Hôm nay,  

Cơn Bão Đi Qua

08/10/202405:01:00(Xem: 4108)
TG Bien Cat
(từ trái) Chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân cùng các tác giả thắng giải Kim Loan, Biển Cát và Lê Xuân Mỹ

 

Tác giả tên thật là Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Tác giả là một cây bút được yêu mến và đọc nhiều trong giải thưởng VVNM. Bà vừa nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm 2023. Bài viết dưới đây ghi lại tình người nồng ấm giúp đỡ, nương tựa lẫn nhau trước tai họa của cơn bão Helene vừa qua.
 
*
 
Đang ngủ say, Bin bỗng giật mình tỉnh giấc vì nghe những tiếng ầm ì rất lớn. Cửa sổ muốn bể toang như có ai đang dập mạnh vào. Em sợ hãi nhìn sang giường bên. Chị Ti đang ngồi trùm chăn run rẫy . Bỗng dưng điện tắt phụt. Bóng tối mang gương mặt kinh dị của Halloween, như muốn nuốt chửng lấy cả hai.
 
Hốt hoảng, hai chị em cùng nhảy phóc xuống giường, chạy nhanh sang phòng ba mẹ, gào khóc inh ỏi.
 
- Để mẹ sang xem tụi nhỏ thế nào.
 
Mẹ vừa nói vừa dợm bước, thì Ti và Bin đã ùa vào, mếu máo :
 
- Ba mẹ ơi!…
 
- Ma… Ma…
 
Bin lao vào lòng mẹ và Ti nhào vào lòng ba (ủa, sao lạ vậy kìa ?)
 
Mẹ ôm chặt lấy Bin, vỗ về: 
 
- Mẹ đây…Con trai không được khóc nhè nào.
 
Bin đã hoàn hồn, nhìn sang chị Ti đang nép sát vào lòng ba, phụng phịu:
 
- Ứ… chị Ti cũng sợ mà .
 
Ba vòng tay ôm lấy ba mẹ con:
 
- Bin là con trai, phải mạnh dạn lên như ba này. Để còn bảo vệ mẹ và chị chứ.
 
Bin gật đầu như hiểu chuyện:
 
- Tại vì mẹ và chị Ti là con gái phải không ba?
 
- Ừ, đúng rồi. 
 
- Nhưng … tiếng gì mà ghê quá vậy ba? Bin rụt rè hỏi.
 
- Là bão đang đi qua thành phố mình đó con à. Bão làm gió lớn và mưa giông, cuốn cây cối đổ rạp, nhà cửa hư hại.
 
- Bão cuốn mình luôn hở ba? Ti tròn xoe mắt.
 
- Ừ, nhưng ở trong nhà là an toàn rồi. Bây giờ hai con ngủ lại đi nhé.
 
Dạ thật ngoan ngoãn, hai chị em trèo lên giường nằm giữa ba mẹ. Thật ấm áp và yên tâm. Giấc ngủ kéo dài cho đến lúc mùi thơm xộc vào mũi. Ti kéo tay em:
 
- Dậy đi Bin. 
 
Bin lồm cồm ngồi lên, dụi mắt. Ngoài kia bão đã dịu đi. Chỉ còn tiếng mưa rào rào đổ xuống. Trong ánh sáng lờ mờ, hai đứa nắm tay nhau trở về phòng, đánh răng rửa mặt, rồi chạy ù xuống bếp. Ba đang giúp mẹ dọn bàn ăn. 
 
- Nào, hai con đói chưa?  Mẹ hỏi.
 
Cả hai cùng đồng thanh nói thật rõ to và xà vào bàn.
 
- Dạ rồi ạ. 
 
Khi đã lưng lửng no, Bin mới sực nhớ ra điều gì:
 
- Tụi con có được nghỉ học không ạ?
 
- Dĩ nhiên rồi, con. 
 
- Thích quá ! Ti reo lên.
 
Bin vỗ hai bàn tay vào nhau, đầy phấn khích. 
 
Đến quá trưa thì mưa chỉ còn lất phất, dù trời vẫn âm u. Ba mẹ bước ra ngoài. Hai đứa cũng lò dò theo chân ba mẹ. Một quang cảnh điêu tàn hiện ra trước mắt. Hàng rào đổ rạp. Hai cây gãy chắn ngang sân. Một phần mái nhà bị tốc đi. Cột và cổng sau cũng bị hỏng… Ba đi vòng quanh nhà kiểm tra xem còn hư hại gì không. 
 
Chú Kevin kế bên và những người hàng xóm đang tụ tập trước nhà. 
 
- Cơn bão Helene này thật kinh khủng. Tự nhiên lại chuyển hướng vào thành phố của mình gây thiệt hại đủ thứ.
 
- Mất điện và mất Internet cả khu phố luôn.
 
- Tình hình này không biết bao giờ hồi phục lại.
 
Đám con nít cũng đang tụ tập ngoài sân vườn. Không có hàng rào chắn ngang, chúng tha hồ chạy nhảy từ vườn nhà này sang vườn nhà khác. Bin chụm tay ngang miệng hét to thông báo tin sốt dẻo:
 
-  Bão nên tụi mình được nghỉ học .
 
- Ừ, biết rồi.
 
- Sướng quá.
 
- Tha hồ chơi.
 
Bọn trẻ la lên nhốn nháo. Lũ chó chạy đuổi nhau, sủa ầm ĩ. 
 
- Gâu …gâu…gâu…
 
Mẹ và những bà mẹ khác nhặt nhạnh những tàn tích của cơn bão trong sân nhà. Nào cây dù lớn gẫy làm ba khúc, chân bàn, chân ghế…đủ thứ , không biết từ đâu bay đến.
 
Nhà Bin và nhà chú Kevin có con nhỏ, nên ba và chú lo xa, mua sẵn máy phát điện. Lúc này, điều đó thật là hữu ích. Ba và chú cùng rủ nhau chạy xe tìm mua xăng. Từ nhà ra trạm xăng chỉ có năm phút, vậy mà họ mất cả tiếng mới trở về .
 
- Phải sắp hàng đợi lâu lắc. Ba vừa nói vừa chuyển hai can xăng xuống.
 
Rồi mẹ và ba lúi húi kéo máy phát điện từ trong nhà để xe ra sau vườn. Ba cho xăng vào, nổ máy, nối dây. Thoáng chốc nhà Bin sáng đèn, tủ lạnh chạy tiếp tục, không sợ hư thức ăn.
 
Đến chiều, mẹ bày thịt nướng “barbecue”. Nhà chú Kevin cũng nướng thịt. Cả khu phố thơm lừng. Mẹ bảo Ti và Bin gọi các bạn đến ăn cùng. Bọn trẻ tíu tít cười nói như ngày hội. Lũ chó cũng chạy đến, chực chờ cả bọn quăng thức ăn cho. Bin kéo tay chị:
 
- Bão vui quá há chị Ti.
 
Sang ngày thứ hai thì mọi người bắt đầu nóng lòng. Đa số xài mạng địa phương đều bị mất sóng. Chỉ có điện thoại của ba (do ba làm việc online nên xử dụng phone và mạng của công ty) và vài người xài mạng khác là có sóng, dù rất chập chờn. (Bin nghe ba nói vậy).
 
Nhờ đó, ba biết thông báo từ county, là phải mất một tuần lễ để khắc phục tình trạng.
Nghe thì biết vậy. Nhưng tình hình khó khăn như thế này, không thể lường trước điều gì.
 
Sự chậm trễ này, một phần là do hư hại quá nặng, một phần là do không lường trước được hướng bão thay đổi đột ngột, nên công ty điện lực của địa phương đã cử nhân viên sang Florida hỗ trợ.
 
Không có điện, ngoài sự bất tiện, còn lo thức ăn trong tủ lạnh bị hư. Một vài nhà đã nghĩ đến việc mua máy phát điện. Ba và chú Kevin lại rủ nhau đi mua thêm xăng.
Mãi đến chiều thì mọi người mới lần lượt về, vẻ mặt mệt mỏi.
 
Trạm xăng nhiều chỗ hết hàng, nơi nào còn, thì người ta nối đuôi nhau xếp thành hàng dài rồng rắn. Lowe’s, Home Depot đều đóng cửa. Phải đi thật xa, tít sang thành phố khác mới có chỗ bán máy phát điện.
 
- Mà giá thì trên trời. Chú Tom than thở.
Vài người loay hoay không nổ được máy. Họ đến nhờ ba và chú Kevin giúp. Hai chị em và bọn trẻ nhà bên được dịp phồng mũi. Hãnh diện lắm chứ, vì ba chúng thật “chì” mà!
 
 Các chợ Kroger, Walmart, Publix…bỏ hết thức ăn, vì mất điện. Tất cả đều đóng cửa. Mọi hoạt động của thành phố gần như tê liệt. Khu nhà của Bin là khu nhà mới. Đa số là người trẻ và trung niên thành đạt, có kinh tế ổn định, nên không bị áp lực của bão. Nhưng khu phố lân cận, của những người có thu nhập thấp, những người neo đơn đã lên tiếng kêu cứu trên mạng. Họ cần sự giúp đỡ.
 
Nhà Bin và nhà chú Kevin xung phong nấu ăn trong vài ngày đầu, và kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp. Khi mẹ nấu ăn trong bếp, Ti và Bin cũng lăng xăng. Đứa rửa rau củ, đứa chờ mẹ sai vặt. Mẹ nấu một nồi thật to. Rồi ba và mẹ chạy xe đem thức ăn đến cho mọi người. Ba cho cả Ti và Bin theo nữa. 
 
Ti líu lo:
 
- Mai mốt lớn, con sẽ làm như ba mẹ, giúp đỡ cho người khó khăn.
 
Bin chen vào: 
 
- Cả con nữa.
 
Ba xoa đầu hai chị em. Mẹ cười, mắt lấp lánh niềm vui.
 
Đường phố lúc này ngổn  ngang cây đổ và những dây điện đứt. Thành phố có chỉ thị yêu cầu người dân không ra ngoài từ 7:30 tối đến 7:30 sáng để tránh nguy hiểm. 
 
Sang đến ngày thứ ba, các chú công nhân cầu đường bắt đầu dọn dẹp cây đổ và cuộn những sợi dây điện dạt vào lề đường. Họ chuẩn bị cho nhân viên điện lực đến làm việc.
 
Các khu chợ đã mở cửa, nhưng hạn chế người vào mua.Mọi người phải sắp hàng và lần lượt vào từng đợt. Thức ăn trong chợ hạn chế, vì lượng hàng dự trữ bị bỏ đi khi mất điện, còn nguồn hàng mới chưa nhập vào kịp.
 
Buổi tối, mẹ ngồi dự tính những khoản hư hại cần phải sửa chữa. Có những khoản ngoài bảo hiểm, phải bỏ tiền túi ra chi trả. Những phí khoản ngoài dự tính này, làm thâm hụt ngân sách gia đình không ít.
 
- Hay là mình cứ để vậy, không sửa hàng rào lại, mình nhỉ.
 
- Không được đâu. Đó là quy định họ của HOA mà. Mình phải tuân thủ thôi.
- Rồi còn bao nhiêu thứ lặt vặt nữa…Mẹ lo lắng.
 
Ba nắm lấy bàn tay mẹ, xiết chặt:
 
- Thôi, mẹ đừng buồn. Gia đình được bình yên qua cơn bão lớn thế này, là may mắn lắm rồi. Tiền bạc thì tạm tiết kiệm một chút, rồi từ từ tính.
 
Mặc người lớn với những mối lo của họ, bọn trẻ vẫn vô tư chơi đùa. Không phải đi học, nhưng chúng đều dậy sớm, ăn sáng thật nhanh, rồi chạy ra ngoài tụ tập.Khoảng sân mênh mông không có hàng rào chận lại, là nơi chạy nhảy thỏa thích cho đám trẻ. Những trái banh không chỉ là trò chơi của những đứa bé, mà còn là trò chơi của đàn chó. Con Pom, con Tony, con Pet… phóng theo đường banh và nhảy chồm lên đón lấy. Nếu con nào may mắn ngoạm được trái banh, nó sẽ ngoe nguẩy đuôi, chạy đến đặt dưới chân chủ. Tiếng người, tiếng chó vang dậy cả dãy phố.
 
Mọi hôm, Ti rất lười ăn, mẹ phải dỗ mãi:
 
- Ti xem em Bin ăn ngoan, chóng lớn chưa nào.
 
Mà Bin phổng phao thật. Hai chị em sinh đôi, nhưng nhìn thoáng qua,ai cũng tưởng Bin lớn hơn. Vậy mà mấy hôm nay, nhờ chạy nhảy nhiều, đói bụng, Ti ăn những hai chén cơm đầy. 
 
Ba nheo mắt, cười:
 
- Nhờ bão mà mẹ không phải dỗ Ti ăn như mọi hôm nhỉ.
 
Thấm thoát rồi mọi việc đã ổn định lại. Chính phủ đã kịp đưa lương thực đến cho  những người nghèo , neo đơn. Ba gọi thợ tới sửa mái nhà , hàng rào, cổng… Những nhà khác trong khu phố cũng dựng lại hàng rào và sửa chữa các hư hỏng do cơn bão gây ra.
 
Ti và Bin không còn được chạy băng băng qua bãi cỏ thênh thang. Con Pom, con Pet, con Tony… cũng chỉ đứng trong vườn nhà sủa gâu gâu gọi bạn. Nhưng có gì đâu. Chỉ là…  chuyện nhỏ thôi. Bọn trẻ vẫn đi cùng chuyến school bus mỗi ngày. Cùng học chung một trường. Và thi thoảng cuối tuần, ba mẹ đưa chúng ra công viên gần nhà chơi đùa với nhau.
 
Mai này lớn lên, khi gặp những biến cố bất ngờ, có thể Ti và Bin sẽ nhớ đến cơn bão Helene năm nào. Hai chị em sẽ nghiệm ra một điều, rằng cuộc sống sẽ có những biến động ngoài ý muốn. Nhưng cả trong những tình huống xấu nhất, vẫn có điều tốt xảy ra. Và con người đi qua những biến động cuộc đời, tồn tại được, là nhờ ở nghị lực cùng lòng nhân ái.
 
 
Biển Cát  

Ý kiến bạn đọc
10/10/202416:11:04
Khách
Thật ra có lẽ báo chí VN thổi phồng. Khoảng cách bão tàn phá Yogi từ vùng biển như Hải Phòng dến biên giới Tàu nhu Lao Cai khoảng 250 miles (340 km), trong khi đó bão Helene tàn phá từ biển Talahasee FL đến tiểu bang Tennessy là 500 miles hay 800 km, gấp đôi. Vì thiếu phuơng tiện cứu trợ nên con số chết do Yogi cao hơn con số của Helene, nhung thiệt hại tài sản của Helene cao hon, uớc tính 30-40 tỷ MK.
10/10/202414:00:42
Khách
Truớc khi bão Milton đến Florida, chánh quyền địa phuơng FL ra lệnh cho 6 triệu dân trong vùng bão di tản, nhưng năm 1975 chánh phủ VN và các viên chức cao cấp không chịu cảnh báo nguy hiểm và di tản dân VN truớc khi CS vào Sài Gòn. Bão Milton chỉ đến FL trong vài ngày, số chết vì bão không nhiều, nhưng CS ở lại VN có thể cả trăm năm và số nguời chết vì CS ít nhất hàng trăm ngàn. Từ tháng 4/75, chánh phủ Mỹ đã cảnh cáo sẽ có tắm máu tại Ðông Duơng, và cho di tản nhân viên nguời VN. Các toà đại sứ tại SG cũng cho di tản ngoại kiều cho thấy họ biết truớc sự nguy hiểm. Dân VN kéo nhau di tản khi CS chiếm miền Trung, nhưng vì chánh quyền không có ai cảnh cáo tai hoạ và tổ chức cho dân di tản, nên đa số dân quân miền Nam bị kẹt lại. Quốc hội Mỹ chấp thuận cho 150 ngàn dân VN tị nạn, nhưng đến tháng 6/75 thì chỉ có hơn 100 ngàn vuợt thoát vì không ai tổ chức vuợt biên. Ðợi đến sau 1976 hàng triệu nguời VN mới vuợt biên thì một số đã chết trong tù cải tạo và hàng trăm ngàn bị chết trên biển. Thật đáng tiếc khi cơ hội cứu hàng triệu nguời sắp lâm nạn bị bỏ qua năm 1975.
09/10/202406:52:01
Khách
– Nhà thơ Trần Trung Đạo – 17 tháng 9, 2024-Theo bản tin mới nhất của Thông tấn xã VN “Quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ”, tính đến ngày 16 tháng 9, hàng loạt các quốc gia và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đã hỗ trợ nạn nhân bão Yagi như Thụy Sĩ, Nam Hàn, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh v.v…

Trong danh sách dài không có nước “cùng chung vận mệnh” Trung Quốc !!!

– Hậu quả khủng khiếp của siêu bão Yagi – 15/9/2024- Chu Khôi: Bão số 3 và hoàn lưu có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp 26 tỉnh khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa, gây mưa rất lớn, lũ quét, sạt lở đất… Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại nhiều tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang…

– tienphong.vn- 15/9/2024 : Cơn bão YAGI đổ bộ Việt Nam với sự công phá khủng khiếp, mưa lũ do hoàn lưu của bão trút xuống các tỉnh phía Bắc gây lũ lụt và sạt lở kinh hoàng.

Chỉ trong một tuần người dân Việt Nam đã chịu thiệt hại lớn, đặc biệt là các khu vực các tỉnh ở miền Bắc gánh những thiệt hại nặng nề về người và của. Đến 8h ngày 14/9 đã có đến 351 người chết, mất tích. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 16,680 tỷ đồng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 454,710
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp. Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.
Trước đó, phim ngoại quốc về là người ta Phụ Đề Việt Ngữ, nhưng nhiều khi các vai trò nói mau quá, khán giả đọc chữ theo không kịp, vừa coi hình vừa đọc chữ thì bị thiếu sót, làm phim bớt hay, cho nên mấy hãng phim tạo ra một đột phá lớn là cho nhân vật chuyển qua nói tiếng Việt, bởi vì chính các phim Việt Nam cũng vậy, có khi tài tử minh tinh mặt đẹp diễn hay nhưng tiếng nói thì không thích hợp nên cần mượn tiếng nói của người khác. Nghề chuyển âm ra đời, rất được ưa chuộng.
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất về chuyện người già đãng trí.
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp; sau thảm kịch trên biển năm 1975, tôi không bao giờ hình dung ra được tôi có được cái hạnh phúc như hôm nay. Ấn tượng của thảm kịch hằn sâu trong tâm khảm tôi, giống như vết bánh xe xích sắt lún trong mặt đất mềm.
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO | * Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá: How to be a parent to your parents. Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“. Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”. Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừa. Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.
Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Nhạc sĩ Cung Tiến