Hôm nay,  

Emily và sốc văn hóa Việt

11/07/202406:00:00(Xem: 2273)
bo-sach-vvnm 
Tác giả lầu đầu tham dự VVNM với bài Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết sau đây nói lên vài cảm nghĩ về những “cú sốc văn hóa Việt” trên đất Mỹ, và sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ.
 
*
 
Là một di dân đến Mỹ lúc không còn trẻ, trước khi hòa nhập vào đời sống Mỹ, tôi cũng bị sốc văn hóa Mỹ như một số người Việt mới sang Mỹ. Từ một đất nước có nếp nghĩ “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, tôi vốn chưa quen với chuyện không biết hàng xóm của mình là ai, tên gì vì mỗi nhà cách nhau một mảnh vườn, những mảnh vườn này được bao bọc bởi những bức hàng rào cao được dựng lên để bảo vệ sự riêng tư của gia chủ. Hàng xóm gặp nhau chỉ vẫy tay chào, nói đôi ba câu xã giao rồi thì đèn ai nấy tỏ. Đây là cú sốc văn hóa đầu tiên của tôi trên đất Mỹ. Sau này, tôi còn kinh qua một vài cú sốc văn hóa Mỹ khác nữa. Tôi nghĩ khi hai nền văn hóa khác nhau giao thoa với nhau, dĩ nhiên sốc văn hóa sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sốc nhiều đến độ choáng váng, ngạt thở hay sốc chút chút… thì còn tùy vào mức độ trải nghiệm và đầu óc cởi mở của mỗi cá nhân đối với nền văn hóa của phe …đối tác.
 
Hồi còn đi học đại học ở Mỹ, tôi có một số bạn bè khác chủng tộc. Emily tóc vàng, mắt xanh là một người bạn Mỹ thân nhất trong số đám bạn bè đó, có lẽ vì cô nàng Emily tóc vàng trạc tuổi tôi nên chúng tôi thường nói chuyện với nhau. Chúng tôi sống trong cùng một thành phố nên thỉnh thoảng rủ nhau đi đến nhà hàng Việt để ăn thức ăn Việt. Có lần tôi còn dắt Emily đi chợ Việt.
 
Emily là mẫu người có đầu óc cởi mở, thích tìm hiểu các nền tiểu văn hóa (sub-culture) trong xã hội Mỹ. Trong các món Việt mà tôi giới thiệu, Emily thích ăn chả giò, bánh mì, phở và cơm chiên. Ăn hoài mấy món đó cũng chán, cách đây vài ngày, tôi mời cô ta đi ăn ở một nhà hàng Việt và đề nghị cô ta thử món bún bò. Phần tôi, tôi chọn món sườn ram mặn và canh chua cá bông lau. Sau khi tôi giới thiệu sơ qua thành phần nguyên liệu của tô bún bò, Emily chỉ cục huyết heo trong tô bún bò, hỏi tôi: “ Cái gì vậy bồ?”
 
- Huyết heo luộc, tôi trả lời. Tôi giải thích cách người ta làm huyết heo cho đông lại như thạch rồi đem đi luộc
 
- Eww, tôi không ăn huyết heo, bạn không phiền lòng chứ? Emily hỏi tôi.
 
- Không sao - Tôi cười.
 
Emily ăn được hết tô bún bò nhưng không ăn miếng huyết vì cô ta nói miếng huyết trông ghê tởm quá (disgusting). Tôi đề nghị Emily thử miếng sườn ram, cô ta gắp  miếng sườn, ăn xong rồi nói:
 
- Món này nặng mùi quá.
 
Tôi biết người Mỹ nói chuyện rất thẳng thắn nên cũng chẳng thấy phật lòng trước nhận xét của cô bạn khác chủng tộc này. Tôi cũng chân thành thẳng thắn đáp lại:
 
- Với tôi, món sườn này thơm dậy mùi nước mắm ngon, ắt hẳn nhà hàng này sử dụng loại nước mắm hảo hạng để nấu.
 
Emily nhìn tôi, không nói gì nhưng tôi biết cô ta không chịu được mùi nồng của nước mắm, loại  nước gia vị quốc hồn quốc túy  của người Việt.
 
- Emily biết không? Chồng của chị họ tôi cũng tóc vàng mắt xanh như Emily. Chả giò chấm nước mắm chua ngọt là món ăn yêu thích của anh ấy. Nhưng tôi biết “One’s meat is another poison” (Thịt của một người lại là thuốc độc của người khác). Tôi biết nước mắm có mùi nặng đặc trưng, rất ít người Mỹ biết ăn.
 
Trà dư tửu hậu. tôi bắt sang chuyện nhiều người Mỹ không ăn trứng vịt lộn và Emily là một người trong số đông này. Tôi hỏi cô ta :
 
- Bạn ăn được thịt vịt nhưng không ăn trứng vịt lộn, vì sao?
 
Emily thủng thỉnh đáp trả, thành thật và vô tư:
 
- Vịt đông lạnh mua về rồi luộc khác hoàn toàn với việc luộc phôi thai vịt. Phôi thai là một sinh vật sống. Việc luộc bất cứ một sinh vật nào còn đang sống, tôi nghĩ đó là điều ác độc. Tôi thích tìm hiểu văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Phương Đông nói chung, tôi yêu những cú sốc văn hóa nhưng một vài cú sốc đã làm tôi hết hồn, tỉ dụ như khi đi chợ Việt Nam, tôi thấy bán gà vịt còn để nguyên đầu, crawfish và ghẹ  bò lổn nhổn trong quầy, cá cua bơi trong hồ. Đặc biệt là tôi sợ nổi da gà khi thấy lũ ếch ngồi chồm hổm.
Sốc văn hóa Việt
Hình do TG cung cấp, chụp ở một chợ châu Á, nơi TG cư ngụ
Nhìn tô canh chua cá bông lau, Emily nói tiếp:
 
- Điều làm tôi choáng váng nhất là cái cách người làm trong quầy cá đập đầu mấy con cá bông lau để bán cho khách hàng.
 
Nghe Emily nói vậy, tôi sức nhớ lại tôi đã vô tư không để ý đến cảm giác của cô bạn này khi chúng tôi đi chợ Việt. Tôi vội xin lỗi:
 
- Lẽ ra tôi không nên dắt bạn đi xuống quầy hải sản. Tôi không biết bạn sợ khi thấy các cảnh này, vì với tôi, những cảnh này quá đỗi bình thường. Xin lỗi vì tôi đã không lường trước được nỗi sợ của bạn.
 
- Không sao. Chúng ta đi xuống quầy hải sản có một lần nên tôi không sao. Emily cười.
 
Tôi kể cho Emily nghe về những ngày làm tôi việc cho một dự án phi chính phủ ở xứ Đông Lào. Sếp cũ của tôi là một cô Mỹ trắng. Nhân viên của cô khoảng trên dưới mười người. Chúng tôi đi công tác với nhau thường xuyên. Vì vậy chúng tôi thường dùng cơm trưa hoặc cơm tối với nhau.
 
Nhân viên người Việt thường xuyên gọi món lẩu lươn, thỉnh thoảng họ gọi món tiết canh vịt. Cô sếp của tôi chỉ biết lắc đầu khi nhà hàng dọn lên hai món này vì có lần nhà hàng nọ dọn lên các con lươn nhỏ còn nguyên hình hài, làm tôi cũng ớn óc. Cô sếp cũ của tôi  cũng lắc đầu khi thấy những hủ rượu rắn bán trên quầy ở các chợ ở xứ Đông Lào. Emily tròn xoe đôi mắt khi nghe tôi tả những bình rượu rắn và bát tiết canh.
 
Từ chuyện ẩm thực, chúng tôi miên man tám tới chuyện những sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Mỹ-Việt.
 
- Nhân tiện đây, Emily hãy cho tôi biết bạn có còn bị cú sốc nào khác không?
 
-Tôi thấy một số người Việt nói chuyện ồn ào khi ở nơi công cộng. Một số người Việt không giữ cửa cho người phía sau mình khi bước vào một cửa hàng mua sắm - Emily nói.
 
Tôi thầm công nhận những điều Emily nói đều đúng. Tuy vậy, tôi vẫn chống chế:
 
- Sống ở Mỹ một thời gian, những người Việt mà bạn đang đề cập tới sẽ nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa Mỹ và họ sẽ cư xử như người Mỹ, tôi cam đoan như vậy.
 
- Tôi đồng ý. Tôi cũng không phán xét họ - Emily đáp trả lời tôi.
 
Dường như văn hóa là một chủ đề khá thú vị cho cả hai nên chúng tôi vẫn tiếp tục hàn huyên. Emily có vẻ ngạc nhiên khi biết tôi gặp gỡ đại gia đình ba má và anh chị em tôi vào cuối tuần.
 
- Bạn biết không, việc các thành viên trong gia đình sống gần nhau không phải là một nét trong nền văn hóa Mỹ - Emily nói - Ví dụ như gia đình tôi đây, chị tôi đang sinh sống ở California, gia đình anh trai của tôi sống ở Lousiana, còn gia đình tôi thì ở Texas. Công việc ở đâu thì chúng tôi ở đó, không nhất thiết phải sống gần nhau.
 
- Người Việt chúng tôi thích sống gần nhau để có thể đi thăm nhau dễ dàng. Em trai tôi và chị gái tôi đều sống gần ba mẹ tôi, cùng một thành phố với tôi.
 
Emiily trầm ngâm, rồi kể chuyện của cô ta. Hồi chưa có chồng rồi có con, Emily có qua châu Phi làm việc cho một tổ chức phi chính phủ. Qua châu Phi được một tháng thì ba cô ta bị bệnh nặng và được đưa vào bệnh viện. Emily phải vét túi mua vé máy bay về Mỹ để thăm ba. Khi vào bệnh viện, ba của Emily hỏi:
 
- Vì sao con phải bay một chặng đường dài để về đây?
 
- Con về Mỹ để thăm Ba.
 
- Bây giờ con đã gặp Ba rồi, nếu con không còn công chuyện gì ở Mỹ để làm, con hãy mau đi qua Châu Phi để tiếp tục công việc.
 
Đến phiên tôi là người bị sốc. Tôi không hiểu được ba của Emily. Nếu tôi có con, tôi sẽ rất vui khi con cái đến thăm khi tôi ốm nặng.
 
Emily nhìn tôi, nói tiếp:
 
- Ba tôi không muốn làm gánh nặng cho tôi và các anh chị em của tôi nên ông tính sẽ vào nhà dưỡng lão trong vài năm tới.
 
- Ba của Emily độc lập và mạnh mẽ lắm. Hầu hết người Việt chúng tôi có suy nghĩ “trẻ cậy cha, già cậy con” chứ không muốn “già cậy viện dưỡng lão” như người Mỹ. Hầu hết người Việt thuộc thế hệ lớn tuổi như ba tôi, không thích sống ở nhà dưỡng lão. Ba Mẹ tôi thích sống gần con cái. Tôi cũng không muốn sống trong viện dưỡng lão.
 
- Oh, ra là vậy - Emily nói.
 
Tôi kể cho Emily nghe về chuyện chọn nghề của em trai tôi. Khi em trai tôi quyết định chọn học ngành psychology (tâm lý học), tất cả các thành viên của gia đình đã khuyên can. Gia đình tôi không thích em tôi học các ngành xã hội vì ba má tôi nói tấm bằng ngành này khó kiếm việc và lương bổng không cao. Vì văn hóa Việt là nền văn hóa cộng đồng, mỗi một quyết định của một cá nhân đều có sự góp ý của đại gia đình. Nhưng vì em trai tôi sống ở Mỹ đã lâu nên cũng thấm cái nét văn hóa chủ nghĩa cá nhân độc lập kiểu Mỹ nên em đã bỏ ngoài tai tất cả các lời khuyên của ba má tôi và anh chị em nên đã theo học ngành này được hai năm.
 
- Tôi không tán thành việc có quá nhiều người ngăn cản quyết định của em trai bạn. Hãy để em ấy học ngành em ấy yêu thích. Như vậy sẽ tốt cho em ấy.
 
Trước khi chia tay, tôi kể Emily nghe chuyện con trai tôi thường nói «I love you, Mom» và ôm vai tôi (hug) mỗi khi nó chuẩn bị đi học xa hoặc mỗi khi nó gọi phone cho tôi từ ký túc xá. Emily nhún vai:
 
- Bình thường thôi, tôi nói câu đó với các con của tôi hầu như mỗi ngày.
 
- Vậy mà với tôi, nói câu «Mẹ thương con» thật khó khăn. Trong nền văn hóa Việt, rất nhiều bà mẹ không thường xuyên nói « Mẹ thương yêu con»  nhưng chúng tôi nấu nhiều thức ăn cho các con mỗi ngày và dành nhiều thời gian cho con cái. Đó là cách chúng tôi thương yêu con cái.
 
- Oh, ra vậy.
 
Emily ngạc nhiên, nhướng mắt. Rồi Emily nheo mắt tinh nghịch:
 
- Bây giờ Emily hiểu vì sao bạn mua nhiều thức ăn cho Emily mỗi lần tụi mình đi ăn ở nhà hàng Việt rồi. Có phải tại vì bạn thương yêu Emily không? 
 
- A ha, tôi cười vang. Emily thông minh lắm. Cảm ơn Emily vì cuộc trò chuyện thú vị hôm nay.
 
Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
 
Nhị Độ Hoàng Mai
 
 

Ý kiến bạn đọc
20/08/202422:46:09
Khách
Tks những chia sẻ thú vị của tác giả!
11/07/202423:04:38
Khách
Bài viết hay. Văn hoá phong tục khác biệt giữa Tây Phuơng và Á Châu tạo nên vấn đề. Ngay cả nguời Việt miền Nam cũng sốc với văn hoá cộng sản cuả VC và Bắc Việt khi miền Nam bị Duơng Văn Minh luờng gạt là có giải pháp lên làm TT 2 ngày rồi giao cho Cộng sản. Nền văn hoá CS vô sản hoá hầu hết dân miền Nam, đa số phải bán hết đồ đạc trong nhà để sống, ai cũng làm nghề chà đồ nhôm, phụ nữ ra đuờng phải mặc bà ba mang guốc, không đuợc mang giày mặc váy đầm hay áo dài, xe hơi tàu hoả chạy bằng than, ai có tiền đi máy bay thì ngồi duới sàn, phải ăn độn ngô khoai bo bo, sách báo nhạc miền Nam truớc 1975 bị cấm, gia đình có lý lịch xấu bị cấm làm việc, học sinh bị bắt đi làm thuỷ lợi dọn dẹp đuờng sá, và quân nhân công chức chế độ cũ bị đưa đi cải tạo . Ðây là cái sốc với dân miền Nam khi gặp văn hoá Cộng sản cuả nguời Việt . Thống kê (Wikipedia) cho thấy có hơn 1 triệu nguời bị đi cải tạo và khoảng 165 ngàn nguơì chết trong trại cải tạo. Nguời Việt miền Nam bị sốc nên kéo nhau bỏ chạy, hàng trăm ngàn nguời chết trên biển vì ông Minh mở cửa cho nguời anh em phiá bên kia vào đem theo ghẻ bộ đội, khi bệnh chỉ có xuyên tâm liên, bữa ăn chỉ có khoai sắn bobo. Thầy giáo, kỹ sư phải đi bán hàng rong để kiếm tiền. Rồi hang triệu nguời thấy chết trên biển vì hải tặc vẫn suớng hơn là ở chung với nguời anh em phía bên kia của ông Minh (Mỹ đưa ông Minh lên năm 1963 va 1975 va` giết miền Nam). Hàng triệu nguời Việt đã bỏ cha mẹ nhà cửa ruộng vuờn chạy trốn tránh nguời Việt. Qua đến Mỹ hay Canada rồi du` thực phẩm thức ăn ê hề. Thỉnh thoảng nguời Tây Phuơng sốc văn hóa Việt khi có tin nguời Việt hay du học sinh VN bị bắt vì trộm chó làm thịt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,200
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến