Hôm nay,  

1 Năm Nhìn Lại: 12 Tháng Nhớ

23/02/200600:00:00(Xem: 145305)
Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 947-1547-271-vb6022406

*

Tác giả là cư dân Philadelphia, chủ nhân một nhà hàng Việt Nam, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và được trao giải Viết Về Nước Mỹ 2005.

*

Ngày 1 tháng Giêng năm 2006 tôi tỉnh dậy sớm hơn thường lệ. Ký ức từ từ xuất hiện. Cùng ngày này năm cũ tôi ở bên trời Cali nắng ấm trong khi toàn vùng Đông Bắc nước Mỹ trầm mình trong thời tiết lạnh lẽo.

Ngày đầu năm Tây, thấy phố xá im lặng, xe cộ qua lại thưa thớt. Các gia đình Mỹ nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm. Các gia đình Việt cũng bị ảnh hưởng theo với không khí im lặng, tịch mịch.

Chả bù cho những ngày Tết Dương lịch ở Việt Nam, xe cộ tràn ngập phố phường, người đi lại mua sắm tấp nập. Ban đêm thiên hạ rủ nhau đi bát phố, ăn nhậu. Nhà hàng đông đảo khách tứ phương. Vũ trường, rạp hát tân nhạc và cải lương, ca nhạc thính phòng, đại hội ca vũ nhạc tưng bừng, khách thưởng ngoạn tha hồ lựa chọn.

Chờ đến cuối tháng Giêng, đầu thánhg 2 tây mới thấy lại không khí của ngày Tết ta.

Hạt dưa đỏ, hạt bí vàng, dưa hấu, bánh mứt kẹo, bao lì xì chúc tết đầy ắp tại các siêu thị nhắc nhở không khí ngày Tết thuở nào ở Việt Nam.

Tháng 3, tháng 4, nhớ lại ngày bỏ nước ra đi tưởng chẳng bao giờ còn dịp trở lại. Vậy mà bây giờ qua báo chí thấy Việt Kiều về quê ăn Tết mỗi năm mỗi đông hơn. Điều đó chứng tỏ lòng nhớ quê hương của người Việt tha hương lúc nào cũng trông về quê nhà với một hy vọng một ngày nào đó xứ sở quê nhà.

Tháng 5, tháng 6 ngày của các bà mẹ, nhất là các bà mẹ Việt Nam. Các bà là những bà mẹ đáng đựơc tôn vinh vì những sự hy sinh, nhẫn nại, chịu đựng lúc nào cũng dành thì giờ chăm sóc cho chồng, cho con.

Tôi đã được chứng kiến, một bà mẹ tuổi 90 còn lo mỗi tháng đều đặn gửi tiền, gửi bạc cho cậu con trai của bà năm nay đã 65 tuổi. Cậu gọi điện thoại, gửi thư hối thúc xin mẹ gửi tiền giúp đỡ.

Có những bà mẹ lúc nào cũng quên mình để lo hạnh phúc cho con, nào thúc giục con sớm lập gia đình, sanh cháu cho bà nuôi giùm. Lo hết cho con đến lo cho cháu, có lẽ lo tới hơi thở cuối cùng, lo tới ngày xuống lỗ.

Chồng con thập niên 70 bị đi tù nói là học tập cải tạo nơi rừng thiêng, nước độc. Các bà mẹ chẳng quản nắng mưa, đường xa ngàn dậm, vẫn xông pha qua đò qua sông, đi xe bò kéo tới tận nơi tiếp tế lương thực.

Đôi khi các bà còn bị hiểu lầm tấm lòng kiên trinh, son sắt của mình.

Tháng 7, tháng 8 nhớ lại ngày bãi trường khi cùng con cái du lịch xa nhà. Cha mẹ con cái có nhiều thì giờ cho nhau hơn, gần gũi chia xẻ tình gia đình trước khi chúng tới tuổi trưởng thành, chuẩn bị lìa mái ấm gia đình xây dựng cuộc sống tự lập, cuộc sống vợ chồng, tiếp tục truyền thống đời này qua đời nọ.

Tháng 9 nhớ lại ngày bị thương của biến cố 9/11 năm 2001 đã làm hơn 3,000 oan linh chết tức tưởi, chết oan ức chỉ vì sự hy sinh vô nghĩa của 1 nhóm người cuồng tín, mù quáng nhắm mắt nghe lời những lãnh tụ vô nhân đạo, coi thường mạng sống của con người. Họ đầu độc đám môn đệ ôm bom tự sát giết bao nhiêu người để được về với đấng Allah.

Theo các vị thông hiểu về công giáo tin tưởng có đời sau. Khi đã về chầu Chúa thì ngay cả vợ chồng cũng không còn biết nhau. Tất cả chỉ còn biết một lòng thờ phượng đấng tối cao là Thiên Chúa.

Vậy thì vợ chồng ở thế gian này là thời gian quí báu để ta phục vụ thương yêu, quý mến, giúp đỡ, chia xẻ chứng tỏ tình yêu vợ chồng, là tình yêu cao quí, có một không hai.

Các bà, các cô bỏ cha mẹ ruột của mình theo chồng xây dựng cuộc sống riêng. Bao nhiêu tình cảm yêu thương đem hết về dâng cho chồng, cho con chả còn sự hy sinh cao cả nào đẹp hơn tấm lòng của các bà.

Những tháng cuối năm đi ăn cưới ở xa 3, 4 lần. Lúc Houston, Texas, lúc Little Saigon, quận Cam. Thêm vài cụ cao niên rủ nhau ra đi, kẻ trước người sau. Người về nơi vĩnh cửu, vĩnh hằng. Người về nước Thiên đàng chầu Chúa để thương, để nhớ cho người ở lại. Khóc cười của người ở lại tốn bạc ngàn đô xanh.

Người em họ làm việc tại Mexico trở lại Mỹ nghỉ xả hơi, thăm gia đình, thăm nhà cửa nhân dịp cuối năm, bàn về "Thiền" (meditation) để đi đến mục đích tu tâm. Từ chỗ tu tâm đến chỗ phục vụ gia đình và phục vụ xã hội.

Theo chú em thì tập Thiền trong lúc đi, lúc đứng và ngay cả trong lúc ăn uống. Chú thán phục những vị đề cao chủ thuyết " Thiền"

Nghĩ cho cùng, thuyết đó cuối cùng cũng trở về thuyết của các cụ ta để lại cho con cháu là Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ viết ngắn lại là Tu, Tề, Trị, Bình.

Nhiều cụ không chịu ngừng ở thuyết đó. Các cụ muốn đi xa hơn khi các cụ nhìn sự xếp đặt tuyệt vời của vũ trụ, của thái dương hệ, của con người, của vạn vật. Các cụ thấy mình mong manh, nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc thấy mình chẳng là gì, chỉ là con số không khi các cụ lênh đênh trên tầu giữa đại dương không thấy đâu là bờ, là bến. Các cụ thấy hé mở chút không khí địa ngục khi toàn vùng chìm đắm trong sương mù buổi sớm mai.

Các cụ kết luận phải có đấng tối cao, Thượng Đế mới làm được các điều tuyệt vời như vậy. Các cụ đi tìm một chân lý vĩnh cửu, cuộc sống vĩnh hằng cho đời sau.

Nguyên Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,210,539
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.