Sau năm 1975, người chồng bị đưa vào “trại tập trung cải taọ”, còn bà “mất dạy”. Cuộc đổi đời dâu bể đem đến cho bà biết bao đau khổ - không thể tả hết bằng lời. Bảy năm sau chồng bà trở về, cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng cơ cực…Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Đây là cơ hội cho vợ chồng thoát cảnh lầm than. Chồng bà vốn Sĩ quan Hải quân đã từng làm Hạm trưởng, nên có rất nhiều “mối lái” đến khẩn khoản yêu cầu ông lái thuyề
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Mới đó mà thời gian qua thật mau, lại tới ngày tôi chuẩn bị cho một chuyến công tác mới vào đầu tháng 3 năm 2021. Lần này tôi sẽ đi Iraq, nơi mới nghe tên, ai cũng hình dung ra chiến tranh, chết chóc, khủng bố và nguy hiểm đang chực chờ. Mọi người trên thế giới vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh dẫn đầu, lật đổ nhà độc tài Sadam Hussein vì tội ác diệt chủng người Kurd trong chiến tranh và sự xâm lăng đất nước Kuwait. Cuộc chiến Vùng Vịnh, Gulf War, kéo dài 6 tháng từ ngày 2 tháng 8, năm 1990 đến ngày 28 tháng 2, năm 1991.