Hôm nay,  

An Cư Lạc Nghiệp

28/05/202419:15:00(Xem: 1761)

Bạn làm chung                                                                            Ảnh: Tác giả và các bạn cùng làm chung hãng

                                                                  
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, sinh sống ở Atlanta trên 20 năm. Tác giả nhận giải Danh Dự năm 2023.

 

*

 

Tại buổi lễ trao kỷ niệm chương và tri ơn mười lăm năm, đại diện của ông chủ hãng từ Cali bay qua. Hắn phát biểu vài lời ngắn gọn:
 
- Công ty ghi nhận sự đóng góp của ông Steven, cảm ơn ông đã làm việc cần cù chăm chỉ. Chúng tôi tuyên dương ông trước toàn thể nhân viên của công ty…
 
Mọi người trong hội trường vỗ ta rào rào như sấm động mùa hè, kẻ bắt tay người ôm hôn vỗ lưng bồm bộp. Thằng Robert cà khịa:
 
- Mầy ở hãng này mười lăm năm, làm một việc mà không thấy chán ư?
 
- Việc nào cũng là việc, việc để mưu sinh, không việc mới chán.
 
- Sao mầy không thử tìm việc khác, đổi việc mới để xem mình có hứng thú hơn không?
 
- Tại sao tao phải nhảy việc trong khi việc này ổn định, lương đủ sống, phúc lợi xã hội đầy đủ, quan hệ với mọi người tốt đẹp?
 
- Xứ này là xứ Mỹ mà, mầy sống ở đây đã một phần tư thế kỷ rồi mà không hiểu sao?
 
- Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao. Người Việt là những cư dân xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, đời sống quây quần trong thôn ấp xóm làng. Cái nhà rất quan trọng, sống cái nhà thác cái mồ. Bởi vậy mà khi người Việt tụi tao qua Mỹ, cụ thể hơn nữa là ngay tại thành Ất Lăng này, chỉ trong vòng vài năm là mua nhà ngay, ít có ai thích ở chung cư hay thuê mướn nhà. Một phần cũng may mắn là ở thành Ất Lăng nhà cửa đất đai giá cả rẻ hơn nhiều so với những tiểu bang khác như Cali hay New York, Washington DC… Đã mua được nhà thì công việc cũng ôm lấy chứ không bỏ, nếu bỏ việc đi nơi khác tìm việc khá hơn thì cái nhà kia đâu mang theo được.  Vì thế mà người Việt của tao quan niệm: Nhà ở đâu việc ở đó. Người Mỹ tụi bay thì ngược lại: việc ở đâu nhà ở đó. Tụi bay có thể di chuyển khắp các tiểu bang, việc đến đâu đi đến đấy, không quan trọng chuyện cái nhà. Tụi bay sẵn sàng ở chung cư, nhà thuê, share phòng….
 
Thằng Robert là một điển hình vậy. Nó sinh và lớn lên ở Virgina, chuyển qua học ở Chicago, rồi gia đình dời về Alabama. Nó từng làm việc ở New York, Colorado… và trong vòng ba năm nay thì đang sống tại thành Ất Lăng vì công ty mở chi nhánh ở đây. Nó nói nó làm một thời gian nữa rồi sẽ về lại Chicago. Nó thích Chicago, quả thật Chicago là nơi đáng để sống, thành phố có kiến trúc và cảnh quan đẹp, đời sống sôi động, cuộc sống nhiều màu sắc, nhiều điều thú vị… dĩ nhiên là nhà cửa và vật giá mắc hơn thành Ất Lăng này nhiều.
 
Thằng Robert và Steven ngày nào cũng đùa giỡn, chơi khăm, nói xàm, cà khịa suốt ngày. Thằng Joel nói với Steven:

- Mầy với thằng Robert cứ như là Scoobydoo và Shaggy
 
Thằng Jay thì nói:

- Hai đứa nó giống Tom and Jerry hơn.
 
Cả đám cười rần rật, thằng nào cũng tranh nói, thêm chút mắn, chút muối cho việc trêu chọc càng thêm hào hứng và tô đậm tính cách cà khịa lẫn nhau của cả Steven và Robert. Chợt thấy bóng thằng manager loáng thoáng rảo quanh và ngó nghiêng dòm liếc, cả bọn im bặt ngay lập tức. Thằng manager quay lưng đi thì cái chợ trời lập tức nhóm họp trở lại.
 
Bà Maria người Salvador cười hô hố:

- Tụi bay như là dân ở cái chợ Flea Market.
 
Thằng Eddie nhìn bả từ đầu đến chân như lượng định đánh giá, miệng dẩu cái môi:

- Bà thì sao? Cái miệng bà cũng quá trời chứ thua ai!
 
Bà Maria cười nắc nẻ:

- Tao cũng là người của Flea Markert mà!
 
Thằng Eddie quay sang hỏi Steven:

- Mầy và vợ mầy lấy nhau mấy năm rồi?
 
- Gần ba mươi năm
 
- Trời, dữ dữ thần vậy hả? Làm đách gì còn cảm hứng mà sống với nhau lâu vậy? Bộ hổng chán hả?

- Nhiều lúc cũng cãi cọ, cũng chiến tranh nóng chiến tranh lạnh, cũng chán thấy mẹ luôn muốn đi tìm cảm giác mới. Nhưng rồi lại bỏ qua để mà tiếp tục sống. Người Việt tao không chỉ sống bằng tình, không quá nặng về cảm giác dục tính mà sống bằng cái nghĩa, nhờ cái nghĩa mới sống dài lâu và bền vững. Tụi Mỹ bay thì sống thiên về coi trọng tự do cá nhân, cảm xúc tính dục, hết cảm giác thì dễ dàng bỏ nhau.
 
- Nghĩa là cái quái gì vậy?
 
- Nghĩa là đạo đức căn bản của con người, là sự biết điều phải quấy, là sự cân bằng giữa cảm xúc cá nhân và tinh thần trách nhiệm chung, là sừ bù trừ qua lại giữa hai bên…
 
- Tụi bay rắc rối, nhì nhằng khó hiểu quá! Cứ sòng phẳng, ngang ngay sổ thẳng như kiểu Mỹ có phải tự do và sung sướng hơn không?
 
- Ừ thì có tự do hơn đấy nhưng chưa chắc là sướng hơn, phong cách nào cũng có cái hay và cái dở cả. Tụi tao đặt nền tảng trên sự hạnh phúc gia đình, trách nhiệm chung với con cái còn tụi bay đặt nền tảng trên sự tự do cá nhân, hưởng thụ cá nhân.
 
Thằng Mauricio tưng tửng xía vô:

- Mầy với vợ mầy ở nhau gần ba mươi năm mà không kéo nhau ra tòa thì hay thật đấy! Nếu ai cũng như mầy thì tụi luật sư và bọn quan tòa lấy gì bỏ vô miệng?
 
Quả thật đúng là cái chợ trời như bà Maria nói, cả bọn cười sặc sụa, cười thắt cả ruột. Steven cũng cười sái cả quai hàm:
 
- Mầy khéo lo bò trắng răng, cũng vì tụi bay hay kéo nhau ra tòa, việc gì cũng thưa kiện lôi nhau ra tòa, nhờ vậy mà bọn luật sư ăn ngập bản họng, làm việc túi bụi không bao giờ lo thất nghiệp.
 
Luật sư xứ này sống mạnh, sống khỏe, sống sung túc. Dân Mỹ nổi tiếng đầu bò đầu bứu, thích kiếm chuyện, hễ hở ra một tí là thưa kiện kéo nhau ra tòa, việc nhỏ như cái móng tay cho đến việc lớn như cái nhà hễ không vừa ý là thưa kiện ngay lập tức, rồi thì nào là cãi cọ bất đồng, đánh nhau, con gà con chó quấy rối, vợ chồng ghen tuông, anh em cự cãi, bạn bè hơn thua… việc gì cũng thưa kiện hết ráo, bởi vậy mà luật sư và quan tòa làm không hết việc.
 
Tục ngữ người Việt có câu: “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ” hoặc là câu ngạn ngữ tân thời: “Nhất đáo thương gia nhì sa tòa án”… Ở xứ này thì không đến nỗi như xứ mình, mọi việc đều có luật, quan tòa buộc tội, luật sư gỡ tội, hai bên dùng trí, dùng luật để đấu nhau chứ không có cái kiểu dùng quyền lực mà chụp mũ.
 
Thằng Mauicio hỏi Steven:

- Gia đình mầy còn ai ở Việt Nam?
 
- Còn thân nhân gia đình.
 
- Vậy bao lâu mầy mới về thăm một lần?
 
- Cũng tùy vào túi tiền và hoàn cảnh, tao nhớ quê tao nhưng không phải muốn đi là đi. Mùa hè này tao sẽ đi Việt Nam.
 
Thằng Keith nghe vậy căn vặn:

- Khi nào quay lại Mỹ mầy nhớ mua quà đấy nhé! Không cần gì nhiều, mầy mua cho tao vài cái shot (ly uống rượu) thôi!
 
Thằng Kieth nghiện rượu hạng nặng, mỗi cuối tuần đều uống say quắc cần câu và thường vào thứ Hai đầu tuần là nó nghỉ hoặc vào trễ  vì dậy không nổi. Nó thích sưu tầm mấy cái shot (ly rượu) như thế, đi đâu cũng mua những cái shot có in tên địa danh hay hình ảnh của vùng đất đó. Thằng Eddie, thằng Mauricio, thằng Gred nhún vai tỏ ý không biết chọn quà gì.
 
Thời gian ba tuần ở Việt Nam Steven vẫn Facetime với tụi nó, khoe tụi nó:
 
- Ở Việt Nam tao sáng uống cà phê, chiều hát karaoke, tối nhậu tới bến. Ngày nào cũng là ngày cuối tuần. Dân Việt Nam tao hưởng thụ dữ lắm, hưởng mát trời ông địa luôn.
 
Mấy lúc ngồi quán cà phê và quán nhậu, Steven Facetime với tụi nó làm cho tụi nó tròn mồn trố mắt tỏ vẻ ngạc nhiên và thích thú. Thằng Mauricio hỏi:
 
- Tiền đâu ra mà ngày nào cũng cà phê cà pháo và ăn nhậu?
 
- Tao không biết.
 
Steven cho nó nhìn thấy mấy con bạn sống độc thân và ghẹo:
 
- Mầy muốn em nào? Bạn tao đấy, còn gin cả! Nếu thích tao mai mối cho.
 
Cả đám bạn Việt Nam cười giòn, thằng Mauricio tưởng thật, nó thật thà:
 
- Không, tao không thích! Phụ nữ tụi bay lép quá, mông ngực mỏng, lấy dao phạt trước phạt sau hổng rớt miếng nào.
 
Dĩ nhiên là thằng Mauricio nói tiếng Anh và tụi bạn của ở Việt Nam của Steven không hiểu, nếu hiểu hổng biết có quạu không nữa? Thằng Mauicio nói thật lòng chứ không phải kỳ thị hay phân biệt gì. Người Việt nhỏ con và thân hình mảnh khảnh. Còn phụ nữ da màu thì đồ sộ, phốp pháp, mông và ngực đều vun cao như núi đồi. Nhiều người phụ nữ mông cứ như hai cái thúng úp lại còn diêu ra. Chuyện đàn bà, chuyện ngực và mông cũng là chuyện thiên thu của đàn ông. Cái nhóm chợ trời trong hãng cũng vậy, ngày nào cũng ngắm nghía, bàn tán khen em này mông to, em kia dáng đẹp, con nhỏ nọ sếch xy… Em nào mà có mông bubble butt đi ngang qua là cả đám nhao nhao, xôn xao, xuýt xoa. Thằng Mauricio không thích phụ nữ Việt nói riêng, phụ nữ châu Á nói chung là vì vậy chứ không phải kỳ thị. Với nó thì càng to càng tốt, càng bự càng thích.
 
Ba tuần về thăm quê trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, ngày quay trở lại làm, cả bọn mừng vui bá vai, bá cổ, ôm nhau vỗ lưng bùm bụp. Thằng Mauricio quang quác cái miệng:
 
- Tao tưởng mầy ở lại Việt Nam luôn rồi, mà sao mầy hổng ở bển để ăn chơi nhậu nhẹt cho sướng? Mầy nói ở quê mầy ngày nào cũng là ngày cuối tuần kia mà! Ngày nào cũng sáng cà phê chiều nhậu, tối nào cũng đổ ra đường rong chơi, ngày nào cũng có show ca nhạc, vũ trường, quán bar thì hoạt động không ngừng nghỉ kia mà!
 
- Đúng vậy! Hoàn toàn chính xác! Nhưng tao không sống nổi ở đấy!
 
- Tại sao?
 
- Chuyện xứ tao dài dòng và rắc rối lắm, chuyện chính trị vô cùng mệt, tụi bay không thể thể hiểu nổi đâu!
 
- Vậy mầy thích sốing ở đâu?
 
- Quả thật khó nói, tao giờ như con cá nước xà hai, ở đây thì nhớ nơi kia, ở nơi kia thì nhớ chốn này. Ở bển thì không xong mà ở đây thì nhớ bển.
 
- Chuyện thường tình, ai cũng nhớ hometown của mình!
 
Steven với thằng Mauricio chơi thân hơn với mấy thằng kia. Steven dạy cho nó một số câu tiếng Việt và cả tiếng lóng, vì thế mà nhiều khi bị “gậy ông đập lưng ông”. Thằng Mauricio cũng như phần lớn dân mình vốn sống hời hợt không quan tâm chuyện chính trị và những vấn đề thế sự. Vì thế mà chuyện thể chế độc tài, chuyện vi phạm nhân quyền, chuyện tự do dân chủ… rất xa lạ với nó. Điều nó quan tâm nhất là tuần này sẽ chơi kiểu tóc gì, đi ăn nhà hàng nào, mang đôi giày hiệu gì? Mặc vộ đồ nào cho ngầu?...Gần như mỗi cuối tuần là nó đi làm tóc, cạo râu, tết tóc, mỗi tuần một kiểu. Nó phải đi cả hair braid và barber shop. Steven thì đơn giản, không quan tâm mấy chuyện đó và cứ gộp chung cả hai loại tiệm làm một. Bởi vậy có lần chửi Steven bằng tiếng Việt lơ lớ:

- Mầy ngu thấy mẹ!
 
Sau đó nói bằng tiếng Anh:
 
- Tao nói mầy đã bao nhiêu lần rồi, hai tiệm ấy khác nhau, Barber shop chỉ cắt tóc, tỉa râu còn hair braid mới thắt bím, tết tóc, nối tóc, tạo kiểu tóc…
 
Thằng Mauricio còn biết chửi nhiều tiếng lóng khác. Steven dạy nó nói tiếng lóng “tao đeo tè” nghĩa là I don’t care, nó tra Google và dịch ra là: Tao không có đái! Tụi nó cười nghiêng ngã vì tiếng lóng Việt Nam. Steven phải giải thích là Google không dịch được tiếng lóng.
 
Thằng Mauricio thuộc loại tiêu biểu cho cái lối sống Mỹ, không quan tâm chuyện chính trị hay chuyện thế sự. Những vấn đề lớn như Nga xâm lược Ukraine, Israel tàn sát dân Palestine… nó không hề biết. Nó chỉ thích xem bóng cà na, lên mạng tìm những nhà hàng được bầu chọn năm sao, những quán có view đẹp, có thức ăn ngon, những tiệm nào có hàng hiệu giảm giá... để tìm đến thưởng thức hay mua sắm. Hoàn cảnh đất nước và xã hội Mỹ đã tạo ra con người như thế. Nếu Steven sanh ra ở đây thì chắc cũng giống như thằng Mauirico hay cả đám bạn này thôi. Hơi đâu quan tâm chi chuyện chính trị, chuyện xã hội, chuyện dân tình quốc sự...cho nặng bụng, đau mình.
 
Nhiều lúc Steven cũng muốn sống tự do tuyệt đối, sống hưởng thụ cho chính bản thân mình thôi, sống như thằng Mauricio và cái đám chợ trời Flea Martket này nhưng không làm được! Cái phong cách, lối sống, cái nghiệp của mình nó đã định hình như thế rồi. Hoàn cảnh của riêng mình không cho phép mình sống như tụi nó được, may ra thì kiếp tái sanh khác vậy.
 
Suốt quãng thời gian làm chung với tụi nó, hở ra là đùa giỡn và chơi khăm (prank) nhưng Steven vẫn tranh thủ thời gian để viết linh tinh, viết đủ thứ chuyện trên đời, chuyện chính trị xã hội, chuyện đạo, chuyện đời, chuyện tình duyên và cả viết về nước Mỹ nữa. Không viết cảm thấy khó chịu sao ấy, những ý nghĩ, những lời thoại, những hình ảnh… cứ ngọe nguậy trong đầu chờ chực tuôn ra. Công việc mưu sinh là để nuôi thân, nuôi gia đình, duy trì cuộc sống. Còn viết cũng là một cách “sống”, “sống ảo” ngay giữa đời thật, không viết thì tự nhiên thấy mình như cái bị thịt dư thừa, một cái bị thịt quay vòng trong ăn - ngủ – cày.
 
Không ít lần thằng Eddie, thằng Mauricio khịa:
- Mầy viết cái quái gì mà ngày nào cũng thấy viết?
 
- Tao viết đủ thứ chuyện trên đời, viết những gì tao thấy, nghe và nghĩ ra
 
- Viết vậy có được trả tiền không?
- Không có nhuận bút chi cả, viết chơi vậy thôi!
 
- Vậy thì dẹp quách đi cho khỏe, viết chi cho mệt?
 
- Viết là đam mê mà cũng là nghiệp của tao
 
- Nghiệp quái gì lạ vậy? Mầy cứ dẹp bỏ là coi như hết nghiệp.
 
- Nói thì dễ làm thì khó, nghiệp là karma là kết quả từ những việc đã làm, đã nói, đã nghĩ từ quá khứ. Nếu tụi bay muốn hiểu thêm thì search Google hay Wikipedia.
 
Thằng Mauricio chửi bằng tiếng lóng Việt:
- Mầy ngu như bò,
 
Sau đó lại nói bằng tiếng Anh:
 - Mầy cứ suy nghĩ linh tinh, ngừng suy nghĩ, hãy sống thoải mái, làm những gì mình thích, cứ vô tư như tụi tao vậy!
 
Thằng Mauricio nói có lý, nó và cả lũ bạn vẫn vô tư lự, chẳng có vấn đề gì làm chúng nó bận tâm. Ngày thường đi làm, cuối tuần đi bar uống rượu, hứng lên thì đi coi gái nhảy  truồng múa cột, thỉnh thoảng lại lái xe đi chơi xuyên bang, áo quần tóc tai luôn theo thời thượng… Tụi nó sống hưởng thụ hết mình. Nhiều lần thằng Mauricio rủ Steven đi bar chơi nhưng chẳng mấy khi Steven đi. Nó chửi:
- Mầy cứ như tu sĩ vậy!
 
Steven cười với nó:
- Mầy nói cũng có lý, thật sự tao sống như thầy tu, thậm chí còn đơn giản hơn cả thầy tu, ít sở hữu vật chất hơn thầy tu. Thầy tu còn có credit, có nợ nần nọ kia, tao thì hòan toàn không có.
 
- Trời! Mầy sống ở Mỹ mà không có nợ nần thì hay thật đấy!
 
- Tao không thích nợ, không muốn nợ, sợ nợ, bởi vậy mà  nhà, xe đều mua đứt bán đoạn, chẳng phải trả góp. Tao cũng chẳng mở tín dụng, chẳng bao giờ có hay sử dụng thẻ nợ xài trước trả sau... Duy có món nợ ân tình, nợ ơn nghĩa thì còn mang nặng và không bao giờ trả hết.
 
Thằng Mauricio giơ hai tay lên trời, nhún vai:
- Nghe mầy nói mệt quá, mầy rắc rối thấy mẹ luôn!
 
Nói xong nó quay qua tám với với mấy thằng kia về chuyện đội banh Eagle đêm qua hai lần touch down trước đội Bravo bỏ mặc Steven đang hý hoáy viết linh tinh cái sự đời. Cũng may là Steven chưa dạy nó câu tiếng lóng “hiểu chết liền, biết chết liền”, nếu nó mà biết câu này thì chắc suốt cả ngày sẽ chửi Steven:
 
- Hiểu chết liền!
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 010324
 

 

Ý kiến bạn đọc
04/07/202419:37:50
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,955
Cả đám đang tán gẫu cười đùa rôm rả, chợt im bặt khi thấy bóng thằng Edgar đang từ xa xăm xăm đi đến. Nó dẫn một khứa lão mới toanh tới và giới thiệu: - Hey Steven, đây là ông Robert, từ hôm nay ông ấy sẽ nhập với nhóm của anh. Mọi người bắt tay và tự giới thiệu tên mình với ông Robert. Steven cũng bắt tay ông ấy, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất là đôi mắt ông Robert sáng quắc, sáng trưng trên gương mặt đen như hắc ín, chưa bao giờ mà Steven thấy một người da đen nào có đôi mắt sáng đến như thế. Cánh mũi thì giống hệt cặp sừng con trâu rừng, đôi chân bước đi hơi khập khiễng. Ông Robert cao hơn Steven cả một cái đầu, tướng tá săn chắc và gọn gàng chứ không ồ ề ục ịch như tụi thằng Kasame, thằng Gred...Ông Robert tiếp xúc với công việc và nhanh chóng tiếp thu, chỉ một buổi là làm thành thạo như mọi người.
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959. Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
“…Người xưa nói ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa, “có phước có phần”? Đứa bé đi chơi về, trao cho bà ngoại miếng bánh, viên kẹo nó đã để dành cho bà ngoại chứ không phải nó không muốn ăn. Một việc nhỏ trong mắt người lớn nhưng là việc lớn đối với trẻ nhỏ luôn thích ăn bánh kẹo. Nếu cha hay mẹ nó mua cho bà ngoại cả hộp bánh, cả túi kẹo bà ngoại thích ăn là chuyện bình thường thì cái bánh, viên kẹo đứa cháu thương, nghĩ đến bà nên đem về là phước phần của bà ngoại. Nếu cho bà ngoại miếng ngọc bằng cái bánh, hay thỏi vàng bằng viên kẹo thì bà ngoại vẫn chọn cái bánh, viên kẹo của cháu bà. Ông bà mình nói là bà ngoại có phước có phần. Phước là có đứa cháu ngoại thảo ăn, thương bà. Phước cũng là “không” có đứa cháu, cha mẹ đã nói là mua cho bà ngoại, nhưng ngồi trong xe nó cứ cố tháo gỡ bao bì cho đã nư…”
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè. Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.
Con người của lão lạ kỳ, gọi như thế nào cho đúng đây? Chung thủy, trung thành, không thay đổi…! Đi vô tiệm ăn nếu thích món nào thì khi trở lại lão ăn hoài món đó. Vô tiệm ăn Thái lão chỉ ăn một món Red Curry. Đến tiệm Cheddar lão chỉ ăn món cá hồi nướng. Vô tiệm Muscat’s Charlie lão chỉ ăn mỗi món cá tuna nướng! Chỉ cần một lần món nào vừa miệng là lão chỉ ăn món đó, không hề thay đổi! Mụ bảo hãy thử món khác nhiều khi ngon hơn thì sao nhưng lão lắc đầu! Lão như vậy nên các tiệm ăn quen mặt, biết ý. Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi xuống người hầu bàn sau khi viết xuống món mụ muốn, họ cười toe quay qua lão: - Tôi biết ông muốn món gì rồi! Red Curry phải không? Cá hồi nướng phải không….?
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua...
Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland. Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng. Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
Nhạc sĩ Cung Tiến