Hôm nay,  

Alaska - Một Chuyến Du Lịch Khó Quên

04/09/202404:00:00(Xem: 1617)

 

TG Huynh Thanh Tu
Tác giả Huỳnh Thanh Tú (hình do TG cung cấp)

 

Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001, tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa”, và sau đây là bài viết mới nhât của tác giả ghi lại chuyến du lịch Alaska nhiều lý thú.
 
 *                                 .
Alaska 1
(hình do TG cung cấp)
       
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959.
     
Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
 
Tôi ao ước có dịp đi đến đó để tân mắt nhìn xem những cảnh quan kỳ bí và khác lạ do bàn tay của tạo hóa làm nên mà tôi nghĩ không nơi nào có. Đem ý tưởng này nói với con, con gái tôi đồng tình:
       
- Được rồi, nếu má muốn con sẽ mua vé, con cùng má sẽ đi du lịch một lần ở miền đất lạnh Alaska nha.
 
Tôi rất vui vì ước mơ của mình đã thành sự thật.
  
Hôm nay tôi lo sắp xếp một số hành trang cần thiết để chuẩn bị cho chuyến bay sớm ngày mai.
        
6/9/23: 6 giờ sáng, hai mẹ con cùng ra phi trường, sau khi gởi xe và làm thủ tục check in, chúng tôi đáp chuyến bay của Alaska Airline đi Seattle. Đến Seattle lúc 12 giờ 30, được đưa về nghỉ ở khách sạn Red Roof Inn gần Seattle Airport.
     
Nhận phòng xong, mẹ con gọi taxi ra chợ cá nổi tiếng và lớn nhất của Seattle. Ăn trưa, dạo xem người ta bán cá. Chúng tôi được dịp nếm thử cá hồi muối, soup cá hồi và xúc xích …
     
Sang khu China town kế bên để xem những sinh hoạt buôn bán thật sầm uất và nhộn nhịp của người Hoa. Hôm nay trời mát không mưa. Xe taxi dạo một vòng quanh thành phố trước khi trở lại phòng ngủ.
        
7/9/23: Đúng 6 giờ sáng, xe đưa chúng tôi ra phi trường Seattle, đáp chuyến bay đến Fairbanks, Alaska.
 
Sau 4 giờ bay, máy bay hạ cánh xuống phi trường Fairbanks. Đón tôi tại cổng là một hướng dẫn viên (Tour Guide) của hãng du lịch, đưa chúng tôi đến khách sạn La Quinta Inn & Suit để đón thêm một số người trong đoàn và cùng đi đến Chena Hot Spring Resorts. Đây là khu nghỉ dưỡng có hồ nước nóng ngoài trời tự nhiên với nhiều khoáng chất giúp ích cho cơ thể và sức khỏe con người.
      
Hai tuần lễ đầu tháng 9 là thời gian tuyệt vời của mùa thu Alaska. Nhiệt độ trung bình từ 40 đến 55 độ F, trời nhiều mây và mưa nhẹ vừa đủ ướt lạnh để du khách mang dù và khoác thêm áo ấm. Đoàn sẽ ở hai đêm tại Resort này. Du khách cần phải mang theo đồ tắm, phich nước nóng và điện thoại có bao chống thấm nước khi xuống hồ...
      
Khách sạn chỉ có một nhà hàng với một quầy rượu, họ bán đủ loại thức ăn và nhiều loại bia rượu. Nhân viên phục vụ nhã nhặn theo phong cách Tây phương, mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối.                                                                                                                                                         
       
Điều thú vị là ở đây chúng tôi tha hồ ngâm mình trong hồ nước nóng thỏa thích bơi lội từ sáng đến chiều trước khi dùng cơm tối.
      
Ngày hôm sau, phái đoàn được hướng dẫn đi thăm vườn rau trồng trong nhà kính. Rau trồng ở đây chỉ cung cấp cho Resort mà thôi. Thăm nhà băng và quầy bar được điêu khắc trên băng đá. Thưởng thức rượu được pha chế trong những ly làm bằng đá trong suốt thật đẹp. Sau khi uống xong, mang ly ra ngoài sân, tự mình thầm ước một điều gì tốt nhất, rồi đập mạnh ly rượu đá nếu chiếc ly vỡ tan thì điều ước của mình sẽ thành sự thật. Là một tập tục ngộ nghĩnh nhưng rất vui và dễ thương.
 
Tiếp tục đi thăm nhà máy điện chạy bằng hơi nước nóng dưới lòng đất, điện năng này chỉ cung cấp cho khu nghỉ dưỡng mà thôi. Đi thăm trại nuôi chó dùng để kéo xe trượt tuyết. Mỗi chú được nhốt riêng trong một chuồng nhỏ, chúng nhìn chúng tôi có vẻ thân thiện và hiền lành.
 
Resort này cũng có nhiều ngôi nhà nhỏ dành cho những gia đình đi chơi riêng rẽ. Các căn nhà trông đơn sơ nhưng xinh xắn với vườn hoa Blue Forget Me Not trước hiên nhà đang nở rộ, trải rộng một màu xanh thật lãng mạn nên thơ.
        
8/9/23:  Nghỉ ngơi đến 10 giờ tối, mọi người tụ họp tại sảnh của khu trưng bày và bán hàng lưu niệm, cùng đợi xe chở lên đỉnh núi xem Bắc cực quang.
        
Đến 10 giờ 30, đoàn xe bọc thép có bánh xe bằng xích sắt (giống như xe thiết giáp của quân đội) chở chúng tôi lên đỉnh núi. Sau hơn nửa giờ xe mới đến nơi,cả đoàn xuống xe vào trong một lều lớn được làm sẵn. Lều giống như căn nhà của người Esquimo hoặc của những thổ dân Tây Tạng dùng cho các vua chúa đóng quân. Căn lều rất ấm và rộng lớn, chứa khoảng 100 người.
   
Tất cả du khách đều phải mặc áo mùa đông dày, mũ len, mang giày nhẹ và không trơn trợt. Ai ai cũng trùm kín đầu chỉ chừa khuôn mặt, trông giống người Eskimo. Nhiệt độ ở đây là 40 độ F, mỗi người đều nhận được cà phê, trà và mì hộp. Nhâm nhi cà phê, ăn một hộp mì, uống một ly trà nóng thật là thú vị và ấm lòng.
 
 
Alaska 2
Tia Bắc cực quang nhìn từ đỉnh núi (hình do TG cung cấp)
      
Mãi đến hơn 1 giờ sáng,từ chân trời tia sáng nhô lên và bắt đầu ửng dần, mọi người đều chạy ra khỏi lều đua nhau chụp ánh Bắc cực quang đang lóe lên trên bầu trời đen nghịt đầy sao. Đối với tôi, đây là cơ hội độc nhất trong đời được hân hạnh nhìn tận mắt tia sáng xanh từ cực bắc của quả địa cầu, thật hạnh phúc và nói sao hết niềm vui của chuyến du lịch đã giúp tôi nhiều kiến thức về sự mầu nhiệm của thiên nhiên.
       
Trời quá lạnh, vừa bấm máy vừa run cầm cập, chụp hình xong hầu như bàn tay của ai cũng sắp… đông đá, nhưng tất cả đều cảm nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc vì đã có dịp thực hiện được ước mơ xem tia Bắc cực quang.
       
Hơn 2 giờ sáng, chúng tôi lên xe trở về khách sạn. Đường xuống núi ngoằn ngoèo, xe chạy lắc lư trên đá. Mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, chợp mắt một chút thì trời đã sáng. Đến nơi, Hướng dẫn viên dặn dò: đúng 11 giờ sáng Đoàn sẽ rời Chena Hot Spring Resort để về lại Fairbanks.
      
Sáng 9/9/23, các bạn rủ nhau đi tắm suối nước nóng lần cuối rồi dùng bữa sáng trước khi đáp xe trở về.
        
Trên đường đi, chúng tôi được ghé vào nhà của Ông già Noel ở North Pole.đi xem xưởng làm đồ chơi, cùng danh sách các bé gởi thư đến xin quà. Tại đây có nuôi nhiều tuần lộc. Các chú tuần lộc có cặp sừng vừa to vừa xù xì và nhiều ngạnh (có lẽ chúng rất già). Theo truyền thuyết, những chú tuần lộc này được dùng để kéo xe trươt tuyết cho ông già Noel.
 
Alaska 3
Nhà của Ông già Noel (hình do TG cung cấp)
                          
10/9/23: Lúc 8 giờ sáng Đoàn lên tàu lửa từ Fairbanks. Chúng tôi dược ngồi ở những ghế hạng sang (Sao vàng). Tàu có 2 tầng, bên trên và chung quanh được bao bọc bằng kính trong suốt để du khách có thể nhìn cảnh vật bên ngoài trong suốt 12 giờ trên tàu. Có ba bữa ăn: sáng,trưa và chiều. Nhân viên phục vụ theo phong cách cổ điển, sang trọng và rất nhã nhặn. Đến giờ ăn phải xuống phòng ăn ở tầng dưới, order món ăn cùng rựơu đủ loại nếu mình thích.
       
Tàu khởi hành từ Fairbanks qua các ga Denali, Hurricane, Talkeetna, Wasilla. Mọi người lên xuống nhộn nhịp, và cuối cùng tàu đến Anchorage lúc 10 giờ tối. Đoàn được xe đưa về khách sạn Agaska nghỉ đêm.
      
11/9/23: Sau khi dùng điểm tâm, xe đưa đoàn ra phi trường Anchorage, chúng tôi cùng lưu luyến chia tay. Tôi và con đáp chuyến bay lúc 11 giờ30 sáng đi Seatle. Đến Seatle lúc 5 giờ chiều, lại tiếp tục lên máy bay về Houston, Texas,và hạ cánh ở phi trường IAH (Houston) lúc 12 giờ 40. Khi về đến nhà, kim đồng hồ chỉ đúng 2 giờ sáng ngày 12/9/23. Kết thúc chuyến đi với nhiều mệt mỏi nhưng cũng có lắm niềm vui.
        
Với 32 du khách, đủ hạng người (già, trẻ, giàu, nghèo) từ các tiểu bang của Mỹ cùng gặp nhau ở Phi trường Fairbank, Alaska, trông bỡ ngỡ và xa lạ. Thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn sinh họat với nhau, chúng tôi đã cảm thấy gần gũi và thân tình hơn.
 
Với tôi, đây là chuyến du lịch thật thú vị, giúp tôi biết nhiều hơn về sự huyền diệu của đất trời và sự bao la của vùng Bắc cực. Một chuyến đi thật tuyệt vời, có một không hai.
 
Cảm ơn con gái của má.
                                                                                     
Huỳnh Thanh Tú.
                                                                                   
Houston 15-9-2023
                                          

                                                                                                          

                        

                                            

                                                                                        

.

 

 

 

 

                      

                                                         

                                                                                               

Ý kiến bạn đọc
08/10/202419:26:34
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
05/09/202402:17:22
Khách
Cám om tác giả Huỳnh Thanh Tú . Bài viết rất hay nhiều chi tiết sống động . Tôi muốn xin tác giả tên & đia chỉ liên lạc của tour du lịch Alaska tác giả đề cập trong bài viết nói trên vì đọc xong tôi cũng muốn đi một chuyến . Xin cám ơn trước
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,654
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết...Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri. Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Nhạc sĩ Cung Tiến