Hôm nay,  

Một 30 Tháng Tư Chỉ Có Trong Tưởng Tượng

30/04/201916:01:00(Xem: 8060)

Tác giả: Anne Khánh Vân

Bài số 5676-20-31483-vb3043019

 

Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.

Mười ba năm trước đây, Khánh Vân có bài “30 Tháng Tư, Một Ngày Để Yêu Quí Ba Hơn.” Ba mươi tháng Tư năm nay, bài viết cũ được bổ túc bằng những uẩn ức lần đầu tuôn chảy. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 

vb3_Anne KV_Hai Lua
Sáng nay, một ngày cuối tháng Tư 2019,  tôi đưa Tía Hai Lúa đi thi quốc tịch.

 

***

 

Bart soạn lại những đồ đạc cũ của anh và tìm thấy cuốn nhật ký anh đã bắt đầu viết khi đi trại hè, mùa hè mẹ Bart đưa anh đến trại và đã bỏ đi, không bao giờ trở về.  Những đêm ở trại, giờ tâm linh bên ánh lửa, người thầy đã giảng và tập cho các em viết một câu, "Today, I choose to forgive... Hôm nay, tôi quyết định tha thứ…"  Dấu ba chấm vẫn chưa bao giờ được điền tiếp... Cuốn nhật ký phủ dầy một lớp bụi…

Quên không dễ; tha thứ càng khó hơn nhất là khi những người để lại những vết thương trong mình, những người hành hạ thân xác mình suốt từ tấm bé, không ai khác chính là những người thân của mình, những người đáng lẽ phải bảo vệ, che chở mình, tránh đi cho mình những đau thương. Mọi thứ bị khắc sâu trong tâm trí và ám ảnh mãi đến lớn, không làm sao bôi xóa.  Quá khứ cứ dày vò.  Khi thì như đã quên tất cả; lúc khác thì từng chi tiết lại hiện lên rõ rệt như chỉ mới hôm qua.  Chiến tranh nội tâm cứ diễn ra giữa nhớ và quên, giữa tha thứ và cố chấp, giữa chấp nhận và chống trả.

Nếu con người ta có thể xóa đi những gì không muốn giữ trong tâm trí dễ như mỗi khi ta muốn xóa đi một thứ gì đó không cần giữ nữa trong thẻ nhớ của máy điện toán hay máy điện thoại... thì mọi thứ trên đời này sẽ đơn giản biết là bao.  Có lẽ Thượng Đế tạo ra con người biết thương biết ghét, biết buồn biết vui, và có khả năng nhớ khác với muôn loài là để chúng ta thử thách chính chúng ta chăng?

*

Today I choose to forgive… Hôm nay, tôi chọn Tha Thứ…

Trên giường bệnh trước khi từ trần, bố Bart nói đã hãnh diện về con trai ra sao và ông muốn con trai hãy theo đuổi ước mơ. Ông giải thích ông đã không thực hiện được những ước mơ của mình nên đã không ủng hộ các ước mơ của Bart. Nhưng ông đã thấy Bart khác ông; Bart đã tỏ rõ có thể thực hiện những gì nuôi nấng và ông đã tin Bart sẽ có thể đi tiếp đoạn đường còn lại và đến đích.  Ông để lại bảo hiểm nhân thọ giúp con có tiền chi phí hàng tháng, trong lúc còn phải theo đuổi ước mơ và chưa có thu nhập.

Chỉ tưởng tượng thôi, không cần phải làm thử hay sống thử chỉ một năm, hai năm, hay năm năm, mười năm, mười lăm năm… Khi con người ta mất đi hết những gì quý giá nhất, quan trọng nhất và bị đá dồn xuống tận cùng của tất cả, họ có thể trở nên điên loạn đến mức nào?  

Nhớ lại rồi hiểu ra việc cả miền Nam Việt Nam bị đẩy tới chỗ phải sụp đổ ra sao, tôi đã hiểu không chỉ riêng gia đình hay bản thân mình. Cái con bé nhóc tì thời đó chỉ là một điển hình trong muôn ngàn con bé thằng bé nhóc tì khác có cùng hoàn cảnh.  Chúng tôi là những nạn nhân của một thời đại. Những ông bố của chúng tôi còn là những nạn nhân lớn hơn… Nhưng cũng đã gần nửa đời người trôi qua.  Nhớ mãi, oán trách mãi có lợi gì?

Tôi đã thử nhiều lần và nhận thấy giữa khóc và cười, cười dễ hơn.  Khóc đòi hỏi sự hợp tác của nhiều thứ quá.  Nào là tuyến lệ; rồi phải vận động các cơ cho đủ nhăn má, mắt, mặt, môi; rồi phải tạo nên âm thanh, tạo tiếng nức nở; xong rồi phải nung nấu cảm xúc… Tất cả các thứ đó phải diễn cùng lúc mới thành… khóc!  Khó quá!  Mất công quá!  Cười đến cái rẹt, nhanh hơn, dễ hơn, đỡ hao tốn năng lượng thời gian hơn… Thôi thì quyết định cười thường xuyên hơn thay vì khóc.

Cũng như thế, quên và tha thứ để yêu thương dễ hơn, đỡ hại não hại tim hơn thay vì phải nhớ, cố chấp, và ghét bỏ…

Nói thì dễ vậy, nhưng khi làm thì không chắc có sẽ dễ như vậy không!  Có lẽ tha thứ sẽ xảy ra và có dễ làm hay không còn tùy thuộc vào thái độ và những thay đổi của đối tượng.

*

Sáng Chủ Nhật, ngày lễ Phục Sinh, tôi đang ở xa nhà thì nhận tin nhắn của ông bố tôi (mà trong các bài viết trước tôi hay gọi là tía Hai Lúa).  Ông viết, "Chiều nay Mimi về mấy giờ, có ăn tối với ba được không? Ba đãi." 

Khánh Vân tôi là con gái rượu, tức là con gái thường (được nhờ) đi mua rượu (và trả tiền dùm luôn) cho tía má.  Cũng là chị Hai trong gia đình nên thường chi phí cho cả nhà mỗi lần đi kéo ghế.  Bởi vậy nên khi được ai lên tiếng đãi, tôi rất mau mắn nhận lời (hihi chỉ nói đùa chút cho vui thôi, chứ cho dù tía Hai Lúa đòi đãi, tôi vẫn trả tiền để là con gái rượu sang…).

Tôi về kịp trước giờ ăn tối và cùng tía Hai Lúa đi ăn vì má tôi vắng nhà. Khi ngồi ăn, ông kể "sáng nay nhà thờ đông quá trời, chỗ đứng trong nhà thờ cũng không còn, nhiều người phải đứng tận ngoài sân."  Tía Hai Lúa tôi theo đạo bên vợ chứ không phải đạo gốc.  Ông đã từng đùa phá kể chuyện hồi xưa còn trẻ học đạo khi bị ép và phải làm thì chỉ là "con thờ lạy Chúa ba ngôi, con lấy được vợ, con thôi nhà thờ."  Nghe tía kể chuyện sáng nay đi lễ, tôi đã nghĩ bụng, "À, đâu phải ba chỉ đi nhà thờ khi có má ở nhà vì phải chở má đi. Ông ấy ở nhà một mình vẫn tự đến nhà thờ dự lễ, ngày lễ trọng."  Để một người đã từng mất hết niềm tin trong tất cả có lại đức tin và chăm chỉ đi lễ, chăm chỉ cầu nguyện, chắc hẳn ông đã được cứu rỗi và tìm thấy sự mầu nhiệm khi có đức tin và cầu nguyện.

Cũng như thế, khi má tôi không có nhà, tía Hai Lúa tôi vẫn đều đặn đến văn phòng Boat People SOS mỗi thứ Sáu để làm thiện nguyện giúp phân phát bánh trái rau quả cho các gia đình khó khăn. Ông cũng đã có thể mượn lý do tòa-nhà ngoại giao (má Hai Lúa tôi) không có nhà và ông không phải làm những việc mà bà đăng ký làm chứ chưa hẵn ông đã thích.  Tôi đã từng nghĩ tía Hai Lúa tôi là người hơi bị không mấy siêng nhất nhì thế gian. Nhưng tía Hai Lúa hôm nay của tôi đã khác.  Ông thích tham gia những việc xã hội.  Ông quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh mình và muốn là người hữu dụng không chỉ giới hạn trong gia đình mà cả trong bạn bè, người quen.  Ông tự túc, tự giác, làm những gì tin mình cần làm, không cần phải có người hối thúc đưa tay lôi kéo ông đi.  

Khi tôi đem được má tía qua Mỹ, họ chưa 60 tuổi. Tía tôi tìm được việc làm ở tiệm Thrift Store bên kia đường, với mức lương tối thiểu của tiểu bang $7.25 một giờ.  Ông đã kiên trì làm ở đó 6, 7 năm.  Cứ ngày ngày thu nhận các đồ đạc vật dụng được cho, sắp xếp theo loại cho gọn gàng trong nhà kho, sửa lại nếu cần những gì hư nhẹ và còn dùng được… để sau đó đồ được định giá và đem ra bán.  Ông cũng thường giúp khách hàng mang đồ nặng ra xe hoặc giúp khách hàng lắp ráp những thứ hơi cần chút kỹ thuật. Tối đến, ông sẽ dọn dẹp lau chùi tiệm, tắt đèn và đóng cửa.  Một công việc mà theo nhiều định nghĩa trong tiếng Việt là làm "cu-li", chắc chắn nhiều người sẽ chê không muốn làm vì sĩ diện.  Nhưng tôi thấy ông tía Hai Lúa tía tôi lại có vẻ rất tự hào có được công việc làm đó. 

Riêng cá nhân tôi, tôi nhận thấy công việc làm này vô giá vì nó đã giúp tía tôi hòa nhập vào đời sống và tư duy mới ở Mỹ.  Tính tình ông đã thay đổi nhiều mà không hẵn ai cũng nhận ra và thấy được giá trị, ngay cả chính ông.  Trong thời gian làm việc ở đó, ông đã được khám phá bị ung thư và phải chữa trị.  Ông vẫn đi làm và học cầu nguyện.  Mỗi ngày trong công việc, khi sắp xếp gọn gàng lại những ngổn ngang bừa bộn xung quanh mình, cũng chính là dịp để ông suy gẫm và sắp xếp cho gọn gàng lại những gì còn ngổn ngang bừa bộn trong chính tâm hồn và thể xác mình.  

Ông cũng nhận thức rõ hơn và mạnh dạn quyết định khi phải vứt bỏ đi những gì đã quá hư, không còn thích hợp, không nên giữ.  Cuối cùng lại, khi làm một công việc mà ít người muốn nhận làm vì nó có vẻ quá thấp kém có lẽ cũng đã giúp cho tía rèn luyện tính khiêm nhường, thấy mình nhỏ bé.

Hôm nay tía Hai Lúa tôi đã được nhận vào làm cho hệ thống trường học của quận Fairfax.  Tôi giúp ông nộp đơn từ lúc mới qua Mỹ; sau đó nhờ bác Chí ở gần nhà, người thầy đã dạy má tía tôi tiếng Anh trong nhiều năm qua, đã hướng dẫn thêm nên đến văn phòng nhân sự nhắc chừng để họ biết mình vẫn kiên trì chờ đợi được chọn.

Sau gần 8 năm, với nhiều hướng dẫn và giúp đỡ, cuối cùng tía Hai Lúa tôi được nhận vào làm và gửi tới một trường học cách nhà khoảng 30 dặm. Ông làm ca nhì, từ 3 giờ chiều đến 11 giờ tối. Tôi đã hơi lo tía lái xe hơi yếu buổi tối, lại không rành nhiều đường sá; 11 giờ tối mới tan ca lái về nhà, không biết ông có vững vàng đủ để nhận việc và làm lâu dài không.

Khi xin nghỉ ở tiệm Thrift Store chỉ cách nhà nửa dặm, từ nhân viên đến cấp trên và cả những người khách hàng thân quen của tía Hai Lúa, ai cũng buồn và tiếc sẽ không còn dịp làm việc với tía tôi nữa. Nhưng họ đều mừng là tía tôi bước lên được một bước cao hơn. Lương ông lên $15 một giờ bắt đầu cho thời gian còn là nhân viên tạm.  Nhân viên tạm có nghĩa trường học nào có nhân viên chính thức bị đau bệnh hay nghỉ hè dài hạn và cần được bổ sung nhân viên thì nhân viên tạm sẽ được điều đến đó tạm trám vô chỗ trống.

Tía tôi cứ như thế được chuyển đi vòng vòng các trường học trong quận và mỗi nơi chỉ làm độ vài tháng. Các trường này vẫn tương đối xa nhà. Ông vẫn kiên trì và vẫn thường xuyên lui tới nhắc chừng với phòng nhân sự xin được điều về làm gần nhà khi điều kiện thích hợp.  Sau gần một năm, với những phê bình tốt của những quản lý ở từng trường cho làm thử việc, ông đã được về làm ở trường học cách nhà 3 dặm và được gửi đi học cách sử dụng các máy móc hoặc kỹ thuật cần thiết cho công việc để vào biên chế, chuẩn bị trở thành nhân viên chính thức.

Ông chỉ làm công việc dọn dẹp và bảo trì trường học sau khi học trò tan trường. Vẫn là người bật hệ thống an ninh báo động trừ trộm cắp, đóng cửa, tắt đèn... Một công việc cu-li như cách ông hay nói nhưng ông rất hãnh diện và hài lòng về nó.  Phải đi bộ rất nhiều mỗi ngày, ông như vừa được tập thể dục và vừa được phát lương.  Ông làm ra tiền, không phải nhờ cậy hay xin trợ cấp của ai. Cuối năm ông cũng có bản thuế và đóng thuế, để dành vô an sinh xã hội và hưu trí như mọi công dân Mỹ.

Khi có người thân quen than không có việc làm, tía tôi sẽ nói, "Trời ơi, dở nhứt là tui nè, mà tui vẫn còn được cho việc để làm. Mấy người sẽ có việc dễ chắc nếu không kén chọn và cứ vui vẻ đón nhận những gì được cho."

 

*

 

Năm 2001, ban nhạc rock Christian MercyMe đã phát hành đĩa nhạc “I Can Only Imagine” do chính Bart Millard viết và trình bầy. Bài hát nhanh chóng  mang lại tên tuổi cho Bart Millard và ban nhạc Christian MercyMe. Với giải thưởng Dove cho “nhạc sĩ của năm”,  hơn 2.5 đĩa hát đã bán hết và năm 2018 đạt mức đĩa hát Christian  bán chạy nhất mọi thời đại. Cũng trong năm 2018, câu chuyện thật về cha con Bart được dựng thành phim.

 

Trong buổi phỏng vấn của đài phát thanh cơ đốc uy tín dành cho những người tài ba có tác phẩm xuất sắc, khi Bart nói là chỉ chừng mười phút là anh viết xong  bài hát, người phỏng vấn biết tâm sự của Bart, cô bổ túc, "Không, anh không viết nó trong chỉ mười phút.  Anh đã đánh đổi cả cuộc đời của anh để có được một tác phẩm tuyệt vời như vậy!"  Bart ngừng lại một chút rồi nói, "My dad was a monster, the only word for it.  But I saw God transformed him from someone I hated to someone I wanted to become… Bố tôi đã như một con quái vật,  không có chữ nào khác để diễn tả.  Nhưng tôi đã được thấy Thượng Đế thay đổi con người của ông ta, từ người tôi vô cùng căm ghét trở thành người tôi muốn được trở thành."

Đúng như Bart nói, tôi cũng đã từng thấy Thượng Đế thay đổi con người của cha tôi.  

Mới đó, cuối tháng Tư năm nào, chàng Hai Lúa trẻ trung rời khỏi chuyến bay tự nguyện ở lại với gia đình và Sài Gòn tan nát. Sau đó, mọi niềm tin sụp đổ. Tuyệt vọng là lúc quỉ dữ có thể biến hình con người thành hung hãn. Những rồi đức tin sẽ trở lại. Cứ cố gắng hết sức phần mình, Thượng Đế sẽ biết và tiếp sức trong phần việc của ngài. Và ông tía Hai Lúa ngày hôm nay của tôi đã trở thành một con người khác, một người mà tôi đang thực sự hãnh diện.  

Sáng nay, một ngày cuối tháng Tư năm 2019, Tía Hai Lúa đóng bộ bảnh bao, đi thi quốc tịch. Lái xe đưa ông đi,  hai bố con truyện trò vui vẻ, có lúc còn dừng xe bên đường “ngoạn cảnh”, chụp hình đám cây cối mà ông khen đẹp, không nhắc gì về những bài học thi quốc tịch mà ông sắp trả  bài. Bao năm qua, tự ông biết lo lấy. Quan sát và theo dõi những thay đổi chậm rãi trong người cha đã cho tôi niềm tin vào ông. Kết quả: Tía Hai Lúa của tôi được chúc mừng trở thành công dân Mỹ, chỉ còn chờ ngày dự lễ tuyên thệ, lãnh bằng.

Tôi viết bài viết này để mừng “công dân Mỹ” Hai Lúa. Mừng ông bố đã vượt thoát bệnh ung thư và vượt được chính mình. Bài viết nhỏ này cũng mong được gửi tới các chú bác đơn vị 101 nói riêng, các ông bố ngày xưa ngày nay nói chung, các ông bố giữa Nam và Bắc, các ông bố của thời chiến và thời bình, các ông bố còn ở lại hay đã ra đi,… Các ông bố mà hôm nay các con đây đã hiểu nỗi thống khổ vô hình, những đau thương mất mát một thời. Mong cha con chúng ta hãy cùng nhau trút bỏ và cho qua đi những gì phải qua và cùng nhau bước tới.

 

*

Xin cảm ơn các chú bác đơn vị 101 đã khuyến khích để con có dịp viết ra những thầm kín bị cất giữ bấy lâu nay.  

Con cũng xin cảm ơn hai người thầy đã nhận ra những lẫn tránh trong ngòi bút của Anne Khánh Vân và đã từng nói với con ngay những ngày tháng đầu sau khi con lãnh giải Chung Kết.  "Hãy để cho mọi thứ tự tuôn chảy, hãy viết hết mình, đừng ép mình phải ngừng lại…": chú Nguyễn Xuân Nghĩa và chú Trần Dạ Từ.

Ba mươi tháng Tư năm nay, với tôi, đúng là một ngày chỉ có trong tưởng tượng.

Cám ơn ơn trên.

Cám ơn nước Mỹ.

Cám ơn các bậc cha chú của thế hệ chúng tôi.

Cám ơn Tía Hai Lúa của con.

Và chân thành cám ơn tất cả các cô chú bác anh chị em độc giả khắp nơi đã luôn hỗ trợ Khánh Vân suốt nhiều năm tháng qua.  Cầu chúc tất cả chúng ta ngày ngày được an vui thư thái.

 

Anne Khánh Vân

**************

30-4: Nhìn Lại! Nhìn Lại! Nhìn Lại Nữa!  

08/05/2010  https://vvnm.vietbao.com/a164939/30-4-nhin-lai-nhin-lai-nhin-lai-nua

 

30 Tháng 4: Một Ngày Để Quý Yêu Ba Hơn  

27/04/2006  https://vvnm.vietbao.com/a163636/30-thang-4-mot-ngay-de-quy-yeu-ba-hon

 

Ý kiến bạn đọc
01/05/201923:06:28
Khách
Đúng là một loại ngụy biện và so sánh khập khểnh. Hơn nữa, đối với nhiều người khóc không được mà cười cũng không xong, chứ đừng vớ vẫn lý luận cùn là cười dễ hơn khóc, suy bụng ta ra bụng người, không hiểu được nỗi đau của người khác, cũng không cần chụp lấy ngày 30/4 làm đề tài cho chuyện vớ vẫn của gia đình mình mà làm như đấy là một thành tích gì ghê gớm lắm vậy bạn ạ.
01/05/201913:37:29
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Ông Văn Trần
Thưa Ông
Xin phép Ông cho tôi được bổ túc về con số tù cải tạo bị chết trong tù theo nhu số liệu mà tôi đọc được qua báo chí và Internet.
Có lối 770000 tù cải tạo trong số này có lối 165000 tù bị chết trong tù.
Tính theo tỷ lệ thì cứ 4 người tù thì có 1 người bị chết trong tù do bị ăn đói,bệnh tật không có thuốc chữa
10 ngày tiền ăn mang theo cho cấp Úy và 30 ngày tiền ăn cho cấp Tá đã thành ra thiên thu đối với gia đình người tù bị chết trong tù cũng như người tù.
Trong chuyến về thăm Quảng Ngãi, quê của Phạm văn Đồng, khi được hỏi về chính sách đối với người tù cải tạo Phạm văn Đồng đã trả lời không chút ngượng miệng:
“Ta cho chúng ăn đói nhưng bắt chúng lao động đạt chỉ tiêu.” (để chúng chết dần chết mòn mà y không nói thẳng ra)
Đến khi bị Mỹ cấm vận kinh tế CS chịu không thấu đành đánh đổi ,thực tế là “bán tù cải tạo” cho Mỹ dưới chiêu bài “nhân đạo” để đổi lấy quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Trong chính sách của CS người dân chỉ là những người nô lệ để chúng bóc lột đến tận xương tủy.
Sau đợt tù cải tạo là đến đợt chúng bán “trôn” của con gái Việt ra khắp thế giới như mọi người Việt quan tâm đến nước ta đều thấy.
Vài hàng chia xẻ cùng Ông.
Thăm Ông và bảo quyến thân tâm thường an lạc.
Trân trọng
01/05/201912:26:50
Khách
Tựa bài viết và nội dung của bài viết cách xa một đại dương.
Ý của tác giả so sánh vấn nạn bạo hành của người cha của Bart và người cha của tác giả. Cuối cùng chỉ có sự tha thứ và quên đi mới giải quyết được vết thương lòng của chính nạn nhân.
Câu chuyện rất lôi cuốn, lời văn trong sáng mang nhiều tố chất bình dân. Tuy nhiên chỉ vì muốn làm vui lòng những người quen trong đơn vị 101 của người cha, tác giả cố gượng ép câu chuyện vào ngày quốc hận 30 tháng 4 quá khập khiễng gây ra rất nhiều phản cảm từ những người chống cộng.
Độc gỉa sẽ dễ hiểu lầm tác giả khuyên nên quên và tha thứ để đem lại hạnh phúc cho tất cả. Coi ngày 30/4 như là một sự tưởng tượng, một giấc mơ hầu lấy tình thương xoá bỏ hận thù.
Tác giả nên “để cho mọi thứ tuôn chảy” như theo lời khuyên của ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Dạ Từ “đừng tự ép mình” viết cho vui lòng bác Trị hay chú Bảo Trâm.
01/05/201906:53:54
Khách
Chỉ có Cộng sản, tay sai Cộng sản, hoặc những kẻ tỵ nạn kinh tế mới trân tráo, xấc xược lên trang mạng này mở mõm: " Một 30 Tháng Tư Chỉ Có Trong Tưởng Tượng ".

Còn đối vói những người tỵ nạn Cộng sản chân chính chúng tôi thì còn Cộng sản là còn ngày Quốc Hận 30 tháng Tư. Ngày 30/4 sẽ mãi mãi là ngày Quốc Hận. Chúng tôi không những nhớ ngày Quốc Hận 30/4 mà còn nhớ đầy đủ, rõ ràng những tội ác mà bọn Cộng sản đã gây ra cho dân tộc.

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà quân xâm lược từ miền Bắc vào cướp nước của chúng tôi.

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà cả triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt đi tù " cải tạo " dài hạn, gia đình ly tán. Hàng trăm ngàn người đã bỏ xác trong các trại tù Cộng sản.

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà hàng trăm ngàn người miền Nam bị Cộng sản cướp nhà, cướp ruộng vườn, bị đày ải đi các vùng Kinh Tế Mới hoang vu.

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà 300000 người đã chết ngoài Biển Đông trên đường đi tìm Tự Do.

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà người dân Việt Nam Cộng Hòa bị tước đoạt tất cả các quyền tự do căn bản từ tự do chính trị, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do kinh tế, tự do thương mãi…

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà nhiều quân dân cán chính đã tự sát vì cơn uất hận mất nước .

Ngày 30 tháng Tư là ngày mà quân xâm lược Cộng sản phá nát kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, tôn giáo ở miền Nam .

v...v..
01/05/201906:46:37
Khách
Quốc hội nước Hung Gia Lợi vào tháng 6 năm 2010 đã ban hành luật quy định kẻ nào phủ nhận hay giảm sự quan trọng của các tội diệt chủng hay những tội ác chống lại loài người của cộng sản có thể bị tù tới 3 năm.

Tại các quốc gia Hungary , Latia , Ba Lan , Moldova, Ukraine , biểu tượng cộng sản đã bị cấm hiển thị trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấm tuyên truyền cho cộng sản. Cấm các biểu tượng của cộng sản như cờ, hình ảnh. Cấm việc phát sóng trên đài truyền hình hoặc đài phát thanh các tài liệu tuyên truyền cho cộng sản.
01/05/201906:44:53
Khách
22/12/2010 : Nhiều nước Âu châu như Đức, Pháp, Hung Gia Lợi, Áo phạt tù những kẻ phủ nhân không có biến cố Holocaust ( 6 triệu người Do Thái bị chế độ Đức Quốc Xã thảm sát ).

24/4/19- Sử gia David Irving bị án tù giam 3 năm ở Áo vì bác bỏ biến cố Holocaust.

31/1/19- Giám mục Richard Williamson bị Tòa thánh Vatican ra vạ tuyệt thông vì những lời bình luận phủ nhận biến cố Holocaust .

2/7/14- P. Peter ở Hung gia Lợi Hungary bị tuyên án một năm tù và án treo hai năm vì tội phủ nhận biến cố Holocaust.

29/1/07 - Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án mọi sự phủ nhận về Holocaust. Nghị quyết này do Mỹ soạn thảo, và được 103 quốc gia đồng thuận, ngoại trừ Ba Tư.
01/05/201904:44:59
Khách
Đọc bài này thấy hơi bị dị ứng . Có những ông Bố miền Bắc đang tham nhũng , cướp bóc , chèn ép nhà cửa của dân , đưa kinh tế đến chỗ tồi tệ , con có thể tha thứ không
Hôm nay 30 tháng tư là ngày đau buồn của đất nước miền Nam , dù cuộc sống đã bước đi xa , nhưng mấy ai có thể quên hết chuyện ngày ấy , nhất là những vị tướng lãnh đã tuẫn tiết vì nước
Biết bao nhiêu ngày tháng để con có thể tha thứ ( chuyện riêng gđ con ) , con lại lựa ngày hôm nay để tha thứ ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,514,955
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.