Hôm nay,  

Ngàn Lời Tạ Ơn

29/11/202400:00:00(Xem: 2391)
 
Hình-3
Hòa-Hải và KimLoan tái ngộ tại Sylvan Lake, Canada tháng 8/2024
 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Sau đây là một câu chuyện cảm động đầy ắp tình người nhân mùa lễ Tạ Ơn.
 
***

Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ.

Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.

Hòa dừng lại nơi bức tường giữa hành lang, ngắm nghía một bức tranh phong cảnh thật to, màu sắc không rực rỡ mà cũng chẳng ảm đạm, nhưng toát lên một sự an bình. Phải chăng những người bệnh, nhất là bệnh nan y như trong khoa “Cancer” này, cần lắm một sự tĩnh lặng an nhiên trong tâm hồn? Hòa say sưa nghĩ suy cho mình quên nỗi buồn để tận hưởng từng chi tiết của bức tranh, thầm cám ơn người họa sĩ, rồi rút chiếc điện thoại từ trong túi áo để chụp lại bức tranh, chút nữa sẽ để lên “facebook” cho những người thân, bạn bè xem, là cách thông báo tình hình sức khỏe, cho mọi người biết rằng Hòa vẫn mạnh mẽ đối diện với bệnh hoạn và cũng là cách Hòa giết thì giờ buồn tẻ nằm trên giường bệnh.

Chụp xong tấm hình bức tranh, Hòa nghĩ ngay đến Hải, giờ này có lẽ anh đã thức dậy, chuẩn bị bữa sáng cho ba bố con, (dù hai đứa con trai đã lớn: Ben đã vào Đại Học, còn Bi cũng vừa tốt nghiệp lớp 12), rồi sau đó anh chuẩn bị đi làm. Nghĩ tới đó, Hòa không muốn gọi phôn làm phiền chồng, dù chỉ là để nói “good morning” như bao lâu nay hai vợ chồng vẫn dành cho nhau trước khi mỗi người rời nhà đi làm hai hướng khác nhau. Một chút chạnh lòng tủi thân, hai vợ chồng bỗng ngăn chia khoảng cách, cảnh đời thường kia, chồng con kia, giờ đây không có Hòa bên cạnh.

Chiếc điện thoại cầm trong tay e dè lặng lẽ bỗng báo có tin nhắn. Hòa giật mình, sao lại thần giao cách cảm đến thế này, đó là những dòng nhắn của Hải: “Em ơi, chắc là em đã thức rồi, vì mấy bữa nay nghe em nói không ngủ được nhiều? Đêm qua em ngủ có ngon không? Anh đang chiên trứng, còn Ben và Bi đang nướng bánh mì, pha cà phê. Em nhớ phải ăn uống đầy đủ các thức ăn của bệnh viện nhé, chiều nay tan sở anh sẽ đến, chúng ta lại cùng cầu nguyện sớm có tin tốt đẹp, nhiều hy vọng, em nhỉ!”

Hòa đọc đoạn text đến mấy lần, buổi sáng bận rộn chồng vẫn nghĩ đến mình, Hòa mỉm cười đi bộ về lại phòng, rồi nhắn Hải: “Good morning chồng của em! Anh đi làm vui nhé, hẹn gặp anh”. Xong Hòa tự nhắn nhủ mình: "Ta hãy vui vì còn tình yêu của chồng và của hai con".

Trời tháng Mười Một còn mờ tối, Hòa nằm xuống giường, không ngủ tiếp được, lại nghĩ về Hải, về quãng thời gian đã qua, hơn 30 năm rồi, kể từ ngày hai đứa được định mệnh cho gặp nhau.

*

Năm 1989, ở tuổi 16, Hòa từ Chu Lai, Quảng Nam lặn lội vào Cà Mau để lên tàu vượt biên đến Thái Lan, còn Hải, tuổi 19, cũng thời gian đó, từ Bến Tre đi ra Đà Nẵng, qua Lào và chèo xuồng qua sông để vào Thailand. Hai đứa, hai miền khác nhau, đi hai con đường ngược chiều nhau, để rồi cùng gặp nhau tại lô F, trại tỵ nạn Panatnikhom, Thái Lan. Ở tuổi thanh xuân vui tươi, cùng sinh hoạt trong nhóm Hướng Đạo của trại, với những gặp gỡ hàng ngày, Hòa và Hải nảy sinh tình yêu giống như những tình yêu của những đôi khác ở trại. Hai mảnh đời tỵ nạn, hai trái tim rung động, hòa nhịp và lớn lên từng ngày theo thời gian ở đất tạm dung.

Lúc này, việc định cư ở trại rất khó khăn vì trại đã chính thức đóng cửa theo quyết định của Cao Ủy Tỵ Nạn ngày 14/3/1989, nên những ai đến trại sau ngày này sẽ bị ở trại cấm, không được công nhận tư cách tỵ nạn, cho đến khi phải vượt qua được cuộc Thanh Lọc bởi nước chủ nhà Thailand. Những người rớt Thanh Lọc sẽ được khuyến khích hồi hương về Việt Nam. Khó khăn từ vật chất đến tinh thần, nhưng tình yêu vẫn nảy nở, gắn kết mãnh liệt.

Hình 1

Hòa-Hải khi còn ở trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand 

Hải có ba ở Mỹ, nhưng vì chờ giấy tờ bảo lãnh quá lâu nên gia đình nóng ruột cho Hải đi vượt biên. Đến khi ở trại được 3 năm, khi kết quả Thanh Lọc không may mắn, Hải được văn phòng Cao Ủy ở trại gọi lên, thông báo rằng giấy tờ ODP của gia đình Hải ở Việt Nam đã được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, và khuyên Hải nên về đi với gia đình. Hải bàn với Hòa, rủ Hòa cùng về Việt Nam vì khả năng đậu tái Thanh Lọc rất khó, và Hải hứa sẽ đi Mỹ để sau đó quay về cưới Hòa. Tin vào tình yêu, Hòa và Hải lên đường hồi hương vào tháng 10 năm 1992, Hòa về quê Quảng Nam, trong khi Hải ở Bến Tre. Qua đầu Xuân năm 1993, Hải ra nhà Hòa để xin phép được chính thức cho hai đứa quen nhau. Đến tháng 10 năm 1993 Hải lên máy bay đi Mỹ, và giữ lời hứa, tám tháng sau, tức là tháng 6 năm 1994, quay về Việt Nam làm đám cưới với Hòa.

Đám cưới xong, Hải bay qua Mỹ, Hòa từ Quảng Nam về Bến Tre làm dâu, ở chung với mẹ của Hải (Ba của Hải đi Mỹ từ ngày 30/4/1975, và sau đó có gia đình mới, nên chỉ bảo lãnh các anh chị em của Hải, còn Mẹ ở lại Việt Nam, sau này khi có quốc tịch, Hải cũng đã bảo lãnh mẹ qua). Gần 5 năm đợi chờ, ngần ấy năm làm dâu vắng bóng chồng, rồi cũng đến ngày Hòa đoàn tụ chồng, thỏa niềm khát khao đến Mỹ cuối năm 1999.

Hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống trên đất mới, dù Hải qua Mỹ từ 1993 nhưng chỉ đến khi có Hòa bên cạnh, thì mới đúng là một gia đình thật sự. Lúc mới chân ướt chân ráo định cư ở Mỹ, Hải làm cho một hãng bánh mì, vài năm sau được vào làm cho một một hãng bánh lớn, nổi tiếng ở Seattle là Franz Bakery, rồi lại chuyển qua làm “manager” của một tiệm “Car Wash” kiêm luôn thợ điện, cộng thêm mày mò tự học về điện, cuối cùng Hải vào làm cho hãng điện tử Jamco-America với vai trò một “mechanic” về điện tử lắp ráp và là “vendors” tại hãng Boeing, chuyên về điện cho bếp và phòng vệ sinh trên máy bay.

Còn Hòa, lúc mới qua, có làm cho hãng điện tử Mackie Design chuyện sản xuất Speakers, Amplifier về nhạc cụ, sau đó nghỉ làm vì sinh con, rồi học và mở tiệm làm Nails.

Cuộc sống trôi qua, dẫu không phải lúc nào cũng êm ả, nhưng Hòa Hải hạnh phúc với những gì mình có, công việc ổn định, hai con trai bước vào tuổi trưởng thành, cứ ngỡ những ngày sắp đến là những bận bịu vui sướng khi các con ra trường, lập gia đình, hai vợ chồng về hưu an hưởng tuổi già, du lịch khắp 50 tiểu bang nước Mỹ và đất nước Canada bên cạnh.

Nhưng bỗng vào giữa tháng Năm năm 2022, Hòa cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ, miệng bị lở loét, chẳng muốn ăn uống gì. Tuy nhiên, Hòa không sốt, ho, không đau cổ đau họng, và cũng không bị sụt cân bất thường. Hòa lấy hẹn bác sĩ gia đình nhưng phải đợi hơn 2 tuần mới có hẹn. Không muốn chờ lâu, Hòa đi vô Virginia Mason Clinic, họ thử Covid, có khám bệnh nhưng không đưa ra kết luận nào. Qua một tuần, các triệu chứng đó biến mất, tất cả trở lại bình thường, rồi đến ngày hẹn bác sĩ, qua một số xét nghiệm máu, Hòa nhận kết quả bị Ung Thư Bạch Huyết Cầu (Leukemia).
Trở về nhà từ văn phòng bác sĩ, Hòa như người mất hồn, không muốn điện thoại kể cho Hải vì Hòa biết Hải yếu đuối, dễ cảm xúc và cũng chưa muốn kể cho bất cứ người thân nào. Hòa vào phòng, gọi điện cho cô bạn thân nhất ở Texas để tâm sự, kể hết mọi diễn tiến bệnh, vừa dứt phôn thì Hải chạy vào phòng, run rẩy:

- Em bị Leukemia thật sao, hôm nay anh cảm thấy bồn chồn, anh xin nghỉ làm về sớm, đã nghe em nói tất cả, có đúng không em, có thật không em?

Hòa lặng người, khẽ gật đầu, Hải bật khóc, Hòa cũng òa khóc theo, cứ thế hai vợ chồng ôm nhau khóc suốt buổi chiều. Sau những giọt nước mắt, Hòa Hải lấy lại tinh thần, cùng bảo nhau cố gắng vượt qua cơn hoạn nạn này. Hai con trai, gia đình anh chị em hai bên ở Seattle và các tiểu bang khác cũng được báo tin, mọi người ủi an và khuyến khích Hòa rất nhiều.

Bác sĩ gia đình của Hòa là nữ, người Việt Nam, rất giỏi, làm tại bệnh viện Swedish tại Edmonds, đã gửi Hòa tới chuyên khoa ung thư trong bệnh viện Swedish ở Seattle. Theo phác đồ điều trị của bác sĩ, Hòa sẽ phải hóa trị, xạ trị, rồi sẽ ghép tủy khi tìm được tủy phù hợp. Hòa bắt đầu được hóa trị từ tháng 6/2022, tóc rụng xác xơ, may mắn cơ thể Hòa không bị phản ứng mạnh, tuy có mệt mỏi chút ít. Thời gian này Hòa là outpatient, được trở về nhà và đến bệnh viện hóa trị theo lịch hẹn. 

Được rời khỏi căn phòng buồn chán của bệnh viện hàng ngày y tá và bác sĩ vào ra, được trở về căn nhà của mình dù chỉ là tạm thời, dù căn bệnh vẫn ở trong người mà Hòa đã vui mừng lắm, những ngày này Hòa được ở bên chồng con, sống cuộc đời thường, mới thấy những điều bình thường quý giá biết bao. Hòa đã nấu các món ngon mà chồng con yêu thích với tất cả chăm chút yêu thương. Hòa đội tóc giả đi chợ, theo chồng ra phố, cuộc sống đẹp làm sao. Hòa tận hưởng những giây phút bên chồng con như trong một giấc mơ, nhưng có lúc trở về thực tế Hòa nghĩ cuộc sống đẹp thế kia rồi đây sẽ không có Hòa. Nghĩ thế Hòa lại đau đớn khóc thầm. Sau mấy đợt hóa trị theo hẹn, Hòa phải giã từ chồng con trở vào bệnh viện.


Việc hóa trị sau sáu tháng đã hoàn tất tốt đẹp, bác sĩ bảo Hòa không cần phải xạ trị, và bắt đầu tiến hành tìm tủy thích hợp để ghép tủy. Các anh chị ruột của Hòa đều sẵn sàng hiến tủy để cứu em mình, dù cuộc ghép tủy có thành công hay không đều là những thử thách gay go, Hòa vẫn vui mừng chờ đợi. Nhưng khi thử nghiệm xét tủy có lẽ một phần do các anh chị đều lớn tuổi, nên mức độ tủy thích ứng khá thấp, thế là giấc mộng ghép tủy của các anh chị không thành, đành phải đợi các mẫu tủy của những người hiến tặng. Hòa thất vọng nhiều, xong Hòa lại cầu nguyện Thiên Chúa để thêm sức mạnh thêm niềm tin và hi vọng đợi chờ vào tấm lòng tha nhân.

*

Cô y tá bước đến bên giường Hòa, vui vẻ:
- Good morning, cô đang mơ mộng gì thế, tôi vào mà cô cũng không biết.
Hòa mỉm cười đáp lại:
- Oh, tôi xin lỗi! Cô biết rồi đấy, nằm ở bệnh viện dài lâu thế này, thời gian bao la, nên tôi hay nhớ về quá khứ, những kỷ niệm thật đẹp từ tuổi thanh xuân, như lời khuyên của bác sĩ.
- Vậy hôm nay cô đang hồi tưởng đến đoạn nào?
- Tôi vừa ôn lại con đường tình yêu của vợ chồng tôi, cũng lên thác xuống ghềnh như các mối tình khác, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn bên nhau, yêu thương nhau hơn bao giờ hết.
Cô y tá lấy máu, đo huyết áp, vừa xong thì cô y tá khác mang vào khay breakfast. Hòa đón lấy, ăn thật ngon, rồi cơn buồn ngủ ập đến, có lẽ do sáng nay đã thức dậy sớm. Hòa tỉnh giấc khi nghe tiếng nói của Hải trong phòng, đang dặn dò con trai điều gì đó qua phone, Hòa ngạc nhiên, ngơ ngác:
- Ủa, sao anh lại đến thăm em giờ này?
- Có việc quan trọng lắm em ơi!
 
Hải không giấu được niềm vui trên khuôn mặt, hớn hở tiếp:

- Bệnh viện vừa báo tin, đã tìm được tủy cho em rồi, anh đến đây làm thủ tục, em sẽ được ghép tủy vào tháng 1/2023 tại University of Washington Medical Hospital. Không ngờ lại có tin vui nhanh chóng thế.

Hòa reo lên sung sướng mà nước mắt lăn trào ra:
 
- Tạ ơn Chúa, tạ ơn người hiến tủy. Em tưởng mình đang mơ.
 
Hải âu yếm nói với vợ:
 
- Ngẫu nhiên mùa Tạ Ơn đang đến.  Đây là món quà mùa Thanksgiving cho em đó.

Rồi Hòa bị hôn mê sâu mấy ngày đúng dịp Lễ Tạ Ơn. Hôm ấy mở mắt ra Hòa ngạc nhiên thấy các bác sĩ, y tá, và Hải cùng vỗ tay reo mừng. Sau khi được kiểm tra mọi thứ, các bác sĩ, y tá, ra khỏi phòng để hai vợ chồng trò chuyện. Hải nói trong nước mắt:

- Mừng quá, em đã tỉnh lại, sau cơn hôn mê sâu.
- Thật ư? Nào em có biết!
- Mấy bữa đó, anh và hai con chỉ biết ngắm nhìn em qua ô cửa kính, em nằm bất động trên giường, toàn thân phủ kín mít bởi bộ đồ vô trùng. Em biết không, trong lúc tuyệt vọng, anh đã xin Chúa và Mẹ Maria, cho em tỉnh lại để còn được ghép tủy, anh nguyện sẽ rửa tội theo Đạo như em hằng ước mong.

Cảm nhận được tình yêu vô bờ của chồng, Hòa khóc lặng lẽ, nắm chặt tay Hải như lời cảm ơn. Gia đình Hòa có đạo Công Giáo, còn Hải không có Đạo, lúc hai người từ trại tỵ nạn trở về Việt Nam, rồi Hải lo giấy tờ đi định cư ODP theo ba, rồi quay về cưới Hòa, mọi thứ diễn ra gấp gáp nên Hải chưa vào đạo. Sau này Hòa qua Mỹ đoàn tụ, lại có hàng trăm lý do khác để điều ấy chưa xảy ra, có khi Hải còn nói:

- Em ơi, đạo nào cũng tốt, phải không em, gia đình chúng ta vẫn sống tốt đẹp và hạnh phúc đấy thôi!

Giờ đây, giữa cơn sinh tử của vợ, Hải đã mở lòng xin được làm con Thiên Chúa, đặt hết niềm tin và hy vọng nơi Ngài, chẳng phải ước mơ của Hòa đã thành sự thật rồi sao?

Hòa nhìn chồng, dịu dàng:

- Chúa đã nhận lời nài van của anh rồi đấy, vậy là hai vợ chồng mình đều được Ơn của mùa Tạ Ơn này. Bây giờ chúng ta tiếp tục phó thác, cầu nguyện thêm nữa, cho em ghép tủy được may mắn, rồi sẽ khỏe hơn để còn dự lễ Rửa Tội của anh cùng Lễ Hôn Phối Công Giáo chính thức của chúng ta nữa chứ.
Cuộc ghép tủy thành công, nhưng ba tháng tiếp theo sau ca ghép tủy là thời gian có lúc Hòa ngỡ như mình “chết còn sướng hơn”. Tháng đầu tiên, các triệu chứng “side effects” ập đến trong kinh hoàng. Hòa bị tiêu chảy trầm trọng, liên tục, kiệt sức, không lết nổi vào washroom, các y tá phải mang tã cho Hòa, và để sẵn cái “bô” ngay dưới gầm giường. Còn nữa, miệng Hòa lại bị lở lói, uống nước còn không được chớ nói gì ăn, và bác sĩ cho thông ống vào thực quản để tiếp thức ăn vào cơ thể Hòa. Hai tháng sau, tình hình từ từ khả quan hơn, các triệu chứng bớt dần, sức khỏe Hòa hồi phục nhanh chóng, được trở về nhà cùng chồng con.

Mới đây, bệnh viện nơi Hòa thay tủy có cho biết thông tin của người hiến tủy. Đó là một chàng trai, last name Yang, 29 tuổi, người Mỹ gốc Đài Loan, sinh ra lớn lên và học Đại Học ở Michigan, yêu thích thể thao nhất là chạy marathon, hiện nay đang sống và làm việc ở Chicago. Vợ chồng Hòa nao nức mừng rỡ, liên lạc với Yang qua email. Khi đọc mail của Hòa, biết tủy của mình đã cứu sống Hòa vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, Yang đã email trả lời đầy phấn khích, thật sự chung vui với Hòa.

Hình 2
Yang, chàng trai đã hiến tủy cứu Hòa
Sau đây là phần nói chuyện qua “Facetime” giữa Hòa Hải và Yang:

- Yang ơi, anh còn trẻ, sao lại có ý tưởng hiến tủy cho người bệnh, và điều đó xảy ra từ khi nào?
- Khi tôi còn học ở Đại Học Michigan, lúc ấy năm 2011, tôi cũng ... ham vui, ghi danh vào nhóm “sẵn sàng hiến máu, hiến tủy” theo phong trào kêu gọi của trường Đại Học.
- Rồi sao nữa?
- Rồi tôi được gọi lên làm các xét nghiệm, máu, tủy, DNA ... đủ thứ, để họ lưu trữ trong hồ sơ. Thời gian trôi qua, đôi lúc tôi cũng quên chuyện mình đã ghi danh hiến máu, tủy. Rồi đến một ngày gần cuối năm 2022, tôi được một cú điện thoại từ bệnh viện, cho biết rằng, có một phụ nữ ở Seattle đang bị Leukemia, có tủy trùng hợp với tôi, vậy tôi có còn muốn tặng tủy không?

- Trời đất! Vậy là hơn 10 năm sau mới tìm được người phù hợp cao nhất để anh hiến tủy, và anh vẫn còn... ham vui, mặc dù anh vẫn có thể đổi ý không hiến tặng chứ?

Yang cười lớn:

- Thú thật với cô, ai cũng có một thời tuổi trẻ hăng say, sôi nổi, ham vui, có phải? Nhưng nay tôi đã... già hơn xưa rồi nhé. Dĩ nhiên, chẳng có một cam kết nào cả, nhưng tôi không thấy có lý do gì để “say No” khi mà có người đang rất cần mình, trong khả năng của mình.
- Yang ơi, tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết mong được gọi anh là ân nhân của tôi và của cả gia đình tôi nữa. Một điều tuyệt vời của cuộc đời ban tặng cho tôi, là lòng tốt của anh đó.
- Cô đừng nghĩ ngợi nhiều, tôi cũng sung sướng như cô, khi biết việc làm của mình thật sự ý nghĩa.
Sau cuộc “facetime” vui vẻ, Hòa nói với chồng:
- Ôi, Yang dễ thương hơn mình thấy trong hình anh nhỉ, nói chuyện rất thân thiện, hiền lành. Giá mà con mình là con gái và Yang còn độc thân, thì nhất định em phải bắt cóc Yang làm rể lắm á!
- Thôi đi cô nương, thà cứ để Yang làm ân nhân cả đời sẽ tốt đẹp biết bao, chớ làm rể, lỡ khi vợ chồng nó “cơm không lành canh không ngọt” đem nhau ra tòa... ly dị thì em mất rể mất luôn cả ân nhân nữa đó.
 
- Xí, anh chỉ giỏi suy diễn tào lao. Vì quý mến Yang nên em mơ điều tốt đẹp cho vui, chớ nhìn hình Yang với vợ mới cưới, họ thật đẹp đôi.
 
Đến nay, mối liên lạc giữa gia đình Hòa Hải và Yang đang trở nên gần gũi, thân tình. Yang nói vợ chồng Yang sẽ qua Seattle chơi vì có bạn bè ở đấy, còn Hòa Hải nhất quyết sẽ đón vợ chồng Yang về nhà khi họ đến Seattle. Và dĩ nhiên, Hòa cũng mong sức khỏe tốt hơn nữa, để có dịp bay qua Chicago thăm gia đình Yang.

Trong lần đi tái khám mới nhất, bác sĩ đã chúc mừng Hòa:

-  Hiện nay trong người cô, không còn chút máu nào của cô nữa, mà hoàn toàn là máu mới, máu của Yang!
Chiều nay, khi đứng trong bếp nấu cơm, chờ chồng con về nhà, Hòa thấy mình thật sự hạnh phúc khi lại làm chủ căn bếp ấm cúng này mà có lúc trong cơn bệnh hoạn Hòa đã nhớ nhà, nhớ cả căn bếp, cái bàn ăn với những bữa cơm quây quần, chỉ sợ không còn dịp quay về và bếp sẽ vắng đi người vợ, người mẹ quạnh hiu làm sao.

Hòa ngắm mảnh vườn sau nhà với một cõi lòng tràn đầy Tri Ân.

Không phải đợi đến mùa Thanksgiving, mà gần hai năm nay, kể từ khi được thay tủy, là từng ngày từng phút từng giây Hòa dâng lên ngàn lời Tạ Ơn.
 
Tạ ơn Thiên chúa đã tiếp cho Hòa thêm sức mạnh, vững vàng cậy trông trong cơn nguy khốn của căn bệnh ngặt nghèo.
 
Tạ Ơn nước Mỹ đã cứu đời Hòa hai lần, lần đầu là đưa Hòa ra khỏi nước Việt Nam Cộng Sản, cho Hòa đời sống tự do dân chủ, và bây giờ với nền Khoa Học Y Khoa tân tiến cho Hòa được cứu chữa trong những điều kiện tốt nhất nơi bệnh viện.
 
Tạ ơn Hải, tình yêu của anh vẫn như lời tuyên hứa trước bàn thờ Chúa trong lễ Hôn Phối, là luôn ở bên em “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh”.
 
Tạ ơn các con, đại gia đình hai bên, các bạn bè thân quen luôn động viên theo dõi từng bước trong cuộc “chiến đấu” sống còn của Hòa.
 
Đặc biệt Tạ ơn Yang, một người không hề quen biết, nhưng được sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong xã hội nhân bản Mỹ Quốc, đã làm điều tốt lành hiến tủy cứu người giúp Hòa vượt qua cơn bạo bệnh này.

Dẫu chỉ mới hai năm sống với tủy mới, máu mới, hành trình phía trước chưa thể nói được điều gì, nhưng Hòa vẫn lạc quan tin tưởng, sẽ sớm đến ngày bác sĩ chính thức gọi Hòa là “Cancer Survivor”.

Còn bây giờ, mỗi ngày Hòa tận hưởng cuộc sống, ở nhà chăm lo cho chồng, con từng miếng ăn giấc ngủ, ngắm vườn tược sân sau nhà, nghe chim hót buổi sáng, ngắm hoàng hôn chiều buông, cả nhà cùng nhau đi dạo, “road trips”, đi leo núi hòa mình với thiên nhiên, những điều đơn giản mà trước đây quay cuồng với cuộc mưu sinh Hòa chưa cảm nhận được.

Tạ Ơn cuộc đời!
Hòa trân trọng từng hơi thở từng ngày với tâm tình của Ngàn Lời Tạ Ơn.
 
Edmonton, Tháng 11/2024

Kim Loan
 

Ý kiến bạn đọc
07/12/202418:31:57
Khách
Tuy dân Mỹ trả tiền gấp đôi hay 3 lần phí tổn y tế các nuớc Âu Châu, Canada, Úc, Nhật nhưng y tế Mỹ vẫn kém hơn các nuớc này, xài tiền mà không có hiệu quả. Trong thời đại dịch Covid -19, số ca của Mỹ và số chết cao nhất thế giới dù bệnh viện Mỹ xài rất nhiều tiền. Các nuớc nghèo tại Phi Châu, Campuchia, Bangladesh không có tiền mua thuốc chích ngưà, không phòng bệnh nhưng số chết rất nhỏ. Khi có dịch Covid thì chánh phủ Mỹ trả hết tiền bệnh viện nhưng nhiều bệnh nhân tỉnh dậy sau 1, 2 tháng hôn mê trong phòng cấp cứu lo sợ bảo hiểm không trả tiền vì cái bill quá cao. Có bệnh nhân sợ không trả nổi tiền bệnh viện nên không muốn sống, vì sợ sống làm gánh nặng cho thân nhân. Mỹ là thiên đuờng khi mình khoẻ mạnh, khi già yếu bệnh tật thì cơ quan y tế lấy hết tài sản, có khi vì không có con cái lo thì không còn tiền tang lễ và chỉ đuợc chôn vào nơi chánh phủ chôn nguời vô gia cư. Vì vậy nhiều nguời Mỹ mua bảo hiểm nhân thọ 20 ngàn đô để khi chết thì thân nhân có tiền lo hậu sự.
07/12/202415:07:25
Khách
Chúc mừng cho gia đình bà Hoà. Ngàn lời tạ ơn là đúng. Giống như đi vuợt biên, có nguời đến noi bình an, có nguời gặp nạn. Chuyện bảo hiểm y tế bên Mỹ hên xui may rủi, có nguời đuợc bảo hiểm tốt hồi phục sống lâu. Có nguời gặp bảo hiểm xấu, lành bệnh rồi mang công mắc nợ phá sản. Tuần rồi có một ông bắn chết chủ tịch công ty United Health Care có lẽ vì ông CEO này dùng AI software để không trả tiền trị bệnh theo khẩu hiệu 3D cuả ngành bảo hiểm y tế Deny, Delay, Defend (từ chối, trì hoãn, bào chữa việc từ chối trả tiền chữa bệnh). Trên các bình luận tin thì đa số độc giả nói rằng bảo hiểm United Health Care có tỷ số từ chối trả tiền cao nhất trong các hãng bảo hiểm. Một ông nói rằng thân nhân của ông bị chữa trị kéo dài mà United HC không trả tiền, vì quá tốn kém nên tự vận để tránh phá sản. Có ông dạy hoc đại học Cornell đưa ra con số 68 ngàn nguời chết vì hãng này từ chối không cho bác sĩ chữa trị. Cách đây vài năm một bệnh nhân 61 tuổi đem súng vào cửa bệnh viện ở Minnesota bắn chết một số nhân viên y tế vì ông ta bị bắt phải trả tiền quá cao. Có lẽ vì sợ dư luận nên hôm qua hãng Athem Blue Cross phải bãi bỏ hạn chế bác sĩ thời gian đánh thuốc mê vì làm chết nguời. Nuớc Mỹ là nuớc giàu nhất, viện trợ hàng trăm tỷ bom đạn để tàn phá bệnh viện, giết Bác sĩ Không Biên Giới, giết nhân viên từ thiện thực phẩm của World Central Kitchen, tàn phá các chung cư đông đúc làm chết hàng ngàn đàn bà trẻ con, trong khi đó bỏ mặc dân chúng Mỹ chết duới bàn tay của ngành y tế. Nuớc Mỹ cái gì cũng rẻ hơn Canada và Âu châu như TV, xe hơi, khách sạn, nhà hàng ăn, thực phẩm, xăng, vv. nhưng giá y tế quá mắc. Không lẽ chánh phủ và quốc hội Canada, Úc, Âu châu, Nhật ngay cả VN biết lo cho dân hơn chánh phủ và quốc hội Mỹ? Nuớc Mỹ giàu có nhưng đa số nguời giàu thất đức vì tham lam tiền bạc. Cũng có nguời tốt nhưng đa số các ông tỷ phú Mỹ gian ác. Nay mấy ông tỷ phú lại lên cai trị nuớc Mỹ vì ông Biden quá tệ.
Các vị dân cử trong quốc hội Mỹ và tổng thống biết rõ là dân Mỹ trả tiền thuốc men và chữa trị gấp đôi gấp năm lần dân Canada và dân Âu Châu phải trả nhưng họ làm ngơ trong 50 năm qua chỉ vì ăn tiền của ngành y tế để giết dân mình. Sau bao nhiêu năm biểu tinh kiến nghị như đàn gảy tai trâu, bây giờ một ông có can đảm cầm súng để dóng lên tiếng nói của nguời dân thấp cổ bé miệng và đuợc dư luận ủng hộ mạnh mẽ.
05/12/202404:17:56
Khách
Cám ơn Kim Loan viết bài nào cũng hay hết
04/12/202422:33:08
Khách
Cảm ơn Chị Loan chia sẽ những bài viết rất hay, rất nhân bản về tinh Người❤️❤️❤️
01/12/202416:09:06
Khách
Một bài viết hay cho mùa Lễ Tạ Ơn - và có cả phần đề cập đến những biến chứng sau khi ghép tủy .
Qua hình ảnh, cô Hòa may mắn đã kiếm được người chồng Hải trông hiền hậu và cũng được anh Yang với vẻ mặt nhân từ hiến tủy cứu sống .
01/12/202415:57:39
Khách
Một bài viết hay cho mùa Lễ Tạ Ơn - và có cả phần đề cập đến những biến chứng sau khi ghép tủy .
Qua hình ảnh, cô Hải kiếm được người chồng Hải trông hiền hậu và cũng được anh Yang với vẻ mặt nhân từ hiến tủy cứu sống .
29/11/202415:28:22
Khách
Cám ơn Kim Loan về một bài viết thật hay và ý nghĩa trong mùa Tạ Ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 414,058
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến