Hôm nay,  

Những Tấm Lòng Vàng

25/11/202400:00:00(Xem: 1173)

bo-sach-vvnm
Tác giả Phan Nữ Lan (Tháinữlan/TháiLan) sinh trưởng tại Đà Lạt, Việt Nam. Cô làm công việc giảng dạy Pháp ngữ và Anh ngữ và biên, phiên dịch ở Việt Nam cũng như khi đã định cư tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Cô còn là cộng tác viên của báo Trẻ magazine, Bút Việt, Nam Úc Tuần Báo, Á Châu Thời Báo, báo Người Việt và Việt Báo. Đây là bài viết đầu tiên tham dự chương trình Viết Về Nước Mỹ mang nội dung bày tỏ lòng tri ân với những “tấm lòng vàng” trong đời sống của cô và gia đình nhân mùa lễ Tạ Ơn.
 
***

Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít...

Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.

Sở hữu gia tài do thế hệ cha ông để lại, hoặc tự mình vươn lên bằng đôi tay và khối óc là những điều may mắn mà không phải ai cũng gặp được. Nhưng sử dụng vốn liếng trời cho ấy cho đúng với lương tâm lại là một điều không dễ thực hiện. Bao nhiêu cạm bẫy vật chất, bao nhiêu cảnh đời trong phút chốc lại trắng tay. Nếu những người ấy biết dùng sự may mắn để tạo phước đức cho đời này và các thế hệ con cháu, vừa giúp người, vừa giúp mình có một cuộc sống hữu ích, có lẽ cuộc đời sẽ có được biết bao bông hoa tươi đẹp. Và nơi cần sự giúp đỡ ấy nhất có lẽ là những bệnh viện được những người có điều kiện và lòng thiện nguyện giúp đóng góp một bàn tay không nhỏ. Những mảnh đời không may phải mang bệnh tật, nếu không có những tấm lòng nhân ái thì sẽ ra sao? Thời gian gần đây, gia đình tôi đã được tiếp cận và mang ơn những bàn tay ấy đến muôn đời. Cầu xin Ơn Trên gia hộ cho những Tấm Lòng Vàng ấy luôn gặp phước. Xin gởi đến quý vị hai câu chuyện về gia đình của tôi.

Chuyện thứ nhất. Ở xứ Cờ Hoa, những trái tim ấy đã rải tình thương đi cùng khắp. Có những bệnh viện chữa bệnh nan y, bệnh nhân không phải trả bất kỳ một chi phí nào, mà đúng ra rất cao để trang trải bao nhiêu là điều kiện để có được những cuộc phẫu thuật, phòng ốc, nhân viên. . . Bệnh viện Nhi, nơi cháu tôi vừa mới chào đời, niềm vui chưa trọn thì qua kiểm tra được biết cháu mang căn bệnh rất hiếm ở các bé, có khối nước trên não, chỉ xảy ra 0,15% trường hợp.

Mới được nhìn thấy ánh sáng mặt trời chưa tới một tuần, bé đã phải trải qua phẫu thuật não. Tin như sét đánh! Tại sao? Và tại sao lại là cháu yêu thương của tôi? Bé còn nhỏ quá, sức của bé có thể chịu đựng để vượt qua không? Các bác sĩ với lương tâm nghề nghiệp thật đáng trân trọng vừa muốn cứu chữa bé, vừa muốn học hỏi thêm để đối phó với bao nhiêu căn bệnh nan y khác, hàng ngày đến phòng bệnh của cháu rất nhiều. và trước hôm phẫu thuật, khoảng 20 bác sĩ đến để kiểm tra mắt, tim, phổi... mỗi vị chuyên môn về một ngành.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 9 giờ rưỡi thay vì 6 giờ như dự định. Từng phút giây nặng nề trôi qua. Nhưng Trời xót thương chúng tôi đã gởi đến cho gia đình chúng tôi những vị có lương tâm và tay nghề rất cao nên mọi việc đã thành công. Giờ đây bé đang hồi sức trong ít lâu, để rồi lại chịu hóa trị, xạ trị. Điều làm cho chúng tôi rất ấm lòng trong nỗi đau khôn cùng là ngoài sự giúp đỡ về viện phí của các nhà hảo tâm, còn có bao nhiêu cơ quan đoàn thể đến để giúp ba mẹ cháu làm đơn xin trợ giúp về y tế (Medicaid), trợ giúp về phương tiện đi lại (thẻ để đổ xăng… ), những bữa ăn của bệnh viện cho mẹ cháu, và vô vàn những ân cần chăm sóc của những bàn tay thiện nguyện. 

Nỗi đau khi nhìn thấy bao nhiêu trẻ con nô đùa, tại sao cháu mình lại không được như chúng, được vơi đi phần nào khi nhận được tình cảm từ những trái tim yêu thương như thế. Cám ơn xứ sở Tràn Đầy Tình Người. Cám ơn những Tấm Lòng Vàng. Xin ghi lòng tạc dạ những sự tận tâm của quý vị bác sĩ y tá, nhân viên của bệnh viện Children's Health, Dallas, Texas. Xin đa tạ các Mạnh thường quân.

Và ngẫm nghĩ về Đất Mẹ, nơi các đại gia xây mọi thứ bằng vàng, vung tiền không gớm tay thay vì giúp những bệnh nhân thoát khỏi phải cảnh đau thương! Mỗi bệnh nhân cho dù vào Cấp Cứu, cũng phải bì thư lớn nhỏ thì mới được chữa trị. Tình người của họ ở đâu?  “Lương Y Như Từ Mẫu “ đâu rồi? Lời thề Hippocrate “Tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công!” đâu rồi? Chắc họ không cần biết đến lương tâm và việc để lại phước đức cho con cháu. Đau đớn thay!

Chuyện thứ hai. Lúc gia đình tôi mới được thở không khí tự do ở đất nước yêu thương này- sau nhiều chục năm sống với "Bác và Đảng ta". Đến đây rất trễ, so với nhiều gia đình (sau năm 2000), nhưng vẫn còn may mắn hơn những máu mủ ruột thịt còn đau thương ở Đất Mẹ. Có một mùa hè tôi qua California thăm Mẹ và các em tôi.

Một ngày thật đẹp, đi biển Newport, tôi vốn rất mê những con sóng, mê ánh trăng, hoàng hôn, bình minh trên nền trời cũng như đại dương xanh thẫm. Mùa hè nên biển rất đông người, tôi đi với gia đình hai em tôi. Đến nơi hai em bơi ra xa, còn tôi ở gần bờ hơn, tuy vậy mực nước  cũng khá sâu. Nước thật trong mát, nhìn ra xa vài con thuyền hoặc ván lướt sóng của các bạn trẻ làm nước bắn tung tóe thật là đẹp mắt và cảnh vật sao thanh bình quá!

Tôi nhắm mắt tận hưởng mùi gió biển, mùi cát mặn, mùi không khí yên bình, vừa thân thương vừa lãng mạn, đất trời bao là đẹp quá... và ước gì ngay bây giờ có một người rất gần gũi đang ở đây, ngay bên tôi, vẫy nước tóe vào nhau như chúng tôi vẫn thích nô đùa như trẻ con mỗi khi ra biển, mơ màng trong niềm vui hư ảo.

Bỗng dưng có con sóng thật mạnh, xoáy vào bên dưới lòng nước, cuốn tôi xuống thật nhanh. Tôi không kịp phản ứng, không còn biết mình phải quẩy chân lên hay la cầu cứu, tôi ú ớ không biết làm thế nào vì kêu không ra tiếng. Trong phút giây ấy, hình ảnh bao nhiêu người thân hiện lên trong trí, Cha Mẹ anh chị em, con cháu... ôi chắc tôi không kịp nói lời giã từ. May sao có một chị người “Mễ” bơi gần đó chạy lên gọi người canh gác bãi biển (safeguard).  Người ấy chạy đến ngay và mang tôi lên bờ, làm hô hấp cấp cứu cho tôi.

Tôi thiếp đi. Khi tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường bệnh viện cấp cứu, lúc đó người em kế tôi đang đứng bên cạnh giường, và kể lại mọi việc. “…Chỉ một giây nữa thôi, nếu chị người “Mễ” ấy không nhìn thấy, thì giờ này chị đang nằm trong một hộp sắt của ngăn phòng lạnh, im hơi, cùng với bao nhiêu người khác, được kéo ra kéo vô để em và mọi người nhìn thăm chị, chị ơi...!" Vài ngày sau đó, tôi được về nhà, rồi về lại xứ Cao Bồi Texas của tôi.
 
Nhiều ngày sau, là giấy đòi nợ (bills) khoảng 7,000 đô la! Trời ơi! Gia đình tôi qua đây rất trễ. Hai con trai lớn trên 21tuổi đã phải du học bên nước Úc, chỉ có hai gái út còn học trung học. Bố chúng cũng phải đi cày, phần tôi đi dạy tiếng Pháp và làm thêm 4 “jobs” bán thời gian. Thì ngoài những hóa đơn hàng tháng cho mọi sinh hoạt, làm sao có được một vài trăm mỗi tháng để trả góp cho khoản nợ kếch xù này đây?

Trời đất quay cuồng. Thêm nữa, bên Cali mọi thứ đều đắt đỏ hơn nhiều so với bên tôi ở. Tôi lo canh cánh trong lòng suốt nhiều ngày. Vì mới qua nên không biết rằng ở đây ai cũng phải mắc nợ, từ cô cậu sinh viên cho tới những người có cơ sở làm ăn tiểu thương hoặc đại thương gia. Khi nghe người thân và bạn bè cho biết điều ấy, tôi cũng đỡ lo, nhưng cũng phải nghĩ đến việc trả dần món nợ. Thế là mỗi tháng gởi tạm bên bệnh viện Newport vài chục, một trăm đồng thời làm đơn để được chứng minh là thu nhập thấp, mong họ bớt phần nào món nợ ấy.

Vài tháng trôi qua, tôi đã gởi những giấy tờ cần thiết qua Cali, mà vẫn trả nợ vài phần trăm của số tiền ấy. Đến một ngày, thật là một ngày đẹp trời mùa Xuân, theo như người bản địa các đồng nghiệp thường nói khi họ có một việc rất vui mừng: “You made my day!” Ngày hôm nay tôi thật sự vui mừng quá. Đó là ngày nhận được thư của bệnh viện bên Cali, ghi rằng tôi không còn nợ họ đồng xu cắc bạc nào nữa cả, và lại còn được hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà tôi đã chắt chiu hàng tháng để trả nợ khoảng vài trăm đồng! Thật sự là Lạy Trời! Thật không ngờ một đất nước quá sức Giàu lòng Nhân Ái, thấu hiểu nhưng nỗi khổ của người “lao động cật lực" Tình người bao la, thế nên đất nước họ giàu mạnh là phải, vì được Trời thương!

Những mẩu chuyện trên đây, có lẽ và chắc chắn đối với những người định cư nơi này rất lâu, hoặc đối với người dân bản xứ là điều bình thường, nhưng đối với gia đình tôi, mới được vớt lên từ hố sâu thẳm của khổ ải với thực tế quá phũ phàng của bên gọi là thắng cuộc, với bao nhiêu là đắng cay tủi nhục mà bất kỳ nỗi đau nào cũng cần phải có “bao thơ”, thì những sự việc cỏn con này là niềm hạnh phúc vô biên.

Một lần nữa, xin cảm ơn Nước Mỹ, cảm ơn dân Mỹ và chính quyền Mỹ nói chung, và xin cảm ơn những vị ân nhân- Cầu xin Ơn trên luôn ban Bình An đến gia đình họ. Xin TẠ ƠN TRỜI.

Mùa Tạ Ơn 2024, xứ Cao Bồi Texas

Phannữlan
 

Ý kiến bạn đọc
03/12/202415:15:30
Khách
Nguời VN tị nạn biết tạ ơn cơ hội định cư nuớc ngoài và đuợc nguời bản xứ tốt bụng giúp đỡ là tốt. Tuy nhiên có một số nguời VN xưa xâm nhập lãnh thổ Thái Lan, Mã Lai, Phi, Nam Duơng bất hợp pháp đuợc Cao Uỷ Tị Nạn bảo bọc cho ở trại tị nạn nay lại ủng hộ chánh sách trục xuất ào ạt dân xâm nhập lãnh thổ Mỹ bất hợp pháp của ông Trump và chống các cơ quan từ thiện Liên Hiệp Quốc cứu vớt dân tị nạn bị di tản tại Gaza. Ngày lễ Tạ ơn là dịp để 2 triệu nguời tị nạn VN nhớ ơn và đóng góp tiền bạc hay tình nguyện cho các cơ quan nhu UNHCR, UNICEF, Bác sĩ không biên giới MSF (DWB), World Central Kitchen. Cũng tri ân những Thuơng Phế Binh tử sĩ VNCH và đồng minh đã hy sinh thân thể để kéo dài thêm ngày tháng miền Nam VN tự do no ấm, không ăn độn, ăn bo bo ở truớc năm 1975. Có mạng nợ ơn nghĩa thì nên trả để nguời tị nạn đi sau mình đuợc giúp và không phải chờ về già sau 80 tuổi hay kiếp sau mới trả.
27/11/202419:01:52
Khách
Trước tiên xin cảm ơn BBT Việt Báo lâu nay đã đăng bài của L bây giờ lại có bài của L ở trang ni- như L có "phụ đề" khi gởi bài: Thấy những văn thi sĩ được giải rất là Siêu, mà L thì viết cho vui- nên chỉ mong những vị ân nhân của các bệnh viện ghé mắt , và biết rằng họ đã mang niềm Hạnh Phúc vô biên đến gia đình các bệnh nhân- và lòng Tri Ân này sẽ ghi đến suốt đời đối với các thành viên của gia đình- chứ nói đến được giải thì chắc ...xa vời ạ - Xin cảm ơn chị Phương Hoa, một văn thi sĩ lỗi lạc của nhiều diễn đàn- cảm ơn độc giả Mimi, và cảm ơn quý độc giả đã đọc- xin chúc An Lành
27/11/202404:59:30
Khách
Bài viết rất là cảm động! Tiếp tục viết đi nghe nữ dịch giả ơi! những bài viết của Thái nữ Lan tuy ngắn nhưng rất súc tích luôn luôn hấp dẫn người đọc!
Mong được đọc tiếp nữa!🌹
Phương Hoa
25/11/202422:03:08
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 413,893
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
...Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử...
Tôi luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa khi đón nhận những món quà mà Ngài gửi đến trong cuộc đời tôi. Từ ngày có tụi nhỏ, những dự định cho cá nhân, từ việc học thêm các ngôn ngữ mà tôi yêu thích, trau dồi thêm kiến thức trong nghề nghiệp, tìm kiếm những cơ hội thăng tiến, đều dần có độ ưu tiên ngày càng thấp, ngày càng xa hơn, và lùi dần theo tỷ lệ thuận với số tuổi của các con. Tụi nhỏ càng lớn, tất cả thời gian và kế hoạch của tôi càng xoay quanh các con nhiều hơn.
Linh qua Mỹ theo diện đoàn tụ (cha bảo lãnh) nên chờ đợi dài cổ bao nhiêu năm trời, vậy là tuổi xuân đi qua lẹ làng. Khi còn ở Việt Nam từ lúc học lớp đệ tam (lớp 10) đã có bạn thương, lên dần bạn trai thích vây quanh cũng đông. Lúc học Cao Đẳng Sư Phạm cũng yêu một bạn chung lớp. Ra trường vào Sài Gòn chờ đi Mỹ vì có giấy tờ cha gởi về. Cha cấm con gái, con trai không ai được lập gia đình chờ ngày ra đi. Thời gian chờ đợi cũng có các bạn ra trường kỹ sư, hoặc dạy đại học theo đuổi. Nhiều người làm Linh đâm ra “lơ lửng con cá vàng”, vui chơi qua ngày qua tháng...
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Từ khi Amanda, con gái nàng, học lớp chín, hễ đến đêm Halloween là nó cùng nhóm bạn bè hẹn nhau ở nhà nàng, rồi chúng nó kéo nhau đi khắp xóm, qua cả xóm bên cạnh. Tuổi trẻ đâu biết mệt và lạnh là gì, có năm trời mưa lất phất, gió rít lạnh lẽo, mà chúng vẫn hào hứng lên đường. Nàng ngồi ở nhà, vừa phát kẹo cho lũ trẻ đến gõ cửa, vừa nấu nồi cháo gà để lát nữa đãi đám bạn bè con gái.
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ: “Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
... Ở Việt Nam, tôi bị tù gần sáu năm trời chỉ mỗi cái tội vượt biên và hơn mười năm “chết dấp” bên trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của Phi Luật Tân vì đến đảo sau ngày đóng cửa nên chẳng có điều kiện để lập gia đình. Thành thử ra tôi độc thân tới năm bốn mươi bốn tuổi mới lấy vợ, cách đây được hơn tháng! Phần vợ tôi khi ấy cũng xấp xỉ bốn mươi, do cứ mãi ở chờ bố cô đi tù cải tạo ngoài Bắc hơn mười mấy năm trời mới về, rồi sang đây với diện H.O, thành ra cũng chẳng trẻ trung gì! Thế nên khi bác sĩ chính thức báo tin là vợ tôi đã “cấn thai” thì tôi chới với vô cùng. Bởi tôi chưa có “ready” thì bảo sao tôi không hoảng sợ cơ chứ?...
Vài ngày trước Giáng Sinh 2023, tôi điện thoại chúc Thầy Cô Viện trưởng Lê Thanh Minh Châu bình an trong tình yêu thương của Chúa Hài Đồng, đồng thời chúc sức khỏe Thầy Cô trong năm mới 2024. Vào dịp Tết Nguyên Đán tháng 2, 2024, tôi lại điện thoại chúc Tết Thầy Cô, nhưng lần này không được trả lời, nên tôi đành gởi lời chúc qua text message, kèm theo lời mời sớm, mong Thầy Cô tham dự Đại Hội Y Khoa Huế (YKH) Hải Ngoại vào khoảng tháng 7 năm nay. Tôi không nhận trả lời của Thầy. Mãi hơn một tháng sau, trong bất ngờ và cảm xúc, Hội YK Huế Hải Ngoại nhận tin buồn chính thức từ gia đình cho biết Thầy Lê Thanh Minh Châu đã thanh thản ra đi vào ngày thứ Tư, 28 tháng 2, 2024, tại Rancho Mirage, CA, hưởng đại thọ 94 tuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến