Hôm nay,  

“Nữ Hoàng” Lệ Lê

01/08/202400:59:10(Xem: 3033)
bo-sach-vvnm

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.

*

Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại.

Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó.  Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.

Tuổi xuân qua mau. Lệ Lê ly dị và đứa con gái duy nhất được nuôi bởi cha mẹ foster. Lúc này mới rõ Lệ Lê không những là nữ hoàng cổ nhạc hải ngoại mà còn là nữ hoàng xã hội. Lệ Lê được chính phủ Mỹ lo từ A-Z: tiền SSI an sinh xã hội $900/ tháng, cộng thêm được housing trả tiền nhà 80% cho căn hộ trên lầu $1,500/ tháng, cộng thêm tiền trả cho người chăm sóc Lệ Lê 110 giờ/ tháng ($1,600), cộng thêm tiền thẻ thực phẩm $200/ tháng, cộng thêm tiền bảo hiểm sức khoẻ Medi-Cal đi khám bệnh và thuốc men miễn phí, và nhất là nhà thương miễn phí có thể lên đến cả trăm ngàn dollars Mỹ. 

Lệ Lê muốn ăn gì có nấy, mặc gì được nấy. Nhưng mập thì sợ ăn, mù thì áo nào cũng đẹp, nên Lệ Lê chẳng hơi đâu tốn tiền mấy thứ ấy nên tiền dư cả khối. Vậy Lệ Lê chỉ thua nữ hoàng cái vương miện thôi. Nhưng đi hát cổ nhạc thì đội vương miện đủ kiểu muôn sắc còn hơn nữ hoàng thứ thiệt. Không những vương miện đầy đầu mà còn được sơn hào hải vị vương miệng đầy tràn.  Còn gì hơn cuộc sống như nữ vương này. 

Nhưng mấy ai thoả mãn với gì mình có.  Làm “nữ hoàng Mỹ” riết cũng chán, Lệ Lê gặp duyên mới làm “nữ hoàng Việt” ở Cà-mau là nơi sinh quán Lệ Lê.
Xin nói qua chút chuyện xưa Lệ Lê. Má Lệ Lê làm nghề gì Lệ Lê không biết vì lúc Việt Cộng cướp được miền Nam thì Lệ Lê chỉ mới hai tuổi. Lệ Lê ở với má cùng ông dượng làm nghề chài lưới độc ác vô cùng. Ổng thường bắt Lệ Lê lặn sâu gỡ lưới bị kẹt sau những chuyến đánh cá dài ngày. Lý do là Lệ Lê có tài lặn sâu lúc mắt  chưa mù.  Lệ Lê trời cho phổi dầy nên hơi dài nín thở được lâu hơn người thường, lâu hơn cả ông dượng tay đánh cá chuyên nghiệp. Có vài lần ổng ném cái búa gỗ vào đầu Lệ Lê còn sẹo đến giờ vì gỡ không hết lưới bị kẹt.

Đến năm chín tuổi Lệ Lê bị chứng bệnh ban sởi chẳng hiểu sao đưa đến thảm hoạ mù cả hai mắt. Trong rủi có may.  Lệ Lê thoát nạn lặn sâu tháo lưới cá, nhảy qua hát cổ nhạc chuyên nghiệp. Nhưng chưa nổi tiếng ở xứ Việt, Lệ Lê đã qua Mỹ diện con lai chính cống không cần giấy tờ mua hồ sơ giả với má ruột, còn dượng thì ở lại tiếp tục đánh cá.

Đổi đời nhưng không đổi kiếp. Đổi đời là Lệ Lê lấy chồng và có một con gái. Kiếp thì không đổi vì kiếp mù làm sao đổi! Hát cổ nhạc là niềm vui của Lệ Lê. Ăn rồi hát chứ biết làm gì bây giờ với đôi mắt mù nhưng giọng ca khoẻ, trẻ (mà trẻ là đẹp), hơi dài, Việt lai Trắng, lại thêm đam mê nữa thì nổi tiếng chẳng lạ. Nghe Lệ Lê nói tiền xài không hết từ lắm khán giả tips hậu. Toàn tiền mặt. Ăn uống tiệc tùng thì hầu như mỗi đêm sau show nhỏ ngày thường và show lớn cuối tuần.

Ly dị là chuyện phải đến. Nhưng sướng nhất vẫn là sau lúc ly dị vì lúc trước nhà chồng lo, lúc sau nhà nước lo.  Nhà chồng sao bằng nhà nước như trên đã nói. Đổi đời lần hai sau 28 năm Lệ Lê ở Mỹ còn sướng hơn lần trước. Và cũng là lần cuối. 
 
Lệ Lê được một cô ở Mỹ làm mai mối tái hôn với chàng trai trẻ hơn 10 tuổi xứ Việt gốc Sài-gòn nhưng yêu Cà-mau. Sau đám cưới khiêm nhường đầy đủ hai họ với tham dự từ trăm họ, Lệ Lê ở Cà-mau suốt hơn một năm liền không trở về Mỹ.
Nu Hoang Le Le 1
Hình tác giả cung cấp

Có một người bạn hiền ở Mỹ lo cho các khoản giấy tờ nên tiền trợ cấp Lệ Lê vẫn y nguyên và được gửi về cho Lệ Lê xài ở xứ Việt. Còn gì sướng hơn!
Như tài không đợi tuổi thì họa chẳng đợi ai. Con gì đó cắn chân Lệ Lê, hay là muỗi Cà-mau chích, khiến Lệ Lê bị nhiễm trùng chân nặng phải chữa trị nhiều cách rồi vào nhà thương Chợ Rẫy tốn biết bao nhiều tiền vẫn không hết mà còn nặng thêm.  Cuối cùng phải về Mỹ thôi.

Ra tới phi trường rồi nhưng Lệ Lê bị phi hành đoàn từ chối vì chân tay phải lành lặn họ mới dám cho lên phi cơ. Lần sau kinh nghiệm, Lệ Lê mặc áo rộng hơn bà bầu để che chân.

Trở về được Mỹ rồi, xin lại được housing rồi—chẳng hiểu sao các khoản trợ cấp khác không bị cắt như housing—và chữa lành bệnh rồi, Lệ Lê lại nhớ đời nữ hoàng Cà-mau được phục vụ 24/7, hát cổ nhạc với một dàn nhạc đủ guitar, đàn bầu, đàn cò, thêm đàn nhị lót bass, lại thêm được tiền tips ít nhất năm trăm ngàn đồng Hồ tệ một đêm, nên Lệ Lê trở về xứ Việt lần nữa ở thêm gần một năm liền.

Oái ăm thay lại con gì cắn, không biết con cũ hay con mới, khiến bệnh cũ tái phát. Lần này nặng hơn. Khổ nỗi Lệ Lê không có bảo hiểm xứ Việt, còn bảo hiểm Medi-Cal thì chỉ trả ở Mỹ, nên tiền túi móc riết cũng cạn mà bệnh cứ tăng.

“Chị ở Mỹ sướng ghê nha. Vợ em nó bị tài xế xe tải đụng gãy giò rồi bỏ chạy luôn,” cậu Năm em bà con Lệ Lê buồn rầu nói. “Em phải nghỉ làm việc hai tháng nay để chăm sóc nó. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm bấy nay đổ vào bệnh viện với thuốc men mà không đủ chị ơi. Bán thêm đồ đạc quý giá ở nhà mà như muối bỏ biển cho bệnh viện. Có người chết trước khi chữa vì không có tiền ứng trước đó chị. À, hồi xưa mình gọi là “nhà thương” nên chẳng tốn tiền gì vì chính phủ thương dân lo cho hết.  Nay thì “bệnh viện” nên mặc sức biên vênh biên váo vào biên lai. Chữ ‘viện’ chữ ‘tiền’ cùng vần ‘iên’ là vậy đó chị. Em nghe nói mấy ông bà cán bộ lớn bỏ cả nửa triệu đô Mỹ để được thẻ xanh Mỹ để xin Medi-Cal đó chị. Cứ về nước du lịch rồi bệnh lại bay sang Mỹ.”
“Ừm, đúng là vậy nhưng chị cứ thờ ơ. Nghe em nói giờ chị mới biết Mỹ sướng thiệt mà bấy lâu chị cứ xem thường,” Lệ Lê thều thào. “Cái gì mình được thì không biết quý cho đến khi mất rồi mới tiếc.”

Vào bệnh viện Chợ Rẫy lần hai chẳng hiểu thế nào mà bác sĩ Việt khoét chân Lệ Lê một mảng to khủng khiếp vì họ nói Lệ Lê bị tiểu đường nên khó chữa phải ngăn nhiễm trùng lan bằng cách khoét vùng bị nhiễm. Đã vậy, vì không có tiền nhiều nữa nên Lệ Lê phải nằm phòng tập thể đến hơn sáu giường một phòng, lại thêm người thân nuôi bệnh ra vào như chợ, nên xác suất lây nhiễm tăng thêm gấp mười lần cũng chẳng lạ.
Nu Hoang Le Le 2
Hình tác giả cung cấp

Bệnh không giảm thì tiền cứ tăng, người cứ teo. Mà teo nhất là người nhà. Nhà chồng mới thì nghèo. Anh chồng mới thì chạy xe Grap, cố grap bao nhiêu khách cũng mạt rệp. Phải về Mỹ lại thôi. 

Nhưng lần này chẳng may cho Lệ Lê mặc áo bà bầu rộng cỡ nào để che thân cũng bị lộ tẩy. Trễ một ngày là tử thần nhích lại một phân. Cuối cùng, tranh đấu lắm bằng mọi cách, cộng thêm phép lạ, Lệ Lê mới được bay về Mỹ và vào thẳng nhà thương Fountain Valley, California.
Tuần đầu Lệ Lê chìm vào hôn mê. Tuần sau có nhiều tin khả quan. Các bác sĩ Mỹ tận tình cứu chữa. Lệ Lê tỉnh lại chút ít, có thể nhận ra tiếng người thân nào nói chuyện. 

“Thật là quá tệ, không hiểu sao người ta lại khoét chân cô ấy một tảng thịt to thế,” cô y tá Mỹ gốc Việt nói với vẻ giận của lương tâm nghề nghiệp. “Họ làm vậy càng thêm nhiễm trùng. Chắc họ không có thuốc đầy đủ hay sao ấy! Hay là họ không hiểu thế nào là vệ sinh! Nếu đem về đây sớm thì cô ấy đã bình phục và về nhà rồi.”

“Ôi mừng quá, xin Trời thương,” một người thân nói. 

“Lệ Lê hay hát với anh bài Hàn Mặc Tử - Mai Đình điệu Văn Thiên Tường lớp Dựng mở đầu  ‘Anh Trí!  Anh Trí ơi kể từ hôm nay anh không còn sợ cô đơn.’  Rồi anh đáp lại: Ôi nhân tình thế thái là đây, giờ bên tôi chỉ còn lại một Mai Đình,’” một anh bạn cổ nhạc nghẹn ngào nói. “Giờ thì anh đóng vai Mai Đình, còn em là anh Trí.”

“Đúng vậy anh,” Lệ Lê thều thào.

Nhưng vài ngày sau Lệ Lê hôn mê trở lại.

Và không bao giờ tỉnh lại.
 
Thắng Chu
 

Ý kiến bạn đọc
06/08/202400:55:47
Khách
Tội cho cô Lệ, chữa ở Mỹ thì tỉnh lại thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,120
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến