Hôm nay,  

“Thanksgiving” Cho Mọi Người

28/11/202400:00:00(Xem: 3773)

Thanksgiving 

Tác giả tên thật là Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Tác giả là một cây bút được yêu mến và đọc nhiều trong giải thưởng VVNM. Bà vừa nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm 2023. Từ một câu chuyện nhẹ nhàng về tình người, tác giả gửi gắm một điều ước tốt đẹp đến mọi người trong mùa lễ “Thanksgiving”
 
***
 
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ.
 
Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông.
 
- Choang…Choang…
 
Cả chiếc ấm tích và chén trà rơi xuống đất, mảnh vụn văng tung toé. Ông còn chưa kịp định thần thì đã nghe tiếng gõ cửa và tiếng gọi lớn:
 
- Ông ơi, lấy giúp bọn cháu quả bóng đi ạ.
 
Không nghe tiếng trả lời, bọn trẻ dừng lại một chút rồi gọi to hơn, đập cửa dồn dập hơn. Cơn giận ngút lên. Ông cố gắng thở đều cho nhịp tim bình thường trở lại, nhưng không thể được… Cánh cổng bật mạnh ra. Thằng bé dừng tay gõ cửa, hớn hở:
 
- Ông cho cháu xin…
 
Ông quát thật to, giận dữ:
 
- Cút, cút ngay.
 
Bọn trẻ ngỡ ngàng nhìn ông. Theo bản năng, chúng thụt lùi lại sợ hãi. Rồi bất thình lình, cả bọn co chân chạy thật nhanh. Ông hằn học dập mạnh cửa, đi trở ra vườn. Nhìn những mảnh vỡ nằm ngổn ngang khắp nơi, ông nghe cơn giận tức ngang lồng ngực.
 
Lúc trước, khi ông chuyển đến đây, thành phố này còn hoang sơ lắm. Từ “highway” rẽ vào con đường nhỏ ngoằn ngoèo, có những quãng chỉ toàn cây thông xanh chạy dài ngun ngút, không thấy bóng người.  Và dừng lại cuối ngõ là căn nhà của ông, lẻ loi trong dãy phố thưa thớt bóng nhà. Bãi đất trống trải mênh mang lau lác bên cạnh, và phía sau là thung lũng sâu bạt ngàn cây cỏ. 
 
Đêm đến, bóng tối phủ tràn. Gió đưa bóng cây lay lắt như những hồn ma chập chờn hòa theo tiếng gió rít từ vực sâu nghe thật hãi hùng. Nếu ai đó yếu bóng vía, sẽ bỏ đi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng ông thì khác. Ngôi nhà rất thích hợp với tâm trạng cô đơn của ông. Càng hẻo lánh càng tốt. Ông không muốn tiếp xúc với hàng xóm, không muốn quan hệ với bất cứ ai.
 
Rồi theo thời gian, thành phố đông đúc hơn. Những ngôi nhà mọc thêm như nấm sau cơn mưa rào. Tháng rồi, công ty vệ sinh môi trường của thành phố đã đến phát quang bãi đất trống bên cạnh nhà ông và xịt thuốc đuổi muỗi, đuổi côn trùng. Vậy là đương nhiên, nơi đó trở thành chỗ tụ tập vui chơi của bọn trẻ khu phố lúc rảnh rỗi.
 
Ông đứng lên, cái lưng đau như muốn gãy đôi vì cúi xuống quá lâu để nhặt nhạnh, dọn dẹp những mảnh vỡ. Vậy là mất toi một buổi sáng yên lành.
 
Ông không ngờ cơn giận của mình đã đổi lấy hậu quả khôn lường. Hôm sau, khi mở cửa ra sân định cắt cỏ, ông thấy trứng bể tung toé khắp nơi. Khựng lại một chút, ông hiểu ra đây là trò trả đũa của bọn trẻ hômqua. 
 
Lụi cụi, ông rắc xà bông rồi cầm vòi xịt nước dọn rửa. Chắc hẳn bọn trẻ đã ra tay từ sớm, nên khi nắng lên cao, lòng trứng khắn vào cửa, vào tường, vào hàng ba thành một lớp khô cứng, rất khó tẩy sạch. Lụi hụi cả tiếng đồng hồ, ông mới làm xong. Nhưng mùi tanh tanh của trứng vẫn như còn lảng vảng trong không khí. 
 
Cứ vài ngày, nhà ông lại bị bọn trẻ chọi trứng vào. Ông cố rình, nhưng làm sao bắt được lũ tinh ranh ấy. Mà, không bắt tận tay, day tận mặt, thì biết đâu mà mắng vốn. Chẳng lẽ lại gõ cửa từng nhà mà kêu người ta răn dạy con cái của họ. Không khéo còn bị mắng ngược lại … Thôi thì nén giận vào lòng, lụi cụi dọn dọn, dẹp dẹp chứ biết làm gì bây giờ. Cũng may, sau vài lần “trả thù”, bọn trẻ cũng dừng lại.  
 
Tommy là đứa đã gõ cửa nhà ông để xin lại bóng hôm nọ. Nó cũng là đứa lãnh đạo bọn trẻ trong xóm. Không phải vì nó lớn tuổi nhất, mà vì nó lanh lẹ và thôngminh. Nhà Tommy đối diện chếch chếch nhà ông. 
 
Lần đầu tiên cầm đầu bọn trẻ chọi trứng vào nhà ông, nó phấn khích lắm. Đứng nép sau rèm cửa sổ trên lầu, nó chờ ông suốt buổi sáng. Khi ông vừa dọn dẹp xong và trở vào nhà, Tommy cũng phóng nhanh đến nhà lũ bạn, hớn hở kể lại từng chi tiết. Cả bọn hả hê lắm khi trả được “mối thù”.
 
Nhưng cho đến lần thứ ba thì Tommy cảm thấy có chút gì áy náy, lúc nhìn ông đưa tay quẹt mồ hôi trên trán, rồi lại đưa ra sau lưng đấm đấm. Dưới ánh nắng ban trưa chói chang, Tommy nhìn thấy dáng ông lọm khọm. Chắc ông cũng già bằng ông nội của nó. Khi bọn trẻ định hùn tiền mua trứng lần thứ tư, thì Tommy gạt ngang:
 
- Thôi, đủ rồi. 
 
- Sao vậy, đang vui mà? Một đứa thắc mắc.
 
- Tao nói thôi là thôi. Nghe chưa?
 
Tự nhiên thấy Tommy nổi cáu, cả bọn không hiểu gì, nhưng cũng im thin thít. Với lại, tiếc gì, khi chúng còn rất nhiều trò chơi khác.
 
Chẳng biết vì lẽ gì, mà sau bận ấy, Tommy hay đứng bên cửa sổ ngó sang nhà ông. Hôm nay cũng thế. Nó đứng tần ngần cả buổi nhìn ra ngoài, không hay ba đang đứng cạnh mình:
 
- Con nhìn gì mà chăm chú thế? Mọi hôm cứ chạy nhảy không ngơi chân mà…
 
- Ba ơi, bao giờ thì hết bão? Tommy không trả lời câu hỏi của ba, mà ngập ngừng hỏi lại.
 
- Sao vậy? Ở nhà hoài con buồn lắm phải không?
 
- Ba ơi, hết bão thì mình mới ra ngoài đi chợ được phải không?
 
Ngỡ thằng bé sợ hết thức ăn, mẹ cười xen vào:
 
- Nhà còn đầy thức ăn kìa, con không phải lo.
 
Tommy chỉ tay về phía đối diện:
 
- Không, là con nói ông nhà bên kia đó. Con thấy mỗi Chúa Nhật ông ấy đi lễ và mua thức ăn về. Mà mưa bão hơn tuần rồi, không đi ra ngoài được, chắc ông ấy không còn gì ăn hết.
 
Ba nhìn theo hướng tay Tommy. Đúng là bên đó có một ông già Châu Á đang sống. Từ khi gia đình dọn đến đây, ba chỉ thấy mỗi ông ra vào ngôi nhà ấy. Cả xóm không ai biết ông từ đâu đến và vợ con đâu, mà ông sống cô độc như vậy. Ông không giao tiếp với ai, thậm chí lơ là cả những lời chào hỏi của mọi người.
 
- Con biết ông ấy à? Ba ngạc nhiên.
 
- Dạ, hôm nọ tụi con đá bóng vào, gõ cửa xin lại mà ông ấy không cho, còn la hét inh ỏi. Giận quá, tụi con chọi trứng vào nhà ổng, rồi…
 
- Tụi con chọi trứng vào nhà người ta à? Ba vặn hỏi lại.
 
Đang thao thao kể chuyện, Tommy chợt khựng lại, cúi đầu:
 
- Dạ, con xin lỗi. Con hối hận lắm.
 
Nhìn ánh mắt rươm rướm của con, ba tin rằng thằng bé đã nhận ra lỗi của mình. Xoa đầu Tommy, ba dặn dò:
 
- Từ sau đừng làm thế nữa con nhé.
 
Mẹ đăm chiêu một lúc và đứng lên đi vào bếp:
 
- Ừ, chắc là ông ấy không còn thức ăn đâu. Mưa bão thế này … Để mẹ chuẩn bị ít thức ăn cho ông ấy.
 
Tommy chạy băng qua đường, rồi rón rén đến đặt hộp thức ăn trước cửa nhà ông. Xong, nó co chân chạy nhanh về. Nhưng được một quãng, Tommy tần ngần đứng lại. Lỡ ông ấy không hay mà mở cửa lấy thức ăn thì sao?
 
Nó lò dò quay trở lại, nhặt hai cục đá, chọi vào cửa thật mạnh. Rồi cắm đầu chạy. 
 
Cà phê và sữa đã hết từ mấy hôm rồi. Ông dè sẻn lắm, cũng chỉ còn lại miếng “sandwich” cho ngày hôm nay. Điện cúp từ lúc bắt đầu bão. Không có máy sưởi, nhà lạnh hẳn. Ông phải mặc thêm áo khoác bên ngoài áo ấm, mang thêm vớ và găng tay, mà vẫn cảm giác hai hàm răng mình muốn va lập cập vào nhau. 
 
Không biết làm gì cho qua thời gian, ông bày bàn cờ tướng ra, một mình đóng vai quân đỏ lẫn quân xanh. Con tướng quân đỏ bị con pháo quân xanh chiếu bí rồi, mà mắt ông còn đăm đắm tận nơi đâu. Chợt một tiếng “bộp” vang lên. Ông giật mình, nhìn ra cửa. Rồi thêm một tiếng “bộp” thứ hai. Giống như có ai chọi đá vào cửa nhà. Ông lụm cụm đứng lên. Quái, cái chân ông bỗng tê cứng, phải mất một lúc mới đi được. 
 
Mở cửa ra, ông nhìn quanh quất không thấy bóng ai. Vừa định vào nhà, ông phát hiện thấy một chiếc hộp ràng băng keo đặt trước cổng. Cúi xuống, ông nghe mùi thức ăn thơm nồng xộc vào mũi. Cơn đói ập đến, run run, ông nhấc lấy hộp thức ăn. Một tình cảm thật kỳ lạ dâng lên trong lòng ông. Vẫn còn ai đó nghĩ đến ông sao? Mắt ông như nhòa đi. Lâu lắm rồi, ông mới lại khóc.
 
Đưa túi đồ ăn cho Tommy, mẹ cứ dặn tới dặn lui mãi:
 
- Lần này thì con phải gõ cửa đưa tận tay cho ông nhé. 
 
Ba đưa Tommy ra tận cửa như tiễn vị anh hùng lên đường làm nhiệm vụ quan trọng:
 
- Mạnh dạn lên, con trai.
 
Dù gật đầu rất quả quyết với ba mẹ ở nhà, nhưng vừa đến cửa nhà ông thì Tommy chựng lại. Nó hít một hơi thật mạnh, rồi lấy hết dũng khí, gõ cửa. Ông mở toang cửa, ngạc nhiên nhìn thằng bé đứng trước mặt. Hình như ông đã nhìn thấy nó ở đâu đó rồi. À, thằng bé hôm nọ đá bóng vào nhà ông đây mà.
 
- Cháu đến xin lỗi ông về chuyện đã chọi trứng vào nhà ông. Cháu không dám làm thế nữa đâu ạ. 
 
Phải cố gắng lắm Tommy mới nói hết câu. Xong, nó đứng im chờ ông trút cơn giận và hét to như hôm nọ. Nhưng, lạ chưa kìa, giọng ông thật hiền:
 
- Cháu biết lỗi là ngoan rồi. Mà, chuyện cũ ông cũng đã quên lâu rồi.
 
Nghe ông nói, thằng bé tươi ngay nét mặt. Nó liếng thoắng:
 
- Ông ơi, ba mẹ bảo cháu mang “turkey”, “mass potato”, bánh … đủ thứ đến làm quà Thanksgiving cho ông này. 
 
Vừa nói, Tommy vừa mở gói thức ăn cho ông xem. Ông xúc động đến nghẹn lời:
 
- Có phải lần trước cháu cũng đem thức ăn cho ông không?
 
- Dạ, nhưng lần đó cháu sợ nên không dám gọi cửa.
 
- Ông xin lỗi đã làm cháu và các bạn sợ nhé.
 
Bắt chước dáng vẻ ông lúc nãy, Tommy khoác tay:
 
- Lúc trước ông là ông kẹ, nhưng bây giờ thì không phải ạ. Ông không cần lo đâu. 
 
Ông bật cười trước sự hồn nhiên của thằng bé.
 
- Cháu thưa với ba mẹ là ông cảm ơn lòng tốt của họ nhé.
 
Tommy dạ lớn chào ông về. Nhiệm vụ nó đã hoàn tất. Nhưng ông gọi giật thằng bé lại:
 
- Này, cháu chưa cho ông biết tên cháu là gì.
 
- Dạ, cháu là Tommy ạ. 
 
- Trùng hợp chưa, tên tiếng Mỹ của ông cũng là Tom.
 
- À, cháu biết rồi. Ngày bé ông cũng tên là Tommy như cháu bây giờ, đúng không ạ? Còn mai mốt cháu lớn, mọi người sẽ gọi cháu là Tom.
 
Tự nhiên ông cảm thấy thằng bé thật gần gũi. Lâu lắm rồi, ông ngỡ mình không còn muốn tiếp xúc với ai. Vậy mà…
 
- Ông có thể yêu cầu cháu một điều không?
 
- Gì ạ? Đôi mắt xanh biếc xoe tròn. 
 
- Cháu ở lại dự tiệc Thanksgiving cùng ông nhé.
 
Lời mời của ông tha thiết quá. Mà, mùi thức ăn cũng thơm quá. Tommy nuốt nước bọt, ngần ngừ giao hẹn:
 
- Dạ, mà cháu chỉ ăn ít ít thôi nhé. 
 
Ông gật gù cười:
 
-Thì cứ vào ăn với ông trước đã.
 
Tommy nắm tay ông bước vào nhà. Bàn tay thằng bé nhỏ xíu mà sao ấm lạ. Ông chộn rộn lấy bát đĩa bày thức ăn ra bàn. Tommy cũng lăng xăng giúp ông. Vừa làm, thằng bé vừa tíu tít như con chim chìa vôi.
 
Lần đầu tiên ngôi nhà đón khách. Không  biết sau bao nhiêu năm rồi ông mới có bữa ăn Thanksgiving đầm ấm. Trái tim cô đơn cằn cỗi của ông đập từng nhịp bình yên.

Ai rồi cũng cần được yêu thương và hạnh phúc. Mùa lễ hội là của mọi người trên cuộc đời này.
         
*
 
Lần đầu tôi phát hiện hoa “wish” mọc thành bụi rậm rạp như thế trong khu rừng nhỏ gần nhà. Tôi đứng lặng lại một thoáng ngỡ ngàng. Những đóa hoa trắng rập rờn trong gió lung linh bao điều ước. Nắng sớm trong veo trải một màu vàng đẹp như cổ tích. 

Tháng Mười Một. Mùa Holidays. Sao không một lần hồn nhiên tin vào huyền thoại để nhắm mắt lại, thầm thì một điều ước rất đơn thuần. Là bình yên và hạnh phúc cho mọi người, cho mình. 
 
Đôi khi hạnh phúc chỉ là tiếng cười rộn rã của những người thân bên bếp lửa ấm nồng mùi cinnamon trong ngôi nhà nhỏ. Bình yên là được ngồi quây quần cùng nhau, hít thật đầy không khí tình thân, nghe gió reo trên bạt ngàn thông ngoài khung cửa kính.
 
Tôi mở mắt, chụm môi thổi thật mạnh vào chùm hoa “wish”. Những cánh hoa mong manh trắng xóa bay lên. Bay lên cao cùng những ước mơ cho một mùa lễ hội tuyệt vời.
  
 
Biển Cát

Ý kiến bạn đọc
04/12/202423:03:51
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 413,918
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến