Hôm nay,  

Emily và sốc văn hóa Việt

11/07/202406:00:00(Xem: 2265)
bo-sach-vvnm 
Tác giả lầu đầu tham dự VVNM với bài Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết sau đây nói lên vài cảm nghĩ về những “cú sốc văn hóa Việt” trên đất Mỹ, và sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ.
 
*
 
Là một di dân đến Mỹ lúc không còn trẻ, trước khi hòa nhập vào đời sống Mỹ, tôi cũng bị sốc văn hóa Mỹ như một số người Việt mới sang Mỹ. Từ một đất nước có nếp nghĩ “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, tôi vốn chưa quen với chuyện không biết hàng xóm của mình là ai, tên gì vì mỗi nhà cách nhau một mảnh vườn, những mảnh vườn này được bao bọc bởi những bức hàng rào cao được dựng lên để bảo vệ sự riêng tư của gia chủ. Hàng xóm gặp nhau chỉ vẫy tay chào, nói đôi ba câu xã giao rồi thì đèn ai nấy tỏ. Đây là cú sốc văn hóa đầu tiên của tôi trên đất Mỹ. Sau này, tôi còn kinh qua một vài cú sốc văn hóa Mỹ khác nữa. Tôi nghĩ khi hai nền văn hóa khác nhau giao thoa với nhau, dĩ nhiên sốc văn hóa sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sốc nhiều đến độ choáng váng, ngạt thở hay sốc chút chút… thì còn tùy vào mức độ trải nghiệm và đầu óc cởi mở của mỗi cá nhân đối với nền văn hóa của phe …đối tác.
 
Hồi còn đi học đại học ở Mỹ, tôi có một số bạn bè khác chủng tộc. Emily tóc vàng, mắt xanh là một người bạn Mỹ thân nhất trong số đám bạn bè đó, có lẽ vì cô nàng Emily tóc vàng trạc tuổi tôi nên chúng tôi thường nói chuyện với nhau. Chúng tôi sống trong cùng một thành phố nên thỉnh thoảng rủ nhau đi đến nhà hàng Việt để ăn thức ăn Việt. Có lần tôi còn dắt Emily đi chợ Việt.
 
Emily là mẫu người có đầu óc cởi mở, thích tìm hiểu các nền tiểu văn hóa (sub-culture) trong xã hội Mỹ. Trong các món Việt mà tôi giới thiệu, Emily thích ăn chả giò, bánh mì, phở và cơm chiên. Ăn hoài mấy món đó cũng chán, cách đây vài ngày, tôi mời cô ta đi ăn ở một nhà hàng Việt và đề nghị cô ta thử món bún bò. Phần tôi, tôi chọn món sườn ram mặn và canh chua cá bông lau. Sau khi tôi giới thiệu sơ qua thành phần nguyên liệu của tô bún bò, Emily chỉ cục huyết heo trong tô bún bò, hỏi tôi: “ Cái gì vậy bồ?”
 
- Huyết heo luộc, tôi trả lời. Tôi giải thích cách người ta làm huyết heo cho đông lại như thạch rồi đem đi luộc
 
- Eww, tôi không ăn huyết heo, bạn không phiền lòng chứ? Emily hỏi tôi.
 
- Không sao - Tôi cười.
 
Emily ăn được hết tô bún bò nhưng không ăn miếng huyết vì cô ta nói miếng huyết trông ghê tởm quá (disgusting). Tôi đề nghị Emily thử miếng sườn ram, cô ta gắp  miếng sườn, ăn xong rồi nói:
 
- Món này nặng mùi quá.
 
Tôi biết người Mỹ nói chuyện rất thẳng thắn nên cũng chẳng thấy phật lòng trước nhận xét của cô bạn khác chủng tộc này. Tôi cũng chân thành thẳng thắn đáp lại:
 
- Với tôi, món sườn này thơm dậy mùi nước mắm ngon, ắt hẳn nhà hàng này sử dụng loại nước mắm hảo hạng để nấu.
 
Emily nhìn tôi, không nói gì nhưng tôi biết cô ta không chịu được mùi nồng của nước mắm, loại  nước gia vị quốc hồn quốc túy  của người Việt.
 
- Emily biết không? Chồng của chị họ tôi cũng tóc vàng mắt xanh như Emily. Chả giò chấm nước mắm chua ngọt là món ăn yêu thích của anh ấy. Nhưng tôi biết “One’s meat is another poison” (Thịt của một người lại là thuốc độc của người khác). Tôi biết nước mắm có mùi nặng đặc trưng, rất ít người Mỹ biết ăn.
 
Trà dư tửu hậu. tôi bắt sang chuyện nhiều người Mỹ không ăn trứng vịt lộn và Emily là một người trong số đông này. Tôi hỏi cô ta :
 
- Bạn ăn được thịt vịt nhưng không ăn trứng vịt lộn, vì sao?
 
Emily thủng thỉnh đáp trả, thành thật và vô tư:
 
- Vịt đông lạnh mua về rồi luộc khác hoàn toàn với việc luộc phôi thai vịt. Phôi thai là một sinh vật sống. Việc luộc bất cứ một sinh vật nào còn đang sống, tôi nghĩ đó là điều ác độc. Tôi thích tìm hiểu văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Phương Đông nói chung, tôi yêu những cú sốc văn hóa nhưng một vài cú sốc đã làm tôi hết hồn, tỉ dụ như khi đi chợ Việt Nam, tôi thấy bán gà vịt còn để nguyên đầu, crawfish và ghẹ  bò lổn nhổn trong quầy, cá cua bơi trong hồ. Đặc biệt là tôi sợ nổi da gà khi thấy lũ ếch ngồi chồm hổm.
Sốc văn hóa Việt
Hình do TG cung cấp, chụp ở một chợ châu Á, nơi TG cư ngụ
Nhìn tô canh chua cá bông lau, Emily nói tiếp:
 
- Điều làm tôi choáng váng nhất là cái cách người làm trong quầy cá đập đầu mấy con cá bông lau để bán cho khách hàng.
 
Nghe Emily nói vậy, tôi sức nhớ lại tôi đã vô tư không để ý đến cảm giác của cô bạn này khi chúng tôi đi chợ Việt. Tôi vội xin lỗi:
 
- Lẽ ra tôi không nên dắt bạn đi xuống quầy hải sản. Tôi không biết bạn sợ khi thấy các cảnh này, vì với tôi, những cảnh này quá đỗi bình thường. Xin lỗi vì tôi đã không lường trước được nỗi sợ của bạn.
 
- Không sao. Chúng ta đi xuống quầy hải sản có một lần nên tôi không sao. Emily cười.
 
Tôi kể cho Emily nghe về những ngày làm tôi việc cho một dự án phi chính phủ ở xứ Đông Lào. Sếp cũ của tôi là một cô Mỹ trắng. Nhân viên của cô khoảng trên dưới mười người. Chúng tôi đi công tác với nhau thường xuyên. Vì vậy chúng tôi thường dùng cơm trưa hoặc cơm tối với nhau.
 
Nhân viên người Việt thường xuyên gọi món lẩu lươn, thỉnh thoảng họ gọi món tiết canh vịt. Cô sếp của tôi chỉ biết lắc đầu khi nhà hàng dọn lên hai món này vì có lần nhà hàng nọ dọn lên các con lươn nhỏ còn nguyên hình hài, làm tôi cũng ớn óc. Cô sếp cũ của tôi  cũng lắc đầu khi thấy những hủ rượu rắn bán trên quầy ở các chợ ở xứ Đông Lào. Emily tròn xoe đôi mắt khi nghe tôi tả những bình rượu rắn và bát tiết canh.
 
Từ chuyện ẩm thực, chúng tôi miên man tám tới chuyện những sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Mỹ-Việt.
 
- Nhân tiện đây, Emily hãy cho tôi biết bạn có còn bị cú sốc nào khác không?
 
-Tôi thấy một số người Việt nói chuyện ồn ào khi ở nơi công cộng. Một số người Việt không giữ cửa cho người phía sau mình khi bước vào một cửa hàng mua sắm - Emily nói.
 
Tôi thầm công nhận những điều Emily nói đều đúng. Tuy vậy, tôi vẫn chống chế:
 
- Sống ở Mỹ một thời gian, những người Việt mà bạn đang đề cập tới sẽ nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa Mỹ và họ sẽ cư xử như người Mỹ, tôi cam đoan như vậy.
 
- Tôi đồng ý. Tôi cũng không phán xét họ - Emily đáp trả lời tôi.
 
Dường như văn hóa là một chủ đề khá thú vị cho cả hai nên chúng tôi vẫn tiếp tục hàn huyên. Emily có vẻ ngạc nhiên khi biết tôi gặp gỡ đại gia đình ba má và anh chị em tôi vào cuối tuần.
 
- Bạn biết không, việc các thành viên trong gia đình sống gần nhau không phải là một nét trong nền văn hóa Mỹ - Emily nói - Ví dụ như gia đình tôi đây, chị tôi đang sinh sống ở California, gia đình anh trai của tôi sống ở Lousiana, còn gia đình tôi thì ở Texas. Công việc ở đâu thì chúng tôi ở đó, không nhất thiết phải sống gần nhau.
 
- Người Việt chúng tôi thích sống gần nhau để có thể đi thăm nhau dễ dàng. Em trai tôi và chị gái tôi đều sống gần ba mẹ tôi, cùng một thành phố với tôi.
 
Emiily trầm ngâm, rồi kể chuyện của cô ta. Hồi chưa có chồng rồi có con, Emily có qua châu Phi làm việc cho một tổ chức phi chính phủ. Qua châu Phi được một tháng thì ba cô ta bị bệnh nặng và được đưa vào bệnh viện. Emily phải vét túi mua vé máy bay về Mỹ để thăm ba. Khi vào bệnh viện, ba của Emily hỏi:
 
- Vì sao con phải bay một chặng đường dài để về đây?
 
- Con về Mỹ để thăm Ba.
 
- Bây giờ con đã gặp Ba rồi, nếu con không còn công chuyện gì ở Mỹ để làm, con hãy mau đi qua Châu Phi để tiếp tục công việc.
 
Đến phiên tôi là người bị sốc. Tôi không hiểu được ba của Emily. Nếu tôi có con, tôi sẽ rất vui khi con cái đến thăm khi tôi ốm nặng.
 
Emily nhìn tôi, nói tiếp:
 
- Ba tôi không muốn làm gánh nặng cho tôi và các anh chị em của tôi nên ông tính sẽ vào nhà dưỡng lão trong vài năm tới.
 
- Ba của Emily độc lập và mạnh mẽ lắm. Hầu hết người Việt chúng tôi có suy nghĩ “trẻ cậy cha, già cậy con” chứ không muốn “già cậy viện dưỡng lão” như người Mỹ. Hầu hết người Việt thuộc thế hệ lớn tuổi như ba tôi, không thích sống ở nhà dưỡng lão. Ba Mẹ tôi thích sống gần con cái. Tôi cũng không muốn sống trong viện dưỡng lão.
 
- Oh, ra là vậy - Emily nói.
 
Tôi kể cho Emily nghe về chuyện chọn nghề của em trai tôi. Khi em trai tôi quyết định chọn học ngành psychology (tâm lý học), tất cả các thành viên của gia đình đã khuyên can. Gia đình tôi không thích em tôi học các ngành xã hội vì ba má tôi nói tấm bằng ngành này khó kiếm việc và lương bổng không cao. Vì văn hóa Việt là nền văn hóa cộng đồng, mỗi một quyết định của một cá nhân đều có sự góp ý của đại gia đình. Nhưng vì em trai tôi sống ở Mỹ đã lâu nên cũng thấm cái nét văn hóa chủ nghĩa cá nhân độc lập kiểu Mỹ nên em đã bỏ ngoài tai tất cả các lời khuyên của ba má tôi và anh chị em nên đã theo học ngành này được hai năm.
 
- Tôi không tán thành việc có quá nhiều người ngăn cản quyết định của em trai bạn. Hãy để em ấy học ngành em ấy yêu thích. Như vậy sẽ tốt cho em ấy.
 
Trước khi chia tay, tôi kể Emily nghe chuyện con trai tôi thường nói «I love you, Mom» và ôm vai tôi (hug) mỗi khi nó chuẩn bị đi học xa hoặc mỗi khi nó gọi phone cho tôi từ ký túc xá. Emily nhún vai:
 
- Bình thường thôi, tôi nói câu đó với các con của tôi hầu như mỗi ngày.
 
- Vậy mà với tôi, nói câu «Mẹ thương con» thật khó khăn. Trong nền văn hóa Việt, rất nhiều bà mẹ không thường xuyên nói « Mẹ thương yêu con»  nhưng chúng tôi nấu nhiều thức ăn cho các con mỗi ngày và dành nhiều thời gian cho con cái. Đó là cách chúng tôi thương yêu con cái.
 
- Oh, ra vậy.
 
Emily ngạc nhiên, nhướng mắt. Rồi Emily nheo mắt tinh nghịch:
 
- Bây giờ Emily hiểu vì sao bạn mua nhiều thức ăn cho Emily mỗi lần tụi mình đi ăn ở nhà hàng Việt rồi. Có phải tại vì bạn thương yêu Emily không? 
 
- A ha, tôi cười vang. Emily thông minh lắm. Cảm ơn Emily vì cuộc trò chuyện thú vị hôm nay.
 
Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
 
Nhị Độ Hoàng Mai
 
 

Ý kiến bạn đọc
20/08/202422:46:09
Khách
Tks những chia sẻ thú vị của tác giả!
11/07/202423:04:38
Khách
Bài viết hay. Văn hoá phong tục khác biệt giữa Tây Phuơng và Á Châu tạo nên vấn đề. Ngay cả nguời Việt miền Nam cũng sốc với văn hoá cộng sản cuả VC và Bắc Việt khi miền Nam bị Duơng Văn Minh luờng gạt là có giải pháp lên làm TT 2 ngày rồi giao cho Cộng sản. Nền văn hoá CS vô sản hoá hầu hết dân miền Nam, đa số phải bán hết đồ đạc trong nhà để sống, ai cũng làm nghề chà đồ nhôm, phụ nữ ra đuờng phải mặc bà ba mang guốc, không đuợc mang giày mặc váy đầm hay áo dài, xe hơi tàu hoả chạy bằng than, ai có tiền đi máy bay thì ngồi duới sàn, phải ăn độn ngô khoai bo bo, sách báo nhạc miền Nam truớc 1975 bị cấm, gia đình có lý lịch xấu bị cấm làm việc, học sinh bị bắt đi làm thuỷ lợi dọn dẹp đuờng sá, và quân nhân công chức chế độ cũ bị đưa đi cải tạo . Ðây là cái sốc với dân miền Nam khi gặp văn hoá Cộng sản cuả nguời Việt . Thống kê (Wikipedia) cho thấy có hơn 1 triệu nguời bị đi cải tạo và khoảng 165 ngàn nguơì chết trong trại cải tạo. Nguời Việt miền Nam bị sốc nên kéo nhau bỏ chạy, hàng trăm ngàn nguời chết trên biển vì ông Minh mở cửa cho nguời anh em phiá bên kia vào đem theo ghẻ bộ đội, khi bệnh chỉ có xuyên tâm liên, bữa ăn chỉ có khoai sắn bobo. Thầy giáo, kỹ sư phải đi bán hàng rong để kiếm tiền. Rồi hang triệu nguời thấy chết trên biển vì hải tặc vẫn suớng hơn là ở chung với nguời anh em phía bên kia của ông Minh (Mỹ đưa ông Minh lên năm 1963 va 1975 va` giết miền Nam). Hàng triệu nguời Việt đã bỏ cha mẹ nhà cửa ruộng vuờn chạy trốn tránh nguời Việt. Qua đến Mỹ hay Canada rồi du` thực phẩm thức ăn ê hề. Thỉnh thoảng nguời Tây Phuơng sốc văn hóa Việt khi có tin nguời Việt hay du học sinh VN bị bắt vì trộm chó làm thịt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,120
Chúng tôi đến phim trường khoảng năm giờ chiều, một tiếng trước giờ quay. Khoảng ba mươi phút sau, đạo diễn chương trình bước lên sân khấu để giúp mọi người làm nóng chuẩn bị cho buổi quay. Ông đạo diễn dặn rằng nếu thấy cái bảng đèn điện có chữ "Applause", mọi người khán giả chúng tôi nhớ vỗ tay thật lớn. Nếu cái bảng "Noise" chớp đèn, chúng tôi nhớ la hét điên cuồng. Nếu bảng "Stand" chớp đèn, mọi người nhớ đứng lên. Vì là lần đầu tiên được tham gia chương trình ghi hình trực tiếp, tôi không hiểu tại sao đạo diễn dặn chúng tôi những điều này để làm gì. Tôi cảm thấy buồn cười khi đạo diễn ra hiệu cho nhân viên điều khiển ba cái bảng trên lần lượt chớp để chúng tôi thực tập. Chúng tôi ngoan ngoãn làm theo: hết vỗ tay đến la hét rồi đứng lên. Khi chương trình quay hình bắt đầu, cả ba cái bảng đều chớp lia lịa ngay lúc Dennis Miller bước ra sân khấu. Tất cả mọi người trong trường quay đều đứng lên, vừa la hét vừa vỗ tay long trời lở đất.
- Ôi, tội nghiệp quá. Rồi sao nữa chị? - Mẹ của Lộc muốn em làm theo ý của mình là học ngành điện toán hay khoa học, nhưng Lộc lại giấu mẹ theo học về hội họa. Sau khi mẹ em biết được, bà buồn, thất vọng và có thể chì chiết gì đó nên Lộc đã mua súng để tự bắn mình. - Chuyện xảy ra khi nào vậy chị? - Cách đây vài tuần. Sau lễ Thanksgiving. - Trời!
Thời gian vụt như thoi đưa ngoài khung cửa. Mới đầu Tết Quý Mão đó mà bây giờ đã sắp hết năm chuẩn bị đón xuân Giáp Thìn. Mấy hôm nay được nhiều nơi biếu lịch, tôi ngạc nhiên chỉ thấy in toàn hình con Mèo mà không phải con Rồng. Vào ông Google tìm hiểu thắc mắc của mình nhưng không thấy trang Web nào đề cập. Nhìn hình lịch toàn những con Mèo đen, trắng, xám, nâu thật xinh” thì ra con Mèo được người ta quý trọng như vậy. Tôi nghĩ đến ông chồng tuổi Mão, bất ngờ cảm hứng muốn viết đôi điều về người chồng đã chung sống với mình gần 40 năm...Xin phép cho tôi được gọi Chàng là con Mèo cho gọn. Con Mèo này không hề phá làng phá xóm hay làm mất lòng ai, nên được bà con thương mến cảm tình.
Năm 2023 đã qua đi và để lại cho thế giới cũng như Hoa Kỳ những hệ lụy, những biến động vì thiên tai, biến đổi khí hậu, tác động của Covid-19, lạm phát tăng cao, kinh tế trì trệ và cả chiến tranh, các cuộc xung đột của Nga - Ukraine và Palestine - Israel. Năm qua, bang California chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của vấn nạn trộm cướp, đập phá, đặc biệt là những vụ bạo lực gây náo động xã hội. Các công ty, doanh nghiệp bán lẻ ghi nhận sự gia tăng đáng kể về tổn thất tài chính liên quan đến nạn trộm cắp. Các công ty, doanh nghiệp bán lẻ đã phải tăng cường đội ngũ an ninh, thuê thêm nhân viên bảo vệ, thay đổi sản phẩm, cất giữ hàng hóa có giá trị trong các hộp khóa, giảm giờ hoạt động hoặc buộc phải đóng cửa các cơ sở, cửa hàng.
Tổng Thống Abraham Lincoln đã có một câu nói nổi tiếng: You can fool all of the people some of time; you can fool some of the people all of the time, but you can't fool all the people all the time.” Tạm dịch: Bạn có thể đánh lừa tất cả mọi người một lúc nào đó; bạn có thể lừa dối một vài người nhiều lần, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi được”. Nhà Phật có thuyết nhân qủa, trong Thánh Kinh Thiên Chúa nói: Điều gì con không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm cho người ta. Đó là những ràng buộc tâm linh về lẽ công bằng. Hướng dẫn mọi người hãy cố sống cho phải đạo.
Hôm nay tôi có họp và tiệc cuối năm với cấp trên, có cả màn ảo thuật đặc biệt giúp vui ở phần cuối nên buổi tiệc kết thúc hơi trễ, mãi 9 giờ tối mới lò mò về. Khi lái xe về gần đến nhà, tôi nhớ ra hôm nay cũng là ngày trong tuần County đi lấy rác. Mùa đông trời tối sớm. Thời tiết mấy hổm rày lại nhiều gió và lạnh âm độ C, nên thật nhát ra ngoài trời. Tôi tưởng tượng sau khi mang cặp giỏ đi làm vào nhà, tôi sẽ phải đẩy hai thùng rác vào trong. Nhưng khi đến nhà, tôi ngạc nhiên không thấy thùng rác của mình nằm bên lề đường đợi. Lái xe vào sâu bên trong driveway thì thấy thùng rác đã nằm ngay ngắn ở chỗ của chúng.
Tâm hồn đang mơ say với giấc mộng đẹp còn vương lại từ đêm hôm qua. Bỗng nghe tiếng gọi của dì Thu, tôi giật mình tỉnh giấc rồi mà lòng vẫn còn luyến tiếc mộng mị an lành vừa thoáng tan đi. Chợt nhớ lại, hôm nay Huấn sẽ đến đón hai dì cháu chúng tôi đi biển. Sau nhiều lần chàng mời, dì Thu cứ nấn ná mãi cho đến gần ngày lễ ra trường của tôi, dì mới nhận lời để cả hai dì cháu đi chơi chung với anh hôm nay, và dì cháu tôi cũng nhận lời mời sẽ đến thăm gia đình bên ấy nhân ngày đọc kinh giỗ cho cha của chàng vào thứ bảy tuần tới.
Anh Nghê Minh Hiệp sinh và lớn lên tại Saigon, trong một gia đình có thân phụ là một sĩ quan từng phục vụ các Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh, với chức vụ sau cùng là Thiếu Tá thuộc SĐ 21 BB, và 3 người anh em cũng là quân nhân, với người anh cả phục vụ trong Tiểu Đoàn 35 Biệt Động Quân, người anh kế là một phi công trực thăng, và người em rể cũng là một phi công trực thăng vỏ trang – cả 2 người này đều tốt nghiệp phi hành từ Hoa Kỳ. Do sống gần thân phụ, Hiệp chuyển trường nhiều lần, học qua các trường trung học Vĩnh Bình và trung học Tống Phước Hiệp, ở Vĩnh Long. Sau khi đậu Tú Tài vào năm 1968, Hiệp tình nguyện đầu quân vào Không Quân VNCH khi anh vừa tròn tuổi 19. Vào năm 1969, Hiệp được gởi sang Hoa Kỳ học bay. Tháng 11, năm 1971, sau khi hoàn tất chương trình học lái máy bay phản lực trong một năm rưỡi, Hiệp trở về Việt Nam, và được đưa ra Đà Nẵng phục vu Phi Đoàn 516, lái khu trục phản lực A 37. Cuối năm 1972, Hiệp được điều vào Biên Hòa học lái chiến đấu cơ phản lực F5. Xong khóa học
Ngày đầu năm, năm đó, cả nhà cô Ba gồm mười mấy người lớn nhỏ ra tiệm ăn cơm Tàu. Đại gia đình sống trong một thành phố nhỏ, chỉ có mỗi nhà hàng Tàu này mà thôi. Tiệm đắc lắm, có món lạp xưởng hết sẩy, đang thèm mà. Trong tiệm đầy khách ăn nói xôn xao vui vẻ. Sự ồn ào y như mấy quán ăn hồi còn ở Việt Nam. Làm như tất cả những những người gốc Á Đông sống xung quanh đều tụ lại đây hay sao ta? Đang ăn, bỗng dưng cô Ba thấy quặn đau một cái, ngưng nhai, đợi, rồi tỉnh bơ nhai tiếp. Đau quặn thêm cái nữa, cũng đợi, ngừng tay gắp, làm thinh, chịu đau.
Những lời thằng Eddie chạm vào điểm nhạy cảm của Steven, điều nó nói cũng là ý nghĩ vốn có trong đầu Steven. Người Việt hải ngoại không còn mấy ai đọc sách, tầng lớp trí thức gốc Việt chỉ đọc sách tiếng Anh có liên quan đến vấn đề chuyên môn của công việc, lớp trẻ sanh ra hay lớn lên ở hải ngoại chỉ đọc sách tiếng Anh vì đâu đọc được tiếng Việt. Tầng lớp bình dân làm móng, lao động tay chân thì không đọc sách dù là tiếng Anh hay tiếng Việt, cả đời không đụng đến sách báo. May ra chỉ còn một số ít ỏi yêu thích văn chương là chịu đọc. Sách tiếng Việt ở hải ngoại coi như cùng đường, đang thoi thóp hấp hối. Sách có in ra thì cũng chỉ để tặng quanh quẩn một nhóm người trong giới viết lách, yêu thích văn chương. Sách phát hành trên Amazon cũng chỉ để khoe mẽ cho vui chứ có ma nào mua. Viết lách chẳng những không được gì mà còn phải tốn tiền làm bìa, tiền dàn trang, tiền in, tiền để được lên mạng Amazon… Một thực tế đen tối và phũ phàng nhưng người viết vẫn cặm cụi, vẫn miệt mài. Viết là nỗi
Nhạc sĩ Cung Tiến