Hôm nay,  

Chuyện Đời Không Bình Thường

02/02/202400:00:00(Xem: 2049)

Ann-Phong.-Mom,-Where-Are-You.-Acrylic-with-used-objects-on-wood.-24x25x10
Tranh Ann-Phong. Mom, Where Are You? Acrylic with used objects on wood. 24x25x10
 
 
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên, tác giả nhận giải danh dự từ năm 2002.

***
 
Nước mắt chảy những giọt trong vắt, tràn xuống đôi môi, từ đôi mắt u sầu, Hoa nói nhỏ thiệt nhỏ, khi thấy cô giáo Mơ vừa bước ra khỏi cánh cửa gỗ cũ kỹ của văn phòng làm việc:
 
- Con dắt em con đi một vòng rồi con trả nó lại cho cô nha.

Mơ bước nhanh tới, choàng cánh tay lên vai cô gái, vỗ nhẹ lên bờ vai nhỏ:

- Đừng có buồn quá, đừng có lo nhiều, rồi từ từ em sẽ quen nhà mới nhe con.
 
Thả tay xuống, Mơ tiếp:

- Ừa, con dắt em đi chơi một vòng đi, rồi đem em về văn phòng cho cô, đừng lo, cô thương em lắm.

- Cô ơi, bà Nội mấy nhỏ hỏng chịu giữ em con, chớ con đâu muốn bỏ nó. Bà Nội chỉ giữ hai đứa cháu nội thôi, con còn phải đi làm, không ai coi chừng em con.

- Cô hiểu mà, từ từ em sẽ quen thôi con. Hỏng chừng sống chung với người khác em con sẽ học hỏi được nhiều điều trong đời sống, may ra nó… khỏe hơn. Thôi dắt em đi một vòng đi.
 
Hai chị em nắm tay nhau, đi về hướng đường lộ. Con đường đông đúc xe cộ ầm ầm nối đuôi nhau, buổi sáng sớm giờ thiên hạ đang trên đường tới sở. Bên kia là hai hàng bảng cấm, ngay giữa con lộ đang sửa chữa, đuờng chỉ mở một chiều xe lên, xuống, nên kẹt lung.

Mơ nhìn theo bóng hai chị em, một thoáng, rồi quay nhanh trở vô văn phòng, lòng thấy nặng trĩu.
 
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em.

Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
 
Trở vô ngồi viết tờ báo cáo hàng ngày. Khi xong, ra phòng ngoài đã thấy em ngồi trên ghế ở một góc, chỗ ngồi quen thuộc của em. Thấy cô giáo, em cười tươi, miệng lấp bấp:

- Chị khóc…khóc...chị đi gồi...
 
Nhỏ lấy ngón tay, quẹt lên con mắt, bắt chước như chị nó chùi nước mắt, ngó cái mặt thiệt dễ thương.

- Ừa, chị đi rồi, bây giờ con đi chơi với cô nhe.

Con nhỏ gật đầu, chìa ra cho cô giáo coi bịch ni-lông nhỏ, trong có mấy chùm nho:

- Chị cho.

Lại cười, hai con mắt ánh lên niềm vui.

- Con ăn đi.

Gật nhẹ đầu, Mơ nói, nhỏ vội vàng mở miệng bao, lấy chùm nho đỏ ra, bứt từng trái bỏ vào miệng. Mơ dặn thêm:

- Nhớ nhả hột bỏ nhe con.

- Dạ.

Nhỏ ăn xong bịch nho, lại tới bên cạnh cô giáo, kéo kéo tay áo Mơ:

- Đi dzìa cô, dzìa nhà chị, dzìa ngủ cô … cô … cô, chị tắm …chị mua ba bộ áo đẹp… đẹp… đẹp.

Con nhỏ bắt đầu nói cà lăm. Mơ vuốt tóc em:

- Hỏng ngủ con, ngủ hồi tối rồi, giờ mình vô lớp học, mai bận đồ mới nhe.

- Dạ, ngủ rồi, đi học.

Ngoan ngoãn, nhỏ lập lại lời của Mơ, rồi đi theo cô giáo vô lớp.

Lấy tập ra, viết từng hàng chữ “I” xong đẩy qua, kèm cây viết chì.

- Con viết theo nè.

- Dạ.

Em lúc nào cũng dạ, ngoan lắm. Mơ trở qua các em học trò khác, một lát sau trở lại, thấy trên cuốn tập là những vòng tròn quệt quẹt, chồng lên những chữ “I” uốn nét của mình.
 
Ừa, thôi, em không biết viết. Kiên nhẫn thêm một chút.
 
Em năm nay bằng tuổi con trai lớn của Mơ, tức 32 tuổi. Em mắc một chứng bịnh tâm trí từ hồi rất nhỏ, gọi là “ bịnh hoang tưởng”. Hoa là tên của chị em, chắc lớn hơn em 2, 3 tuổi thôi.

Chị em kể: ”Ba Má đâu có nuôi nó, bỏ nó từ hồi còn nhỏ, Bà Ngoại con nuôi. Con mới đem nó qua đây“.
 
Trong những lúc cô trò ngồi nói chuyện, em thường kể:

- Mẹ đẹp …đẹp …đẹp lắm.

Chắc trong trí nhớ của em có lúc bừng sáng. Mơ khuyến khích cho em kể tiếp:

- Mẹ đẹp sao hả con?

Đôi mắt em sáng rỡ, màu nâu lợt ánh lên trong vắt, ngây thơ, miệng cười tươi tắn:

- Mẹ bận áo dài… có che dù nữa.

- Mẹ bận áo màu gì?

-Màu …tím.

Trời đất!

Em biết và nhớ cả màu áo của mẹ.

- Mẹ mang giày cao “dzì” nè …

Em xoè bàn tay, đủ năm ngón.

- Con nhớ …ba không?

- Có

Gật đầu lẹ làng, em nói tiếp:

- Ba …ba …ba lái xe.

Hai tay em ra dáng như ôm tay lái, đưa qua lại.

Một em khác đi cùng nhóm, tên Lan xía vô, nói liếng láo:

- Nó nói ba nó chạy xe cô ơi.

À, như vậy nhà em chắc khá giả. Ở bên Việt Nam mà có xe hơi nữa.
 
Lâu lâu, em đứng kề sát bên Mơ, ngả đầu dựa vào vai cô giáo, Mơ hỏi:

- Nhớ mẹ hả con.

Nhỏ gật đầu,mếu:

- Nhớ mẹ quá!

Ôi! Mơ thiệt tình không hiểu những em bị bịnh tâm trí nầy, cái đầu em khi nào mê khi nào tỉnh, nhưng những lời nói của các em cứ làm cho trái tim Mơ nhói lên từng nhói đau hết sức!

Nhiều lúc, tự nhiên em khóc, nước mắt chảy ràn rụa. Nước mũi chảy hòa cùng nước mắt lem luốt, mũi đỏ ửng, khiến em khác cằn nhằn:

- Biểu nó chùi mũi đi cô, dơ quá hà!
 
Ừa, hơn ba chục tuổi em không biết chùi mũi, đưa cái khăn giấy, em quẹt quẹt tèm lem. Mơ giả bộ nạt:

- Thôi, hỏng có khóc, cô hỏng thương à.
 
Chiêu “cô hỏng thương” hiệu nghiệm lắm. Cứ nói hỏng thương là mấy nhỏ nghe lời răm rắp, ngộ vậy đó nhe.
 
Chị em kể, ban đêm, hôm nào em không ngủ được, thì em chạy rầm rầm trên hành lang giữa nhà, dộng cửa buồng ngủ của anh chị, của cháu, ầm ầm suốt đêm, không ai ngủ nghê gì được hết. Thiệt khổ cho tình cảnh của chị em, còn chồng, còn con!

Bữa trước đưa em về, nghe chị em than thở:

- Chắc con bỏ nó quá …cô ơi ! Nó quậy quá làm sao con chịu nổi!.

- Con đừng bỏ em, tội cho em lắm!
 
Nói vậy, vì lòng mình nó vậy, biết làm sao!
 
Hôm đầu tiên đưa em về nhà mới, chỗ chăm sóc em, dọc đường, như có linh cảm làm sáng trí, em vỗ vai Mơ, chỉ ngược hướng xe chạy, cà lăm, vấp váp:
- …cô …cô ..cô…cô …. dzìa nhà... nhà... nhà chị.
 
Khi nói vội vàng, em hay cà lăm.

Nhà mới là chỗ nuôi và chăm sóc người bịnh chậm phát triển, cần phải quan tâm liên tục 24 tiếng một ngày. Nhà gọi là “Group house” thường rất rộng rãi ba hay bốn phòng ngủ. Mỗi phòng có thể một, hay hai người ở chung. Ở đây sẽ có người lo ăn uống, giặt giũ, chăm sóc vệ sinh, sức khỏe v…v…Tùy theo bịnh nặng nhẹ, mà người chăm sóc dạy họ về đời sống tập thể và sinh hoạt như một gia đình.
 
Lúc tới nhà mới, ngừng xe, Mơ ngó thấy hai con mắt em đỏ lừ, nước mắt chạy dọc theo sóng mũi. Em xuống xe, cầm hộp “lunch”, đi một mạch vô nhà, thẳng vô buồng, không ngó lại như mọi hôm vẫn ngần ngừ, rồi hun lên má cô giáo trước khi gõ cửa nhà chị.

Em biết buồn biết giận nữa chớ, em vẫn là một con người mà, dù trí khôn của em chỉ là đứa bé 3-4 tuổi. Em biết tủi thân nữa chớ, thỉnh thoảng em khóc vì nhớ mẹ, người mẹ chắc đã quên em từ lâu lắm.

Hình ảnh người mẹ trong đầu em thiệt là đẹp đẽ.
 
Lúc ăn trưa, em hay nói :
- Cơm ngon quá.
 
Em ăn không biết no, và cũng không biết đi cầu tiêu tiểu, nếu không có người nhắc.

Chị em kể có lần mấy ngày không đi cầu bụng em to như cái trống, phải đưa em tới bác sĩ. Có lần khác, trong bếp, chị đang cắt miếng thịt, vừa quay lưng đi, quay lại, là miếng thịt biến mất. Kiếm hoài, mới nghĩ ra em đã lấy nuốt vô bụng rồi. Em ăn không biết no, không biết thức ăn sống hay chín. Cứ thấy đồ ăn là sấn lại, tay bốc, miệng đã nhai rồi. Một lần, dẫn các em đi chơi Bowling, ngang qua cái bàn, em quơ tay nắm cái ly của ai đó để trên bàn, uống ừng ực một hơi, không chụp kịp. Giờ ăn trưa em thường ôm kè kè hộp đồ ăn, kiếm chỗ ngồi riêng một mình, lấm lét mở hộp, khum khum tay che, cử chỉ như sợ có ai tới giựt. Em ăn mau như chớp, và mấy miếng đã hết nửa hộp cơm to tướng. Ăn xong, thời gian còn lại chừng nửa tiếng đồng hồ em loay hoay tìm cách để đậy nắp hộp cơm, chỉ hoài cũng chưa làm được. Mơ vẫn luôn nhanh mắt nhắc chừng:

- Nhai nữa nhe con, ăn từ từ.

Ngoài những thói quen đó, em hiền lành dễ thương.
 
Từ ngày em về chỗ ở mới, Mơ nhận thấy em có vẻ ngoan ngoãn hơn trước. Đưa em tới nhà, đôi khi Mơ theo em vô tận phòng riêng, thấy em biết tháo đôi giày đang mang, đặt thứ tự ở góc tủ máng quần áo, mang lại đôi giày vải mềm đi trong nhà, máng cái áo lạnh lên móc. Như vậy ít chuyện nhỏ nhặt em đã có thể tự làm.

Nhớ lúc trước, mỗi sáng tới nhà rước em, thấy chị em vẫn phải ngồi dưới đất, mang từng chiếc vớ chiếc giày cho em. Mong mỏi của chị em, khi gởi em cho người khác nuôi, là để em có thể tự lập từ từ, may ra trí khôn của em sáng lên chăng.
 
Mơ vẫn cố gắng tập em đồ vần a, b, c, viết tên mình; vẫn cố gắng giúp đỡ em hội nhập vào dòng sinh hoạt bình thường. Em đã biết khoanh tay chào hỏi những  người mới gặp, với nụ cười rất dễ thương, biết ngồi cùng bàn ăn với người khác, tuy vẫn còn ăn nhanh như gió. Nghe kể, đêm nào không ngủ được, em thường ra đứng nơi nhà bếp, nước mắt chảy ràn rụa, ngửa hai bàn tay, xin ăn, vì thói quen ăn không biết no. Người chăm sóc em cho biết, em không đói, chỉ thèm ăn một cách vô thức mà thôi.

Xa các em mấy năm rồi, Tết cận kề, Mơ nhớ các em quá!

Mong sao cho em, một ngày nào đó, sống đời bình thường với những người bình thường.

Ngọc Anh 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,463
Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến