Hôm nay,  

Hai Đóa Hoa Hồng

23/02/200600:00:00(Xem: 115944)
Người viết: XYZ

Bài số 946-1546-270-vb6022406

*

Tác giả tên thật Phạm Đình Ninh -- bút hiệu XYZ – đã viết “Anh đã mừng đưa em sang đây” và “Giao thừa xa xứ nhớ Má”. Bài mới nhất của ông, “Hai đóa hoa hồng” theo tác giả cho biết, được viết đúng vào ngày Lễ Tình Yêu.

Sáng nay -- thật sớm sáng nay -- Ngày Lễ Tình Yêu – Valentine’s Day, anh chúc em:

- Happy Valentine …! Honey …!

Em cười thật tươi, cám ơn anh rồi hỏi:

- Hoa hồng cho em đâu, hỡ anh!"

(Anh khựng người lại vì đêm qua về quá trễ, anh không kịp mua hoa hồng tặng em. Ôi cái xứ này sao lúc nào cũng bận rộn lăng xăng!).

Đặt hai tay sát nhau rồi xòe mười ngón ra anh nói:

- Hoa hồng anh tặng em đây!

Em vẫn cười thật tươi, lại cám ơn anh; rồi làm như anh, em nói:

- Em cũng tặng anh hoa hồng này!

Chợt mình cùng hiểu nhau rồi cười -- giọng cười thật trong trẻo. Hai đóa hồng mình thật to với mười cánh xòe ra. Đóa hồng nào cũng thật tươi và nóng hổi. Hai đóa hồng đã cùng nhau trôi nổi. Gần ba mươi năm trời lận đận bên nhau, nâng đời nhau trong chuỗi ngày cơ cực, trong những khi mưa gió bão bùng, trong những ngày sáng nắng chiều mưa …

Hai đóa hồng với đôi chỗ nhám nhúa trầy trụa nhăn nheo nhưng vẫn ấm áp nồng nàn và hy sinh cho nhau

Hai đóa hồng có già đi nhưng không héo, không bao giờ héo, phải không em!

XYZ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 842,852,023
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến